Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Game Show - Ai là nhà tâm lý tài ba? Các bạn ơi, chắc hẳn ai trong các bạn đã từng phải đắn đo lựa chọn, suy nghĩ giữa các quyết định rồi chứ nhỉ? Và đôi khi chúng làm khó bạn, phải không? Vậy ngày hôm nay, mình xin được gửi đến các bạn câu hỏi của tuần này Khi lý trí nói với ta một điều nhưng cảm xúc lại nói với ta một điều khác thì ta nên tin vào đâu? Lý tính và cảm tính, hai thứ này nhìn như rành mạch nhưng lại khiến chúng ta đôi lúc phải đi đến những quyết định không mấy sáng suốt. Thế thì, làm sao để có thể tránh điều không đáng có ấy xảy ra đây. Nào, các bạn đâu rồi, hãy giúp mình trả lời câu hỏi này nhé P. S: Các bạn đừng quên nhấn nút like đánh giá 5 sao cho game và câu hỏi này nhé
Chào anh ạ theo em nên nghe theo cảm xúc nhưng vẫn giữ lý trí Khi ta giải quyết một chuyện gì đó thì đa phần ta nghe theo cảm xúc nhiều hơn Ví dụ cụ thể như trong một quan hệ bạn bè và tình yêu chẳng hạn ta luôn nghe theo cảm xúc của mình, khi yêu một người cảm xúc bảo yêu nhưng lý trí bảo đừng yêu có người nói nghe theo lý trí nhưng hỏi bao nhiêu người có thể nghe theo lý trí chứ họ đều thất bại cả thôi. Dù là nghe theo cảm xúc nhưng vẫn giữ lý trí như việc ta tức giận ai đó dù bản thân đang rất tức giận nhưng ta cố gắng kìm chế bản thân để không nói những lời nói làm tổn thương người khác đó chính là nghe theo cảm xúc nhưng vẫn giữ vững lý trí Đó là những suy nghĩ của em ><
Nghe theo cảm xúc hay lý trí? Đây là nỗi suy tư mà ai cũng đã từng có ít nhất một lần trong đời nhỉ. Nghe theo lý trí thì nghe có vẻ chính xác hơn nhỉ. Nghe có vẽ nó sẽ là một lựa chọn phù hợp với một chiều hướng tốt hơn. Một hướng nào đó mà ta đã suy xét rõ ràng hậu quả trước sau. Còn tình cảm thì cảm giác như là chỉ một sự liều lĩnh phiêu lưu. Nhiều lúc không cần suy nghĩ nghĩ trước sau gì cả ta chỉ việc vâng theo trái tim mình mách bảo. Nghe thì có vẻ đều liều lĩnh, cá tính nhỉ. Nhiều lúc ta muốn nghe theo lý trí mà con tim lại không vâng lời. Biết sao được. Nhưng theo mình thì nghe theo lý trí hay cảm tình thì tùy từng trường hợp, tùy hoàn cảnh mà quyết định. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, địa điểm khác nhau, đối với mỗi người khác nhau ta phải có những cách ứng xử khác không thể gập không được. Chỉ như những lúc cơ hội đến bạn không thể có thời gian suy xét kỹ càng thì hãy thử vâng theo cảm tình một lần. Đừng để lỡ mất rồi tiếc nuối. Tỉ như người mà bạn yêu thầm tỏ tình cùng bạn không có nhiều thời gian để suy xét thận trọng. Vì đôi khi không đồng ý có nghĩa là từ chối. Trong tình yêu thì đôi khi không nên có những suy tư, tính toán vì nó đòi hỏi tình cảm chân thành từ hai phía. Nhưng cũng đừng vì vậy mà dại dột, cả tin, đem hết tình cảm ra yêu một người. Đó là tình yêu mù quáng không lý trí. Hãy dành tình yêu một nữa cho người thương còn nữa kia hãy dành cho chính mình. Còn có một số vấn đề quan trọng đối với bạn thì hãy suy xét kỹ lưỡng về quyết định Cũng đừng vì một phút mềm lòng mà quyết định cả cuộc đời. Ví dụ như trong một cuộc đầu tư bạn đâu thể vì đối tác làm ăn lần này là một người bạn cũ, một người đẹp trai, xinh gái, một lý do nào đó không lý trí mà kí hợp đồng được phải không? Bạn phải đọc họp đồng, thương lượng, trao đổi chỉnh sửa lại lại những điều khoản sao mà hai bên đều vừa lòng mới có thể đi đến kí hợp đồng được. Cho nên tuỳ theo những lúc khác nhau mà nên nghe theo lý trí hay cảm tình nhé.
Giữa lý trí và cảm xúc, mình sẽ chọn lý trí, nhưng vẫn không để cảm xúc bị nhấn chìm quá xa bởi nếu chỉ có lý trí không thôi thì sống trên cuộc đời này thật nhạt nhẽo và vô vị, làm gì cũng phải xem xét theo lý trí mà bỏ quên đi cảm xúc của mình như thế nào. Nhưng cũng không thể vì thế mà chỉ chiều theo cảm xúc của mình được. Vẫn biết rằng trong tình bạn, tình yêu hay là tình thương thì chúng ta vẫn luôn chọn theo sự mách bảo, chỉ đường của con tym. Vâng, điều đó hoàn toàn đúng đắn, chẳng ai có thể thoát khỏi những cảm xúc rạo rực cháy bỏng lên từ chính mình. Khi làm một việc gì đó chúng ta thường ưu tiên chạy cùng hướng với cảm xúc của chúng ta, sẽ rất khó để đi ngược chiều lại với nó, phải không nào? Thật hạnh phúc khi cảm xúc ấy dẫn mình đến một tương lai rạng rỡ, ngọt ngào. Tuy nhiên cuộc sống mà, đâu phải việc gì cũng là màu hồng, đâu phải việc gì cũng có thể thuận buồng xuôi gió? Sẽ có những lúc chúng ta cần có cái đầu lạnh và tỉnh táo để thoát khỏi những cãm dỗ mà cảm xúc của chúng ta đang bị đánh lừa. Nhiều lúc nếu cứ ngang bướng vì cảm xúc cá nhân mà đâm đầu vào ngõ cụt, không chỉ mình đau mà còn rất nhiều người khác bị liên lụy và chẳng ai được hưởng lợi lộc gì từ việc ấy. Ví dụ như trong tình yêu, biết là yêu nhau sẽ dành hết tất cả cho nhau, mặc cho bão táp, mưa sa, nhưng trong một số tình huống mình vẫn cần đến lý trí, như việc yêu nhau trong độ tuổi vị thành niên, còn quá nhỏ, chưa đủ chính chắn hoặc yêu nhau khi cả hai còn chưa có gì trong tay, vẫn còn ăn bám lấy kinh tế của bố mẹ. Lúc ấy sao có thể bất chấp tất cả, chỉ cần mình vui vẻ là đủ rồi mà không suy nghĩ, đắn đo chuyện gì. Cuộc đời cần sự thực tế, không thể mắt nhắm mắt mở sống trong ảo mộng hư hư thực thực được nên vẫn cần có lý trí để bản thân có những quyết định đúng đắn hơn và không bị rơi vào những tình huống dở khóc dở cười hoặc đường cùng. Vì vậy nên khi đưa lý trí và cảm xúc lên bàn cân thì mình vẫn sẽ cố cân bằng cả hai sao cho không quá thiên vị vào cái nào hơn, nhưng trong một số trường hợp khó đỡ, mình sẽ để lý trí cao hơn cảm xúc một xíu để sau này dù như nào đi chăng nữa, khi nhìn lại cũng không phải thốt lên hai từ "hối hận". Đó là những suy nghĩ của mình.
Tình cảm và lí trí, đâu phải lúc nào cũng có thể rạch ròi, và chẳng phải lúc nào một trong hai cũng sẽ đúng. "Khi lí trí nói với ta một điều và cảm xúc lại nói với ta một điều khác" Câu hỏi cần đặt ra là, khi lí trí bị chi phối bởi cảm xúc, chẳng ai có thể đủ tỉnh táo để biết được rằng lí trí là gì, nó ra sao, lại như thế nào. Chúng ta ít có thể biết được rằng, đâu mới là đúng, cho đến khi nhận được kết quả Có lẽ điều tôi để ý là, tôi của sau này liệu có hối hận hay không, cho dù là lí trí hay cảm xúc, khi nó đến, phải làm thế nào? Có rất nhiều khả năng, cũng có quá nhiều tác động từ ngoại cảnh, chỉ có thể nói với người khác rằng, vào thời điểm chúng ta lựa chọn, hãy nghĩ đến kết quả của chúng ta sau lựa chọn ấy, là điều ta mong muốn chứ, sẽ không hối hận phải không? Sẽ không bỏ lỡ, không day dứt, sẽ ổn? Thật ra, nếu có thể suy nghĩ như thế, lí trí và cảm xúc, đã có thể cân bằng rồi.
Thật ra thì lựa chọn nào cũng mang đến mặt tốt mặt xấu hết. Theo quan điểm cá nhân của tôi thì tôi sẽ nghe theo cảm xúc. Đôi lúc cảm xúc đưa chúng ta đến những quyết định bốc đồng nhưng bởi vì nó là mạch dẫn chân thực nhất của mong muốn, nên chúng ta thường xuyên sẽ hối hận vì đó là quyết định "không đúng" chứ không hối hận vì "đã làm". Lấy ví dụ rất thực tế, đó là quyết định bùng học. Ai cũng biết về mặt lý trí, đó là quyết định vô cùng ngu ngốc. Nhưng chúng ta vẫn làm, bởi vì cảm xúc chúng ta muốn thế. Thế nên "nghe theo lý trí" sẽ là quyết định đúng đắn hơn, nhưng để thỏa mãn cảm xúc của chính mình, tôi vẫn là chọn làm theo cảm xúc, bởi chỉ cần nó không ảnh hưởng đến thế giới xung quanh, mà có thể thỏa mãn được bản thân mặc dù sau đó rất có khả năng hối hận vì sự ngu ngốc ban đầu, nhưng điều quan trọng là, chẳng phải "ngay thời điểm đó, chúng ta muốn thế" sao? Đó chỉ là những quan điểm của riêng Lâm thôi à nha!
Lý trí là khả năng của ý thức để hiểu các sự việc, sử dụng logic, kiểm định và khám phá những sự kiện; thay đổi và kiểm định hành động, kinh nghiệm và niềm tin dựa trên những thông tin mới hay có sẵn. Nói cách khác lý trí là kết quả của quá trình dài học hỏi, nhận thức và tư duy nhằm xây dựng nên một thế giới quan trong một con người. Dựa vào thế giới quan này, con người sẽ có thể phân tích một cách logic những sự vật sự việc diễn ra xung quanh họ để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Điều này cũng có nghĩa là tư duy lý trí không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp mà nó chỉ đúng dựa trên thế giới quan của chủ thể nhất định. Ví dụ với một đứa trẻ mới lớn, khi đưa cho nó một cái hộp có chữ "Bí mật", lý trí của nó sẽ lập tức thôi thúc nói mở cái hộp ra để xem bên trong có gì, tuy nhiên với một người trưởng thành đã trả giá nhiều cho tính tò mò của mình, họ hoàn toàn có thể quyết định bỏ đi mà không mở cái hộp. Hai quyết định này đều dựa trên lý trí nhưng khác nhau bởi thế giới quan khác biệt của mỗi coi người. Cảm xúc là phản ứng bản năng của tâm lý con người dựa trên những sự việc, kinh nghiệm đã trải qua trong quá khứ hoặc do ảnh hưởng khách quan từ môi trường xung quanh. Có những cảm xúc nhẹ nhàng, thoáng qua như thích, không thích, khó chịu, những loại cảm xúc này thường không gây ảnh hưởng lớn tới hành động của con ngươid hoặc một người trưởng thành có thể dễ dàng tri phối nó. Ví dụ một cô gái đứng trước một cái váy đẹp, cô ta có thể tri phối bản thân mua hay không mua nó. Tuy nhiên có những loại cảm xúc rất mạnh mẽ như yêu, ghét, căm thù, sợ hãi, tức giận. Những cảm xúc mạnh mẽ này có thể gây tác động trực tiếp lên quyết định của con người trong một tình huống nhất định khiến người ta khó mà khống chế. Ví dụ bạn đi trên đường gặp một cuộc tai nạn và chứng kiến xác chết ngay trước mặt, phảm ứng sợ hãi, run rẩy gây ra từ sốc tâm lý gần như là phản xạ tự nhiên, ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Từ đây có thể thấy cảm xúc của con người là bản năng tự vệ quan trọng nhưng cũng có thể khiến con người đưa ra những quyết định sai lầm. Trên thực tế sự giao thoa giữa lý trí và cảm xúc, sẽ tạo nên những hành vi, lời nói, cách ứng xử.. hay tất cả những gì chúng ta thể hiện ra bên ngoài, tác động vào những người xung quanh, tác động vào cuộc sống mà ta đang sống. Chính vì thế con người chỉ đạt trạng thái hài lòng nhất khi quyết định họ đưa ra dựa trên sự đồng thuận của cả lý trí và tình cảm. Khi con người bị ép buộc đưa ra một hoặc một chuỗi quyết định chỉ dựa trên lý trí hoặc chỉ dựa trên tình cảm, hệ quả tất yếu là họ sẽ bị rơi vào trạng thái hoài nghi, gây ra áp lực lên tâm lý, về lâu về dài áp lực này có thể gây ra các chứng bệnh tâm lý khác nhau như stress, trầm cảm, rối loạn lo âu.. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để cân bằng được giứa lý trí và tình cảm? Trước hết, hãy quay trở lại với định nghĩa của lý trí và tình cảm, tình cảm là phản ứng bản năng còn lý trí là kết quả của tư duy, suy luận. Dựa trên định nghĩa này có thể suy ra trước bất kỳ một sự việc nào, tình cảm luôn là thứ diễn ra trước trong não bộ, sau đó lý trí mới theo sau để phân tích sự kiện vừa xảy ra và tại sao chủ thể lại có cảm xúc đó. Chính vì thế nếu bạn vội vàng hành động theo cảm xúc ví dụ bỏ chạy khi sợ hãi, tấn công khi tức giận, vồ vập khi yêu tức là bạn đã không để cho lý trí có cơ hội khởi động và phân tích sự việc. Đây là sai lầm gây nên hối hận sau khi cảm xúc nhất thời qua đi, sai lầm này phổ biến ở những người có cảm xúc mạnh, tính bản năng cao ví dụ người làm nghệ thuật, nhà văn, họa sĩ. Sai lầm phổ biến thứ hai chính là khi lý trí tư duy quá mạnh tri phối hoàn toàn cảm xúc, trong trường hợp này dù cảm xúc có diễn ra trước nhưng nó hoàn toàn mờ nhạt hoặc không có tác động nào lên trí óc. Điều này diễn ra ở một số người sinh ra đã có tư duy suy luận quá mạnh mẽ (ví dụ các nhà khoa học, chính trị gia, doanh nhân) những người này có thể thành công nhưng thường nhận ra bản thân thiếu thốn tình cảm khi đã ở đỉnh cao danh vọng. Vậy giải pháp cuối cùng chính là von người cần phải học cách đưa quyết định dựa trên cả tình cảm và lý trí. Để làm được điều này trước tiên bạn cần hiểu được cảm xúc của mình. Khi một sự việc diễn ra hoặc một người mới xuất hiện, thay vì lập tức hành động theo cảm xúc, hãy tập đặt câu hỏi cho bản thân. Mình đang có cảm xúc gì? Tại sao mình lại có cảm xúc này? Cảm xúc này là chủ quan từ một phía hay có lý do rõ ràng? Khi bạn đã hiểu rõ cảm xúc của bản thân rồi, hãy tiếp tục vận dụng lý trí để phân tích vấn đề đó hoặc tìm giải pháp thích hợp nhất. Mình có thể làm gì? Có đáng phải làm gì đó hay không? Mình làm như vậy có đúng hay không? Hậu quả hành đông của mình sẽ là gì. Đến bước này, Bạn sẽ cảm thấy dễ dàng chấp nhận kết quả hơn khi ít nhất bạn biết mình đã suy nghĩ cẩn thận và hoàn toàn ý thức và kiểm soát đươc hành động mà mình đã làm. Dù quyết định cuối cùng có là đúng hay sai, thắng hay thua thì cái bạn nhận được sẽ không phải là nuối tiếc hay hối hận mà chính là một bài học để bạn có thể trưởng thành hơn và sáng suốt hơn trong tương lai.
Lý trí và cảm xúc là 2 lĩnh vực khác nhau, nhưng con người ta tồn tại thì khó có thể tách biệt 2 lĩnh vực này. - Nếu quá lý trí: Có thể sẽ rất thành công trong công việc, danh vọng, nhưng bạn sẽ tương tự như 1 con robot, cứ rặt ròi theo cái khuôn định sẵn, máy móc làm theo, và cứ vậy mãi, nó tạo sự khô cứng với những mối quan hệ của bạn. - Nếu quá tình cảm: Bạn sẽ có các mối quan hệ xã hội tốt, nhưng bạn lại dễ dàng bị lợi dụng, bị đa sầu đa cảm, và đôi lúc nó sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến công việc của bạn, đến các lợi ích khác của bạn, của các thành viên gia đình bạn, và nghiêm trọng hơn là có thể gây tan vỡ gia đình. Có các chỉ tiêu IQ, EQ, chắc ai cũng biết, nên mình không giải thích định nghĩa: - IQ quá cao mà EQ quá thấp, bạn thành công nhưng thất bại ở các mối quan hệ xã hội. - EQ cao, IQ thấp, thành công trong quan hệ xã hội, nhưng chỉ dừng lại ở đó, về chuyên môn bạn không làm được gì cả. Có được sự cân bằng của Lý trí và cảm xúc, lúc này mới thực sự là thành công (có lý có tình). Thông thường, trong công việc, thì dùng nhiều lý trí hơn để xử lý, đưa ra các quyết định, đàm phán. Dùng thêm cái tình (cảm xúc) để củng cố, hoàn thiện cái quyết định đó, từ đó đưa đến thành công. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mâu thuẫn xảy ra do "ông có lý, bà có tình", hay "tình ngay lý gian", nó tạo nên sự mâu thuẫn mà ai cũng đúng cả. Đối với những trường hợp này, thì đa số sẽ áp dụng lý trí nhiều hơn tình cảm để xử lý. Những trường hợp như vầy, cần phải tách rạch ròi giữa lý trí và cảm xúc, không được"nửa nạc nửa mỡ', nó sẽ làm cho vấn đề thêm trầm trọng hơn mà thôi, không giải quyết dứt khoát được. Khi đó, đưa IQ cao lên để giải quyết, sau đó dùng EQ để hàn gắn những sai sót, hoàn thiện quyết định phía trước. Ở đây là mình nói ở mức độ bình thường, xử lý công bằng, (không cổ vũ dùng IQ và EQ làm những việc vượt qua sự công bằng, thiên hướng về những cái không đúng với chuẩn tắc con người nha) Cho nên, sự cân bằng Lý trí, tình cảm cũng sẽ phân nhiều trường hợp áp dụng, và đừng dùng quá nhiều tình cảm khi ra các quyết định, nó sẽ ảnh hưởng lớn và dùng tình cảm càng nhiều, tổn thương càng nhiều cho chính bản thân bạn. Nếu được, hãy để lý trí và cảm xúc ở mức 70/30 hoặc 80/20 là tốt nhất, nó sẽ cho bạn đủ lý trí để xử lý, đưa quyết định nhưng lại không quá vô tình, khô khan ở đa số trường hợp. Đương nhiên, với mức như vầy, cũng chưa hẳn sẽ thành công trong cuộc sống, bởi không phải lúc nào cũng giống nhau được, phải dùng linh hoạt và tùy hoàn cảnh, bởi chúng ta là người, không phải đồ vật vô tri vô giác.
Dùng tâm để nghe, ta mới có thể thấu hiểu người khác hơn, có thể đặt mình vào hoàn cảnh người khác mà suy nghĩ. Bởi vậy, trí tuệ của con người tượng trưng cho lý trí, còn tình cảm chính là đại diện cho cảm xúc . Nếu chúng ta quá lý trí thì trở nên khô cứng, còn tình cảm quá thì cũng không đem đến kết quả gì. Nói chung là cần phải có cả lý trí và cảm xúc nếu không thì mọi thứ đều vô nghĩa.