Ngạn ngữ, danh ngôn, châm ngôn, phương ngôn là gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi PhươngThảo0710, 8 Tháng hai 2020.

  1. PhươngThảo0710 https://dembuon.vn/rf/20116/

    Bài viết:
    495
    Có bao giờ bạn được nghe nói ngạn ngữ chưa? Ngạn ngữ khá nhiều nhưng hầu như người nói không biết đó là ngạn ngữ. Trước đó mình có nghe nói về ngạn ngữ của Nga, Đức, Ý.. sau đó tìm hiểu mới biết hóa ra văn học mình có khá nhiều ngạn ngữ. Không những nhiều mà rất phong phú.

    Ngạn ngữ là gì?

    Ngạn có nghĩa là "lời nói của người xưa". Ngạn ngữ là những câu nói của người xưa truyền lại, bao gồm cả những câu tục ngữ của nhân dân và những câu nói có giá trị, lời đẹp ý hay của các danh nhân, các nhà hiền triết được nhân dân truyền tụng.

    Ngạn ngữ thuộc dạng câu ngắn, có vần điệu, lưu truyền trong dân gian, đúc kết một kinh nghiệm sống hoặc đưa ra một lời răn dạy. Ngạn ngữ là một loại tục ngữ nhưng hàm ý giáo huấn để xây dựng đạo đức, nhân cách của con người.

    Khác với tục ngữ, ngạn ngữ cũng không quá "thật thà", nhất là trên lĩnh vực xã hội. Chẳng hạn ở Quảng Ngãi có câu: "Con gái còn son không bằng tô don Vạn Tượng"

    Một khối lượng lớn ngạn ngữ nói về tự nhiên và mối quan hệ với tự nhiên, và rõ ràng với tự nhiên, con người có "hiền" hơn, thật thà hơn. Một thứ dự báo thời tiết như: "Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa"

    Một số câu ngạn ngữ không hẳn là tự nhiên, cũng không hẳn xã hội, lại rất thú vị khi nó nói toác ra được nét tâm lý của con người. Chẳng hạn như các câu: "Gái yêu bằng tai trai yêu bằng mắt"

    [​IMG]

    Ngạn ngữ giống tục ngữ nên khá khó phân biệt.

    Ngạn ngữ thường chỉ có nghĩa đen và hay thuộc dạng Hán - Việt. Ngạn ngữ không hay trau chuốt, giống như một lời nói bình thường giữa con người - con người. Gần với phong cách viết.

    Ví dụ:

    Dục tốc bất đạt.

    Phu xướng phụ tùy.


    Tục ngữ bao gồm cả nghĩa đen và bóng. Gần với phong cách nói gieo vần điệu. Hay được gieo vần, đặc biệt là vần lưng. Hai về thường đối cứng nhau cả về nội dung lẫn hình thức.

    Ví dụ:

    Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

    Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa.


    Ngoài ngạn ngữ, tục ngữ ra còn có:

    Thành ngữ: Tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó.

    Ví dụ:

    Hậu sinh khả úy.

    Danh ngôn: Là những câu nói của các lãnh tụ, danh nhân, các nhà văn, nhà thơ lỗi lạc. Danh ngôn thường rất trau chuốt. Có một bộ phận dùng quen được xếp chung vào Tục ngữ và không để ý đến tác giả.

    Ví dụ:

    Học, học nữa, học mãi. - Lênin

    Không có gì quý hơn độc lập tự do. - Hồ Chí Minh


    Phương ngôn: Là tục ngữ có tính chất địa phương. Thường dùng ở một vùng nhất định.

    Ví dụ:

    Chúa vắng nhà gà vọc niêu tôm - Miền Bắc

    Vắng chủ nhà gà bươi bếp - Miền Trung

    Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm - Miền Nam


    Cách ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ hoặc danh ngôn, có ý giáo dục. Cách ngôn mang phong cách chức năng. Ngắn gọn, súc tích. Được nhiều người dùng làm thước đo hoặc chuẩn mực đạo đức.

    Ví dụ:

    Học thầy không tày học bạn

    Tiên học lễ, hậu học văn


    Châm ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ, danh ngôn được dùng có tính chất cá nhân, được đặt ra làm lề luật, tiêu chuẩn cho hoạt động hoặc tư tưởng của mình. Châm ngôn mang phong cách chức năng.

    Ví dụ:

    Hạnh phúc là đấu tranh. - Karl Marx

    Càng khó khăn, càng vui thú. - Ohsawa
     
    AdminSắc Hương Hoa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...