Jnewsvn.com – Nếu bức ảnh đã đăng trong Bài 1 của Chuyên đề đặc biệt "NASA đã từng chụp được ảnh Thiên Đàng?" – "Bức ảnh chấn động thế giới" thực sự được kính viễn vọng Hubble chụp từ không gian – thì rõ ràng đó là một 'Thành phố Thiên thể'. Và nó không phải là một ngôi sao, một hành tinh hay bất kỳ thiên hà nào con người từng được biết đến. Ảnh: Wutsamada Các nhà khoa học vũ trụ Mỹ sau đó đã làm rất nhiều cuộc kiểm tra về khả năng có thể chụp được một bức ảnh như vậy hay không, đồng thời kiểm tra các khía cạnh khác xung quanh bức ảnh và đi đến kết luận: Liệu 'Jerusalem mới' – 'Thành phố Thiên thể' của Chúa – có thể được xem như một ngôi sao được nhìn từ trái đất? Chắc chắn có! Chúng ta thấy các ngôi sao vì chúng phát sáng – ánh sáng của riêng chúng, và thành thánh 'Jerusalem mới' cũng vậy, nó phát ra ánh sáng riêng của nó. Ảnh: Zeta Talk Newsletter Đối với một vật thể có thể nhìn từ trái đất, khoảng cách từ trái đất không quan trọng, miễn là ánh sáng từ vật thể đó phát đến trái đất. Kinh Thánh chép rằng thành phố của Chúa không có mặt trời hay mặt trăng, nhưng chính vinh quang của Chúa là ánh sáng của nó: "Thành không cần mặt trời hay mặt trăng soi sáng, vì vinh quang của Ðức Chúa Trời tỏa sáng cho thành và Chiên Con là đèn của thành" (Khải Huyền 21: 23 – BD 2011). Kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: NASA Và đó là thành Jerusalem mới? Điều này rất quan trọng, vì nếu thành Jerusalem mới hay Jerusalem trên trời không có bản chất vật lý, nó không thể được nhìn thấy bằng con mắt vật lý, cũng như ảnh của nó lại có thể được chụp bằng kính viễn vọng. Và Kinh Thánh chép rất rõ ràng thành phố của Chúa được làm bằng các vật liệu vật chất như vàng, bạc, đá quý.. "Tường thành được xây bằng lục bửu ngọc, còn thành thì bằng vàng ròng, như thủy tinh trong suốt. Các nền của tường thành được trang trí bằng các loại bửu ngọc. Nền thứ nhất bằng lục bửu ngọc, nền thứ nhì lam bảo ngọc, nền thứ ba bạch lục ngọc, nền thứ tư lam bích ngọc, nền thứ năm bạch bảo ngọc, nền thứ sáu hồng bửu ngọc, nền thứ bảy hoàng bích ngọc, nền thứ tám lục bích ngọc, nền thứ chín hoàng bửu ngọc, nền thứ mười phỉ thúy ngọc, nền thứ mười một hoàng hồng ngọc, nền thứ mười hai tử bửu ngọc. Mười hai cổng thành làm bằng mười hai khối trân châu; mỗi cổng là một khối trân châu. Ðường trong thành làm bằng vàng tinh ròng, như thủy tinh trong suốt. Ngụ ý rằng thành phố phải có bản chất tự nhiên. Bức tường, nền móng và đường phố tuyệt vời của thành phố đều được làm bằng kim loại quý" (Khải Huyền 21: 18-21). Cổng thành thánh Jerusalem mới? Một bức ảnh cũng từng gây tranh cãi. NASA gọi nó một cách rất dễ thương: "Heaven Gate" – "Cổng Thiên Đàng!". Ảnh: SILive.com Kích thước của Jerusalem mới và khoảng cách từ trái đất Nếu một chiếc máy bay bay ngang đầu bạn vào ban đêm, bạn có thể thấy ánh sáng phát ra từ nó. Nếu chiếc máy bay đó bay lên cao hơn, bạn sẽ không nhìn thấy nó nữa, là do kích thước nhỏ bé của máy bay giữa bầu trời. Tuy nhiên, đôi mắt của chúng ta có thể nhìn thấy mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào những ngôi sao cách xa ta hàng triệu năm ánh sáng, đó là do kích thước lớn của chúng. Một vật thể càng ở xa trái đất, nó càng cần phải rất lớn và nhiều ánh sáng phát ra ta mới có thể nhìn thấy nó từ trái đất. Ảnh; NASA Thành 'Jerusalem mới' nhỏ hơn nhiều so với hầu hết các ngôi sao mà bạn nhìn thấy trên bầu trời. Nói chính xác hơn, nó nhỏ hơn nhiều so với trái đất. Ở đây, chúng ta không nói về toàn bộ Thiên Đàng – nơi Chúa ngự – mà chỉ là 'Jerusalem mới' – một thành phố nằm trong cả Thiên Đàng. Bởi tất nhiên, Thiên Đàng lớn hơn rất nhiều so với Jerusalem mới. Bức ảnh do vậy là chính thành Jerusalem mới chứ không phải toàn bộ Thiên Đàng. Kích thước của thành Jerusalem mới được mô tả trong Kinh Thánh, sách Khải Huyền 21: 15-17 như sau: "Vị thiên sứ nói với tôi có một cây thước đo bằng vàng để đo thành, các cổng thành và các tường thành. Thành được thiết kế vuông vức, với chiều ngang và chiều dọc bằng nhau; vị thiên sứ dùng cây thước ấy đo thành: Mỗi chiều là hai ngàn bốn trăm cây số; chiều ngang, chiều dọc, và chiều cao đều bằng nhau. Kế đến vị thiên sứ đo tường thành: Tường dày khoảng bảy mươi mét, tính theo đơn vị đo lường của loài người mà vị thiên sứ đã sử dụng". Một 'sản phẩm' rất thú vị từ không gian của Hubble. Ảnh: NASA Thiên Đàng không xa! Phiên bản Kinh Thánh quốc tế mới chuyển đổi luôn các số đo trên thành chiều dài là 2.200km, chiều rộng, chiều cao và cả bề dày là 65 mét. Từ đó, ta có thể tính ra thể tích của nó là 1.0648×1010km3. Theo Wikipedia, đường kính trung bình của trái đất là 12.742km, thể tích trái đất là 1.08321×1012km3 (tương đương 1 nghìn tỷ km3). Cho thấy trái đất có khối lượng lớn gấp 169 lần so với Jerusalem mới. Với kích thước của Jerusalem mới, để có thể quan sát được từ trái đất, nó không được quá xa trái đất, hoặc phải cực kỳ sáng hoặc cả hai. Kinh Thánh không cho chúng ta biết cụ thể Thiên Đàng cách trái đất bao xa, ánh sáng như thế nào.. Dãy Ngân Hà – một tuyệt tác của Hubble. Ảnh: NASA Do vậy, có lẽ lời chứng của (rất nhiều) người đã từng lên Thiên Đàng và trở về có thể cung cấp cho chúng ta một ít kiến thức. Seneca Sodi trong quyển sách best-seller "40 ngày ở Thiên Đàng" của Elwood Scott & Edward Johnson, kể rằng thành phố Jerusalem mới nằm trong hệ mặt trời và không xa trái đất. Sách viết rằng trên đường lên Thiên Đàng, Sodi đã hỏi Thiên Thần rằng Thiên Đàng cách trái đất bao xa, và thiên thần trả lời: "Không xa". Ông cũng mô tả rằng ánh sáng ở đó sáng hơn rất nhiều so với ánh sáng mặt trời. Nếu lời làm chứng của Seneca Sodi chính xác, thì rất có thể bức ảnh chụp ảnh Jerusalem mới là hoàn toàn sự thật. (Mời bạn đón xem Bài 3: Trích bài làm chứng nổi tiếng của người về từ Thiên Đàng Seneca Sodi) Những 'tác phẩm' từ không gian đầy huyền nhiệm của Hubble. Ảnh: NASA