Bình Luận Nét Đẹp Cổ Điển Và Hiện Đại Trong Tràng Giang - Huy Cận

Thảo luận trong 'Văn Thơ' bắt đầu bởi bunrieucua, 24 Tháng mười 2018.

  1. bunrieucua

    Bài viết:
    8
    Huy Cận, tên thật là Cù Huy Cận, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới 1930-1945. Trước cách mạng tháng Tám, thơ ông mang một nỗi sầu khó tả, nỗi sầu về kiếp người và luôn ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, vạt vật cùng các tập thơ tiêu biểu như "lửa thiêng"... "vũ trụ ca" Tràng giang là một trong những bài thơ đắc sắc nhất của "lửa thiêng", được sáng tác khi nhà thơ đứng bên bờ bãi song Hồng, lặng ngắm dòng nước trôi mà lòng buồn vời vợi. Có lẽ cũng vì vậy, bài thơ vừa đậm nét cổ điển lại vừa mang nét hiện đại.

    Ngay từ nhan đề, người đọc đã có thể nhận ra nét cổ điển của bài thơ. "tràng giang", tại sao lại là "tràng giang" mà không phải là "trường giang"... "tràng giang" là một cách nói chệch đi của tác giả, để cho hai vần ang nối tiếp nhau, cứ thế đè lên nhau, khiến con sông không chỉ là "trường giang", mà còn vô cùng mênh mông, rộng lớn, trải dài tới vô tận. Bên cạnh đó, lời đề từ cũng mang đậm vẻ cổ điển "Bâng khuâng trờ rộng nhớ sông dài". Tại sao lại bang khuâng? Phải chăng là do "trời rộng" và 'sông dài "? Phải chăng là do thiên nhiên quá rộng lớn, dòng song kia quá mênh mông, nên tác giả mới bất chợt" bang khuâng "trong cái không gian to lớn hung vĩ ấy? Và phải chăng đó là sự cô đơn? Khi các nhà thơ xưa thường ẩn mình sau thiên nhiên, tìm về thiên nhiên để hòa nhập, thì Huy Cận, một nhà thơ mới, lại tìm tới thiên nhiên để giãi bày tâm tư, để" bang khuâng ". Đó là vẻ đẹp hiện đại được ẩn sâu trong tinh thần của tác phẩm.

    " Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

    Con thuyền xuôi mái nước song song "

    " Sóng "là hình ảnh quen thuộc trong cổ thi, nhưng sóng của Huy Cận không phải là" sóng gợn lưng trời "..." sóng quẫy đại dương ", cũng chẳng phải là" sóng xô sóng vỗ "trong thơ của Đỗ Phủ. Sóng ở tràng giang, lại là sóng" gợn ". Đó là những con sóng lăn tăn, bé nhỏ trên mặt sông mênh mông. Cùng với biện pháp đảo ngữ, những con sóng ấy như cứ gợn mãi, gợn mãi, lan tỏa khắp không gian, lan vào cả tầm nhìn thi nhân, vỗ cả vào lòng người đọc một nỗi buồn điệp điệp. Điểm xuyết trên mặt sông là một" con thuyền xuôi mái ", để lại trên tràng giang là một vệt nước song song. Đó là nghệ thuật chấm phá trong thơ cổ. Hai từ" song song "hợp cùng với" điệp điệp "ở câu thơ trên mang đậm sắc thái cổ kính. Chúng tạo nên sự hòa âm, gợi cảm giác về một nỗi buồn trải ra vô tận, mở ra hai chiều, chiều dài ở hai từ song song và chiều rộng ở từ điệp điệp. Dòng sông cứ ngút ngàn, vô tận, còn nỗi buồn thì cứ đong đầy trong thâm tâm tác giả. Có lẽ bởi buồn, nên sau đó tác giả mới viết" thuyền về nước lại sầu trăm ngả ". Thuyền và nước vốn gắn liền với nhau nhưng với 2 động từ trái ngược" về "và" lại ", thuyền và nước bỗng trở nên xa cách. Bất giác người đọc lại nhớ về câu thơ cũng có hai sự vật gắn liền bỗng chia xa của Hàn Mặc Tử" gió theo lối gió, mây đường mây "Và sự chia lìa ấy để lại một nỗi" sầu trăm ngả ". Đó là một hình ảnh ẩn dụ nỗi sầu trải khắp không gian, không có kết thúc, không có tận cùng, vẫn tiếp tục chảy như đã chảy từ muôn thuở. Con thuyền như mệt mỏi, không buồn lái, buông xuôi để nước cuốn trôi, rồi sẽ về đâu? Bao giờ nó mới để ý đến dòng nước bên dưới nó kia? Bao giờ mới thuyền không còn về nước không còn lại? Tới bao giờ những con sóng lòng kia mới dừng gợn, mới không để lại vệt nước song song? Nỗi buổn ấy bao giờ sẽ cạn? Quả đúng như Hoài Thanh nói," thiên nhiên trong thơ mới đẹp, nhưng buồn tê tái ". Dòng sông tràng giang, sớm đã thành dòng sông tâm trạng.

    Giữa những câu thơ mang đậm vị cổ điển ấy, xuất hiện một hình ảnh hết sức sáng tạo và hiện đại" củi một cành khô lạc mấy dòng ". Đúng là Huy Cận đã" làm thơ với những cái hình như không có gì nên thơ ". Củi chỉ là một thanh gỗ đã chết, còi cọc, gầy guộc, nhưng lại được Huy Cận đảo ngữ lên đứng đầu, để nó trôi nổi giữa dòng nước, để nó lạc giữa tràng giang. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, tội nghiệp, vô vọng, lạc lõng giữa khoảng trời mênh mông Sự lạc long ấy len vào từng từ trong câu thơ, với từ cành cho sự nhỏ bé, từ khô cho sự cạn kiệt sức sống, lạc cho bơ vơ, và mấy dòng cho sự chấp chới, vô định. Những cành củi khô bé nhỏ lạc lõng giữa dòng tràng giang ấy liệu có phải chăng là giống với hình ảnh" hoa trôi man mác biết là về đâu "mà Kiều đã nhìn thấy trong thơ xưa? Và phải chăng Huy Cận nhìn cành củi lạc long bơ vơ giữa dòng sông mênh mông mà nghĩ đến những kiếp người nhỏ bé, chơi vơi, lạc lối giữa cuộc đời rộng lớn này? Đó là nỗi sầu buồn của cả thời đại những nhà thơ mới, lạc lối, không tìm được lối thoát.

    Không gian của tràng giang không chỉ còn là ở mặt sông, mà đã lan sang bên bờ sông:" Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu ". Tràng giang có thêm sự xuất hiện của" cồn ", nhưng lại là" lơ thơ ", và lại là" nhỏ ". Tưởng chừng có thêm sự vật xuất hiện thì không gian rộng lớn ấy sẽ được thu nhỏ đi, sẽ được lấp đầy khỏi sự trống trải, nhưng không, sự thưa thớt của cồn chỉ tô thêm đậm sự mênh mông vô tận của tràng giang, của không gian. Ta đã từng gặp từ" đìu hiu "trong Chinh Phụ Ngâm khúc

    " Non kì quặn quẽ trăng treo

    Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò "

    Huy Cận đã mượn hai từ đìu hiu để diễn tả sự lạnh lẽo, rung mình của sóng nước tràng giang, mượn hơi lạnh ngập tử khí của chiến trường từ Chinh Phụ Ngâm để vẽ ngọn gió lạnh buốt, hơi lạnh, hiu hắn ở tràng giang. Để rồi, tác giả phải thốt lên" Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều ". Huy Cận nhận ra được sự sống, đó là âm thanh của chợ, nhưng lại ở xa, và lại là chợ chiều. Đó là phiên chợ tàn rồi. Từ" đâu "được dung với ba nghĩa," đâu có "..." đâu đây ", và" ở đâu ". Nhà thơ đang đi tìm sự sống trong mơ hồ, trong vô thức. Có lẽ bởi quá cô đơn giữa không gian, nhà thơ muốn có tình yêu. Nhưng mọi thứ dường như mịt mờ, bởi

    " Nắng xuống trời lên sâu chót vót

    Sông dài trời rộng bến cô liêu "

    Không gian rộng lớn quá, tràng giang đã mênh mông giờ lại được mở ra hết cả biên độ. Khi mà, một lần nữa, nhà thơ lại chia cách sự gắn bó của hai hình ảnh nắng và trời. Và bỏ lại là khoảng không" sâu chót vót ", một cách diễn đạt mới mẻ và hiện đại của Huy Cận. Bầu trời như cao hơn, rộng hơn, diễn tả độ cao vật lí của trời, lại diễn tả độ sâu của tầng vũ trụ, nỗi cô đơn lạnh lẽo ngập khắp không gian. Hình ảnh sông dài trời rộng là sự lặp lại của lời đề từ, một lần nữa khắc sâu khoảng không vũ trụ mênh mông, hoang vắng, vì sau cùng, lai trở về là" bến cô liêu ", hoang vắng, hiu quạnh, đơn độc. Với những thi liệu quen thuộc trong cổ thi như sông, trời, nắng, chợ chiều, mọi thứ lại một lần nữa khắc họa sự cô đơn cô quạnh, khi mà con người mong mỏi tìm được sự sống nhưng thiên nhiên lại cứ mênh mông vô tận tới cô đơn.

    " Bèo dạt về đâu hang nối hàng ", bèo vốn là hỉnh ảnh quen thuộc trong thơ cổ, vốn được ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, trôi dạt. Tác giả đã cố hướng tầm mắt ra xa xăm, để tránh những con sóng gợp điệp điệp, để tránh cồn nhỏ gió đìu hiu, tránh bến cô liêu, có lẽ là để kiếm tìm một chút gì đó ấm áp hơn, Nhưng không, những thứ nhà thơ thấy chỉ là những cánh bèo bé nhỏ, không biết về đâu, cùng điệp từ" hàng nối hàng "thể hiện rõ sự buồn tẻ, nhàm chán, không muốn thay đổi. Mọi thứ vẫn như vậy có phải chăng từ rất lâu rồi? Vậy mà những kiếp người ấy vẫn âm thầm, lặng lẽ mặc cho dòng đời xô đẩy. Cảm giác muốn buông xuôi mọi thứ. Và, như Hoài Thanh đã nói" Khoảng trống trong lòng thi nhân họa tình yêu mới lấp được muôn một "khi viết về Huy Cận. Có lẽ bởi nhà thơ luôn hướng mắt tìm tình thương, nhưng lại

    " Mênh mông không một chuyến đò ngang

    Không cầu gợi chút niềm than mật

    Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng "

    Giờ người đọc mới trực tiếp thấy không gian rộng lớn của tràng giang qua từ" mênh mông ". Những cây cầu nối hai bờ sông, nối con người với con người, giờ đây lại không có. Cấu trúc phủ định" không.. không "đã hoàn toàn phủ định mọi kết nối của loài người, ngay cả" niềm thân mật', mức thấp nhất của tình cảm, cũng không có. Vậy thứ gì sẽ kéo nhà thơ khỏi không gian cô đơn hiu quạnh này đây? Khi mà mọi tình cảm liên kết đều bị thiên nhiên nhấn chìm? Thiên nhiên lặng lẽ, im ắng, đã có xuất hiện màu sắc, nhưng lại trải dài ra như vô tận. Đến cuối cùng, dòng chảy cô đơn ấy vẫn cứ trôi, không hơi ấm, không tình thương, âm thầm tuyệt đối, sầu lặng lẽ.

    Và nếu như có một nhận xét về sự duy nhất thì khổ cuối là khổ duy nhất mà mỗi câu thơ đều gợi liên tưởng tới một câu thơ Đường. "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc", những áng phù vân từ nơi cao được thổi, được đẩy để chồng xếp lên nhau, cứ chất mãi như ngọn núi. Và những áng mây ấy được ráng chiều chiếu lên tạo thành một màu vàng ánh bạc, hình thành khoảng không rộng lớn. Bản thân Huy Cận đã từng nói "cái đẹp là cái cuối cùng", có lẽ bởi vậy mà hình ảnh đẹp này tới khổ cuối mới xuất hiện. Mà cũng vì vậy nên chẳng khó hiểu khi rang chiều cuối ngày có lẽ là hình ảnh sáng và tráng lệ nhất, mà dường như cũng là duy nhất trong bài thơ vốn được viết nên từ những nỗi sầu muộn. Từ "đùn" khiến cho con người ta bất chợt nhớ tới câu thơ của Đỗ Phủ

    "Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm

    Mặt đất mây đùn cửa ải xa"

    Nếu "đùn" trong thơ Đỗ Phủ gợi sự ảm đạm, nặng nề, thì "đùn" trong Tràng Giang lại gợi sức sống nội tại, rực sáng, chất chứa một niềm mê say trước vể đẹp quê hương.

    "Chim nghiêng cánh nhỏ: Bóng chiều sa"

    Đọc câu thơ ấy, hẳn ai cũng chợt nhớ tớ câu thơ Đường của Vương Bột:

    "Lạc hà dữ cô lộ tề phi

    Thiên thủy cộng trường thiên nhất sắc"

    Giữa nền trời rộng lớn, nhà thơ điểm xuyến lên đó một cánh chim nhỏ. Một lần nữa, lại là nghệ thuật chấm phá hết sức quen thuộc trong thơ cổ. Ở mặt sông tràng giang, nhà thơ thấy con thuyền lẻ loi giữa dòng nước, còn trên nền trời chiều, nhà thơ lại thấy một cánh chim cô độc. Cánh chim ấy như là vệt nắng cuối ngày, nó không cất cánh bay thẳng, nó nghiêng cánh. Bởi đó là tập tính loài chim muốn được lượn trong gió, hay cánh chim đơn côi ấy thực sự không cất cánh lên được? Có lẽ là ý sau. Bởi câu thơ bị ngăn cách bởi dấu "...", cả rang chiều như đổ ập lên đôi cánh bé nhỏ tội nghiệp ấy mà chú chim kia lại chẳng thể bay thẳng chạy thoát. Nỗi sầu muộn của nhà thơ cũng vậy. Cứ nặng trĩu, mãi không thể thoát khỏi. Và phải chăng, chính cánh chim nhỏ ấy đã kéo hoàng hôn về? Một đôi cánh nhỏ kéo cả sức nặng rang chiều vàng. Bóng chiều vô hình, bỗng trở nên hữu hình bởi cánh chim. Nghệ thuật lấy cái hữu hình tả cái vô hình, lấy cái hữu hạn để gợi cái vô hạn trong thơ cổ đã được Huy Cận sử dụng triệt để cùng những thi liệu quen thuộc như mây, núi, chim.. Không gian như rộng lớn, mênh mông thêm. Đó có còn là tràng giang nữa không? Nhà thơ có còn thực sự đứng ở bến bãi sông Hồng hay không đây? Bở Hoài Thanh đã từng viết "Có lúc hình như thi nhân không phân biệt mộng với thực, ngày trước với ngày nay." Phải chăng Huy Cận đang nhắm mát mơ màng nhìn thấy núi mây bạc từ quá vãng quê hương, rồi bất chợt quay về hiện tại cùng cánh chim lẻ bóng? Giống như các nhà thơ Trung đại, Huy Cận cũng vẽ không gian rộng, và cũng chỉ một mình "ta với ta" giữa khoảng không ấy. Bút pháp cổ điển đặc sắc, nhưng lại khiến người đọc phải nao lòng.

    Nói Tràng giang thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín quả không sai, khi mà cô đơn chơi vơi giữa mênh mông, vô định lạc long giữa dòng đời, điểm tự duy nhất còn lại của nhà thơ là quê hương, nhưng là quê hương của thời quá vãng..

    "Lòng quê dợn dợn vời con nước"

    "Dợn dợn" là một từ độc đáo đày sáng tạo của Huy Cận. Nó khiến người đọc liên tưởng tới những con sóng biển cứ lên xuống, uốn lượn mãi. Có lẽ nỗi nhớ của nhà thơ cũng đang được chất chứa, dồn nén như từng lớp sóng ấy, cứ dâng mãi, dâng mãi, vỗ vào tâm trí nhà thơ. Đó không chỉ là tấm lòng giản đơn, chất phác của thi nhân, mà đó chính là lòng quê, hồn quê, tình quê trong lòng ông. Từ "vời" khiến cho con nước trở nên xa vời, mênh mông mãi, không tài nào với tới. Trước cái thời khắc của ngày tàn, trước sự trơ trọi, xa xăm của con nước, trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn mà mình thì bé nhỏ, nhà thơ bỗng nhớ quê hương, ngay khi đang đứng ở quê hương. Cũng như Xuân Diệu vì quá tiếc cảnh sắc mùa xuân nên ông hoài xuân ngay cả khi nắng hạ còn chưa tới, Huy Cận nhớ quê hương, quê hương của quá khứ có lẽ cũng chính là tiếc thương cho một quê hương từng được độc lập tự do. Giữa mênh mông sông nước ấy, giữa bầu trời hoàng hôn rộng lớn ấy, con người vẫn hiện lên ở trung tâm bức tranh thiên nhiên, vẫn chi phối vạn vật. Phải chăng vì sầu buồn nên cảnh vật lọt vào tầm mắt của nhà thơ mới trở nên sầu buồn tới thế? Có lẽ, nhà thơ mới này đã chẳng còn cần tới tức cảnh sinh tình nữa rồi: "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". Câu thơ cuối kết lại toàn bài được khởi tứ từ câu thơ cổ của Thôi Hiệu:

    "Nhất mộ hương quan hà xứ thi

    Yên ba giang thượng sử nhân sầu"

    Thôi Hiệu đứng trước cảnh sóng khói mà lòng trào dâng nỗi nhớ quê, nhưng còn Huy Cận chẳng cần sóng khói mà vẫn nhớ quê hương. Khó có thể đong đo cân đếm xem nỗi nhớ ai mới là nhiều hơn, bởi có sóng hay không, thì nhớ quê hương vẫn luôn là nỗi buồn đẹp. Nhưng Huy Cận hiện đại hơn, nỗi nhớ đó vốn đã thường trực trong lòng ông, nên ông nhuốm nỗi sầu xuống cho vạn vật chứ không chờ vạn vật nhuốm sầu lòng mới nhung nhớ. Hệt như cái cách mà xuân lai láng trong lòng Xuân Diệu và ông ban phát nó cho vạn vật. Tới khổ cuối này, màu sắc cổ điển và hiện đại gần như được trộn lẫn vào nhau đầy tinh tế. Nếu 3 khổ trên, nỗi sầu được trải dài ra về mặt không gian, thì tới khổ này, nỗi sầu giăng kín cả thời gian. "Cảnh trước mắt mơ màng như đã thấy ở một kiếp nào, tình mới nhóm người tưởng chừng đã hẹn đâu 'từ vạn kỷ'". Cái tôi của nhà thơ cũng được thể hiện rất rõ trong khổ thơ này, quan niệm về cái đẹp, cái tôi cô đơn sầu thảm trước thiên nhiên hung vĩ, tất cả đều mang màu sắc rất hiện đại, rất riêng của Huy Cận.

    Xuyên suốt toàn bài thơ, có 2 dòng sông cứ trôi chảy. Một tràng giang lặng lẽ, âm thầm, mang theo nhiều suy nghĩ cho người đọc. Và một dòng sông tâm trạng, cứ cuồn cuộn chảy trong tâm trí nhà thơ. Đó chính là nghệ thuật sóng đôi đặc trưng của thơ cổ.

    Dòng sông sầu muộn này, biết bao giờ mới dừng lại?

    Cùng với bút pháp cổ điển được kết hợp độc đáo và điêu luyện với bút nét hiện đại, Huy Cận xứng đáng có một vị thế trên thi đàn. Cũng có lẽ vì vậy, mà người ta mới hay nói thơ Huy Cận già, già vì buồn, vì hay kể chuyện xưa. Thật vậy ư? Tôi, cũng như Hoài Thanh, không tin như vậy. Có lẽ, chúng ta cũng nên suy tư về câu chốt cho bài nhận xét Huy Cận của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam "Năm tháng dầu đi qua, đời tôi dầu có khác, nhưng tuổi hai mươi đã thực chết trong lòng tôi?"
     
    Tài Phạm thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...