Ngành Tảo đỏ - Rhodophyta 1. Đặc điểm • Nơi sống: Hầu hết ở nước lợ, nước ngọt chỉ gặp các loài của chi Batrachospermum. • Cấu tạo: Đa số là đa bào dạng trụ, dạng bản phân nhánh hay dạng cây. • Chu trình sống không có giai đoạn chuyển động. • Màu sắc: Từ đỏ đến đen tùy độ sâu • Vùng trên triều -> Xanh lá cây -> đen • Vùng dưới triều -> Nâu - Tía • Nơi nước sâu -> Đỏ hoa hồng • Tảo đỏ có thành tế bào kép. Lớp ngoài chứa "pectic", là nơi tổng hợp. Lớp trong thường chứa xenluloza, một số thấm CaCO3 hoặc muối của axit silic. • Cấu tạo tế bào: - Thể màu hình đĩa, hình sao, hình que, hình sợi. - Sắc tố: Diệp lục a, d; carotin α, β; xantophin- lutein và nhóm sắc tố biliprotein (phicoxian và phicoerytrin). - Sản phẩm đồng hóa: Tinh bột Tảo đỏ. - Một số loài có aga aga. 2. Sinh sản • Sinh sản sinh dưỡng: Bằng khúc hay mầm ở ít loài. • Sinh sản vô tính: Thực hiện bằng bào tử - Đơn bào tử: Có ở loài không có giao thế thế hệ. - Tứ phân bào tử: Có ở loài có giao thế thế hệ. • Sinh sản hữu tính: Noãn giao. • Spermatia: Giao tử đực -Tinh tử • Eggs: Giao tử cái- trứng • Spermatangia: Túi tinh tử- cơ quan mang giao tử đực. • Carpogonia: Quả bào – cơ quan mang giao tử cái, gồm noãn phòng và vòi quả bào - Trichogyne (Receptive "Hair"). • Sau quá trình thụ tinh, quả bào trải qua giai đoạn gọi là thể sinh bào tử quả - carposporophyte. Có 2 cách hình thành thể sinh bào tử quả: • Trực tiếp: • Quả bào phân chia tạo 1 lượng lớn tế bào – chính là carposporophyte. • Cystocarp: Bào quả - bao gồm các tế bào của giao tử thể cái bao quanh thể sinh bào tử quả carposporophyte. • Gián tiếp: Sau khi túi tinh và quả bào kết hợp với nhai, các nhân lưỡng bội chuyển tới các tế bào hỗ trợ (trợ bào - auxiliary cell) nhờ các sợi sản bào, từ đó thể sinh bào tử quả - carposporophyte mới được hình thành. • Bào tử quả - Carpospores: Bào tử được sinh ra bởi thể sinh bào tử quả - carposporophyte. • Bào tử quả nảy mầm và phát triển thành bào tử thể (2n) hay còn gọi là thể sinh tử phân bào tử - tetrasporophyte. • Thể bào tử trưởng thành sẽ hình thành nên cơ quan sinh sản vô tính là các túi tứ phân bào tử - tetrasporangia. • Sau quá trình giảm phân, từ mỗi túi tứ phân bào tử hình thành nên 4 tứ phân bào tử (n) - tetraspores. 3. Phân loại • Lớp Tảo đỏ không có giao thế thế hệ - Bangiophyceae. • Lớp Tảo đỏ có giao thế thế hệ - Florideophyceae. 3.1. Lớp Tảo đỏ không có giao thế thế hệ - Bangiophyceae • Dạng sợi phân nhánh hoặc dạng bản. • Vòng đời chỉ có một pha đơn bội. • Phân loại: 1 bộ Bangiales 3.2. Lớp Tảo đỏ có giao thế thế hệ - Florideophyceae • Hầu hết các loài thuộc lớp này tản có dạng trụ phân nhánh, dạng bản phân nhánh hay dạng cây. • Tảo phần lớn có giao thế thế hệ đồng hình. • Sinh sản vô tính bằng tứ phân bào tử trên thể bào tử. • Phân loại: 9 bộ 3.2. 1. Bộ Nemaliales • Không có hệ thống trợ bào. • Tản hình trụ không phân nhánh hoặc phân nhánh nhiều hay ít, cấu tạo kiểu trục giữa hay hình nước phun. Batrachospermum: T ảo n ước ng ọt 3.2. 2. Bộ Cryptonemiales • Là bộ tảo biển lớn, gồm 10 họ. • Tản đa dạng, từ dạng sợi, dạng trụ, dạng bản đến dạng cây. • Trợ bào sinh ra trên nhánh phụ hoặc 1 nhánh đặc biệt của thể giao tử cái. • Tản mềm hay vôi hóa giống như san hô ở họ Corallinaceae. • Phần lớn có giao thế thế hệ đồng hình. Corallina Cryptonemia 3.2. 3. Bộ Gigartinales • Là bộ lớn nhất của ngành về số lượng họ (20 họ). • Trợ bào không sinh ra từ sợi hay tế bào đặc biệt hoặc tế bào phụ mà sinh ra từ sợi dinh dưỡng bình thường của tản. Gracilaria, ogo, ogonori, rau cau 3.2. 4. Bộ Ceramiales • Là bộ lớn nhất của ngành về số lượng chi. • Trợ bào hình thành sau khi thụ tinh từ tế bào hỗ trợ