Truyện Ngắn Mỹ Nhân Dừa - Quyên Quyên

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi QuyenQuyen215, 8 Tháng một 2024.

  1. QuyenQuyen215 Đơn giản nhưng không đơn điệu

    Bài viết:
    6
    Mỹ Nhân Dừa

    Tác giả: Quyên Quyên

    Thể loại: Truyện ngắn (ngôn tình )

    Tình trạng: Đang ra


    [​IMG]

    * * *

    Chương 1: Dừa non

    Kết thúc công viêc ở trung tâm tiếng trung, nhìn đồng hồ cũng đã hơn 9h tối, Khánh Hà tạt vào quán ăn quen thuộc để tự thưởng cho mình một bữa cuối tuần.

    Với hầu hết mọi người cuối tuần sẽ là cả ngày chủ nhật, hoặc cả thứ 7, chủ nhật và đó sẽ là khoảng thời gian sum họp, tự do vui chơi mua sắm. Còn với cô cuối tuần chỉ bắt đầu từ sau 9h tối ngày chủ nhật và kết thúc vào 12h đêm cùng ngày.

    Hai năm trở lại đây cuộc sống của cô đều diễn ra như vậy, cô làm việc ngay khi có thời gian dư thừa, không có việc cô cũng sẽ nghĩ cách tìm ra việc để làm, đến cả người bạn nối khố là Thanh Nhiên cũng không thể đuổi theo kịp tiến độ của cô. Làm nhiều việc để kiếm nhiều tiền là một lý do, nguyên nhân sâu xa khác là cô không dám để bản thân có thời gian rãnh rỗi.

    Mẹ mất sớm, bố một mình nuôi cô khôn lớn, ông đã cố gắng chu cấp đầy đủ những thứ cơ bản nhất để cô được học hành đến nơi đến chốn.

    Ba mẹ Khánh Hà đều là người tỉnh lẻ lên thành phố kiếm sống, quê nghèo khắc khổ, thiên tai quanh năm, nương rẫy mất mùa, ông bà khăn gói vào nam với hi vọng một tương lai tươi sáng hơn. Họ làm nhiều nghề để có thể bám trụ được ở mảnh đất người ta vẫn thường gọi là sài gòn hoa lệ. Sau khi mẹ lâm trọng bệnh rồi qua đời, cha cô chuyển sang nghề mưu sinh duy nhất là bán nước dừa trên chiếc xe ba bánh.

    Sở dĩ ông chọn đồng hành với công việc này, vì nó có thể giúp ông đưa đón Khánh Hà đi học bất kể thời gian nào trong ngày và cũng là để có phương tiện cho hai cha con di chuyển khắp mọi nơi. Mỗi sáng sau khi đưa cô con gái bé nhỏ đến lớp, ông đẩy xe dừa đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, có khi gần, có khi xa, rồi lại chờ đến lúc tan học đón cô về. Ngoài mái nhà đơn sơ thì xe dừa ba bánh chính là nơi cô gắn bó sâu sắc suốt tuổi thơ của mình.

    Con gái lên cấp hai, học phí, chi phí càng nhiều, ngoài bán dừa ông bán thêm vé số để tăng thêm thu nhập.

    Vào những ngày nghỉ cô phụ cha đẩy xe đi bán, gặp khách cô nhanh nhẩu chào mời, người dân trên những nẻo đường quen thuộc nhìn thấy hai cha con ai cũng thương, thương cô sớm không còn mẹ nhưng vẫn được dạy bảo cẩn thận, thương ông gà trống nuôi con không mơ màng đến người phụ nữ khác.

    * * *

    Có một tuyến đường nằm xa nơi cô ở, chỉ cuối tuần hai cha con mới vào đó, khu vực đó có rất nhiều nhà giàu, thấy hai cha con thiệt thà nên họ rất thích và lần nào vào đó cũng bán được rất nhiều, khi thanh toán tiền thỉnh thoảng họ còn gửi cho hai cha con số tiền thừa.

    Cô thu ở căn nhà thứ hai đầu ngõ lớn là khách quen và còn là khách sỉ, cuối tuần nào cũng mua năm trái cho năm người trong nhà, cô Thu có con trai lớn tên Anh Tuấn. Tuấn lớn hơn Hà hai tuổi, lúc nào mẹ mua dừa cậu bé cũng có mặt quan sát. Hà quen việc cứ đến nơi là nhanh chóng chặt dừa rồi đưa vào nhà cho cô thu.

    Biết hoàn cảnh 2 cha con khó khăn, tập sách của con trai học xong, cô Thu đóng gói cẩn thận rồi để dành cho Hà, Tuấn cũng được mẹ dặn dò nên rất tốt với Hà, thi thoảng được mẹ đưa đi nhà sách nhìn thấy món đồ nào xinh xắn dễ thương cậu đều xin mẹ mua riêng một phần để tặng cho Khánh Hà.

    Ai mà ngờ được cậu ấm khu đó lại thích bầu bạn với Hà cơ chứ. Cậu nói Hà hiền và cười rất đẹp, lớp cậu chẳng có đứa con gái nào có nụ cười giống Hà cả.

    Cứ đến cuối tuần là cậu cứ nhắng nhít chờ trước ngõ để được gặp Hà, cậu còn giúp Hà giải các bài toán khó, mỗi lần như vậy cậu thích lắm, vốn dĩ là học sinh giỏi nằm trong top 3 toàn trường, thành tích của cậu khó ai bì được, ấy vậy mà mỗi khi giải toán cho Hà cậu lại cảm thấy kiêu hãnh lạ thường, niềm kiêu hãnh của một cậu học trò nhỏ, của một đứa con trai ấm áp muốn giúp đỡ cô bạn của mình.

    Nhưng Bố luôn dặn Hà không được quá thân thiết với cậu: "Gia đình Tuấn và chúng ta vốn không cùng tầng lớp, con nên chú ý cư xử, tránh để người ngoài đàm tiếu" . Cô bé chẳng hiểu thế nào là không cùng tầng lớp nhưng cũng gật đầu vâng lời cha. Những món quà cô Thu hay Tuấn gửi tặng nếu nhìn vẻ mặt cha không đồng ý cô sẽ không dám nhận.

    * * *

    Thời gian trôi qua hai đứa trẻ dần lớn lên, Hà đã là nữ sinh lớp 10, Tuấn thì đã ở những năm cuối cấp sắp bước chân vào cánh cửa đại học.

    Sức khỏe cha Hà đã yếu hơn, việc chặt dừa cho khách giờ đây do Hà đảm nhiệm chính. Cha thì vẫn chăm chỉ với công việc bán vé số trên tay.

    Nhìn Hà mảnh mai vậy thôi mà sức chặt dừa mấy đứa cùng trang lứa so bì không lại.

    Từ hồi lớp 10, những trái dừa bán cho nhà Tuấn đều do Hà tự tay chặt. Thấy Hà mong manh ra sức vật lộn với mấy trái dừa Tuấn xót xa: "em để anh làm cho"

    Hà nhìn Tuấn dõng dạc nói: "anh á, giải toán thì em bái anh làm sư phụ, còn chặt dừa thì anh phải bái em làm bà tổ, anh không cần áy náy đâu, công việc của em mà", miệng nói tay thoăn thoắt trong chốc lát đã xong 5 trái dừa.

    Tuấn gãi gãi đầu cười ái ngai: "uh thật vậy". Từ nhỏ đến lớn việc làm nặng nhọc nhất mà Tuấn từng làm chính là thi học sinh giỏi cấp thành phố môn toán học, vậy nên đối với chặt dừa mà nói là một việc có độ khó như thi toán cấp quốc tế.

    (HẾT CHƯƠNG 1 - CÒN TIẾP)
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng một 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...