Đề bài: Viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ của anh/chị về hình ảnh người lính Tây Tiến. Bài làm Hồi tưởng về Tây Tiến, tác giả không chỉ nhớ lại con đường hành quân mà còn nhớ lại hình ảnh binh đoàn Tây Tiến. Những người chiến sĩ hiện lên trước hết với những gian khổ, hy sinh: "Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời" Chặng đường hành quân của người lính phủ đầy biết bao gian nan, khó nhọc trèo đèo, lội suối, băng rừng, vượt thác. Hành trang của họ lại thiếu thốn đủ thứ thuốc men, chăn chiếu, áo quần, đói rét, ốm đau hành hạ nhiều người đã không thể đứng vững được mà kiệt sức ngã xuống. Hai chữ "dãi dầu" đã khắc họa biết bao khó nhọc, vất vả đời chiến binh. Dù hết lòng vì Tổ quốc nhưng khi sức lực kiệt quệ, họ đã gục lại bên đường. Trong câu thơ, tác giả sử dụng từ "anh bạn" mà không phải là đồng chí như thời gian đầu kháng chiến chống Pháp. Bởi lẽ hai từ "anh bạn" đã thể hiện tình bạn bè, tình cảm anh em, tình đồng chí ruột thịt trong tâm hồn mỗi người linh. Quang Dũng dùng cách nói "không bước nữa", "gục lên súng mũ bỏ quên đời" là cách nói giảm nói tránh để phần nào vơi đi màu sắc tang thương, tan tác. Tiếp theo, người lính Tây Tiến hiện lên với sự lạc quan, yêu đời, khỏe khoắn "Heo hút cồn mây súng ngửi trời" Đoàn quân Tây Tiến khi đi lên cao đến ngọn núi cao nhất cảm tưởng như chạm vào trời. Từ "ngửi" là cách nói tếu táo cho thấy con người như đã chinh phục thiên nhiên. Ngoài ra người lính Tây Tiến còn mang tâm hồn bay bổng, lãng mạn: "Mường Lát hoa về trong đêm hơi" Từ "hoa về" vẻ gợi cảm giác ấm áp sự sum vầy. "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" Ba câu thơ trước toàn là những thanh trắc dồn dập thì câu thơ này lại toàn những thanh bằng gợi cảm giác êm dịu. "Nhà ai" vốn là đại từ phiếm chỉ, có lẽ bởi những người lính Tây Tiến chủ yếu là những chàng trai Hà thành hào hoa, lãng mạn họ tự tưởng tượng rằng chủ nhân của những mái nhà kia cũng là những sơn nữ xinh đẹp. Trên bước đường hành quân, họ dừng chân lại những bản làng được những cô gái cũng như những người dân bản địa tiếp đón chăm sóc. Khói cơm nghi ngút, hương thơm lúa nếp xua tan đi những mệt mỏi câu thơ trên có 3 thanh chắc xuất hiện cách quãng đều đặn như tạo hình những tia khói mảnh sẽ bay lên qua kẽ lá rừng đồng thời đã đẩy nỗi nhớ lên cung bậc da diết nhất. Câu thơ cuối lại hoàn toàn thanh bằng tạo nên một cảm giác êm dịu ấm áp đến vô cùng. Như vậy ấn tượng đọng lại trong tâm trí người lính sau những chặng đường hành quân dữ dội không phải là những dữ dội, nguy hiểm mà là hương vị và tình người nồng nàn của mảnh đất miền tây.