Nghệ Thuật Trong Tác Phẩm Tắt Lửa Lòng Của Nguyễn Công Hoan 1. Ngôn ngữ Ngôn ngữ, cách hành văn trong tác phẩm mang tính tự nhiên, dễ hiểu. Ông dùng nhiều từ địa phương gần gũi với người bình dân. Ngôn ngữ đối thoại giữa bà Cử với Điệp, giữa ông Tú với Điệp, giữa ông Phủ Trần với Điệp.. đã phản ánh được hiện thực một cách rõ nét và chân thực. Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm cũng xuất hiện nhiều trong tác phẩm thể hiện được những trạng thái, tâm lý phức tạp, có sự mâu thuẫn, dằn vặt của nhân vật. Trong tác phẩm, người kể chuyện là người kể có khả năng thâm nhập vào đời sống bên trong của các nhân vật như: Điệp, Lan, bà Cử, ông Tú, thằng Vũ.. Giọng điệu trong tác phẩm cũng thay đổi linh hoạt, lúc vui lúc buồn, lúc hạnh phúc lúc đau khổ để thể hiện sự cảm thông, thương xót, đồng cảm, thấu hiểu, ngợi ca, đề cao những con người có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Bên cạnh đó, tác giả thể hiện sự căm phẫn, phê phán, lên án những hành vi xấu xa của bọn quan lạy. 2. Kết cấu Kết cấu tác phẩm mang tính đa tuyến tái hiện được bức tranh thiên nhiên, bức tranh đời sống rộng lớn với nhiều thành phần, loại người khác nhau trong xã hội. Tình tiết trong tác phẩm có sự đan xen nhiều nhân vật, chi tiết, nội dung, sự kiện khác nhau. Kết thúc tác phẩm, vấn đề được giải quyết và không có hậu, kết thúc truyện là nỗi buồn, đau xót khi tác giả để cho nhân vật Lan chết. 3. Nhân vật Nhân vật trong tác phẩm đa dạng, phong phú với nhiều hạnh người, tầng lớp thấp cao trong xã hội với những tính cách, hoàn cảnh, số phận khác nhau được tác giả miêu tả chân thực, rõ nét. Ngoại hình, tính cách của nhân vật cũng được nhà văn khai thác, miêu tả qua hình dáng bên ngoài và cách ăn mặc. Hành động, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật được Nguyễn Công Hoan đặc biệt chú ý, miêu tả, đi sâu để người đọc dễ nhận biết, phân biệt nhân vật điển hình cho tầng lớp thấp cao trong xã hội. 4. Không gian Không gian trong tác phẩm không cố định, được thay đổi liên tục từ không gian nông thôn đến không gian thành thị. Không gian nông thôn với cảnh vật êm đềm, nhẹ nhàng, bình dị, dân dã, chân chất còn không gian thành thị đầy bon chen, náo nhiệt, ồn ào đầy xa hoa, vật chất. 5. Thời gian Thời gian đa tuyến có sự tham gia của nhiều nhân vật, đan xen nhiều sự kiện diễn ra đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng thời gian vũ trụ bất biến của phật giáo và thời gian hồi tưởng về quá khứ với những kỉ niệm vui, buồn, hạnh phúc, đau khổ đan xencủa các nhân vật. Trong tác phẩm Tắt lửa lòng, nhà văn dùng những câu nói sâu sắc, triết lý để thể hiện tư tưởng, mang tính giáo dục cao như: Có tiếng mà không có miếng, con lính tính nhà quan, uống nước nhớ nguồn, học tài thi phận.. mà trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người khác nói hàm ẩn ý nghĩa sâu xa về đạo lý ở đời. Tác phẩm giúp cho độc giả nhìn nhận ra nhiều điều, phân biệt được đúng sai, tốt xấu trước hiện thực xã hội thối nát, vô nhân đạo. Tắt lửa lòng không chỉ rèn luyện, tiếp thêm cho ta ý chí, nghị lực mà còn củng cố niềm tin yêu cuộc sống. Xem thêm tại Hiện Thực Và Lãng Mạn Trong Tác Phẩm Tắt Lửa Lòng Của Nguyễn Công Hoan