Tiếng Anh Nếu bạn muốn học tiếng anh, hãy đọc nó

Thảo luận trong 'Ngoại Ngữ' bắt đầu bởi Yuukirito Trịnh, 27 Tháng tư 2020.

  1. Yuukirito Trịnh Người thân của thần chết

    Bài viết:
    54
    Những gì sắp tới mà bạn sẽ đọc là phương pháp học tiếng Anh của mình muốn chia sẻ với mọi người. Trừ khi bạn muốn nghiêm túc học tiếng Anh, bạn không cần thiết phải đọc.

    [​IMG]

    Brief Overview

    Bạn muốn học tiếng anh mà không biết bắt đầu từ đâu? Bạn còn quá trẻ nên không biết mình nên học tiếng anh hay chưa? Bạn nghĩ bạn đã quá già để học một thứ ngôn ngữ thứ hai? Bạn nghĩ rằng học tiếng anh là một thứ ngôn ngữ cần nhiều thời gian và công sức để học? Bạn nghĩ rằng một người như bạn không thể học được tiếng anh đến trình độ dùng nó như ngôn ngữ thứ hai? Bạn gặp khó khăn trong việc học tiếng anh? Bạn muốn tìm một cách học tiếng anh nhanhđơn giản? Bạn nghĩ rằng học tiếng anh là dễ dàng? Bạn đã giỏi tiếng anh nhưng không biết dùng tiếng anh để làm gì? Bạn ghét tiếng anh nhưng bố mẹ và cuộc đời ép bạn phải học? Bạn mất gốc và muốn học lại tiếng anh từ đầu, thứ mà lẽ ra phải học từ lúc là một đứa trẻ con? Và có thể còn vô số những câu hỏi khác.

    Vậy thì thôi, đừng hỏi nữa. Vì mình sẽ không trả lời mấy câu hỏi đó trong bài viết này. Mà nếu có trả lời được thì sau này có thể bạn sẽ lại hỏi và lại tự làm khổ mình.

    Introduction

    Đi thẳng vào vấn đề: học tiếng Anh lấy chất lượng chứ không phải số lượng.

    Mình sẽ giải thích. Ý mình muốn nói ở đây là phương pháp học. Và trong bài viết này mình cũng sẽ trọng tâm vào phương pháp học là chủ yếu. Trong đó:

    Phương pháp học số lượng là phương pháp học vô phương hướng. Đây là phương pháp học mà người học tiếp thu kiến thức và luyện tập một cách rất thụ động, hay còn gọi là phương pháp học mà mình gọi là "Miếng bọt biển" (sponge). Sở dĩ gọi như vậy là vì miếng bọt biển chỉ thấm nước xung quanh một cách thụ động khi nó tiếp xúc với nước. Sau đó chỉ cần một tác động nhẹ như là nắm, vò là bao nhiêu nước lại tràn hết ra ngoài. Tương tự, phương pháp học cũng sẽ chỉ nhồi nhét càng nhiều kiến thức vào đầu càng tốt, rồi luyện tập đi luyện tập lại một cách mù quáng mà không có mục đích. Kết quả là đến 80% kiến thức mà bạn thu nạp được đều trở nên vô ích vì không biết cách áp dụng vào thực tiễn cũng như không hiểu nó có ý nghĩa gì. Nếu như bạn nhận thấy bạn đang học theo phương pháp này thì bạn nên có ý thức sửa đổi ngay, cần phải hành động ngay nếu không thì nghiêm trọng đấy.

    Liên hệ đến học tiếng Anh. Phương pháp học của Việt Nam hiện nay là học Grammar (ngữ pháp) và Grammar (ngữ pháp). Sau đó bạn thứ mà bạn sẽ tiếp tục học khi lên những lớp cao hơn là Grammar và grammar. Và khi bạn thi các cuộc thi lớn trong cuộc đời bạn. Bạn sẽ thi Grammar. Trong khi học bạn có học kỹ năng Reading (đọc), Listening (nghe) và Speaking (nói). Khi đi thi các bạn sẽ thi Grammar. Thú vị phải không? Tôi không hề có ý định đả kích hay chê bai phương pháp học tiếng Anh hiện tại của Bộ Giáo dục. Tôi chỉ nêu ra thực trạng bây giờ nó là như vậy thôi, rằng những gì mà họ đang làm không hề giúp ích gì cho công dân Việt Nam muốn hội nhập với nước ngoài.

    Grammar có quan trọng không? Có, tôi khẳng định luôn. Nhưng mà tôi chấp bạn học Grammar mười hai năm luôn, tôi chỉ cần hai tháng mà vẫn giỏi bằng bạn. Tin không? Bởi vì học Grammar không có quá nhiều tác dụng trên thực tế, trong khi bạn hoàn toàn có thể học kỹ năng khác như là Listening, Reading, Speaking mà vẫn hiểu về Grammar, bởi vì trong những kỹ năng này có Grammar trong đó. Còn tại sao học Grammar không quan trọng ấy hả? Để mình ví dụ cho.

    Khi các bạn mới chỉ là một đứa bé chưa biết nói, các bạn có nhớ chúng ta học tiếng Việt kiểu gì không? Đừng nói với tôi là bạn không nhớ nhé.. Nếu bạn vẫn không nhớ thì sao không đoán đại đi? Bạn đoán được chưa?

    Đúng rồi đấy. Chúng ta học Listening và Speaking. Reading thì chưa thể vì chúng ta lúc đó không biết chữ. Và rồi sao? Khi chúng ta chưa đi học mẫu giáo chúng ta đã biết nói rồi.

    Tất cả chỉ thông qua nói và nghe. Và chúng ta nói có ngữ pháp không? Câu trả lời lại là có. Bởi nếu chúng ta không nói có ngữ pháp thì ai mà hiểu ta nói gì. Như vậy là thông qua Speaking và Listening, chúng ta học cả Grammar.

    Vậy thì phương pháp học tiếng Việt của chúng ta có khác gì so với phương pháp học tiếng Anh hiện tại. Khác nhiều là đằng khác luôn bạn ơi. Như tôi đã nói ở trên, chúng ta học tiếng Việt thông qua nói và nghe, chính vì vậy mà chúng ta đã giao tiếp một cách hết sức tự nhiên và người lớn có thể hiểu chúng ta mặc dù chúng ta còn chưa đi học. Còn những gì chúng ta đang làm với Tiếng Anh? Chúng ta viết là chủ yếu. Mà kỹ năng viết này cũng không hề giống với kỹ năng Writing của người nước ngoài đâu, bởi kỹ năng này của người ta nó giống như kỹ năng tập làm văn của chúng ta ấy (etc. Văn cảm thụ văn học, văn nghị luận xã hội). Trong khi cái viết của chúng ta là gì? Grammar! Viết Grammar? Trong khi mục đích của chúng ta khi học tiếng Anh là gì? Là để giao tiếp với người bản địa, người nước ngoài trên thế giới. Vậy viết Grammar để làm gì? Phải nói và nghe Grammar chứ.

    Hơn nữa có vô số những người dù có bằng tốt nghiệp chương trình học mười hai năm của Việt Nam, rồi thì bằng đại học. Nhưng khi đứng trước người Tây ấp a ấp úng, lắp ba lắp bắp. Lí do là bởi vì học chỉ biết mỗi ngữ pháp thôi, tỏng khi những kỹ năng nghe và nói lại không được trau dồi. Một người dù có học giỏi đến mấy ngữ pháp đi chăng nữa cũng không thể nào vận dụng nó vào cuộc sống được. Chỉ riêng nói thôi mà đã có bao nhiêu thứ phải luyện tập: Stress pattern (Nhấn trọng âm trong câu), Pronnciation (phát âm), Slang (các từ lóng, từ địa phương, ngôn ngữ suồng sã), Idiom (thành ngữ), Cultural Differences (sự khác biệt về văn hóa) và vô số những thứ khác. Mà phương pháp học của Việt Nam thì không thể nào mà chỉ cho bạn những điều này được. Có chăng thì các thầy cô giáo có thể đá thêm một ít cho các bạn, nhưng thời bốn lăm phút một tiết thì không được bao nhiêu.

    Thế nhưng thực trạng là gì? Mình đã chứng mình rằng học Grammar là vô ích, vậy mà các bạn vẫn đã và đang "đâm đầu" vào mà học. Như vậy là mù quáng, là thụ động. Và đó chính là phương pháp học số lượng, khi mà nhồi nhét kiến thức một cách vô nghĩa. Học theo cách hiện tại thi các bạn sẽ chẳng đi đến đâu đâu. (Xin lỗi vì đã nặng lời)

    Bạn có thể phản bác lại tôi bằng cách này hay cách khác, và tự nhủ với bản thân mình rằng mình học tiếng anh đúng cách, rằng đây là cách hiệu quả nhất khi học. Xin thưa với bạn, bạn nên ngừng lại ngay những suy nghĩ đó. Ngay bây giờ. Còn nếu không thì bạn không nên đọc tiếp.

    Phương pháp học này chỉ có lợi cho những người học để biết, học để cho qua, học để rồi quên nếu không dùng nữa. Mình không hề nói quá đâu, kể cả khi bạn cảm thấy phương pháp này thích hợp với bạn, thì con đường mà bạn đi sẽ đây chông gai và gặp muôn vàn trắc trở.

    Mình cũng là một nạn nhân của cách học này và mình đã phải trả giá. Đến khi mình nhận biết được mình đang học sai thì mình cũng đã tốt nghiệp mất rồi. Vậy nên nếu các bạn muốn đi lại vết xe đổ của mình, để rồi lại phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn gian khổ để kỹ năng vẫn chỉ bằng một thằng học đúng cách hai tháng thì cứ việc.

    Còn nếu bạn muốn thay đổi phương pháp học "miếng bọt biển" của bạn thì mình sẽ trình bày ở sau đây trong Phương pháp học chất lượng.

    Phương pháp học chất lượng

    Thực chất đó chỉ là cách đặt tên của mình thôi. Chứ phương pháp này hoàn toàn có thể có những tên gọi khác, tùy theo cách mà bạn nhìn nhận nó. Tuy nhiên đối với mình thì mình gọi là "Phương pháp học chất lượng" vì nó đối lập với phương pháp học "số lượng".

    Thế nhưng trước khi mình bước vào giải thích về cách học tiếng Anh này – cách học mà mình đã sử dụng và đạt được những thành công nhất định với nó, mình sẽ đề cập đến một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng. Đó là vấn đề về tâm lí (Mindset) khi mọi người học tiếng anh.

    Trước hết mình muốn giới thiệu đôi lời về mình để tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết của mình. Tên diễn đàn của mình là Yuu, khoảng thời gian mình tham gia diễn đàn cũng là khoảng thời gian mà mình bắt đầu thay đổi cách học tiếng Anh (Có lẽ trước đấy một chút, cũng có thể lâu hơn. Tóm lại là lâu lắm rồi). Còn tên thật của mình là Hoàng (nếu ai quan tâm). Tuổi của mình thì bạn cứ lấy năm mà bạn đọc được bài viết này trừ đi năm 2001.

    Ngày trước mình không thích tiếng anh, nếu không muốn nói là mình ghét cay ghét đắng nó, ghét còn hơn cả môn toán, nhưng bây giờ thì mình ghét môn toán hơn. Đó là hồi tiểu học, bởi vì học tiếng Anh quá khó, và mỗi khi mình sai cái gì đó thì sẽ bị bố mẹ mắng hoặc bị thầy cô giáo quở trách, nên mình rất sợ tiếng Anh. Thế nhưng đến một ngày cô giáo dạy tiếng Anh hồi tiểu học của mình chuyển trường, không dạy ở đấy nữa. Cô khá là dễ gần, tính cách vui tươi thoải mái, đồng thời cũng rất chiều chuộng học sinh. Tóm lại là mình chẳng biết tại sao nhưng khi cô chuẩn bị rời đi mình đã khóc và có một cuộc nói chuyện đầy cảm xúc với cô, trước khi chia tay và không bao giờ gặp lại cô nữa. Thế là sau đó mình không còn ghét tiếng Anh nữa. Và nó cũng chẳng liên quan gì đến lí do mình thay đổi phương pháp học tiếng Anh.

    Cái này mới quan trọng nè. Hồi mình lớp tám, vì một số lí do và hoàn cảnh, mình cũng không có nhớ lắm và cũng không muốn nói. Nhưng đại khái mình đã có một chuyến đi hai tháng sang Singapore như một chuyến đi trải nghiệm. Và phải nói khoảng thời gian này rất quý giá với mình. Phải nói thêm cho đến tận lúc đó mình vẫn dốt đặc tiếng Anh, chỉ biết Hello, Goodbye thôi. Thé nhưng sau hai tháng ở Singapore, mình đã lột xác hoàn toàn. Kỹ năng nói và nghe tiếng Anh của mình lên như diều gặp gió. Một tuần đầu ở chung những học sinh khác ở trong trọ, lúc nào mình cũng chỉ lắc với gật, khó khăn cực kì luôn ấy. Mình luôn luôn phải bám theo thằng lớp trường của mình vì nó giỏi tiếng Anh. Và trong cái tuần đầu tiên đó, mình như một thằng tự kỉ luôn vì chả biết nói chuyện với ai, cộng thêm mấy đêm khóc vì nhớ nhà. Nhưng sang đến tuần thứ hai thì mình chịu khó nói chuyện với người ta hơn vì có người đã "thông não" mình. Và đó chính là khi mà cuộc đời mình thay đổi.

    Và chắc bạn đoán được rồi đó. Khi mình trở về, mình nói không khác gì người bản địa. Mình nghe cũng dễ hơn và trên hết là Grammar của mình không biết vì lí do gì, như kiểu có lại ký ức từ kiếp trước vậy, mà mình giỏi kinh khủng tởm. Từ chỗ đứng bét lớp về điểm số tiếng Anh, kể từ đó mình luôn luôn đứng trong top 5. Mình cũng đã tham gia kì thi IELTS và dành được số điểm mà mình mong ước là 7.0. Không dừng lại ở đó, mình cũng đã có kinh nghiệm trợ giảng tiếng anh cho những trung tâm lớn, một trong số đó là AMES và cô giáo lừng danh Hà Nội này – Cô Huệ.

    Đó chính là lúc mà một câu hỏi rấy lên trong đầu mình: "Mình đã làm gì mà tự nhiên giỏi hơn những người khác như vậy?"

    Tất nhiên bây giờ thì mình đã có câu trả lời cho nó rồi. Và chắc hẳn bạn cũng đã đoán được nên mình tạm thời chưa chốt lại cái gì hết mà đi vào vấn đề về tâm lí nhé.

    Mindset

    Vấn đề 1:

    Khi làm bất cứ một việc gì đó, con người đều bộc lộ những thái độ và cảm xúc nhất định đối với việc mà mình đã làm. Cảm xúc thái độ đó chi phối rất mạnh hành vi và kết quả bạn đạt được từ hành vi đó của bạn. Nếu như những cảm xúc đó thuận theo chiều hướng của hành động, nó thúc đẩy (boost) hành động của bạn và kết quả mà bạn đạt được thường vượt trội so với mức bình thường. Trái lại, nếu cảm xúc mà lại đi ngược lại với hành động, với việc làm của bạn thì nó sẽ chỉ cản trở bạn và con đường mà bạn đi cũng sẽ chỉ khó khăn hơn mà thôi.

    Vậy nên nếu muốn làm một việc gì đó quan trọng thì trước hết phải xác đinh thái độ với nó đã. Và với việc học tiếng Anh nói riêng và việc học nói chung thì con người chúng ta có vô số thái độ và cảm xúc đối với nó. Nhưng tóm lại là yêu hoặc ghét. Yêu thì học khó mấy cũng qua, còn ghét thì càng học càng ghét. Đối với những người yêu thích việc học tiếng Anh thì khỏi nói rồi, nhưng khổ nỗi đa số chúng ta lại không thích học tiếng Anh. Vậy nên câu hỏi bạn đặt ra cho mình là: "Yuu ơi, làm sao để mình có thể chuyển ghét thành yêu được?"

    Suỵt suỵt. Mình biết rồi. Đừng hỏi nữa? Câu hỏi đó quá khó đối với mình. Mình không thể điều khiển cảm xúc người khác cũng như chỉ cho bạn cách điều khiển cảm xúc của bạn. Và thực sự mình khá mông lung với vấn đề đó. Bởi vì mình quên mất lí do tại sao mình không ghét tiếng Anh nữa rồi, nhưng bây giờ thì cũng không hẳn là yêu thích nó, chỉ là thấy nó dễ thì làm thôi.

    Trong cuộc sống này để tìm được đam mê thực sự của mình rất khó, và đam mê trong việc học ngôn ngữ lại càng khó hơn. Thế nhưng.. không phải là không có cách. Mình muốn chỉ ra hai điều mình đã nhận thấy mà nó có thể giúp bạn yêu tiếng anh đến một mức độ nào đó.

    Thứ nhất, trong thời đại giải trí này, con người chúng ta thích xem phim và đọc truyện. Đúng là như vậy. Và riêng việc giải trí đó cũng là cả một quá trình tiến hóa. Khi còn bé ta chơi đồ chơi. Khi ta lớn hơn ta chơi những trò chơi ngoài trời. Khi ta chính chắn hơn, ta có thể chơi điện tử hoặc đọc truyện xem phim truyền hình trong nước. Khi ta muốn tìm kiếm một cái gì đó mới mẻ, ta xem phim và truyện tranh nước ngoài. Ta tìm thấy niềm vui và sự gắn bó đối với văn hóa của một số nước nhất định: Ví dụ như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhưng chúng ta xem thuyết minh hoặc việt sub. Rồi sau đó khi nhu cầu ta tăng đến mức độ mới, ta bắt đầu? Làm gì? Phải, ta học luôn tiếng nước ngoài để tận hưởng những phương tiên giải trí đó một cách trọn vẹn hơn. Thậm chí khi đã học được thứ tiếng của họ, ta không chỉ dừng lại ở việc hưởng thụ những giá trị của họ mà còn tạo ra những giá trị của riêng mình. Và đó chính là hoạt động mà mọi người ở diễn đàn ta vẫn hay làm.

    Vậy nên ta rút ra điều gì? Công thức này rất đơn giản. Đó chính là một đẳng thức mà hai số hạng sẽ một là thứ mà ta không thích hoặc chưa thích (trong trường hợp này là học tiếng nước ngoài) và số hạng còn lại là một thứ gì đó mà ta thích. Kết quả của tổng này sẽ cho ra là một thứ gì đó nằm giữa hai cái, và thường là kết quả sẽ có lợi.

    Mình muốn ví dụ từ mình. Ngày trước mình có tải một audiobook khá dài và mất nhiều thời gian để nghe hết được. Do mình thiếu thời gian nên mãi mình không hoàn thành được một phần ba cuốn sách đó, sau lâu không đọc lại quên. Vậy nên mình đã tích hợp nó vào công việc chạy bộ buổi sáng của mình, và mỗi buổi sáng mình dạy chạy bộ mình mang thêm tai nghe để nghe. Và chả mấy chốc mình đã hoàn thành xong cuốn sách.

    Vậy nên đó là cách thứ nhất, sử dụng thứ gì đó khác như mục tiêu và động lực của mình.

    Thứ hai, tuy hơi buồn khi phải nói điều này, nhưng nó là sự thật. "Đam mê không tạo nên thành công, thành công mới tạo nên đam mê." Mọi người vẫn luôn tự huyễn về một viễn cảnh hoàn hảo khi mà một người cháy hết đam mê và nhiệt huyết cho một cái gì đó mà họ yêu thích, rồi một ngày nào đó họ sẽ đạt được mục đích mà họ mong muốn, rồi nhìn lại chặng đường mà họ đã trải qua. Thế nhưng cuộc đời không phải màu hồng, và sự kiện trong mơ đó không phải là phổ biến.

    Sự thật rằng có rất nhiều người học xong đại học xong ra làm trái ngành trái nghề. Rốt cuộc là phí mất bốn năm đại học, tốn bao nhiêu tiền rồi lại đi làm một cái gì đó không liên quan. Bởi vì có những thứ mà chỉ đam mê là không đủ, và có những thứ nếu chỉ có đam mê thôi thì sẽ tự dẫn mình đến con đường hủy diệt.

    Thực sự có rất nhiều trường hợp mà đam mê là cái sinh ra sau khi thành công đến. Và đó mới là trường hợp phổ biến. Có người thì tâm hồn ướt át, thi ngành nghiên cứu văn học, học xong đại học xong không biết làm nghề gì lại đi làm kế toán sổ sách. Có thể công việc đó chán thật, không đúng với sở thích của người ấy thật. Nhưng ít nhất thì đó vẫn là công việc sẽ nuôi sống người ấy chứ không phải là đam mê của người ấy. Và rồi sớm hay muộn gì thì người ấy cũng phải học cách sống chung với nó, tìm cách hòa hợp với nó và đạt được những mục tiêu nhất định. Có vậy, thành công sẽ sinh ra đam mê.

    Các thành viên của VNO cũng không ngoại lệ. Mình ngày trước cũng chẳng thích viết lách, nhưng do một hôm chẳng may bấm nhầm gói thành viên chính thức để được đăng bài (Ngày xưa giá để được đăng bài trên diễn đàn là 100k xu cho một năm chứ không phải 1 xu như bây giờ đâu) thế nên thôi để đỡ phí tiền thì mình mới đành viết lách. Sau khi câu chuyện đầu tiên của mình được một vài lượt xem và vài lời bình luận, mình mới viết nhiều hơn và từ đó nghiêng hẳn sang bên viết lách. (Tiện thể nếu ai muốn biết thì tiểu thuyết đầu tiền của mình ở diễn đàn có tên "Ngày trở về")

    Chúng ta luôn phải học cách sống với những gì ta có, và trong đó bao gồm chấp nhận cả những thứ ta ghét. Vậy nên kể cả nếu bạn có ghét tiếng Anh đi chăng nữa, hãy cho nó một cơ hội, và cố gắng ngày nào cũng dành thời gian để học nó. Và rồi biết đâu một ngày bạn sẽ nhìn nó với một ánh mắt khác.

    Vấn đề 2:

    Xin nói luôn học tiếng Anh nói riêng và ngôn ngữ nói chung là hoạt động dành cho não phải. Còn não trái thường dùng để làm những thứ như tư duy logic, tính toán và suy nghĩ biện chứng. Vậy nên muốn học tiếng Anh một cách hiệu quả, ta phải dùng "đúng não" để học.

    Mình cũng không phải là nhà thần kinh học (Neurology), nên cũng không biết cách nào để chỉ bạn dùng đúng bên não để học tiếng anh cả. Thế nên mình chỉ có thể hướng dẫn cách để chuyển não như người ta đã dạy mình thôi.

    Thế nhưng phương pháp chuyển não lại liên quan rất lớn đến phương pháp học chất lượng mà mình sẽ đề cập đến trong phần sau, nên mình sẽ nói khá ít ở phần này.

    Trước hết, bạn nên tìm hiểu rõ ràng cách mà bộ não của ta hoạt động. Mình khuyên bạn nên lên mạng và tìm các bài viết giải thích cách hoạt động của bán cầu não. Hoặc nếu không bạn cũng có thể chờ, vì sớm thôi mình cũng sẽ viết bài về vấn đề bán cầu não này.

    Não trái có biểu hiện là thích số học, thích tư duy logic, luôn yêu cầu sự cầu toàn cẩn thận. Nhìn sự vật và sự việc trong mối liên hệ với tổng thể, với những sự vật sự việc khác. Não trái cũng luôn luôn tìm cách định nghĩa sự vật sự việc, cũng như đặt tên cho những thứ mà ta nhìn thấy. Não trái luôn đi từ giả thiết rồi mới đến kết luận.

    Trong khi đó, não phải thì lại thích mơ mộng, bay nhảy và những thứ lãng mạn hơn. Não phải thường không thích những thứ phức tạp, thường nhìn sự vật sự việc như thể là chính nó, không có nhu cầu định nghĩa nó, tỉm hiểu nó mà chấp nhận sự vật với tính cách như là sự tồn tại của nó. Khi nhìn thấy một cái gì đó, não phải không bao giờ có ý định gọi tên sự vật mà chỉ đơn giản sự vật là sự vật. Não phải cũng có khả năng lý giải những thứ trừu tượng mà không liên quan đến toán học như mĩ thuật, âm nhạc.. Não phải tách riêng giả thiết với kết luận, không quan tâm đến mối liên hệ giữa chúng.

    Thông qua biểu hiện của chúng, có thể bạn vẫn chưa hiểu tại sao nó não phải mới thích hợp để học tiếng Anh. Đừng lo, mình sẽ giải thích kỹ càng trong phần phương pháp học chất lượng.

    Phương pháp để chuyển não thực chất nghe cao siêu nhưng lại rất đơn giản. Đó chính là làm những việc mà não phải muốn làm, não trái lại không muốn làm. Nếu bạn hoàn toàn hiểu những biểu hiện mà mình đã tóm tắt trên đây, cộng thêm những nghiên cứu của riêng bản thân bạn, mình chắc chắn bạn có thể tự nghĩ ra cách của riêng bạn. Thực chất thì mỗi người có một phương pháp khác nhau. Và trong phần sau mình sẽ đề cập đến phương pháp của mình.

    Vấn đề 3:

    Và cũng là vấn đề cuối cùng. Làm cái gì cũng cần kiên trì và cần cù. Khi bạn đã tập trung một cách hoàn toàn thì không gì có thể cản được bạn cả, tuy nhiên nó cũng trả giá bằng sự cô đơn. Có một sự thật rằng tất cả những người cố gắng hết mình đều ở một góc độ nào đó, vô cùng cô đơn. Nhưng nếu bạn vượt qua nó thì thành công sẽ ngay ở trước mặt bạn.

    Mỗi ngày đều phải cố gắng để giỏi hơn ngày hôm qua, là được điều mới mà ngày hôm qua chưa làm được hoặc sợ không muốn làm. Học ngôn ngữ tôi xin khẳng định với bạn luôn là rất dễ, đặc biệt là khi bạn học đến ngôn ngữ thứ hai, thứ ba và hơn thế nữa. Nhưng dễ với những người cố gắng thôi. Nếu vẫn tiếp tục ngồi và nghĩ về những gì mình sẽ làm để đạt được điều đó thì bạn nên ngừng lại ngay đi. Đứng dậy và làm ngay. Bởi vì nếu bạn chỉ nghĩ thôi thì chẳng có gì đạt được cả. Nghĩ về một điều gì đó không nghĩa là bạn đang làm nó.

    Và nếu bạn đã hiểu ý nghĩa của sự cố gắng và cần cù rồi thì có lẽ mình cũng không phải nói nhiều nữa.

    Methodology

    Bạn biết Method nghĩa là gì không? Không cần phải tra từ điển nếu như bạn không biết, bởi vì nó có nghĩa là "phương pháp". Vậy còn "Methodology" là gì? Là "phương pháp luận". Những người học triết học rồi sẽ biết, nhưng trong trường hợp bạn chưa biết, đúng như tên gọi của nó, "phương pháp luận" sẽ bàn luận về phương pháp.

    Nếu như phương pháp là cách thức, trình tự, thủ tục để hoàn thành một cái gì đó thì phương pháp luận chính cách thức, trình tự, thủ tục để hoàn thành một phương pháp nào đó. Mà không phải phương pháp bình thường, phương pháp của phương pháp luận phải là phương pháp hiệu quả nhất có thể và không ngừng cải tiến, và được thừa nhận và trải nghiệm bởi một số đông người.

    Ở đây mình sẽ không giảng giải những thứ liên quan đến việc học của bạn như là câu điều kiện, câu cảm thán, trợ từ, quá khứ hoàn thành, thành ngữ.. mà là phương pháp để học những thứ đó.

    Và nó không chỉ áp dụng với tiếng Anh mà hoàn toàn áp dụng với bất cứ một thứ gì trên đời này. Mình dám khẳng định với bạn, không một thứ gì, không một cái gì, không một ai mà không có phương pháp. Học bất cứ một cái gì từ môn học đến môn thể thao đều có phương pháp, quan trọng là bạn phải tìm ra phương pháp hiệu quả nhất.

    Mặc dù không có sự phân chia cụ thể, nhưng người đọc có thể sẽ thấy sau đây mình chia phương pháp học của mình ra trên bốn lĩnh vực của tiếng Anh là: Reading, Listening, Writing và Speaking. Là một phương pháp, nhưng với mỗi lĩnh vực thì mỗi người sẽ có những cách học khác nhau.

    Khác với phương pháp học số lượng của Việt Nam hiện tại, thứ mà các bạn nên trau dồi là phương pháp học bốn kỹ năng trên chứ không phải là luyện tập đi luyện tập lại Grammar để xong rồi ra đời vẫn chẳng biết làm gì.

    Nếu các bạn đã hiểu được tầm quan trọng của bốn kỹ năng trên rồi thì bạn đã sẵn sàng để đọc tiếp.

    Như mình đã nói trước đó, tiếng Anh là một môn học về ngôn ngữ, và não phải mới là thứ làm tốt công việc về nhớ và học thuộc ngôn ngữ. Vậy nên để bắt đầu chúng ta sẽ học cách khai thác não phải đúng cách đồng thời không để cho não trái tham gia vào.

    Use the right brain

    Chúng ta đều phải thừa nhận với nhau rằng khi mới bắt đầu học tiếng anh thì nó thực sự là mênh mông. Chỉ đến khi nào ta có được một vốn từ vựng nhất định trong sinh hoạt động thường ngày thì lúc đó ta mới dám tự tin và kể với người khác rằng mình đang học tiếng Anh. Thế nhưng vấn đề là việc học từ mới này chỉ dễ với một số lượng từ nhất định khi người học mới tiếp xúc, và việc nhớ được thêm từ mới khác sẽ càng trở nên khó khăn theo thời gian bạn học.

    Bất cứ ngôn ngữ nào cũng như một tảng băng trôi mà chúng ta chỉ có thể cảm thấy thoải mái và dễ dàng khi học phẩn "băng" nổi lên khỏi mặt nước, còn phần "băng" khổng lồ ở dưới đáy yêu cầu người học phải kiên trì và có được một phương pháp học tốt và hiệu quả.

    Rất nhiều người, nếu không muốn nói là ai cũng sẽ, đến một thời điểm nào đó, gặp khó khăn với việc làm giàu vốn từ vựng của mình. Và khi đó chúng ta sẽ kêu khó và nản chí, tự hỏi bản thân mình rằng tại sao mình học mãi mà không vào, học xong rồi lại quên ngay.

    Đó là vì phương pháp học của bạn không còn hiệu quả nữa. Phương pháp học miếng bọt biển chỉ có tác dụng với những từ ngữ thông dụng hàng ngày như lời chào hay câu hỏi. Còn với những từ chuyên ngành, các câu đùa hài hước, những từ mang tính chất nâng cao lại đòi hỏi thay đổi phương pháp học.

    Mình có thể chỉ ra hai vấn đề mà bạn gặp phải, khiến cho việc học từ vựng càng ngày càng khó hơn.

    Vấn đề thứ nhất, đó là bạn nhớ sai cách. Và mình nói thẳng luôn rằng bạn đã nhớ bằng não trái chứ không phải bằng não phải. Trong khi não phải mới dùng để nhớ.

    Để mình hỏi bạn câu hỏi đầu tiên. Bạn hãy định nghĩa từ "chào" của tiếng việt. Bạn sẽ định nghĩa nó như thế nào? Bạn sẽ định nghĩa nó bằng hành động, cử chỉ của tay, hay là bạn sẽ định nghĩa nó bằng cách dùng từ đồng nghĩa. Thậm chí bạn còn có thể giải thích nó bằng một cái gì đó nghe rất học thuật mà người nghe thậm chí còn phải nản. Rồi còn vô số những từ khác nữa: Ôm, nhìn, ngửi, bàn, ghế, bầu trời, ngôi sao, xe máy, đôi giầy, bức tường, đùi, quần tất. (Hai cái cuối có thể bỏ qua) Bạn định sẽ giải thích cho người khác như thế nào?

    Thậm chí bạn có buồn giải thích cho người ta nghe không? Câu trả lời là không. Và đó cũng chính là vấn đề chúng ta cần tìm hiểu. Chúng ta không cần phải giải thích thứ mà ai cũng biết. Chúng ta cũng không cần phải giải thích thứ mà bản thân nó chính là nghĩa của nó. Ra ngoài xã hội mà động cái gì cũng giải thích thế người ta sẽ chi bạn dép vào mặt ngay. Bởi vậy nên ngoài xã hội mới không ai vậy.

    Vậy mà khi chúng ta học tiếng Anh chúng ta liên tục, thường xuyên thực hiện hoạt động vô bổ như vậy. Nhiều đến mức mà nó đã trở thành một hoạt động vô thức luôn. Sao cơ? Bạn đang băn khoăn bạn làm nó khi nào ấy hả? Nhiều! Nhiều lắm luôn ấy! Thực chất mình áng chừng cứ 10 người thì sẽ có 9, 87 người thực hiện hành động đó. Và mình nói thật, nó chẳng hay gì đâu.

    Vậy hành động mà mọi người đã làm là gì? Đúng rồi. Bạn hỏi câu: "Từ này có nghĩa là gì?"

    Sao? Có hiểu mình đang nói gì không? Nếu không thì cũng không sao. Nếu mà bạn hiểu được ngay mình muốn nói gì thì bạn đã không gặp khó khăn với việc học tiếng Anh rồi. Để mình giải thích cho.

    Cũng giống như trên, những từ như "chào", "quá", "ơi", "nhìn", "ngửi", "nghe", người Việt chúng ta nghe nó, và tất nhiên hiểu nó. Nhưng ngày từ đầu làm sao mà ta có thể hiểu "nhìn" là "nhìn". Sách giáo khoa dạy chúng ta à, thầy cô giáo dạy chúng ta không? Liệu có một cái gì dạy chúng ta "nhìn" có nghĩa là gì không? Chúng ta chỉ hiểu từ "nhìn" với ý nghĩa là bản thân nó. Rằng bản thân nó có ý nghĩa và được phản ánh vào trong bộ não chúng ta là "nhìn", chứ chúng ta không định nghĩa từ "nhìn" bằng một đoạn văn dài 20 trang. Có thể từ điển Tiếng Việt sẽ làm vậy, nhưng mấy ai trong chúng ta mở từ điển tiếng Việt ra.

    Hơn nữa, chúng ta cũng không hề giải thích từ "nhìn" bằng một ngôn ngữ thứ hai bao giờ cả. Tại sao lại phải dùng một từ nào đó khác từ "nhìn" để giải thích cho nó, trong khi bản thân từ "nhìn" nó có nghĩa là nhìn. Chúng ta đang làm cái quái gì vậy.

    Bây giờ bạn đi ra ngoài đường mà thấy một người Việt cứ liên tục hỏi những câu như vậy xem bạn có muốn phang vào mặt người ta không?

    Bạn hiểu ý mình chưa? Cũng giống như vậy, người Tây không hiểu từ "see" chỉ đơn giản là "see". Họ nhìn thấy chữ "s" đi liền với hai chữ "e" thì họ hiểu đó là hành động "see". Chứ họ không hề giải thích "see" có nghĩa là gì trong não bộ của họ, cũng như gán cho chữ "see" một cái gì đó khác để định nghĩa nó. Còn người việt chúng ta thì sao?

    Đúng rồi, "see" có nghĩa là nhìn. Và mình nói luôn, mất thời gian!

    Tại sao không hiểu nghĩa của một từ là chính nó đi, lại còn phải dịch nó sang một ngôn ngữ khác rồi hiểu thông qua ngôn ngữ đó. Tại sao mọi công đoạn trong cuộc sống chúng ta đều có thể tối giản được thì tại sao lại phải rườm rà với việc học tiếng Anh.

    Mình biết các bạn đang nghĩ gì. Có phải các bạn nói xéo mình rằng những người không biết gì về tiếng Anh thì làm sao mà có thể hiểu nghĩa của một từ mà không cần phải dịch đúng không? Vậy một đứa trẻ mới sinh ra trên đất nước Anh cũng có biết gì về tiếng Anh đâu, vậy sao nó học được? Một người Việt mới sinh ra trên Việt Nam cũng có biết tiếng Việt đâu? Vậy tại sao nó hiểu được từ "nhìn" có nghĩa là hành động nhìn? Có cãi nữa không?

    Vậy nên vấn đề đặt ra ở đây là gì? Các bạn đã từ trả lời được chưa.

    Bạn còn nhớ mình đã nói rằng não phải để nhớ và học thuộc còn não trái để tư duy logic không. Thông qua biểu hiện mình kể trên, não trái thích đặt tên cho sự vật sự việc vì muốn nó rõ ràng rành mạch, còn não phải thì không, não phải thích sự nguyên vẹn, nguyên thủy của sự vật và xem xét sự vật không trong mối liên hệ với những thứ khác mà cứ mơ mơ màng màng.

    Nghe có giống những gì nãy giờ mình đang bàn luận không? Đúng rồi đấy. Phương pháp học gọi tên một thứ này bằng thứ khác, gọi tên "see" là "nhìn" chính là hoạt động của não trái, trong khi não phải mới dùng để nhớ cơ mà. Nếu bạn mà để cho não phải nhớ, thì có đến ba mươi năm nữa các bạn cũng chẳng quên.

    Cho đoạn text sau: "My daughter from the future returns to live with me." Có phải các bạn vừa có ý định dịch nó đúng không? Mình nói rồi, bỏ ngay đi.

    Đối với những người bình thường, học tiếng Anh bằng não trái sẽ thấy đoạn text đó như sau: "Con gái/ tôi/ từ/ tương lai/ đến/ ở với/ tôi" (Tên một tác phẩm của mình ở diễn đàn).

    Còn đối với mình, những người học tiếng Anh bằng não phải, người nước ngoài sẽ nhìn thấy đoạn text đó như sau: "My daughter from the future returns to live with me."

    Thấy sự khác biệt chưa? Mình không dịch nó, mà mình chỉ đơn giản là hiểu nó, với tính cách là chính nó mà thôi.

    Các bạn có để ý mình để dấu "/" không? Đó là vì người học não trái còn phải dịch từng từ một rồi sau đó lại phải chắp vá lại để làm một câu hoàn chính. Cả quá trình đó mình cứ cho rằng một người bình thường sẽ mất khoảng ba đến năm giây, có thể ít hơn vì câu này dễ và cấu trúc cũng không quá khó để nắm bắt. Trong khi mình hiểu cùng một lúc với việc đọc. Và đối với những văn bản khó hơn, công việc đọc tiếng Anh của người não trái có thể tốn hàng giờ đồng hồ, đồng thời rất vất vả.

    Trong trường hợp các bạn vẫn hoài nghi, cho rằng mình đang dạy sai, dạy dốt các bạn thì tùy các bạn thôi. Nhưng để mình chỉ ra rằng việc học tiếng Anh và việc học dịch tiếng Anh là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Các bạn có thể đạt điểm 10 trong mọi kì thi, nhưng nếu bạn chưa bao giờ học một khóa học dịch tiếng Anh thì các bạn sẽ chẳng bao giờ có thể dịch ra hồn. Việc dịch tiếng Anh sang tiếng Việt sao cho ý nghĩa không đổi là cả một nghê thuật, và thậm chí nó còn khó gấp mười lần việc học tiếng Anh thông thường.

    Sao, ổn chứ? Có theo kịp được không? Đối với thế hệ học tiếng Anh bây giờ mà việc bắt buộc phải dịch mọi thứ sang tiếng Việt nó ăn vào máu, bám rễ trong tâm rồi. Vậy nên để các bạn chấp nhận được một đống thứ mình vừa nhồi nhét như vừa rồi quả thực khó. Các bạn có thể nói: "Làm sao học mà không dịch được cơ chứ?", "Không dịch thì hiểu cái gì mà dùng từ?", "Không dịch thì này nọ kia?"

    Nhưng dù tin hay không thì đó mới là phương pháp học đích thực và hiệu quả nhất, đó mới là phương pháp học tiếng Anh bằng não phải – não dùng để nhớ. Quả thực ban đầu khi mình được thông não thì mình cũng phải đấu tranh nội tâm liên tục. Nhưng năng lục thích nghi của con người là không giới hạn, chỉ cần bạn chịu khó buông bỏ, rời khỏi vùng an toàn của các bạn và thử những điều mới mẻ.

    Đó, đó chính là phương pháp học chất lượng mà mình đề cập đến đấy. Nghe thì có vẻ dễ nhưng mà thực hiện nó khó vô cùng. Khó ở đây không phải là khó là bản chất của nó, mà khó ở đây là sự kiên trì của bạn. Vì bạn chỉ không thể thực hiện được phương pháp này nếu như bạn không kiên trì mà thôi.

    Khi sử dụng phương pháp học bằng não phải này, rất nhiều người đã bỏ cuộc từ rất sớm. Mình đã may mắn không phải là nạn nhân của nó vì mình đã có một chuyến đi sang Singapore. Nhưng đối với mọi người thì bỏ cuộc có lẽ là chuyện bình thường. Bởi bạn phải hiểu là suốt một khoảng thời gian đầu, bạn học mà gần như không có một tí kết quả nào. Bạn không hề tiến bộ, bạn vẫn chẳng hiểu gì, bạn vẫn dẫm chân tại chỗ, thậm chí bạn còn thụt lùi. Tùy từng người mà khoảng thời gian này có thể kéo dài đến vài năm.

    Nhưng sau khi đã đạt đến mức độ nào đó, khi mọi điều kiện đều đã đầy đủ và thời cơ đã chín muồi, đột nhiên đó sẽ là khoảnh khắc mà bạn bừng tỉnh, khoảnh khắc mà bạn đột nhiên dừng lại, và nhận ra rằng bạn thân mình đã tiến bộ một cách rất đột ngột. Và bạn sẽ tự nhủ với bản thân mình: "À, thì ra là vậy." Chỉ tiếc là rất nhiều người đã bỏ cuộc từ trước đó. Khả năng cao họ không thấm nhuẩn tư tưởng triết học của ông Mác (Marx), cậu Lê (Lê nin). :D

    Nếu như bạn kiên trì với phương pháp học chất lượng, phương pháp học bằng não phải mình bày cho các bạn dựa trên kinh nghiệm của bản thân mình, mình tin rằng không ít thì nhiều, các bạn sẽ được lợi rất to lớn trên con đường học tiếng Anh của bạn.

    Vấn đề thứ hai, đó là bạn phải luôn luôn làm mới phương pháp học của bạn một cách thật sáng tạo và thú vị. Vấn đề này tuy rất quan trọng nhưng có thể dễ dàng sửa sai được. Cơ bản những gì mình muốn nói ở đây là bên cạnh việc tận dụng não phải triệt để, đồng thời tắt cái não trái đi, bạn phải làm sao cho việc học không nhàm chán, sao cho không vất vả khi học.

    Thực chất nó cũng chỉ là vấn đề về tâm lí mà thôi. Nhưng mình đề cập đến ở đây để bổ sung cho những gì mình viết thiếu ở bên trên. Lười lắm, giờ mà quay lại sửa chắc tốn cả ngày.

    Mình biết có thể có những lúc mà học tiếng Anh mãi không vào nó cũng chán lắm ấy chứ. Cộng thêm lại có những lúc mà lười, thèm chơi, muốn xem phim nghe nhạc chơi game chứ chẳng muốn học. Nhưng nếu muốn giỏi thì chỉ còn cách là cố gắng mà thôi.

    Thế nhưng, mình muốn chia sẻ cho bạn một vấn đề, mà mình tin rằng sẽ chẳng ai tin mình và nghĩ rằng mình nói phét. Sự thật là, trong suốt cuộc đời mình, mình chưa bao giờ phải CỐ GẮNG học tiếng Anh bao giờ cả. Theo đúng nghĩa đen luôn, khoảng thời gian mình bỏ ra để học tiếng anh một cách tập trung và nghiêm túc có lẽ chắc chưa đến 50 tiếng (không tính đi học, chỉ tính tự học thôi). Trái lại, phần lớn thời gian mình học tiếng Anh thông qua việc mình chơi. Và mình tin rằng nó bắt đầu vào khoảng thời gian tiểu học.

    Bù lại, tất cả những hoạt động giải trí của mình đều liên quan đến tiếng Anh. Mình chơi game bằng tiếng Anh (hồi còn bé không hiểu gì mình cũng mặc kệ), đọc truyện bằng tiếng anh (hồi còn bé không hiểu gì thì chỉ xem tranh), xem phim bằng tiếng anh (hồi còn bé không hiểu gì thì bất chế độ từ mình lồng tiếng cho nhân vật), thậm chí nói chuyện cho vui cũng bằng tiếng Anh (hồi ở Singapre, mặc dù nghe là chủ yếu).

    Và bạn biết điều gì là tuyệt vời không? Mình còn chẳng biết là mình giỏi tiếng Anh từ bao giờ. Không đùa. Sự thực luôn, mãi đến sau này bố mẹ bảo mày học tiếng anh giỏi đấy, có muốn vào trường đại học nào đó liên quan đến tiếng Anh không mình mới nhận ra rằng mình giỏi. Mà không phải giỏi kiểu nhất lớp đâu, mình tự tin nói rằng mình giỏi cỡ nói chuyện với người Tây răm rắp mà chẳng cần suy nghĩ xem nên nói gì ấy. Tiện thể luôn mình học Đại học Luật. :D

    Và trong quá trình ròng rã 12 năm ăn ngủ với tiếng Anh, mình tin rằng đến năm lớp 11 thì mình mới thực sự giỏi. Lâu đúng không? Nhưng đó chính là cách mà mình học mà không tốn một giọt mồ hồi nào, và đó chính là cách học bằng não phải mà mình sắp đề cập. Mà chắc bạn đọc đến đây cũng hiểu là phải học thế nào rồi. Nhưng yên tâm, mình sẽ vẫn nói chi tiết trong phần sau.

    Rút ra ở đây là gì? Cố gắng gắn liền việc học tiếng Anh với các hoạt động giải trí để bạn không nhàm chán, không cảm thấy rằng việc học tiếng Anh là một gánh nặng mỗi khi cầm bút mở vở ra.

    OK, bây giờ chúng ta sẽ bước vào từng kỹ năng.

    Listening

    Mính muốn ưu tiên kỹ năng nghe trước tiên vì đây là kỹ năng tối thượng trong việc học bằng não phải, học chất lượng. Bạn hẳn đã thấm nhuần tư tưởng của mình khi đọc đến đây rồi nên mình sẽ nói vắn tắt thôi.

    Cũng giống như việc chúng ta từ một đứa trẻ không biết gì về tiếng Việt, chỉ nghe người lớn nói thôi mà chúng ta thậm chí chưa đi học chúng quy, chưa học bảng chữ cái đã nói như một cái máy khâu. Kỹ năng nghe tiếng Anh cũng tương tự như vậy. Và công thức vẫn không có gì mới mẻ ngoài kiên trì và cần cù.

    Thông qua ví dụ bên trên của mình trong mười hai năm CHẲNG MAY học bằng não phải, chắc các bạn cũng đã hiểu được đại khái các bạn phải làm gì rồi đúng không? Đó chính là nghe thường xuyên. Và mình nói thẳng luôn, nghe chỉ một tiếng một ngày thì vứt, ít nhất cũng phải hai ba tiếng một ngày, nhưng tất nhiên là kết hợp nó với việc giải trí mà bạn thích.

    Nhưng nếu chỉ nghe một cách vô lối và tràn lan thì có lẽ các bạn cũng sẽ lại tốn 12 năm như mình mất. Nên mình sẽ chỉ bạn cách để cắt giảm khoảng thời gian đó xuống nhiều nhất có thể.

    Trước hết bạn phải hiểu cách để nghe bằng não phải đã. Bởi não phải không hề tư duy logic mà nó sẽ chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà thôi. Nhưng kiến thức mà não phải thu nhận lại có thể nhớ rất lâu, hơn nữa nó có thể biến hóa khôn lường.

    Bạn phải hiểu rằng sức mạnh của não phải là rất mạnh, bởi nó có thể nhớ được bất cứ sự kiện nào dù là lâu đến mấy đi chăng nữa. Chắc hẳn bạn có thể bắt gặp vô số lần trong cuộc đời bạn ảnh hưởng của não phải. Chẳng hạn như khi một người ngửi một mùi hương nào đó quen thuộc rồi tự nhiên ngớ người ra và nhớ về tuổi thơ, hoặc là nhìn lên bầu tròi nhìn mây và nắng mà nhớ lại thời học sinh. Hoặc khi ăn một món ăn nào đó có vị giống với quá khứ mà bật khóc (cái này hơi quá, nhưng không phải không có).

    Nhưng chắc hẳn các bạn đã hiểu não phải rồi phải không? Rằng não phải thường nhớ một thứ đi kèm với những điều kiện xung quanh nó. Và có lẽ bạn cũng hiểu cơ chế thông qua một số những người khác nói với bạn rằng hãy đọc thơ theo giai điệu, hay hãy liên hệ một dãy số điện thoại bằng một hình ảnh gì đó. Thậm chí một bài nhạc từ lâu bạn đã quên lời nhưng khi nhạc nổi lên bạn vẫn hát như thường.

    Vậy nên nếu bạn kết hợp việc nghe của bạn với những hoạt động giải trí mà bạn yêu thích thì khả năng cao là bạn sẽ nhớ nó rất lâu so với việc nghe mọi thứ thông qua một cái đài và một cái băng cát sét. Trong trường hợp hoàn hảo bạn có thể nhớ được vô số từ mới thông qua việc chỉ nhớ hoạt động giải trí mà bạn nghe (bằng tiếng Anh).

    Hơn nữa việc nghe này cũng rất có ích cho việc nghe bằng não phải. Nhớ mình đã nói gì không? Tuyệt đối không bao giờ được cố gắng dịch mà trong đầu phải luôn tâm niệm rằng mình phải hiểu từ đó mà không cần phải dịch.

    Cái này hơi khó hình dung một chút, nhưng thực sự bạn cũng đã vô thức làm được vô số lần mà không biết. Tôi đoán nếu không ít thì nhiều bạn khi nhìn từ này: "Brother" cũng đã hiểu luôn mà trong đầu không cần phải tư duy logic rằng từ này đồng nghĩa với từ nào trong tiếng việt. Thực chất bạn phải làm quen với việc dừng nghe sự chỉ đạo của của não trái đi, mà thay vào đó dùng não phải để hiểu từ "brother" chỉ đơn giản là "brother". Để khi người Tây hỏi một cặp sinh đôi thằng nào là thằng anh thằng nào là em thì ta có thể chỉ tay vào thằng lớn hơn mà trong đầu không hề phải nghĩ gì cả.

    Thực chất đây là một kỹ năng người sử dụng giỏi nhất là một đứa trẻ - kỹ năng sao chép. Kỹ năng sao chép này sẽ chỉ sao chép giống hệt những gì mà đứa trẻ thấy được ngay cả khi nó không hiểu hoạt động nó sao chép có ý nghĩa gì. Tri thức đó có thể đến sau này hoặc không bao giờ đến cả. Nhưng hành động nó và thời điểm đó sẽ luôn được kích hoạt mỗi khi rơi vào hoàn cảnh tương tự.

    Động vật cũng có kỹ năng này. Một người nghiên cứu hành vi của động vật sắp đặt một nghiên cứu như sau. Trong vòng một tháng, người này sẽ nuôi một con chó, và mỗi khi người này muốn con chó ăn đồ ăn cho chó để ở chiếc đĩa trong góc nhà, người này sẽ dắt con chó bằng dây cổ đến đó để nó ăn. Một điểm đặc biệt là mỗi khi hoạt động đó xảy ra, người đàn ông này đều tắt đèn tuýp đi. Trong vòng mười mấy ngày đầu, người đàn ông này lặp đi lặp lại hành động đó: Dắt con chó ra chỗ ăn đồng thời tắt đèn đi. Và vào ngày cuối cùng của tháng đó, người đàn ông này chỉ tắt đèn thôi, con chó tự động đi ăn.

    Tất nhiên tôi không bảo bạn là chó, cũng như kêu bạn tắt đèn đi mỗi khi học và nghe từ mới. Nhưng bạn có thể thấy được sự tương đồng của não phải, nó như một sợi dây vô hình thúc đẩy ta hành động hoặc cảm nhận khi có những điều kiện phù hợp nhất định.

    Vây nên khi bạn học một từ mới khi nghe, hãy cố gắng đoán nó bằng cách đưa nó vào ngữ cảnh mà bạn nghe được. Việc đoán và ngữ cảnh cũng sẽ khiến bạn phần nào nhớ được hoàn cảnh mà bạn học được từ mới này. Sau đó dừng lại, đừng quan tâm đến nó nữa, coi như bạn chưa từng học từ mới này.

    Lần tiếp theo bạn nghe lại được từ này sẽ có hai trường hợp xảy ra. Nếu bạn nhớ là bạn đã từng đoán nó, vậy thì lần này hãy kiếm chứng xem cái đoán của bạn trước đó có đúng không, bằng cách gắn từ đó vào ngữ cảnh mới mà bạn nghe được. Còn nếu bạn không nhớ là bạn đã từng nghe thấy từ đó trước đó, thì không sao, bạn lại đoán lại, cho đến khi nào trở lại trường hợp một. Và mình cam đoan với bạn sớm thôi nó sẽ trở lại trường hợp một vậy nên đừng hỏi những câu ngu ngốc.

    Lần tiếp theo bạn tiếp tục gặp lại từ này, bạn lại tiếp tục kiểm chứng. Nếu như không có gì thay đổi, không có gì mâu thuẫn thì bạn có thể hơi chắc chắn rằng là bạn đoán đúng. Còn nếu bạn cảm thấy mâu thuẫn, có gì đó là lạ khi được sử dụng trong ngữ cảnh này thì bạn nên đoán lại.

    Lần thứ n bạn gặp lại từ này, vẫn tiếp tục kiếm chứng. Nếu đúng lần thứ n thì thôi khỏi nói rồi, bạn đã làm được rồi đấy. Nhưng nếu đến lần thứ n mà vẫn sai nữa thì lúc này mới tra từ điển. Và kinh nghiệm từ vô số lần bạn sai sẽ cho bạn cái nhìn đa chiều về cách sử dụng và hoàn cảnh sử dụng của ngữ nghĩa này.

    Cảnh giới thượng đẳng nhất của việc đoán từ là kể cả bạn không nghe rõ người ta nói gì, nhưng do ngữ cảnh nên bạn vẫn có thể đoán được là từ đó có tồn tại trong câu.

    Bạn cũng không nên hiểu nhầm cái đoán của mình nói với bạn. Kể cả có đoán đi chăng nữa thì bạn cũng không được phép dịch nó sang tiếng Việt và trong bất cứ trường hợp nào. Thứ mà bạn được phép làm chỉ là tưởng tượng về hình ảnh, về âm thanh, về màu sắc, về hương vị, về những thứ mà giác quan bạn cảm nhận được về từ đấy thôi. Ví dụ: "Cake" – nhớ về dịp sinh nhật gần nhất của bạn và thứ mà bạn ăn, thứ mà nến sẽ ngồi lên trên đấy chứ không phải chính nó.

    Mình cũng sẽ dạy bạn một vài mẹo để bạn có thể đoán chuẩn hơn. Trước hết bạn cần phải xác định được từ loại của từ bạn cần đoán. Kế theo đó là bạn nên xem nó đứng ở đầu cuối hay giữa câu. Tiếp, đó là bạn sẽ xác định âm hưởng của từ, hay giọng của người nói khi lướt qua từ đó. Rồi bạn sẽ sẽ đếm số âm tiết, và số âm tiết tỉ lệ thuận với mức độ phức tạp nghĩa của nó. Cuối cùng sẽ là dựa vào ngữ cảnh. Vậy thôi, còn trong quá trình bạn học sẽ còn nghĩ ra vô số mẹo khác.

    Đồng thời bạn cũng không nên hiểu nhầm việc tra từ điển, mặc dù đúng là bạn sẽ bị chi phối bởi não trái nếu như bạn tra. Mình đang nói ở đây là trong trường hợp lần thứ n rồi mà bạn vẫn có cảm giác bạn đang sai sai, thì bạn mới xem từ điển. Qua n lần, và n cái ngữ cảnh, bạn chắc hẳn đã đoán được sơ sơ ý nghĩa của từ rồi. Nên việc xem từ điển sẽ khiến bạn chắc chắn hơn được võ đoán của bạn, cộng thêm dấu ấn cực mạnh vì bạn đã sai vô số lần.

    Kết quả từ nghe não phải vô cùng to lớn mà bạn phải tự trải nghiệm để biết được. Nhưng mình xin chia sẻ luôn là ngày trước mình nghe talkshow của một ông người Tây mà sau khi nghe xong, nằm xuống ngủ được một lúc rồi mới bật dậy mở lại talkshow của ông ấy xem ông ấy nói tiếng Việt hay tiếng Anh. Đừng nói là mình không tập trung, mình nhớ được từng nội dung ông ấy nói là gì luôn. Nhưng mà vấn đề là mình không hề biết là ông ấy nói tiếng Tây hay tiếng ta.

    Rồi, vấn đề tiếp theo là nghe cái gì? Nghe cái gì ấy hả? Cái đấy thì tùy bạn thôi. Nhưng không bao giờ bạn được quên đó là kết hợp việc nghe tiếng Anh với việc mà bạn thích. Cụ thể mình đã ví dụ rồi, mình chơi game và xem phim hầu hết bằng tiếng Anh. Và bạn phải hiểu là hồi lớp ba lớp bốn mình đã xem phim nước ngoài rồi, và bạn biết đó, mình chả hiểu gì cả. Nên mình với thằng hàng xóm đã chơi trò mute tiếng đi và lồng tiếng cho nhân vật.

    Nhưng mà không một ngày nào mình ngừng lại cả. Từ một thằng trẻ con không biết gì mà bây giờ mình nghe thoải mái không vấn đề gì. Vậy thì không có lí do gì mà bạn không làm được, đấy là chưa kể bạn còn thông minh hơn mình. :D

    Mình khuyên các bạn nên nghe talkshow. Không biết vì lí do gì mình thích và muốn gợi ý cho các bạn cái này. Mình cảm thấy đây là công việc khá thư thái, bạn có thể vừa nghe talkshow vừa làm một việc gì đó khác trong lúc đó. Ngoài ra tùy theo sở thích của các bạn thì các bạn có thể lên mạng và tìm người giỏi về lĩnh vực đó mà nghe. Thích vẽ thì xem dạy vẽ, nấu ăn thì xem dạy nấu ăn, hát thì hát, chơi thì chơi, may vá thì vá may, thể thao thì thể thao.. kể cả phim người lớn cũng chơi luôn. Nhưng phải bằng TIẾNG ANH chứ không phải tiếng mẹ đẻ. Không hiểu nghe hoài rồi khắc sẽ hiểu.

    Còn nếu mà bạn bỏ cuộc sớm, mà mình cũng tin rằng đến một lúc nào đó bạn sẽ có những ý nghĩ tương tự thì chúc mừng bạn, vì ai cũng vậy, trong đó có cả mình. Vấn đề là sau đó bạn xử trí như thé nào thôi..

    Speaking

    Đây là kỹ năng quan trọng thứ hai sau Listening. Một đứa trẻ có thể nói ngay cả khi chưa biết bảng chữ cái. Và theo thứ tự đó Speaking sẽ được đặt lên trước Reading và Writing.

    Theo như câu chuyện hai tháng Singapore của mình, mình đã có thể từ một thằng ngại nói ngại giao tiếp bằng TIẾNG ANH (vì chẳng biết cái gì) thành một người nói NHIỀU bằng tiếng Anh nhưng không biết mình có nói đúng hay không. Nhưng đó cũng là cả một thành công rồi. Bởi vì phương pháp luyện tập kỹ năng này đó chính là nói nhiều, nói liên tục, nói liên hồi, thậm chí nói một mình, khiến cho người ta tưởng mình bị tự kỷ.

    Tất nhiên kỹ năng này cũng không hề thiếu đi yếu tố kiên trì và cần cù.

    Và chắc bạn cũng hiểu mình rồi nhỉ? Hiểu nhau quá rồi ấy chứ. Nếu hiểu rồi thì làm gì nữa? Đúng! Nói bằng não phải. Vậy nên trước khi bạn đọc tiếp, hãy giành ra một khoảng thời gian ngắn mà nghĩ xem là nói bằng não phải là cái trời ơi đất hỡi gì.

    Sao? Nghĩ ra chưa? Nếu như bạn nghĩ ra phương pháp nói bằng não phải giống với những gì mình sắp trình bày thì bạn thực sự bá đạo. Còn nếu bạn chưa nghĩ ra thì thôi, đọc tiếp đi.

    Một đặc tính khác của não phải ngoài khả năng nhớ sự vật sự việc thông qua mối liên hệ của nó với những thứ khác, đó chính là nhớ giai điệu. Và một nhà thơ nào đó mình không nhớ của Việt Nam đã nói như sau:

    "Thơ hay là khi mà ý thơ ta còn chưa hiểu thì nhịp thơ, lời thơ đã xâm nhập vào tâm hồn ta tự bao giờ."

    Câu nói đó không phải là ông ta đang phiêu trong vần thơ đâu, thực chất ông ấy đang giải thích cơ chế hoạt động của não phải đó. Nếu bạn muốn một bằng chứng xác thực hơn, bạn hãy lên Google tra bài thơ "Nhớ Rừng" của "Thế Lữ" và đọc nó. Đọc xong mà bạn không hề nhớ một câu nào của bài thơ bạn có thể quay lại đây đòi tiền mình.

    Bạn có biết rằng nói cũng là một dạng đặc biệt của hát không? (Thực sự là ngược lại). Bạn đã hiểu rồi chứ? Đó là cách mà ta sẽ nói bằng não phải: Thông qua giai điệu.

    Bạn đang nghĩ rằng mình yêu cầu bạn phải trở thành ca sĩ nếu bạn muốn nói giỏi tiếng Anh đúng không? Không hẳn, mặc dù đó là một cách tuyệt vời để học nói bằng não phải. Nhưng không sao, chúng ta không cần phải hi sinh tuổi trẻ như vậy nếu chúng ta không thích hát.

    Để cho dễ hiểu mình sẽ ví dụ như sau. Mặc dù mình không thích cách học tiếng Anh của Bộ Giáo dục nước mình, nhưng thông qua đó mà mình có thể dễ dàng đưa ra ví dụ.

    Biết bao nhiêu thế hệ học sinh Việt Nam chắc chắn không thể nào quên được giai điệu khi ta học bảng chữ cái tiếng Anh. Nhưng có một thứ thậm chí còn khắc sâu hơn cả nó.

    "How are you?"

    "I'm fine, thank you. And you?"

    OK, mình ổn. Thế nhưng mà ngày hôm sau gặp lại vẫn:

    "How are you?"

    "I'm fine, thank you. And you?"

    Cái quái gì vậy? Đồng ý là nó đúng. Nhưng mà.. cái quần què gì thế? Tại sao cứ "How are you?" thì y như rằng là "I'm fine, thank you. And you?" Thực trạng học sinh Việt Nam cứ người Tây hỏi "How are you?", hỏi vặn vẹo kiểu gì, hỏi thời gian nào, câu trả lời vẫn là: "Àm phai, thanh kìu. Èn díu?"

    Mình không biết thực trạng ở các tỉnh khác ra sao. Nhưng ở Hà Nội này nó đã trở thành một câu nói bất hủ. Học sinh thủ đô đã bị tẩy não, đồng thời họ lúc nào cũng ổn.

    Ngay cả những người bản địa với nhau họ cũng phải có một khoảng thời gian để suy nghĩ câu trả lời. Nhưng không! Việt Nam mình chắc một câu như đinh đóng cột và gần như không cần thời gian suy nghĩ: "Tôi ổn. Còn mày?"

    Buồn.. Nhưng ví dụ trên đã chứng minh tính vần điệu của những câu nói thường ngày, và cách mà nó ảnh hưởng đến lời nói của chúng ta.

    Đó, học như vậy là bạn sẽ nói giỏi như người bản địa. Cứ học y như vậy..

    Đùa thôi, mình sẽ chỉ bạn ngay đây.

    Cách học của học sinh Việt Nam bây giờ chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào công thức, thầy cô giáo cũng sẽ chỉ đánh giá học sinh thông qua việc thuộc công thức và vận dụng công thức. Bất cứ một sự phá cách, sáng tạo nào ngoài khuôn khổ sẽ đều tính là sai. Vậy nên học sinh từ mình khóa mình lại trong công thức và công thức, không chịu tìm tòi những cấu trúc mới mẻ hơn.

    Mình không hề nói là S+V+O là công thức gò bó, mình chỉ muốn chỉ ra rằng học sinh bị lệ thuộc vào nó quá nhiều. Và hầu hết câu nói của họ cũng đều chỉ dựa đúng như thế này, không hơn không kém. Trong khi các bạn có thể nhìn lại văn nói bình thường của Việt Nam, chúng ta thường xuyên dùng các câu rút gọn, thiếu đi một số thành phần trong câu nhưng lại làm cho câu văn đa dạng và gần gũi hơn.

    Và chính cách nói theo công thức này sẽ giết chết bất kì một cuộc nói chuyện nào của bạn với người nước ngoài, hoặc ít nhất thì bạn sẽ không thể ghi điểm trong mắt người ta.

    Một vấn đề nữa với cách nói mang tính toán học, gò bó đó là học sinh sẽ thường mất thời gian để nhớ về nó rồi mới sử dụng. Trong khi những cuộc nói chuyện xã hội sẽ không cho bạn thời gian suy nghĩ, cũng như yêu cầu câu nói của bạn phải có chất lượng. Và.. ừm.. hậu quả.. ừm.. ờm.. sẽ là.. ờ.. bạn sẽ phải.. ờ.. ừm.. ngừng lại khi.. ờ.. nói chuyện. Khó chịu đúng không?

    Khi mới luyện thi IELTS, thầy giáo dạy nói của mình đã từng mất kiên nhẫn đến nỗi đập bàn khi nghe mình cứ nói được một từ rồi lại ngâm thơ. Bởi vì khi đó mình còn phải nghĩ xem mình sẽ nói như thế nào, rồi công thức gì.

    Có bao giờ bạn nói chuyện với bạn của bạn về bộ phim mà bạn mới xem mà lại phải nghĩ xem bạn sẽ nói như thế nào không? Không. Bạn nói cùng một lúc với việc nghĩ, và câu nói của bạn vẫn có sự trôi chảy nhất định. Tại sao tiếng Anh lại không như vậy? Đó là bởi vì bạn dùng nó chưa nhiều. Nếu ngày nào bạn cùng dùng nó thì khắc thời gian nghĩ của bạn sẽ giảm lại, và bạn sẽ nói chuẩn hơn.

    Mình xin lấy hai ví dụ từ thầy Daniel Heuer trên youtube:

    "She sells sea shell by the sea shore."

    "How much wood would a woodchuck chuck if a woodchuck could chuck wood."

    Đọc được nó bạn sẽ phải mất một thời gian đấy. Nhưng bạn có nhận thấy giai điệu trong hai câu nói đó không. Ban đầu bạn đọc líu cả lưỡi lại, ngắc ngứ, rồi nói chung là khó chịu. Nhưng khi bạn đọc nhiều, đọc đi đọc lại thì nó lại nghe rất xuôi tai và thậm chí bạn còn thuộc luôn nó. Mục đích của việc nói tiếng Anh bằng não phải cũng như vậy, nếu như bạn có thể thuộc mọi câu nói giống như hát, vậy thì việc nói tiếng Anh đâu còn có khó khăn gì đâu.

    À không, nó chỉ không khó sau khi bạn đã "hát" đủ lâu thôi. Kiên trì và cần cù, bền bỉ, ngày qua ngày nói không ngừng.

    Sau khi bạn đã hiểu nói bằng não phải như thế nào. Bây giờ chúng ta sẽ đi đến trả lời câu hỏi thứ hai: Nói cái gì?

    Nhưng trước đó mình cần phải giới thiệu mới đối với bạn. Đó là khái niệm về Collocations. Đại khái bạn chỉ cần hiểu rằng Collocation nó có nghĩa là những từ mà nhất định phải đi với nhau thì nó mới có nghĩa được.

    Ví dụ như trong tiếng Việt, người ta nói "uống thuốc" chứ không ai nói "ăn thuốc", còn trong tiếng anh thì người ta nói là "take medicine" chứ không phải "drink medicine". Cũng như người ta nói "Strong wind" chứ không ai nói "Heavy wind", nói "Serious trouble" chứ không phải "True trouble". Và còn vô số ví dụ khác mà người mới học tiếng Anh bao giờ cũng dùng sai, mặc dù vậy người bản địa vẫn hiểu ta đang ám chỉ cái gì và sẽ sửa sai cho ta.

    Như vậy, khi bạn "hát" tiếng Anh, giai điệu cùng với lời bài hát đó sẽ luôn đi khớp với nhau. Và nếu bạn học "đủ nhiều" thì bạn sẽ tự biết rằng collocation của các từ, tự biết từ nào hay đi kèm với từ nào. Bởi vì giai điệu bảo bạn vậy.

    Có rất nhiều trường hợp mà bạn quên mất giai điệu của một đoạn nhạc, nên bạn cố hát đoạn trước đó để bắt nhịp vào đoạn mà bạn quên. Tương tự như vậy, việc nói tiếng Anh nhiều và thường xuyên sẽ giúp bạn có được giai điệu trong đầu, và hễ cứ nhắc đến một từ cụ thể, thì bạn sẽ nhớ ngay ra từ đi kèm với nó. Giống như "I'm fine" thì sẽ đi kèm "And you?" ấy.

    Hồi mình học tiếng Anh ở trung học phổ thông, năm ấy thi trắc nghiệm. Mình xin chia sẻ với bạn luôn, rằng khi ôn bài với bọn cùng lớp mình chả hiểu bọn nó nói gì cả. Một đống công thức và dấu hiệu nhận biết khi nào thì dùng. Nghe lùng bùng mà ngứa hết cả tai. Mình thi bằng một phương pháp khác hẳn.

    Đến cả thầy giáo chữa bài gọi mình lên trả lời, mình trả lời xong thầy hỏi dùng công thức nào mà mình cứ đứng đờ ra, chẳng biết trả lời thế nào. Vì mình có biết công thức gì đâu. Và mình đã trả lời như sau:

    "Dạ, em làm theo cảm tính ạ."

    Và đúng là mình làm theo cảm tính thật. Bởi vì chỉ đơn giản là mình đã nghe đi nghe lại cái "công thức" đó hàng nghìn lần rồi, nói hàng nghìn lần rồi nên mình chỉ biết nó sẽ là đáp án đúng thôi. Chứ bảo mình giải thích thì mình chịu chết.

    Cảnh giới cao nhất của việc nói bằng não phải đó chính là vấn đề mà cả những người học tiếng Anh lâu năm cũng hay nhầm nhọt. Đó là Collocation liên quan đến chia động từ. Kiểu như "refuse to V" hay "deny Ving" ấy. Tất nhiên cảnh giới đó cũng bao gồm việc trò chuyện với người Tây như thể mình sinh ra ở đất nước của người ta vậy.

    Quay trở lại với câu hỏi: Nói cái gì? Cũng giống như nghe, bạn nên nói những gì mà bạn yêu thích. Cố gắng kiếm một người đối tác trung thành và đáng tin cậy để công việc nói tiếng Anh không biến bạn trở thành một người tự kỷ.

    Nếu bạn nói một mình. Mình khuyên bạn nên đọc to rõ thành tiếng những văn bản bằng tiếng với độ dài đa dạng. Kế đến là kết hợp kỹ năng nói với kỹ năng nghe. Người ta nói gì thì trong mồm bạn cần phải lẩm bẩm lại những gì người ta nói ngay.

    Mình không muốn chia sẻ cái này nhưng mình nghĩ chắc nói cũng không vấn đề gì. Đại khái là mình nghĩ kỹ năng nói của mình đến nhiều từ việc mình nói một mình nhiều hơn. Có ba thứ mình hay làm khi nói chuyện một mình. Thứ nhất là nói lại những gì mình viết với luyến láy đầy đủ, nói lại văn bản mà mình đang đọc. Thứ hai là nói lại những câu nói ngầu lòi của những nhân vật trong phim hay trong game với đúng âm vực, hoàn cảnh như đang đóng phim ấy. Còn thứ ba thì thực sự.. thực sự giống một thằng tự kỉ không hơn không kém.

    Bạn có thể hỏi mình rằng chỉ với những hành động kì quặc đó mà mình có thể giỏi tiếng Anh được sao? Nhưng đó là sự thật. Mình không hề học thêm hay học phụ đạo gì cả, chỉ học ở trên lớp. Mà trên lớp mình cũng toàn ngủ. Có mỗi IELTS là mình học nghiêm túc, nhưng nó cũng chỉ kéo dài một năm rưỡi. Nhưng một năm rưỡi so với mười hai năm của người bình thường thì mình tự tin mình giỏi gấp họ bội lần. Tất cả chỉ nhờ những hành động kỳ quặc kể trên, trong suốt mười hai năm ròng rã.

    Còn nếu bạn nói với đối tác của bạn hoặc người dạy bạn thì tốt nhất là bạn cứ cố gắng nói thả cửa. Sai càng nhiều càng tốt để người ta còn sửa cho bạn. Có hơi kì lạ nhưng khoảnh khắc mà bạn nhận ra đối tác của bạn giỏi nói hơn bạn rất nhiều, khoảnh khắc đó cũng là lúc mà bạn bắt đầu có tiến triển trong việc học tiếng Anh của bạn.

    Tóm lại không cần biết bạn nói cái gì hay bằng cách nào. Hãy biết nó thành một việc tự nhiên như khi bạn thở. Bởi vì khi bạn tập nói những tiếng đầu tiên của cuộc đời bạn, rồi sau đó nữa, bạn không ngừng nói chuyện để nâng cao hơn vốn từ ngữ của bạn. Vì vậy bạn cũng sẽ làm vậy với tiếng Anh.

    Hãy nhớ đến giai điệu, bởi tiếng Anh thực chất cũng là một thứ tiếng nghe quý tộc và đầy trìu mến. Có thể du dương, có thể buồn tủi, nhưng tiếng Anh là một thứ tiếng đẹp. Khoảnh khắc hạnh phúc nhất trên con đường học tiếng Anh chính là cuộc trò chuyện đầu tiên với nước ngoài mà cả bạn và hắn đều có được một khoảng thời gian tuyệt vời với cuộc nói chuyện.

    Đôi lời trước khi bước vào hai kỹ năng cuối.

    Hai kỹ năng tiếp theo mà bạn chuẩn bị học, kỹ năng đọc và kỹ năng viết là hai kỹ năng khiến cho mình mâu thuẫn rất nhiều. Lí do là bởi vì ngoài việc dùng não phải là một điều chắc chắn, nó còn có sự hỗ trợ không thể thiếu của não phải.

    Khi bạn đọc một cái gì đó, bạn không ngừng đặt ra những câu hỏi như là: Ai, cái gì, như thế nào, khi nào, ở đâu, ra sao.. Và chính những hoạt động đó sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về thông tin mà bạn muốn tìm hiểu. Hoạt động đặt câu hỏi đó chắc chắn sẽ mang nặng dấu ấn của não trái. Còn viết thì khỏi bàn luận rồi, nếu như bạn viết mà không dùng não trái thì mình e là bạn đang vẽ chứ không phải là đang viết.

    Vậy nên câu hỏi đặt ra là: Học bằng não phải kiểu gì khi những hoạt động này cần đến não trái? Thế nhưng bạn cần phải hiểu là não người là một khối, một cặp và việc phân chia bán cầu não chỉ mang tính chất tương đối. Mặc dù chức năng của mỗi bán cầu là khác nhau xong nó vẫn là một bộ não thống nhất. Có nghĩa là trong não phải có não trái, trong não trái thì có não phải.

    Và mình cũng nhấn mạnh rằng nếu bạn muốn học tiếng Anh giỏi thì bạn cần não phải để nhớ, chứ không nói rằng bạn không được học bằng não trái, nếu như nó bằng một cách nào đó bổ ích cho bạn.

    Dù ít hay nhiều, mặc dù mình ca ngợi công lao của não phải trong việc học tiếng Anh, nhưng nếu một người biết cách sử dụng cả não trái nữa thì họ mới thực sự là một con người giỏi, bởi vì con người luôn thay đổi và thích ứng chứ không phải nghe theo mệnh lệnh như một cái máy.

    Bạn hiểu rồi chứ? Bạn có ý kiến gì với mình không? Mình hy vọng là không.

    Bằng những hiểu biết chưa bao giờ được giảng giải bởi các thầy cô giáo bên trên, mình muốn bạn hãy nghĩ ra cách để học hai kỹ năng tiếp theo bằng cách riêng của bạn. Bởi vì mình muốn nói rõ rằng hai kỹ năng tiếp theo mỗi người sẽ có những cách học khác nhau.

    Nếu như nghe và nói có thể bắt chước được (một khả năng của não phải) thì kỹ năng đọc và viết sẽ phân biệt người khá và giỏi, bởi vì ở đây bạn sẽ phải tự tạo ra phương pháp học hiệu quả cho bạn.

    Sau đây sẽ là một chút hướng dẫn của mình.

    Reading

    Cho bài viết ngắn sau: "Trước hết là bổ nhiệm và cũng là từ dễ hiểu nhất trong ba từ. Đó là hành động của một cá nhân có chức vụ cao hơn trong bộ máy nhà nước chọn một người vào vị trí cấp dưới của mình. Có thể sẽ có một số bạn sử dụng nhầm ngữ cảnh nên mình cũng sẽ nói luôn cách sử dụng. Bổ nhiệm chỉ dùng để nói đến việc phân phối cơ cấu trong bộ máy nhà nước chứ không được sử dụng ở những trường hợp khác như là" cô giáo chủ nhiệm bổ nhiệm lớp trường, lớp phó ", bắt buộc phải là" bộ trưởng bổ nhiệm một vị lãnh đạo cấp cục hay cấp tổng cục ". Ngoài ra từ này cũng hay được sử dụng ở trong các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam). Vậy nên đừng bạn nào lẫn lộn nhé, đang yên đang lành lại nói:" Tôi bổ nhiệm cậu làm bạn thân tôi." "(trích Bầu, bầu cử, bổ nhiệm khác nhau như thế nào – Yuukirito Trịnh)

    Đây là một đoạn trích bài viết của mình ở diễn đàn. Và mình sẽ dùng nó làm ví dụ.

    Là một người bình thường chưa học những kiến thức liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước sẽ hiểu 90 – 95% đoạn văn trên. Phần còn lại là những khái niệm không thông dụng hoặc chỉ đơn gian là các bạn chưa gặp nó và không sử dụng bao giờ. Cụ thể là khái niệm từ bổ nhiệm.

    Vốn dĩ kỹ năng đọc là kỹ năng thu thập thông tin. Nên giả sử đoạn văn kia bằng tiếng Anh, và bạn đang thu thập thông tin về sự khác nhau giữa bầu, bầu cử và bổ nhiệm. Và New word (từ mới) ở đây sẽ là từ Appoint/Designate (bổ nhiệm).

    Hầu hết các từ ngữ đoạn văn trên đều khá đơn giản ngoại trừ từ mới ra. Và bạn đọc có thể dễ dàng hiểu ngay cả khi không đoán được nghĩa của từ mới. Ý mình là bản thân từ Designate bạn không hề hiểu nó là gì, nhưng những câu tiếng Anh sau đó sẽ miêu tả cho bạn hiểu biểu hiện của hoạt động Designate. Và chính vì vậy bạn hiểu Designate là gì.

    Suy ra hoạt động đọc nó rất giống hoạt động nghe. Và bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách học nghe của bạn cho cách học đọc. Thế nhưng hoạt động đọc là có một điểm trừ lớn khiến cho nó nâng cao hơn kỹ năng nghe: Giấy trắng mực đen.

    Đúng vậy, giấy trắng và mực đen. Một trong những công cụ tuyệt với nhất để phá vỡ sự thú vị. Não phải ưa thích những thứ được hình tượng hóa, bay bổng và dễ hiểu hơn là những đoạn" mật mã "đó. Vậy nên hoạt động đọc nếu không vì một mục đích nào đó rõ ràng thì sẽ rất dễ nhàm chán và dẫn đến quên nhanh.

    Một sự thật rằng khi bạn đọc truyện tranh bằng tiếng Anh, sách tranh ảnh có chú thích bằng tiếng anh, thậm chí là những bài thơ của người Tây thì bạn sẽ nhớ nó rất lâu hơn mặc dù bạn có thể chưa hiểu ý nghĩa của nó. Vậy nên trong trường hợp bạn bắt buộc phải đọc những thứ nhàm chán, bạn cần phải hình tượng hóa nó lên, giống như khi bạn đọc tiểu thuyết mà bạn liên tục phải tưởng tượng ra khung cảnh và nhân vật.

    Mình muốn lấy một ví dụ ở trong cuốn:" Tôi tài giỏi, bạn cũng thế "của Adam Khoo.

    " Ví dụ: Bạn phải ghi nhớ việc Napoleon bị đánh bại trong trận chiến Waterloo. Tên "napoleon" có thể được chua thành các âm tiết "na", "po", le "," ông ". Vậy thì bạn có thể hình dung Napoleon như một ông già tay phải cầm quà na, đầu đội quả bơ, tay trái cầm quả lê. Waterloo (địa điểm) có thể được chia thành hai âm tiết" Water "và" loo ". Để ghi nhớ, bạn có thể hình dung một cái lu (loo) nước (water) Đế nhớ rằng Napoleon bị đánh bại trong trận chiến Waterloo, chỉ cần đơn giản liên kết 2 hình ảnh trên lại với nhau trong một câu chuyện nghịch lý. Bạn có thể tưởng tượng hình ảnh một ông già tay trái cầm quả na, đầu đội quả bơ, tay phải cầm quả lê bị rơi tõm vào lu nước." (Trích trang 96 cuốn "Tôi tài giỏi bạn cũng thể."

    Thông qua đó, bạn cần phải mường tượng nếu bạn muốn nhớ lâu.

    Một vấn đề quan trọng nữa của kỹ năng đọc đó là bạn sẽ một bước nữa gần hơn với việc tiếp thu văn hóa của người nước Anh nói chung và người nước ngoài nói riêng. Bởi vì văn viết khác hẳn văn nói, cứ mỗi lần bạn đọc một bài báo tiếng Anh là một lần bạn được tiếp xúc với nền văn hóa của họ.

    Đồng thời, mối quan hệ giữa kỹ năng đọc và hai kỹ năng trước đó là mối quan hệ hai chiều. Để có thể đọc và hiểu được toàn bộ ý nghĩa của một văn bản, bạn cần phải có một vốn từ vựng đủ nhiều. Và để làm được như vậy bạn cần phải nghe và nói đến một mức độ nào đó để có được lượng từ vụng cần thiết. Ngược lại, kỹ năng đọc cũng sẽ tác động ngược trở lại hai kỹ năng trên, bởi nó bổ sung những kiến thức còn thiếu cho những từ mà bạn đoán khi nghe hoặc cái nhìn sâu hơn về những câu thành ngữ mà bạn nói.

    Ok, bây giờ đọc cái gì bây giờ?

    Đọc cái gì mà bạn thích. Và mình nhấn mạnh là bạn phải thích. Phải thích thì đọc mới hiệu quả. Chứ cứ đi search BBC với báo mạng thì mình e là bạn sẽ bỏ cuộc sớm mất. Thích gì đọc nấy là tốt nhất. Nếu như bạn có điều kiện thì lại áp dụng kỹ năng đoán từ trước khi xem từ điển. Cần thiết thì bạn nên có một tờ giấy và một cái bút cho trường hợp bạn muốn "Play with the words". Đó là một phương pháp hay khi bạn đặt câu với từ mới.

    Nắm vững những gì mình đã nói ở trên bạn cần phải tự nghiên cứu và tạo ra phương pháp học hiệu quả cho bạn. Đừng quên thêm một ít cần cù và kiên trì vào.

    Writing

    Bạn còn nhớ lần đầu tiên học môn tập làm văn hồi ở tiểu học. Cảm giác thế nào? Khó khăn hay dễ dàng? Mình có thể tự tin rằng đa số học sinh đều ghét môn tập làm văn và sẽ bầy đủ các thể loại mưu hèn kế bẩn ra để đạt được điểm số tốt nhất mà không cần phải cố. Bởi vì cố cũng vẫn khó. Mình xin nêu đại diện một số việc mà mình đã làm:

    1. Nhờ mẹ viết hộ.

    2. Chép văn mẫu.

    3. Viết trước ở nhà rồi lên lớp đánh tráo với tờ giấy trắng.

    4. Viết hết mình trong giờ kiểm tra nhưng chỉ đươc một mặt giấy.

    5. Để giấy trắng.

    Quá khứ của mình với môn tập làm văn không quá ngọt ngào. Mình của quá khứ chắc chắn không thể nào mà tin được là mình lại đang ngồi viết phương pháp học tiếng Anh cho các bạn.

    Về cơ bản, ai cũng có một giai đoạn bắt đầu phải tập viết, đặc biệt là học sinh tiểu học. Đã từ lâu những bài văn của học sinh tiểu học đã là trò cười được đăng đầy trên mạng:

    "Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần

    Bài làm: Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.

    Đề: Tả cái cặp đi học.

    Bài làm: Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!"

    Yeah.. Cái này.. thực sự là mệt mỏi.

    Khi đó, vốn từ vựng của đứa trẻ không quá nhiều, cộng thêm vốn hiểu biết về xã hội vẫn còn trẻ con và đơn giản nên có thể dễ hiểu về thành quả mà chúng tạo ra. Nhưng đó cũng là những viên gạch đầu tiên rất quan trọng cho việc viết lách sau này.

    Đặt trong mối tương quan với tiếng Anh, khi bắt đầu mới viết lách ai trong chúng ta cũng vậy. Và một điều chắc chắn rằng nếu bạn chỉ học ngữ pháp không thôi thì bài văn của bạn đối với người nước ngoài sẽ chỉ giống như một đứa trẻ con năm tuổi. Hãy nhớ lại cách mà bạn đã học viết văn từ trước đến nay (văn tiểu học, văn trung học, văn nghị luận xã hội, cảm thụ văn học, văn phân tích) Bạn nên học viết đúng như quá trình tuần tự như vậy, thay vì bạn cứ nhảy vào học ngữ pháp một cách mù quáng.

    Học ngữ pháp chỉ cho bạn tri thức về nhiều nhất là ba bốn câu đứng cạnh nhau, chứ ở tầm cỡ một lá thư hay một văn bản học thuật thì mình e là ngữ pháp không kham nổi. Bởi lẽ kể cả khi bạn biết ngữ pháp thì bạn cũng không biết cấu trúc của văn bản ra sao, cách sắp xếp câu cú, và vô số các nguyên tắc khác của người Tây khi viết văn bản.

    Tóm lại, học tuần tự như hồi bạn học Tiếng Việt.

    Lưu ý rằng viết lách là kỹ năng khó nhất trong tiếng Anh chỉ sau nói. Bạn nên cân nhắc có được một lượng từ vựng cần thiết và ba kỹ năng còn lại của bạn phải ở dạng khá giỏi để có được một bài văn chất lượng.

    Một điều cần lưu ý khác là viết khá giống nói. Nếu như bạn nói giỏi thì khả năng cao là bạn cũng sẽ viết được. Sau cùng thì bạn cũng chỉ chuyển lời nói của bạn lên trên giấy thôi mà. Thế nhưng trên con đường học hai kỹ năng này của bạn thì bạn cần lưu ý rằng có một sự khác biết rất lớn giữa văn nói và văn viết. Nhớ kỹ điều này trong đầu bạn. Còn trong quá trình học bạn sẽ phát hiện ra là nó khác nhau ở chỗ nào.

    Cuối cùng, phương pháp học vẫn phải là do bạn tự nghĩ ra thôi.

    Những điều cần lưu ý:

    Lưu ý thứ nhất, ngoài bốn kỹ năng trên, bạn cần phải có thêm một hoạt động nữa cũng không kém phần quan trọng. Đó chính là bổ sung cho vốn từ vựng của bạn (Vocabulary).

    Vấn đề này xứng đáng một topic riêng của nó, tách biệt hẳn với bốn kỹ năng kia. Từ vựng có được từ bốn kỹ năng đó không phải là ít, nhưng không bao giờ là thừa khi bạn chủ động học thêm những từ vụng mới thay vì thụ động chờ cho người ta nói từ mới ra.

    Nên nhớ rằng bạn nên học từ vựng theo những gì mà mình đã chỉ các bạn đó là học bằng não phải. Mặc dù mình nhắc N lần rồi nhưng mình sẽ vẫn nhắc lại, đó là học từ mới bằng phương pháp liên tưởng, tưởng tượng. Khi bạn học một từ mới, hãy nghĩ về màu sắc, hình dạng, mùi vị, tính chất và công dụng của nó ở trong đầu của bạn dưới dạng hình ảnh. Nếu được thì hãy gắn nó vào một câu chuyện để bạn có được một ấn tượng nhất định cho nó.

    Đấy là về hình thức, còn phương pháp học từ vựng thì bạn nên học nó theo các cách mà trên mạng vẫn hay chỉ như là mỗi ngày 5 – 10 từ mới, hay là học từ vựng theo chủ để. Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng Appcake và Lisa đẻ luyện thêm từ mới, hoặc dùng những trang web mà nó đưa từ mới cho bạn mỗi tiếng đồng hồ trồi đi. Một tỉ cách.

    Bạn nên chọn cách nào mà bạn cảm thấy thoải mái, mà trên hết là bạn phải yêu thích nó. Tránh việc suy nghĩ rằng mình phải học từ mới vào ngày này giờ này vì nó sẽ nhanh chóng bào mòn sự kiên trì của bạn mà hãy nghĩ rằng nó chỉ là một hoạt động bình thường thôi.

    Lưu ý thứ hai, cần có một khoảng thời gian tương đối trước khi việc học của bạn mới thực sự có hiệu quả. Vậy nên đừng gục ngã trước cửa thiên đường.

    Lưu ý thứ ba, bạn nên học kỹ năng nói và nghe trước khi học kỹ năng đọc và viết một khoảng thời gian tương đối. Ít nhất cho đến khi nào mà bạn cảm thấy thoải mái.

    Lưu ý thứ tư, For the love of god hãy dùng từ điển Anh - Anh

    <Sẽ cập nhật thêm những lưu ý mới nếu bài viết được nhiều người quan tâm>

    After note

    Không ai nói học tiếng Anh là dễ cả. Thực chất học cái gì cũng vậy. Nhưng nếu bạn thực sự dành thời gian cho nó thì thực sự chằng có gì là khó cả. Bạn thấy tất cả những gì mình viết bên trên có phải ai cũng nghĩ ra được không. Thực chất là ai cũng nghĩ ra được, nhưng họ không chịu suy nghĩ. Còn mình thì đã ngồi tập hợp và hệ thống lại những gì là đúng và kể cho các bạn. Nếu ai cũng biết ngồi lại và suy nghĩ về những gì họ sẽ làm, phương pháp mà họ sẽ sử dụng thì có lẽ ai cũng giỏi hết rồi.

    Triết học nói rằng cái gì cũng cần có phương pháp của nó. Cho dù nó là học vẽ, học hát, học nấu ăn, học thể thao, học gì cũng vậy. Luôn luôn có một cách nào đó để làm cho công sức bỏ ra là ít nhất mà vẫn phải đạt được kết quả tối ưu. Quan trọng là phải biết dừng lại mà nghĩ, chứ không phải cứ vô phương hướng mà đuổi theo nó.

    Mình biết rằng nó có thể gian nan, nhưng khi bạn mà bạn thành công trong việc biến nó thành ngôn ngữ thứ hai của bạn. Cả thế giới sẽ mở ra cho bạn với hàng ngàn sự lụa chọn, hàng ngàn nghề nghiệp, hàng tấn cộng đồng, hàng trăm loại người mới. Hoặc chỉ đơn giản là bạn xem phim không cần sub.

    Chặng đường mà các bạn sắp đi sẽ còn vô vàn điều thú vị. Mình cam đoan là vậy. Hãy tin lời của một người học tiếng Anh đẳng cấp như mình :D

    Cuối cùng, những ai đã, đang và sẽ học tiếng Anh, mình có một lời dành cho các bạn..

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    * * *

    Làm ơn hãy đọc truyện của mình viết trên diễn đàn.

    Nếu như bạn thấy bài viết này hữu ích thì khả năng cao bạn của bạn cũng sẽ thấy vậy. Hãy chia sẻ những gì bạn đọc được cho mọi người xung quanh, đừng giữ nó cho riêng mình.
     
    Yên Vũ, Na1110, Lethao_19016 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng năm 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. Trancy

    Bài viết:
    2
    Thật hữu dụng ạ
     
    Yuukirito Trịnh thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...