Não Nghe Được Suy Nghĩ như thế nào?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi HealingTran, 10 Tháng sáu 2022.

  1. HealingTran HealingTran [Thức khuya có hại cho sức khỏe]

    Bài viết:
    207
    Chuyên mục: Có thể bạn chưa biết

    Chủ đề thứ 4: Não Nghe Được Suy Nghĩ Như Thế Nào?

    Nguồn: Dịch, tổng hợp, rút gọn và sửa đổi.

    [​IMG]

    Nếu như bạn từng có sự đấu tranh tư tưởng diễn ra trong đầu, thì lúc đó ta có thể đã nghe thấy hai giọng nói khác nhau ở cùng một thời điểm.

    Đó là giọng nói bên trong của chính bạn, và giọng của một người khác trong cuộc đáu tranh tư tưởng. Thậm chí, bạn còn có thể nghe được ngữ điệu trong giọng nói của họ.

    Vậy thì, điều gì xảy ra trong não rong lúc cuộc độc thoại đang diễn ra ở đó?

    Làm cách nào mà chúng ta có thể nghe được những suy nghĩ của chúng ta?

    Quá trình tương tự thế cũng diễn ra cho trường hợp chứng ta suy nghĩ về những từ nào đó hay khi chúng ta nói to.

    Theo bà Hélène Loevenbruck, một nhà nghiên cứu chuyên về ngôn ngữ học thần kinh cao cấp, đang làm việc với vai trò là trưởng nhóm nghiên cứu tại một phòng thí nghiệm về tâm lý và nhận thức tâm thần học tại CNRS - một viện nghiên cứu quốc gia Pháp - thì những cuộc độc thoại thì được cho là một hình thức mô phỏng công khai của lời nói.

    Bà Loevenbruck thảo luận rằng: Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta quan sát, lắng nghe, và học hỏi thông tin từ mọi góc độ, mọi ngóc ngách.

    Trẻ em thường chơi một mình và nói chuyện một mình, đôi khi là nói rõ to, nói chuyện với đồ chơi, nói với bức tường, nói với không khí, nói với thú bông. Cho đến khi trẻ em lên 5 hay lên 7, thì những thông tin đó bắt đầu du nhập vào bên trong (tức là não bộ).

    [Ngoài lề: Trẻ em khi bắt đầu tầm 2~3 tuổi, chúng sẽ quên hết những chuyện xảy trước đó. Đến tuổi này, mới là lúc chúng bắt đầu học hỏi và tiếp nhận mọi thứ vào bộ não củ chúng. Đó là lý do, các nhà khoa học khuyên rằng nên dạy trẻ sau khi qua 2 tuổi, vì những dạy dỗ trước đó hoàn toàn vô nghĩa.]

    Những nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng cách mà não bộ phản ứng với lời nói nội tâm bên trong tương tự như các mà não phản ứng với lời được nói ra bên ngoài vậy. Khi những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu cố tình "nói" trong đầu, và được chụp cộng hưởng từ não (MRI). Kết quả cho thấy rằng các bộ phận của não xử lý thông tin thính giác kích hoạt như thể người tham gia thực sự nghe thấy những từ đó. Những khu vực đó bao gồm thùy trán và thùy đỉnh của bán cầu não trái, giúp xử lý kích thích bên ngoài.

    Bà Loevenbruck nói rằng "Khi bạn đang nghĩ về điều gì đó giống như một cuộc tranh luận hư cấu với người khác, bộ não sẽ tiến thêm một bước nữa. Trong cuộc tranh luận nội tâm đó, bạn đóng hai vai trò: Bản thân và người mà bạn đang tranh luận. Trong cuộc tranh luận hư cấu nội tâm đó, thính giác tập trung ở phía bên trái của não kích hoạt. Nhưng khi bạn chuyển đổi vai trò nội bộ để đóng vai người mà bạn đang tranh luận, vùng não bị kích hoạt sẽ chuyển sang bán cầu não trong các khu vực tương ứng như thùy đỉnh và thùy trán. Đó là một viễn cảnh bạn đang tạo ra trong đầu, và tạo ra sự thay đổi trong vùng não được tham gia."

    Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy hiện tượng này khi những người tham gia được yêu cầu tưởng tượng chuyển động, Ví dụ, các vũ công sử dụng một phần khác của bộ não của họ để tưởng tượng mình nhảy múa so với người khác nhảy múa.

    Tuy nhiên, sẽ có những suy nghĩ bên trên mà các nhà khoa học không thể hiểu được, hoặc có thể phân tích và hiểu được một cách rất hạn chế. Nhà nghiên cứu khoa học thần kinh tại đại học Oregon, Robert Chavez cho hay: Những suy nghĩ bên trong thuộc loại khó được đọc này thường là những suy nghĩ vẫn vơ, nghĩ như không nghĩ, lúc ta cho đầu óc ta lang thang, không có một mục đích cố định. Những suy nghĩ kiểu này thường được một mạng lưới thần kinh có tên là hệ thống liên kết mặc định (DMN) chịu trách nhiệm đọc và quản lý những suy nghĩ vẫn vơ, lang thang, hoạc khi chúng ta đói, khát, hay suy nghĩ vẫn vơ về tương lai.

    Trong khi, cái gọi là đấu tranh tư tưởng, hay chính xác là cuộc tranh luận hư cấu nội tâm, thì thường xảy ra khi chúng ta gặp những vấn đề như suy nghĩ về những sự kiện khó chịu, stress, tổn thương tâm lý, rối loạn tâm thần (ví dụ như tâm thần phân liệt, là người bị mắc phải chứng đa nhân cách). Lúc đó, người ta sẽ nghe được ảo giác của thính giác (Auditory hallucinations).


    Ngoài lề:

    Điều này một phần giải thích được những giấc mơ của chúng ta. Đôi khi chúng ta mơ thấy những thứ vừa lạ vừa quen. Thực tế, đó là do bộ não của ta đã can thiệp vào. Não xử lứ những thông tin cũ, kết gắn với những thông tin, hư cấu thêm, đôi khi là phản ứng lại những lo lắng, giận dữ, yêu ghét, mong muốn, hay sợ hãy của chúng ta. Có thể nói, giấc mơ cũng một phần phản ánh nội tâm của chúng ta, nhưng có nhiều thứ không thực tế do suy nghĩ của chúng ta tác động lên.


    Hãy nghe bài Hallucidations trong phim Kill me heal me đi mọi người. Trong phim này, nhân vật chính bị tổn thương tâm lý từ lúc nhỏ, dẫn đến tâm thần phân liệt, có thể hóa thân thành nhân vật với nhân cách khác nhau.

    Hôm nay các bạn có thấy hứng thú với kiến thức mới này không?

    Chúc các bạn đọc bài vui vẻ và nghe nhạc vui vẻ!

    Thân ái!
     
    Ột Éc, Nevertalkname, Akane10 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 17 Tháng mười hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...