Nếu con của anh-chị khá bướng bỉnh và hay không nghe lời thì anh-chị đừng gắt gỏng quá, nếu như thế con của anh-chị sẽ càng hư hỏng thêm thôi. Do thời đại bây giờ rất tân tiến, trẻ nhỏ sẽ rất dễ sa vào nhưng thói hư tật xấu. Nếu muốn dạy con anh-chị nên chọn cách ôn nhu thay cho mạnh bạo. Trẻ con rất chuộng lời nói ngọt. Anh-chị nên đối xử nhẹ nhàng với con, hãy thường xuyên nói chuyện cùng con. Nên nhớ khi nghe những tâm sự của trẻ, nếu có gì không hài lòng cũng đừng gắt lên, sẽ khiến trẻ sợ và không muốn nói chuyện cùng hai người nữa, thì việc dạy con sau này sẽ rất khó khăn. Khi muốn dạy điều tốt điều xấu với con anh-chị nên chậm rãi, nhẹ nhàng. Dần dần con anh-chị sẽ hiểu ra và sẽ nghe lời anh-chị hơn. Khi con bạn có sự tiến bộ về tính cách, cũng như thái độ hay gì gì đó. Thì anh-chị nên dành ra một số lời khen để động viên con có động lực thay đổi.
Anh chị nên dậy nó từ tư vấn góp ý đến mạnh Tay hơn khi nó không nghe lời Anh chị hãy làm gương cho nó, bắt nó làm gì thì bản thân mình cũng Phải làm được, chứ ví dụ bắt nó sắp xếp gọn gàng mà bản thân mk k gọn gàng thì lẽ tất nhiên là nó không nghe Khi bế làm được việc đúng ý anh chị như: Phụ rửa bát, dẹp rộn đồ gọn gàng, rửa bát phụ, được điểm cao.. Hãy đưa ra lời khen và thưởng cho bé 1 món qua nhỏ để tạo động lực. Trẻ con thích nhận được quà mà :) Nếu nó cố chấp k nghe hãy đánh nó vì "thương cho voi cho rọt" mà. Sau đó cắt phần thưởng của nó Đi, phải có thưởng có phạt chứ Chúc anh chị thành công giáo dục bé nhé
Theo em nghĩ là: Buông thả cho con tự do nhưng đừng để nó cảm thấy mình không quan tâm nó, dạy dỗ nó nhưng đừng để nó có cảm giác là mình đang ép buộc. Trong mềm mại phải có chút cứng rắn. Những gì nên khen thì khen, còn sai thì phải phạt, làm tốt có thưởng, làm không tốt thì khuyên răng phạt nhẹ..
Theo em nghĩ: Mình nên dạy con bằng nhiều cách và tránh áp dụng những cách bạo lực như đánh đòn vì như vậy chỉ tạo cho bé cảm giác mình không còn thương bé nữa nên mới đánh. Nên áp dụng những cách nhắc nhở trước rồi từ từ phạt nặng lên nếu bé hư. Độ tuổi dậy thì là độ tuổi khó dạy nhất nên trong độ tuổi này, anh chị tuyệt đối không được phạt bằng cách bạo lực hay làm bé tổn thương tâm lý. Mình nên phạt như nếu con đạt thành tích tốt mỗi bài kiểm tra được 10.000 ngàn, nếu làm không tốt thì con phải trả 10.000 ngàn. Nếu bé có thần tượng ai như Bts thì tuyệt đối đừng nói với con như: "Tao mà thấy mày nhắc tới mấy thằng đó nữa thì chết với tao" hay "Mày không học là tao xé hết ảnh, album mấy thằng đó đấy" Như vậy sẽ tạo cảm giác đe dọa bé làm bé càng muốn làm tới. Nên nói với bé như: "Nếu học kì này con được học sinh giỏi mẹ sẽ mua album" hoặc những thứ có liên quan tới idol mà bé thích. Anh chị cũng đừng nên tạo áp lực học tập với bé như kiểu phải học giỏi môn này, phải đứng nhất nhì lớp. Đừng lấy con nhà người ta ra mà so sánh vì con nhà người ta chỉ có trong truyền thuyết thôi. Anh chị nghĩ so sánh như vậy con sẽ học giỏi hơn nhưng như vậy sẽ khiến con chán ghét học tập và bắt đầu hư hỏng. Nên coi lực học của con rồi đặt tiêu chí, đừng vì ghen tị con cô này, chị nọ được giải thưởng, đứng nhất trường gì đó mà bắt con mình phải giống. Hãy quan sát kĩ con mình có tài năng gì hay sở thích mà tùy vào điều kiện mỗi nhà mà giúp con học tốt hơn. Em cũng đang trong độ tuổi đó nên hiểu rất rõ. Tóm lại, phạt gì thì phạt, tránh đòn roi, đả kích tâm lý. Thân
Đọc sách tăng thêm kiến thức đi chị, trên tiki có vài cuốn khá hay đó như: Cách dạy con của người do Thái, hay 90% con thông minh là nhờ cha mẹ Như các bạn bên trên bình luận. Thì e chỉ góp ý thế thôi. Cứ từ nhẹ tới nặng, thường là khi con gãnh thì dỗ không được thì cho khóc chán thì thôi: D. => mệt rồi dỗ ngủ, chị mà cứ xót con thì càng tạo tiền lệ xấu cho trẻ. Nên dạy cho trẻ cách cái gì đạt được cũng phải cố gắng từ việc nhỏ nhất, chứ không nên con đòi cái gì cũng cho luôn. Và luôn hỏi ý kiến con, con nghĩ sao về vấn đề này để trẻ đưa ra suy nghĩ, nếu trẻ k thích nói thì chị động viên từ từ. Mà bố mẹ chơi nhiều với con là trẻ con tự động nói nhiều thôi. Em góp ý thế thôi
Không biết mọi người dạy con như thế nào còn với mình, mình dạy con theo 4 tiêu chí: Dạy, dỗ, tôn trọng và tự do. 1: Dạy: Mình dạy con từ lúc bé còn rất nhỏ. Từ cách ăn nói, thái độ, cách ứng xử và hành vi của mình. Dạy bé phải mỉm cười vâng dạ chào hỏi mọi người. Dạy bé biết xin, biết cảm ơn khi được cho quà. Có lỗi phải nhận, biết sai phải sửa. Phải kính trên nhường dưới. Mình không chỉ kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích, mình còn kể cho bé nghe những số phận nghiệt ngã, những mảnh đời thiếu sót, những cuộc sống gian nan vất vả. Để bé biết sống không phải là điều đơn giản. Và được sống là điều tươi đẹp nhất. Mình dạy bé sống ở đời đừng chỉ biết nhìn lên mà sống là còn phải nhìn xuống nữa. Sống là phải có ước mơ có mục đính cho bản thân. Sống là phải biết yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Mình phải chăm chỉ cố gắng xây dựng ước mơ của mình, nếu không người khác sẽ thuê con đi xây dựng ước mơ của họ. Chẳng hạn như ước mơ của con là trở thành kĩ sư có thể thiết kế ra rất nhiều ngôi nhà xinh đẹp, khang trang, lộng lẫy. Nhưng con không thực hiện được, trong khi người ta đã thành công trở thành kĩ sư tài ba, còn con chỉ là kẻ xách hồ xây nên những ngôi nhà ấy cho họ.. vvvv.. 2: Dỗ: Nói thật nhiều lúc tức quá mình cũng có to tiếng nạt nộ con, có lúc còn đánh mấy roi vào mông nữa kìa. Nhưng chủ yếu đều là dùng thái độ nhẹ nhàng, ăn nói nhỏ nhẹ với bé. Vì bé còn rất nhỏ mới có mấy tuổi bé thật sự chưa hiểu hết những gì mình dạy, mình khuyên, nên mình phải kiên trì dỗ giành phân tích cho bé hiểu. Con bạn dù lớn, dù bé bao giờ cũng thích cha mẹ nhỏ nhẹ khuyên bảo chẳng có đứa trẻ nào lại thích bị nạt mắng, rầy la cả đâu bạn ạ. Ông bà ta đã nói mà "lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" bạn cứ thử dạy bé theo kiểu dỗ giành, khuyên nhủ, nhẹ nhàng mà xem, đảm bảo bé sẽ dễ dàng tiếp thu và nghe lời hơn. Con cái là của chúng ta, chúng ta yêu thương nhiều như thế nào, yêu ra sao ngại gì mà chúng ta không thể hiện ra để cho bé hiểu và cảm nhận cơ chứ. Mình ấy à nhiều lúc đối xử với con còn ngọt hơn cả bể mật nữa đấy. Lúc nào cũng con yêu à, con yêu ơi, con yêu nên thế này, con yêu nên thế kia, mẹ yêu con nhiều nhiều lắm, con có yêu mẹ nhiều nhiều không? Ông chồng nhà mình nhiều lúc còn nhìn mình rồi than vãn: "Vợ ơi anh xin em đó bớt ngọt đi nhức hết cả răng. Da gà, da vịt, da ngỗng nổi hết cả rồi. Kinh." Hì hì hì.. 3: Tôn trọng: Mình không chỉ dạy bé phải tôn trọng, giúp đỡ mọi người mà mình còn phải tôn trọng bé. Mình phải tâm sự chia sẻ cùng bé, có chuyện gì cũng phải lắng nghe ý kiến của bé, nếu điều đó đúng bạn nên xuôi theo bé, để bé hiểu ít nhất bé cũng được ba mẹ mình tôn trọng, không phải lúc nào cũng phải làm theo sự chỉ định của ba mẹ. Lúc bé mình mới được hai tuổi mình bắt đầu dạy bé cách lựa chọn. Gần như là tất cả sự việc liên quan đến bé mình đều để bé đứng trước nhiều sự lựa chọn, và bắt bé chọn ra một điều mà bé xem là thích hợp với mình nhất. Ví dụ lúc mặc quần áo mình sẽ mở cả hai tủ đồ của bé ra (một tủ quần áo mùa đông, một tủ đồ mùa hè) và bảo bé con thích mặc gì thì con cứ chọn. Có lần trời mùa hè nắng chói chang bé bảo: "Con thích cái này" (bé chỉ áo khoác da của mình), mình bảo: "Ok con" mình vẫn lấy mặc vào cho bé. Được một lúc nóng quá bé đòi cởi lúc ấy mình mới phân tích rõ ràng cho bé hiểu, có nhiều lúc sự lựa chọn không phải chỉ cần con thích là được đâu, nó còn liên quan đến hoàn cảnh xung quanh, và cách nhìn nhận của người khác nữa. Hay sáng sớm dậy mình sẽ hỏi bé hôm nay con sẽ ăn cơm với gì? Thịt, cá hay trứng rau cải hay mồng tơi. Cũng có thể là lúc đi chơi mình sẽ hỏi bé con muốn đi hay ở nhà? Nói tóm lại mình luôn để bé đứng trước sự lựa chọn để bé tự quyết định. Nếu không sai mình sẽ tôn trọng quyết định của bé. Nếu sai mình sẽ phân tích cho bé hiểu. Để bé biết bé cũng có nhân quyền. 4: Tự do: Mình để cho bé tự do vui chơi không gò bó miễn sao bé không làm hư hại cái gì hay tổn thương đến bản thân và những người xung quanh. Thay vì bồng bế bé trên tay, mình luôn thả bé tự do chạy nhảy, tung tăng chơi trong phạm vì mình có thể theo dõi. Mình dạy bé cách sống độc lập. Cách biết tính toán phân chia. Chẳng hạn như một tuần mình sẽ mua cho bé 3 gói kẹo, bánh mà bé thích ăn rồi bảo bé: "Số kẹo này con muốn ăn thế nào cũng được nhưng phải đến đúng ngày này tuần sau mẹ mới mua tiếp cho con. Vì thế con có thể ăn hết một lần, cũng có thể chia ra mà ăn tùy con tính toán. Nhưng nếu lúc con ăn mà gặp bạn bè hoặc anh chị em, con phải chia cho mọi người nữa" Đấy là cách mình dạy con bé nhà mình. Mẹ mình và chồng mình nhiều lúc cũng rầy la mình, con còn nhỏ đã biết gì đâu mà nghiêm khắc với nó quá. Nhưng mình vẫn bảo thủ giữ đúng nguyên tắc của mình. Theo mình "măng non dễ nắn chứ tre già rồi nắn kiểu gì đây." Dạy khi bé còn nhỏ mới dễ dạy chứ để đến quá đốt rồi khó uốn nắn lắm. Hơn nữa mình dạy con nhưng cũng không phải là gò bó bắt ép quá nạ. Mình vẫn để bé hồn nhiên vui chơi với đúng tuổi của bé mà. Nhiều người còn cười mỉa mai mình bảo: "Ôi dời dạy cho lắm vào để xem sau này có thành thiên tài không?" Mình chẳng để tâm. Đối với mình có thành thiên tài hay thiên linh tinh gì cũng là do đức hạnh của đứa bé mà thôi. Điều quan trọng là mình đã ra sức dạy dỗ con cái thành người mà không phải bỏ bê, qua loa, vô tâm với chúng. Đời mà, đâu ai biết trước được chữ "ngờ". Mình không dám tự tin nói rằng con mình sau này sẽ là người tài giỏi, sẽ trở thành người tốt. (Cái đó còn tùy thuộc vào cách sống và suy nghĩ của nó có bị bào mòn, tha hóa bởi xã hội này hay không). Nhưng bây giờ mình dám hãnh diện đứng trước mọi người và nói rằng: "Con mình là đứa trẻ ngoan" Nếu bạn cảm thấy mình dạy con như thế là đúng thì bạn có thể áp dụng. Quan trọng là con bạn đang ở giai đoạn nào ngây thơ, hay trưởng thành. Có thể uốn nắn được nữa hay không? Hay đang trong tuổi "nổi loạn"
Theo mình nghĩ là mỗi người có một cách dạy con riêng biệt, không ai giống ai. Có người sẽ chọn nghiêm khắc răn đe, đánh đòn phạt quỳ.. Nhưng cũng có người chọn cách làm bạn cùng con, chơi cùng con. Tập cho con cái thói quen dám nói ra suy nghĩ, ý kiến cá nhân của mình. Biết đòi quyền lợi cho mình. Vừa làm bạn với con, ta sẽ hiểu được điều con cần là gì, con muốn gì và con bị gì. Khoan hãy la rầy mà hãy nhẹ nhàng hỏi han, để trẻ nói ra suy nghĩ của mình. Đặt vấn đề để trẻ tự nhận định sai và đúng để tự sửa chữa. Nếu không được hãy nhỏ nhẹ dạy bảo con. Trẻ em ưa ngọt, cứ mềm mại ngọt ngào dỗ dành rồi con sẽ ngoan thôi mà.
Mặc dù có câu thương cho roi cho giọt là đúng nhưng cũng không nên đánh bé quá nhiều vì riết bé sẽ thành thói quen không sợ nữa, nên dành một khoảng thời gian nhỏ tâm sự với bé và nghe ý kiến của bé, không nên nuông chiều bé quá, làm gương cho bé chẳng hạn như bạn bừa bộn mà bắt bé ngăn nắp thì thường bé sẽ không phục, về học tập nên đưa ra những khen thưởng cho bé đối với điểm 9, 10, bé thích được khen nhưng cũng không nên khen quá nhiều vì sẽ dẫn đến bé tự cao, hãy khen vào những việc mà bạn cảm thấy bé thực sự giỏi, vì nhiều lúc bé giỏi mà không khen thì cũng không được. Tạo tính tự giác cho bé, nếu muốn bé học nấu ăn thì nên chỉ những món mà bé thích ăn nhất chẳng hạn như hỏi bé rằng: "Con có muốn ngày nào con cũng có thể ăn được món con thích mà không cần nhờ mẹ không, con có thể tự làm và tự ăn lúc nào con muốn" Tập từ nhỏ cho bé cách tự dọn chén đũa của mình sau khi ăn, chỉ nên đối với những cái chén của bé trước không nên bắt bé dọn luôn chén của bạn vì bé sẽ không phục, sau này khi bé lớn chút nữa hãy bắt, đặt kì vọng vừa phải vào bé không quá lộ liễu cũng không nên quá lạnh nhạt Còn đối với những bé trưởng thành thì bạn cũng nên quan tâm nhưng không nên quan tâm 1 cách quá thái sẽ gây khó chịu cho con
Theo như mình biết thì đứa trẻ nào cũng trải qua hai giai đoạn rất khó bảo và khó chiều. Đó là lứa tuổi khủng khoảng trẻ lên 3 và tuổi dậy thì. Có rất nhiều thay đổi trong cơ thể bé và hầu như các bé ở lứa tuổi này rất muốn chứng tỏ mình, muốn làm theo những gì mình thích và không muốn người khác tham gia vào cuộc sống riêng tư của mình. Bởi vậy mình nghĩ những đòn roi chỉ khiến cho trẻ thêm cứng đầu và muốn chống đối lại một cách mãnh liệt thêm thôi. Mình nên học cách mềm mỏng và kiên nhẫn. Tự để trẻ nhận ra lỗi và sửa sai. Nghe có vẻ khó nhỉ? Với một số gia đình khá giả thì nên cho trẻ đi học kĩ năng ngay từ những năm vào tiểu học còn với những nhà bình thường và nghèo đói thì sao? Cũng đừng quá nuông chiều bé quá mức, nên biết cách dọa và phạt bé nhưng đừng để bé uất ức trong lòng mà hãy giải thích rõ cho bé hiểu tại sao mình phải làm như vậy. Và cũng nên để bé tự mình trải nghiệm những công việc giúp ích cho gia đình để bé thêm hiểu biết và có kĩ năng hơn. Khi bước qua lứa tuổi dậy thì bé sẽ dần ổn định lại tâm lí và có nhiều suy nghĩ tích cực hay phương hướng rõ ràng hơn về cuộc sống. Chúc bạn thành công.