Ngêu Ngao Ca - Dòng thơ Trữ Tình Hiện Đại Người viết: Lê Gia Hoài Thể Loại: Nghị Luận Văn Học Nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn hội viên Hội Nhà Văn Tp. HCM, hội viên CLB thơ Việt Nam tên thật là Nguyễn Văn Tạo hiện đang là giáo viên giảng dạy môn Vật lý tại trường THPT Võ Thị Sáu thuộc sở GD&ĐT Tp. HCM. Các tập thơ chính đã xuất bản: Hoa sứ trắng (1997) ; Hạ nhớ (1999) ; Cỏ hoa thì thầm (2002) Quà tặng mùa đông (2007) Giọt lệ trăng (2010) Huyền thoại người lái đò (2013) và Nghêu ngao ca (2018). Những thi phẩm xuyên suốt quá trình sáng tác trong hai mươi qua năm của anh là những "bản tình thơ" đẹp, trong sáng, lãng mạn được kết tinh từ sự rung cảm đầy chất nhân văn, đầy sự sáng tạo trong thẳm sâu con người nghệ sĩ. Tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, khát vọng vươn lên và những khắc khoải trong từng nhịp đập con tim của cái tôi cá nhân trong cuộc đời đi vào thơ anh như những nốt nhạc lúc thăng lúc giáng, lúc trầm lúc bổng, lúc du dương khắc khoải, lúc ào ạt bão giông.. Nó lắng đọng kết tụ trong lòng người đọc những xúc cảm những suy tư để rồi các độc giả cảm thấy vô cùng yêu thích, vô cùng hứng thú khi nhận ra vẻ đẹp của ca từ, thi tứ và tìm thấy sự đồng điệu với tâm hồn tác giả khi khép lại những tập thơ của anh. Tập thơ "Nghêu ngao ca" được NXB Hội Nhà Văn ấn hành năm 2018 sau 5 năm không ra tập mới kể từ 2013 của anh. Trong tập thơ có 42 thi phẩm, 41 bài được in trong tập và 1 bài được in trong trang bìa đó là bài "Yêu" được giải thưởng của báo Tài Hoa Trẻ năm 1996. Trong tập thơ theo sự tổng hợp của Thanh Hải (bạn học của nhà thơ) có bốn mảng đề tài được nhà thơ khai thác rất thành công đó là: "1, Mái trường; 2, Quê hương; 3, Xúc cảm về cái đẹp và sự cô đơn và 4, Những vần thơ thời sự. Quả đúng như vậy: Bốn đề tài trong" Nghêu ngao ca "không mới nhưng qua" lăng kính "của Thanh Trắc ta như được lạc vào thế giới của tình yêu, của niềm đam mê và của những trăn trở suy nghĩ về tình yêu thương, về thế sự về cuộc đời. Ở mảng nào ta cũng thấy thơ anh khai thác một cách tận cùng, ngóc ngách và rất đỗi trữ tình những vấn đề ẩn sâu trong nội tại của đề tài, từ đó giúp cho người đọc có được những liên tưởng và hiểu một cách sâu sắc giá trị đích thực của nghệ thuật ngôn từ. Thể tài trong" Nghêu ngao ca "cũng đa dạng như đề tài trong tập. Có 26 bài lục bát, 2 bài 4 chữ, 1 bài 5 chữ, 3 bài 7 chữ và 10 bài thuộc thể thơ tự do. Thơ lục bát trong tập được anh sử dụng nhiều nhất, có đến hơn một nửa số bài." Những câu thơ lục bát của anh ngày càng được biến hóa rất nhiều về nội dung và hình thức. Sự cố gắng tìm tòi, sáng tạo của anh đã khiến thể lục bát trong tập thơ càng phong phú thêm về cách diễn đạt ". (Thanh Hải – Trang 15). Đúng vậy; những vần thơ lục bát trong tuyển tập này là những vần thơ rất đẹp về tình yêu đôi lứa, về trường xưa lớp cũ, về mẹ, về quê hương đất nước.. tất cả đều toát lên những hình tượng lấp lánh vẻ đẹp của cuộc sống. Điều tôi đặc biệt chú ý là những bài thơ" Lục bát tứ tuyệt "của anh. Mỗi bài thơ là một tác phẩm hoàn chỉnh cả về tứ thơ và kết cấu với đầy đủ các yếu tố mở, thân, kết và mang lại những thông điệp rất rõ ràng với người thưởng thức." Kìa em áo mỏng như mây/Phải tiên nữ xuống đợi ngày ta yêu? /Vườn đông gió lạnh tiêu điều/Sáo em gọi nắng tan chiều cô đơ "(Thiếu nữ thổi sáo – 26). Có thể nói không phải ai cũng làm được" Lục bát tứ tuyệt "nếu không có tư duy hình tượng và tư duy logic tốt. Thanh Trắc đã rất thành công ở thể tài này. Chất trữ tình vừa gợi mở, vừa lắng sâu trong" Ngêu ngao ca "nằm trong nội hàm của tứ thơ. Anh lập tứ một cách nhẹ nhàng, có thể là những chi tiết, hình ảnh rất nhỏ, rất gần gũi, rất bình dị như ta vẫn thấy, vẫn thường xuyên chạm vào nó. Đó là mưa trăng, áo dài, bạn cũ, quê nghèo, ký ức, người đẹp, mẹ hay con đường.. Có thể đó là những vấn đề lớn mang tính thời cuộc, mang tính thế sự rộng lớn như: Lịch sử, địa lý, giáo dục hay ước mơ, khát vọng hoài bão của một cuộc đời con người.. Chất trữ tình còn đọng lại trong các biện pháp nghệ thuật tu từ vô cùng thuần thục và điêu luyện khi anh triển khai những tứ thơ thành các thi phẩm cụ thể. (Xin lưu ý - Đây là điều khác biệt lớn nhất để có thể phân biệt được đẳng cấp của các cây bút chuyên nghiệp với nghiệp dư). Có thể nói nghệ thuật tu từ thành công nhất trong tập là nghệ thuật ẩn dụ. Mỗi bài thơ mang đến một thông điệp tình thơ khác nhau để rồi từ đó mỗi độc giả chiêm nghiệm thấy" có mình ở trong đó ". Ví như ai là thi sĩ lại không bật cười với" Thơ Ế - 78" "Gánh thơ rao phố đông người /Giai nhân, người mẫu xúm cười.. Không mua! Gánh thơ rao trước cổng chùa /Sư ông thương tặng lá bùa bình an! Gánh thơ rao giữa chợ làng /Mắm khô hút khách.. bàng hoàng thơ đau! Gánh thơ lên cõi trăng sao /Thiên Lôi chận hét:" Thằng nào bán thơ? ". Rõ là vui, rõ là hài. Có lẽ thơ chỉ dành cho em, cho tình yêu của anh thôi, còn bán ai mua.. Chất trữ tình không chỉ hiện lên trong tứ, trong hình ảnh mà còn lắng sâu trong giai điệu thơ. Giai điệu của Thanh Trắc ngọt ngào, mượt mà, tươi mới.. như vẻ đẹp của chiếc áo dài duyên dáng mà các thiếu nữ vẫn chưng diện mỗi khi đến trường hay tham gia vào các buổi lễ hội." Áo dài bước nhẹ rồi xoay/Nụ cười xinh xắn ngất ngây đất trời/Em đừng cười nữa em ơi/Kẻo tôi hóa đá một đời tương tư. "(Áo Dài - 30). Để làm nên các giai điệu ngọt như vậy thì cách gieo vần và tạo nhịp cho các câu thơ, khổ thơ đã được Nguyễn Văn thể hiện với một tư duy vô cùng" chuyên nghiệp ". Ví như vần bằng trong lục bát, vần chân liền trong ngũ ngôn hay vần chân cách trong thể thất ngôn đều được anh sử dụng chuẩn mực như" dòng mực hệt "trong thước ngắm của người thợ. Hãy xem vần" ươi "trong khổ thơ này:" Xuân đến đung đưa những tiếng cười/Áo bào ba thắm tuổi đôi mươi/Nón lá chợt nghe hồn trinh nữ/Để người ngơ ngác ngắm xuân tươi. "(Xuân trên đất phù sa - 62). Vần" ươi "gợi mở. Vần" ươi "lan tỏa giúp ta thấy không khí xuân như ùa vào trong tâm hồn. Còn nhịp thơ tạo chất trữ tình không mấy người giỏi hơn Thanh Trắc. Thơ lục bát có khi được ngắt nhịp (có 6 bài lục bát) được ngắt nhịp theo kiểu xuống dòng làm cho mạch thơ được chuyển đổi hướng sang một cung bậc khác của dòng xúc cảm tạo" Khoái cảm "cho người đọc. Hãy xem nhà thơ ngắt nhịp:" Em còn nguyên đó nụ cười/Áo dài tím/Để một người ngẩn ngơ/Lỡ quen/Tím nhớ/Tím chờ/Lỡ yêu/Tím hết dại khờ trăm năm. "(Lỡ - 128). Có thể nói vần và nhịp đa dạng đã làm cho thơ Thanh Trắc dễ đọc, dễ thuộc hơn bao giờ hết. Xin phép được dùng lời nhận xét của nhà thơ Mỹ Hạnh – hội viên hội văn học tỉnh Sơn La trong bài cảm nhận về thi phẩm" Hoa Vông Vang "để kết thúc bài viết này." Thơ anh rất đa dạng và sâu sắc, mang tính giáo dục cao, mảng thơ tình của anh mang nhiều tâm sự của lứa tuổi mới lớn, mộng mơ đang tuổi cắp sách tới trường. Tuy khá nổi tiếng nhưng anh là một người thầy thực sự, rất giản dị gần gũi và đầy suy tư trăn trở với đời, tuy chưa găp anh ngoài đời, nhưng đọc chữ cũng thấu hiểu phần nào tâm hồn người viết ". Cảm ơn nhà thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn đã luôn quý mến và trân trọng tặng tôi tập thơ này. Với sở học ít ỏi của mình tôi xin phép được cảm nhận tập" Nghêu ngao ca "theo cách hiểu riêng của mình. Rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của tác giả và của độc giả đã từng và sẽ yêu thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn. Sắp đến 20/11 ngày truyền thống ngành giáo giục xin kính chúc anh và các đồng nghiệp tại trường Võ Thị Sáu luôn an vui, hạnh phúc và thành công. Mùa Say Đắm xin được trân trọng giới thiệu 10 bài thơ" Lục bát tứ tuyệt "hay nhất của nhà thơ có trong" Nghêu Ngao Ca"và được đăng trên trang Mùa Say Đăm. Lập Đông 2018. Lê Gia Hoài. 1, CÔ HÀNG HOA (bản tứ tuyệt) Nhìn hoa bỗng thấy một người Nhìn người lại thấy nụ cười trong hoa Câu chào e ấp thiết tha Lơ ngơ cánh bướm. Ai hoa? Ai người? 1996 (Tuyển tập thơ Xôn Xao Nỗi Nhớ – NXB Văn Hóa Dân Tộc 2002) 2, HOA QUỲNH NỞ Giữa đêm chỉ thoảng hương thơm Cánh quỳnh vẫn khép như còn đợi ai Em về lấp lánh sương mai Môi cười, hoa nở ngát hai đóa quỳnh! (Tuyển tập thơ Tứ Tuyệt Tình Thi – NXB Đà Nẵng 2005) 3, GẶP VÀ XA Gặp em giữa phố Sài Gòn Mới hay trái đất thật tròn không vuông Giờ tìm chỉ thấy trăng suông Trách sao quả đất quá vuông không tròn. (Tuyển tập thơ Ngêu Ngao Ca – NXB Hội Nhà Văn 2018) 4. THỜI GIAN Tìm gì trên cát thế em Phải chăng sợi tóc bạc mền vừa rơi? Hoàng hôn lặn hụp cuối trời Nắng xuân còn nợ một lời yêu em.. 2016 (Tuyển tập thơ Ngêu Ngao Ca – NXB Hội Nhà Văn 2018) 5, NHỚ BẠN CŨ (Tặng Ngọc Hiền) Đâu rồi người ấy ngày xưa Nụ cười tóc ngắn tuổi vừa tròn trăng? Người đi biền biệt tháng năm Giọt mưa trường cũ gọi thầm tên ai.. 2017 Thanh Trắc Nguyễn Văn 6, TRƯỜNG XƯA Trường xưa, thầy cũ, tường rêu Đâu tà áo trắng để chiều tương tư? Tìm ai ghế đá mưa thu Cây bàng rụng gởi lá thư học trò. 2015 (Tuyển tập thơ Ngêu Ngao Ca – NXB Hội Nhà Văn 2018) 7, LỠ.. (Tặng Mỹ Nguyên) Em còn nguyên đó nụ cười Áo dài tím để một người ngẩn ngơ Lỡ quen tím nhớ, tím chờ Lỡ yêu tím hết dại khờ trăm năm.. 2018 Thanh Trắc Nguyễn Văn 8, TẶNG HỒNG DIỄM Vẫn là Hồng Diễm ngày xưa Áo dài hồng bạch bốn mùa ngát hương Em đi xa biệt mái trường Thương trang giáo án nhớ thương một người.. 2013 (Tuyển tập thơ Ngêu Ngao Ca – NXB Hội Nhà Văn 2018) 9, NGHE TIẾNG ĐÀN NGUYỆT ĐÊM MƯA Đàn em gảy tiếng mưa rơi Nửa đêm thổn thức đất trời so dây Sợi thương sợi nhớ tìm bay Gió tương tư thổi khuyết gầy đàn trăng. 2007 (Tập thơ Quà Tặng Mùa Đông - NXB Văn Nghệ 2007) 10, NHỚ (bản tứ tuyệt) Huế giờ tím nhớ tím thương Em đi tím cả bốn phương nắng chiều Lá vàng hỏi rụng bao nhiêu Để tôi nối lá thả diều tìm em? Huế 2006 (Tập thơ Quà Tặng Mùa Đông - NXB Văn Nghệ 2007) Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm!