Nhắc đến Malaysia, chắc hẳn bạn sẽ nhớ đến Kualar Lumpur với những trung tâm mua sắm, thương mại lớn. Hay bãi biển Tanjung Rhu Beach với cát trắng nắng vàng, những vẻ đẹp xinh tươi cuốn hút lòng người của cụm quốc đảo này. Không chỉ nổi tiếng với danh lam thắng cảnh đẹp hút hồn, Malaysia còn có những món ăn ngon đi vào sâu trong lòng thực khách, khiến nhiều người luyến tiếc nhớ thương. Một trong những thứ đó hiển nhiên không thể không kể đến món mỳ Penang Assam Laksa. Mỳ Penang Assam Laksa là gì? Tựa như Phở tại Việt Nam, mỳ Assam Laksa được xem như quốc túy quốc hồn của ẩm thực Malaysia, cũng vì lẽ đó mà khi ai muốn đi du lịch sang cụm quốc đảo này, trong danh sách các món phải ăn thử thì chắc chắn sẽ có cái tên mỳ Assam. Đặc biệt, Assam Laksa nổi tiếng nhất tại bang Penang, nơi cách thủ đô Kualar Lumpur gần 300km, thế nhưng có người vì muốn nếm thử vị mỳ đúng chuẩn này mà sẵn sàng chạy quảng đường xa như thế. Hiển nhiên là ngoài trừ thành phố ẩm thực Penang thì Assam Laksa cũng có tại nơi khác, nhưng mùi vị thì không chính thống bằng. Ở Malaysia, bún Laksa lại phổ biến ở tiểu bang Malacca, Johor hoặc Penang. Đương nhiên, những nơi khác thì vẫn tìm thấy bón bún này, nhưng không đủ hương đậm vị như tại các thành phố ẩm thực. Nếu có một lần ghé ngang nơi này, bạn hãy thử thưởng thức món Assam Laksa, sẽ không khiến bạn thất vọng đâu. Khi đi du lịch theo nhóm tại Malaysia, hầu như tất cả các tuor đều tạo điều iện để du khách có thể thưởng thức món mỳ Assam Laksa này. Món mỳ này có sợi mì trắng, to, có độ dai và giòn. Nước dùng trong mỳ được nấu từ canh chua cá thu rất đậm đà mà không gây cảm giác ngấy cho thực khách. Chỉ riêng về khoảng nước dùng thôi đã đủ cuốn hút thực khách, vị canh chúa cá thu tựa như một thứ rượu làm say mê lòng người, như thứ thuốc khiến người ta ăn mãi vẫn nghiện. Vị chua đặc trưng được tạo nên từ Assam (hay còn gọi là me chua) kết hợp hài hòa với vị ngọt từ thịt cá thu thái lát và ớt cay xè, mỳ thường được dùng kèm với rau thơm, dưa leo, ớt đỏ, dứa chín, hành lá, bạc hà, gừng.. Tất cả kết hợp hài hòa giữa đủ loại vị chua, cay, mặn, ngọt đã tạo nên một bát mỳ nóng hổi cay nồng khó quên trong lòng thực khách. Với vị trí thứ bảy trong bảng xếp hạng 50 món ăn ngon nhất thế giới của CNN, có thể hiểu được Assam Laksa đã chiếm lòng những thực khách khó tính đến nhường nào. Món ăn thơm ngon, đậm vị này chắc chắn sẽ là những ký ức khó quên của những du khách đã từng đến với Malaysia. Malaysia có 3 sắc tộc chính cùng sinh sống là dân Mã Lai, dân gốc Hoa và dân gốc Ấn, chưa kể một lượng lớn dân nhập cư qua đây làm các việc lao động phổ thông chân tay. Văn hóa họ thì chuẩn như câu "hòa nhập mà không hòa tan" bởi dù sống trong cùng một đất nước nhưng dân nào thường giao lưu chủ yếu cùng người của dân nấy. Ví dụ như ngôn ngữ chính thức của quốc gia là Bahasa nhưng quanh đi quẩn lại có mỗi người Mã nói tiếng này. Dân gốc Hoa thì vẫn tiếng Hoa và tiếng Anh. Dân Ấn vẫn tiếng Hindu hoặc Tamil. Tuy vậy trong ẩm thực, giữa các dân tộc lại có sự hòa quyện vào nhau và chính Assam Laksa là bằng chứng cho sự hòa quyện và kết hợp độc đáo này. Trong nước dùng ngoài me chua (Assam) còn kết hợp cùng balacan (một dạng mắm tôm đặc trưng của người Mã lai/Indo) cũng được cho vào để thêm vị ngọt và cay nồng. Vị chua của me và quả chua thanh, không bị gắt – đây chính là dấu ấn của người Trung Quốc trong bát asam laksa. Nếu vô tình đi qua nồi nước dung đang ninh, chắc chắn khó ai có thể cầm lòng được bởi vị ngọt và chua thơm nức ấy. Nguồn gốc của bún Laksa. Laksa thực chất là một món bún nước và có thời gian ra đời cách đây khá lâu, khoảng hơn 1.000 năm. Đây là món bún có nguồn gốc từ người Peranakan - nhóm người Hoa định cư dọc eo biển Malacca. Và dần về sau này, món bún Laksa bắt đầu phổ biến và gắn liền với văn hóa ẩm thực của rất nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Lâu dần, các nền văn hóa lớn hòa nhập vào nhau, tạo nên những nét đặc trưng và làm nên sự nổi tiếng của Laksa. Nhiều loại phiên bản khác nhau của Laksa. Thật chất thì Assam Laksa chủ là một trong những loại bún Laksa mà thôi. Laksa có rất nhiều loại, nhưng nhìn chung thì đều đậm hương đủ vị, để lại nhiều dấu ấn cho thực khách. Có thể tạm phân chia các loại bún Laksa như sau: Curry laksa: phần nước dùng được nấu từ nước cốt dừa và bột cà ri nên có màu vàng đặc trưng cùng vị béo ngậy. Vị béo của Curry Laska hơi khác vị béo của cà ri nước ta một chút, nhưng nhìn tổng thể thì bạn có thể liên tưởng đến cà ri chan bún của nước ta. Asam laksa: ngược lại với vị béo ngậy của Curry Laksa, Asam Laksa có vị chua và cay khác hẳn bởi nguyên liệu chính nấu nước dùng của asam laksa vốn là me chua. Sarawak laksa: phần nước dùng là sự pha trộn giữa nước cốt dừa béo ngậy và nước nấu từ cá tạo vị ngọt thanh, đặc biệt hoàn toàn không sử dụng bột cà ri nên phần nước thường trong hơn và không có màu vàng. Nyonya lak sa (hay còn gọi là Laksa lemak ) : Nước dùng được chế biến từ nước cốt dừa nấu với xương gà và tôm nên có vị béo ngọt đậm đà. Nhìn chung thì bún Laksa có bốn phiên bản như trên, nhưng biến thể thì rất đa dạng, từ đó thích hợp cho khẩu vị của nhiều người.