Đồng Đăng có phố kì lừa Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. Ai lên xứ Lạng cùng anh, Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em. Tay cầm bầu rượu nắm nem, Mảng vui quên hết lời em dặn dò. Đây là một trong những bài ca dao nổi tiếng trong kho tàng ca dao cổ của nước nhà. Bài ca dao quá quen thuộc và tưởng chùng ai cũng có thể hiểu được, không còn gì phải bàn cãi. Nhưng đến năm 1996, tôi theo cơ quan sơ tán lên Lạng Sơn, khi bàn luận về nội dung bài ca dao Đồng Đăng có phố Kì Lừa thì một bà lão cho biết: Nem ở đây không phải là nem chả, nem ăn đâu mà là nem hương đấy! Bà lão còn giải thích thêm đây là cảnh người ta đi lễ chùa ngày xưa. Đến năm 1971, nhân đọc Nho giáo của Trần Trọng Kim, tôi thấy Khổng Tử nói: Từ người ang nắm nem đi lễ chùa ta cũng dạy, tôi sực nhớ đến lời bà lão. Đúng là nem hương rồi! Lâu nay chữ nem hương này đã đánh lừa chúng ta, khiến chúng ta đã hiểu dung tục bài ca dao một cách oan uổng. Và đúng là sinh hoạt của những người đi lễ chùa ngày xưa rồi! Những thắng cảnh của xứ Bắc xưa kia hầu hết là cảnh chùa: Chùa Trầm, chùa Trấn Vũ, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Hương, chùa Tam Thanh.. và mỗi chùa có ngày hội riêng. Bài ca dao xứ Lạng mở đầu đã dẫn dắt đến cảnh chùa: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. Câu ca dao có cái gì nhộn nhịp, náo nức cuẩ một nơi đô hội. Anh con trai đi lễ chùa (cũng là đi trẩy hội) trước cuộc sống vui tươi của xứ Lạng bỗng nhớ đến người yêu, muốn có nàng cùng chiêm ngưỡng thắng cảnh của đất nước: Ai lên xứ Lạng cùng anh, Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em. Nói quá lên như vậy để thấy được sự hấp dẫn của xứ Lạng. Anh con trai đi lễ chùa, tay cầm nắm nem những đã xa đà vào cuộc vui tay cầm bầu rượu. Và nói thế là đủ, nói thêm là thiếu. Mầu thuẫn cuộc sống vui quá, hấp dẫn quá đến nỗi anh con trai tay cầm bầu rượu nắm nem trên tay mà không còn nhớ là để làm gì. Anh thú thật Tay cầm bầu rượu nắm nem, Mảng vui quên hết lời em dặn dò. Cái mâu thuẫn tay cầm mà lòng quên ấy đã diễn tả một cách sâu sắc cảnh đẹp xứ Lạng. Cuộc sống ngoài đời nơi địa đầu của tổ quốc vui đến nỗi anh con trai quên hết lời em dặn dò như quên đi một giáo lí. Tôi đã viếng động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh ở Lạng Sơn, tôi đã trẩy hội chùa Thầy ở Hà Tây, tôi đã đi hội chùa Hương ở Mĩ Đức (Hà Tây), những ngày hội lớn nhất của xứ Bắc. Tôi thấy người ta đi lễ chùa nhưng họ đến với đời chứ đâu phải đến với đạo! Thế là mâu thuẫn giữa đời vói đạo- rượu và nem (hương) - và cách giải quyết mâu thuẫn đó- đời hấp dẫn hơn đạo-đã trở thành cái cớ rất hay để ca ngợi cảnh đẹp xứ Lạng, ca ngợi non nước. Trong cái nôm na dân gian cũng có cái thâm thúy đấy chứ.