Năm Dần kể chuyện về Hổ Thành Đô * * * Cứ mỗi độ xuân về vạn vật đâm chồi nảy lộc, đón chào ngày mới của năm. Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước do vậy mới có năm âm lịch, để thuận tiện cho người nông dân trong việc gieo trồng hái tỉa cây cối vườn tược. Năm âm lịch là năm được đánh dấu bởi một con vật tiêu biểu theo chu kỳ mười hai năm (mười hai con giáp) thì năm Dần (năm con Hổ) đứng hàng thứ ba sau hai con Tí (con Chuột) và Sửu (con Trâu). Nó tượng trưng cho uy quyền, sự dũng mãnh. Người Việt Nam nói riêng và người Châu Á nói chung vốn rất ưu ái cho con vật này và luôn dành cho nó một sự sùng kính. Chẳng thế mà dân gian vẫn gọi hổ là "Ông ba mươi", là "Chúa sơn lâm", là "Ngài". Hay dùng hổ để ví von bằng một sự tôn kính như nói về cha con cùng tài giỏi là "Hổ phụ sinh hổ tử", nói về tướng võ oai phong là "hổ tướng" – làm phù điêu cho lệnh của tướng soái hiệu lực nhất người ta đặt ra Hổ phù. Hoặc "Hổ dữ không ăn thịt con" (kẻ ác đến mấy cũng không nỡ hại con mình). Và "Hổ chết để da người ta chết để tiếng" (sống cho tử tế kẻo khi chết để lại tiếng xấu cho đời). Những nơi nguy hiểm chết người thì được dân gian gọi là "hang hùm", miệng nói còn trêu vào những thủ lĩnh có quyền sinh, quyền sát mà không sợ thì được ví là dám "vuốt râu hùm'. Hoặc đụng chạm vào nơi mà không ai dám thì gọi người ấy đã ăn" gan hùm ".. Ngược lại những người trước đó rất dũng mãnh nhưng do gặp hoàn cảnh đặc biệt họ bị khuất phục, dân gian có câu" Hùm thiêng khi đã sa cơ cùng hèn ". Hay khi đã bị thất thế thì họ thường được gọi là" Hổ đồng bằng ", bởi hổ đồng bằng là hổ trong chuồng, không dọa được ai. Cảnh tỉnh những ai chủ quan trong cuộc chiến, tha cho những kẻ địch đáng gờm, mà không lường hết hậu quả sau này thì người ta nói là việc" Thả Hổ về rừng ". Hay bàn về sự nhanh nhẹn, dứt khoát mạnh mẽ một công việc của ai đó" Ngạ Hổ đắc thực ". Hổ đói vồ mồi, để so sánh sức khoẻ và trí tuệ của ai đó người ta ví người đó là" Hàng Long Phục Hổ ". Nhưng đặc biệt hơn cả mà không có một con vật nào sao chép được sự uy dũng của Hổ, đó là" Hổ xú hùng tâm tại "tức con hổ về già xấu xí nằm yên một chỗ nhưng hùng tâm của hổ vẫn còn, chẳng một con vật nào dám qua mặt. Đây là ý dân gian muốn ca ngợi những vị anh hùng tuy tuổi đã cao, nhưng khí phách hào khí vẫn không bị mất đi, vì thế chẳng một ai dám xem thường.. Hình tượng con hổ hay Chúa sơn lâm đã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó với lịch sử của loài người. Trong nhiều nền văn hóa khác nhau thế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẻ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển với cơ thể vằn vện thấp thoáng lượn sóng cũng như tính hung hãn, thú tính của một dã thú là động vật săn mồi hàng đầu và cũng là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh đồng thời toát lên vẻ đẹp khôi vĩ và sức mạnh. Về bản chất tự nhiên, hổ là dã thú có sức mạnh, to khỏe, nhanh nhẹn, thuần thục về kỹ thuật chiến đấu, thành thạo về kỹ năng săn mồi, loài vật này còn đặc trưng bởi tính hung dữ, táo bạo, liều lĩnh, dám tấn công hay đối địch nhiều thú to khỏe khác cùng với tiếng gầm rống rung chuyển núi rừng gây khiếp đảm cho muôn loài và còn là động vật tinh khôn từ đó hổ được người ta tôn lên vị trí Chúa tể của rừng núi và coi hổ là con vật linh thiêng. Hình tượng con hổ đó đã ăn sâu vào đời sống nghệ thuật và ngôn từ Việt Nam. Tranh dân gian Ngũ hổ có giá trị nghệ thuật cao. Bức tranh có sự phối hợp đường nét, hình khối, đầy sức sống mãnh liệt, miêu tả hổ với thân hình vạm vỡ, chắc, khoẻ trên thế ngồi vững chắc của hai chân trước. Trong thành ngữ, tục ngữ, câu đối của dân tộc ta có nhiều câu nhắc đến hổ. Các thi sĩ thời xưa cũng dành ưu ái nên thơ ca về Ngài có nhiều và chắc ai cũng biết đến bài thơ" Nhớ rừng "của nhà thơ Thế Lữ từ thưở đi học. Bài thơ thể hiện rõ oai hùng của loài hổ trước muôn loài. Đồng thời cũng thể hiện sự uất hận của Chúa sơn lâm khi phải rời xa chốn rừng xanh với câu kết nổi tiếng" Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ". Con hổ đã trở thành một biểu tượng trong nền văn hóa cổ phương Đông, tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của vị tướng quân dũng mãnh, can trường, oai phong lẫm liệt hoặc những cá nhân tài năng xuất chúng. Theo truyền thuyết, vị tướng họ Hùng có công đánh đuổi giặc Ân do bà mẹ hổ sinh ra. Đến nay đền Trình ở thắng cảnh Hương Sơn (Mĩ Đức - Hà Nội) còn thờ vị thần hổ này, bốn mùa hương khói. Truyện Tam quốc có" Ngũ hổ tướng "gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung đã trở thành đề tài bàn luận hàng mấy thế kỉ chưa dứt. Nghệ An có" Nam Đàn tứ hổ "(Phan Văn San, Nguyễn Quý Song, Trần Văn Lương, Vương Thúc Quý) nức tiếng văn chương, Hà Tĩnh có" Hồng Sơn tứ hổ "(Ngô Quảng, Đội Quyên, Đỗ Đức Trang và Lê Tất Hiệt) võ nghệ vô địch, rồi" Quảng Nam tứ hổ "," Nghệ An tứ hổ "," Trường An tứ hổ ".. Trong" Truyện Kiều "có câu:" Trướng hùm mở giữa trung quân "để chỉ nơi ở của Từ Hải. Xưa thường dùng da hùm làm thành cái màn lớn để chủ soái họp bàn với các tướng, nên người sau quen dùng chữ" hổ trướng "để chỉ chỗ làm việc của các tướng soái. Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả" Râu hùm hàm én, mày ngài "để chỉ tướng mạo uy dũng phi thường của bậc anh hùng. Thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám được mệnh danh là" Hùm thiêng Yên Thế ". Các võ tướng ngày xưa có phù hiệu, ấn tín khắc hình đầu hổ, gọi là hổ phù. Các đình chùa, miếu mạo thường chạm khắc hình hổ, thể hiện sự linh thiêng, bất khả xâm phạm. Theo sách cổ xưa truyền lại câu văn rằng" Thiên khai ư Tí, Địa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần "nghĩa là" Trời khai mở ở Tí, đất lập thành ở Sửu, người sinh ra ở Dần "do vậy người có liên quan với Hổ, nên trong lời ăn tiếng nói, các mặt sinh hoạt đời sống đều có hình ảnh của hổ chen vào thông qua các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ v. V.. chúng ta thấy hình ảnh của con hổ đã được văn học dân gian Việt Nam, bên cạnh những câu chuyện cổ tích xuất hiện từ lâu như như Trí khôn của ta đây, Cóc kiện trời, Thỏ rừng và hùm xám, Con hổ có lá gan chuột nhắt, Mèo vẫn hoàn mèo, thì hổ còn được nhắc đến trong các tác phẩm văn học thời cổ như: Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Lĩnh Nam Chích Quái, Mãnh hổ hành" (Bài hành về con hổ dữ) của nhà thơ Nguyễn Hành (nhà thơ), Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Cũng như những tác phẩm thời kỳ cận đại và hiện đại như: Thần Hổ của Tchya, Đường Rừng của Lan Khai, Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, Tây Tiến của Quang Dũng (với câu thơ: Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người), Như những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp và đặc biệt là bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ khi tác giả mô tả chân thực cảnh một con hổ trong vườn bách thú và hình dung ra hình ảnh của nó khi tự do trong rừng, thông qua hình ảnh con hổ, Thế Lữ dùng để biểu tượng về hình ảnh của một đất nước, dân tộc Việt Nam đang thời kỳ Pháp thuộc. Trong đó câu than thở Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu! Đã trở nên trứ danh. Trong truyện cổ tích Trí khôn của ta đây người Việt đã lý giải sự tích của những hình thù vằn vện trên mình hổ, con hổ được đóng vai trò là kẻ xấu và truyện nhằm đề cao trí khôn của con người trong công cuộc chống lại những loài thú giữ trong đó con hổ hiền lành, dại dột, bị người lừa. Trong truyện cóc kiện trời thì hổ đóng vai trò quan trọng, là một trog những con vật theo cóc lên thiên đình để kiện trời, hổ đóng vai trò quan trọng khi là con vật mạnh nhất trong đoàn quân của nhân gian, chính hổ đã xé xác thiên lôi buộc Ngọc Hoàng phải điều đình với đoàn quân của nhân gian. Trong câu chuyện Chú Cuội, kể việc Cuội vào rừng sâu tìm cây thì trông thấy một cái hang cọp, có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về. Trong văn hóa nghệ thuật, là một loài vật rất đẹp và có sức lôi cuốn nên hổ cũng là con mật được mô tả theo hướng trở nên gần gũi với con người, ngoài việc là đối tượng không thể thiếu trong các vườn bách thú và còn là diễn viên xuất sắc, thu hút nhiều khán giả trên màn bạc hoặc sân khấu xiếc. Hổ còn là đối tượng và là đề tài trong nghệ thuật điêu khắc, trong nghệ thuật gốm xưa Việt Nam và nhất là trong tranh dân gian Theo quan niệm dân gian Á Đông, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc, hổ là hình ảnh uy nghi, đầy ấn tượng, hổ tượng trưng cho sức mạnh và dân gian cũng đã thần thánh hóa hổ, cho hổ sứ mạng thiêng liêng có khả năng diệt trừ được ma quỷ. Có hình hổ trấn giữ ở cửa thì tà ma không dám thâm nhập. Bởi vậy hình tượng hổ đã trở thành phổ biến trong đời sống văn học, nghệ thuật dân gian, đặc biệt hổ đã được vẽ thành tranh và tạc thành tượng để thờ ở các đền, đình, miếu, điện.. Hổ cũng là đối tượng nghệ thuật hấp dẫn thể hiện trên các vật dụng sinh hoạt thường ngày, nhà cửa, nơi thờ tự.. Trong nghệ thuật, con hổ, biểu trưng cho sức mạnh, được dùng cho ngành võ bị, trang trí áo võ quan, miếu võ quan, trong chế độ phong kiến, khi rồng được dùng làm biểu tượng dành riêng cho vua chúa thì hổ được xem là biểu tượng của quan lại (quan võ) và cho đến thế kỷ XIX, hình tượng con hổ trong Văn hóa Việt Nam thời nhà Nguyễn đã có sự thể hiện đa sắc, đa diện từ sự mênh mông lan tỏa một cách trừu tượng hóa qua vị trí địa lý trong phong thủy đến định hình trong kết cấu kiến trúc, tên gọi di tích cụ thể, hay khắc dấu trên Cửu đỉnh, khoe cùng sương gió thời gian.. Tất cả góp phần khẳng định vị trí hình tượng con hổ trong Văn hóa Nguyễn, góp phần tạo nên những nét đặc trưng của nền Văn hiến Việt Nam. Khi giành được giang san, nhà Nguyễn lựa chọn việc đặt kinh đô. Và nhà Nguyễn đã chọn Kinh thành Huế với địa thế Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ - Thanh long, Bạch hổ là hai trong bốn thánh thú hợp thành tứ tượng hay tứ thánh thú. Bạch Hổ còn được xem là linh vật thiêng liêng thuộc về hành Kim ở phía Tây, tương ứng với mùa thu. Từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, đã có tám lần các chúa Nguyễn thiên di thủ phủ rồi cuối cùng trở về lại Phú Xuân. Năm 1805, Kinh thành Huế được khởi công xây dựng, nhà Nguyễn đã chọn xây kinh thành về hướng Đông Nam (thuộc phương Nam) hai bên có cồn Hến và cồn Dã Viên tạo thế Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ chầu về trọng địa Kinh thành. Đó là thế rồng chầu hổ phục bảo vệ cho vương triều. Hữu Bạch hổ (cọp trắng ở phía phải) là chỉ cồn Dã Viên, nằm ở phía tây Kinh thành Huế. Ngoài ra, Cồn Dã Viên còn gắn với một dấu ấn khác: Cầu Bạch Hổ. Tương truyền, khi cầu Bạch Hổ (lúc đó chưa được đặt tên) đang được xây cất, có một con hổ trắng đến ngồi ở giữa cầu khiến mọi người đều hoảng hốt bỏ chạy. Cũng chính vì thế mà cây cầu này được gọi là cầu Bạch Hổ trong tư tưởng phong thuỷ của các nhà địa lý thì nó được xem như Bạch Hổ chầu bên hữu của Kinh thành. Ngày nay, hình ảnh con hổ đã trở thành biểu tượng cho sự khát vọng, mong muốn của người dân Việt Nam về một nền kinh tế hùng cường, có tầm ảnh hưởng và một xã hội thịnh vượng với hình tượng hóa hổ. Nhiều người Việt Nam, các nhà quản lý và nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều nhận định cùng mong muốn kinh tế Việt Nam sẽ chuyển biến trở thành một con hổ mới của châu Á hay một con hổ mới về giáo dục và đào tạo ở châu Á, nhiều người Việt Nam còn mong muốn Việt Nam sẽ là con hổ của thế giới trong 15 - 20 năm sau khi đổi mới và nhiều người khác mong rằng Việt Nam sẽ là con hổ châu Á.