Nêu cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 7 Tháng mười một 2021.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    Năm 1947, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt, Hồ Chí Minh sáng tác Cảnh khuya. Bài thơ được xem là nốt nhạc trong trẻo cất lên trong khói lửa chiến tranh, thể hiện tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên đất nước nồng thắm của một lãnh tụ thiên tài

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

    Bài thơ khẳng định vẻ đẹp của đất nước, tâm hồn thi sĩ của nhà cách mạng kiên cường của dân tộc. Được sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt, Cảnh khuya phảng phất sự trang nhã của hương vị Đường thi. Cảm xúc thơ được thể hiện chủ yếu dưới cái nhìn của hội họa. Khung cảnh sáng tác thơ là vào một đêm khuya, nơi núi rừng, có tiếng suối, có cây rừng, có ảnh tràng, những hình tượng rất quen thuộc của thơ xưa.

    Cảm nhận không gian được bắt đầu bằng âm thanh, âm thanh từ xa vọng lại. Đấy là kiểu âm thanh trang nhã, tinh khiết của núi rừmg, được ví như tiếng hát. Một khung cảnh thanh bình có chiều sâu: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Nhờ biện pháp nhân cách hóa này mà không gian thơ trở nên gần gũi, thân thuộc với con người. Phải tĩnh lặng tâm hồn, phải yêu thiên nhiên tha thiết thì mới có thể nghe được cái âm thanh trong vắt tựa tiếng hát kia. Cần chú ý ở đây là tiếng hát xa, tiếng hát khẽ. Không gian phải thật tĩnh lặng, người nghe phải thật chăm chú thì mới có thể cảm nhận được âm thanh ấy. Một khung cảnh tuyệt vời được cảm nhận qua một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Nếu ở câu thơ đầu, cảnh vật được chiêm ngưỡng ngắm từ xa. Người ngắm bao quát cả một vùng núi rừng rộng lớn. Từ không gian rộng mở ấy, cái nhìn của thi nhân hướng về cận cảnh. Không còn âm thanh nữa mà là màu sắc, hình khối. Ánh trăng và bóng cổ thụ đan lồng vào nhau: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh vật xoắn xuýt hữu tình, hòa trong âm thanh của tiếng suối xa gợi về thanh bình, đầm ấm. Hai câu thơ đầu vẽ nên bức tranh phong cảnh đẹp. Nói cách khác, trước cảnh đẹp ấy, tâm hồn con người dễ rung động, ngân lên nốt nhạc đồng cảm. Chủ thể trữ tình là người có tâm hồn nhạy cảm và tha thiết yêu mến thiên nhiên. Thiên nhiên đẹp là cái cớ để tâm hồn nghệ sĩ không ngủ: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ". Đây là điều bình thường. Thi nhân hiện lên như là người nhàn rỗi, thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi rừng. Nhưng câu kết lại đưa người đọc sang cảm xúc khác: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Đây không còn là người đơn thuần ngắm cảnh. Và cái cảnh đẹp kia không phải ngay từ đầu đã hớp hồn nhà thơ. Nó không phải là duyên cớ để khiến nhà thơ không ngủ. Cái sự trằn trọc, thao thức ấy có nguồn cơn từ chỗ khác. Đấy là nỗi lo cho dân cho nước. Chính nỗi lo này đã khiến Hồ Chí Minh không ngủ được. Để trong đêm không ngủ ấy, Người bắt gặp bức tranh khuya tuyệt đẹp. Tâm hồn nghệ sĩ của Người lên tiếng. Với Bác, nỗi lo cho dân, cho nước luôn thường trực và được ưu tiên hàng đầu. Việc làm thơ chỉ là tình cờ. Thế nhưng, Cảnh khuya lại là một trong những thi phẩm nổi tiếng của dòng thơ kháng chiến. Dù chỉ là phút ngẫu hứng vụt hiện nhưng hồn thơ Bác nồng nàn, sâu thẳm biết bao. Bác từng tâm sự Ngâm thơ ta vốn không ham", mặc dù sở hữu một tâm hồn thi nhân nồng cháy, nhưng Bác vẫn ưu tiên cho những vấn đề bức thiết sống còn của dân tộc. Đấy chính là cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Tinh thần của người chiến sĩ trên tuyến đầu chống thù luôn thường trực trong Bác.

    Toàn bộ bài thơ là sự kết tinh tuyệt vời giữa hai hình tượng cao đẹp trong con người Bác: Chiến sĩ và thi sĩ. Con người chiến sĩ trong Bác không làm mai một con người nghệ sĩ. Ở đây có sự đan quyện hài hòa. Chất thép của người chiến sĩ được thể hiện ngay trong chất thơ mượt mà sâu lắng. Con người nghệ sĩ và chiến sĩ không thể tách rời nhau, để cùng lắng nghe tiếng đời, tiếng rừng núi đang ngân lên giai điệu trữ tình, thiết tha.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...