Nêu cao tình thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Tu Tim, 5 Tháng mười 2020.

  1. Tu Tim

    Bài viết:
    34
    "Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm" là ba yếu tố đó kết thành ba nội dung quan hệ chặt chẽ với nhau trong xây dựng đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó:

    - Tinh thần trách nhiệm khác với ý thức trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm là kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người, từ đó chi phối hành động tích cực, tự giác của họ. Những người có nhận thức và hành động như thế được gọi là có tinh thần trách nhiệm cao.

    Theo Hồ Chí Minh, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức là: Tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đem hết sức mình ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm cho thành công. Để làm tròn nhiệm vụ, cán bộ, đảng viên chẳng những phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luât của Nhà nước, mà còn phải biết thực hiện đường lối quần chúng. Nghĩa là, chẳng những phải kiên trì, chịu khó giải thích, tuyên truyền, động viên, mà còn phải bàn bạc với quần chúng, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, để thuyết phục quần chúng tự giác thực hiện.

    Trái với tinh thần trách nhiệm là bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tư tự lợi, xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng. Bệnh quan liêu là nguy cơ phá hoại Đảng, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh tai hại khác.

    - Chủ nghĩa các nhân có nguồn gốc chính là sở hữu tư nhân. Thực ra điều này không hoàn toàn xấu. Vì chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng nhưng chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là chà đạp lên lợi ích cá nhân vì lợi ích cá nhân chính đáng chính là động lực để mỗi người phấn đấu. Điều quan trọng là cần xác định đâu là lý tưởng để hành động vì lợi ích chung và riêng cho hài hòa.

    Hồ Chí Minh là tấm gương điển hình chống sùng bái cá nhân. Trong giao tiếp với mọi người, dù là Chủ tịch nước nhưng không bao giờ đặt mình cao hơn người khác. Hồ Chí Minh không bao giờ nghĩ mình là bậc vĩ nhân, không bao giờ đặt cái tôi cao hơn tập thể và sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

    - "Nói đi đôi với làm" là một nguyên tắc quan trọng trong các nguyên tắc đạo đức cách mạng. Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lời nói phải đi đôi với việc làm, xây đi đôi với chống và đạo đức là phải tu dưỡng suốt đời.

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc "nói đi đôi với làm" chính là cách để xây dựng niềm tin giữa người với người. Theo đó, nếu nói không đi đôi với làm là nói dối, gây mất niềm tin. Nói dối cũng chính là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức. Nếu lãnh đạo nói không đi đôi với làm sẽ khiến nhân dân mất niềm tin, điều đó nguy hiểm vô cùng.

    Nói đi đôi với làm là một trong những phẩm chất sáng ngời của Hồ Chủ tịch. Theo các nhà nghiên cứu, toàn bộ cuộc đời Hồ Chí Minh thực hành năm nội dung căn cốt nhất: Thực hành lý luận; thực hành dân chủ; thực hành dân vận; thực hành đại đoàn kết; thực hành đạo đức cách mạng và đạo đức làm người. Thực hành nghĩa là nói thống nhất với làm, chú trọng làm, nói ít làm nhiều.

    Từ những lý luận trên, đối với mỗi người làm cách mạng, những người sinh hoạt trong bất kỳ tập thể nào bắt buộc phải thực hiện tốt ba nội dung trên thì mới tạo thành một tập thể đoàn kết, thống nhất và không ngừng lớn mạnh.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...