Mười vạn câu hỏi vì sao - Động vật hoang dã

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Hồng Hải, 18 Tháng mười hai 2018.

  1. Hồng Hải Nếu cuộc đời này đáng sống thì cũng đáng để viết

    Bài viết:
    95
    Vì sao ngà voi và mũi voi lại dài như vậy?


    Ngà của những con voi trưởng thành là kết quả của việc lâu dài thích ứng với môi trường xung quanh. Voi dùng ngà để khoét gãy những cành cây, đào rễ cây, hoặc dùng ngà để đục lấy nhân quả. Khi đi đường cũng thường dùng ngà để dò đường, phán đoán xem chỗ đất đó có thể chịu nổi trọng lượng thân thể của nó hay không. Dần dần ngà của nó đặc biệt dài ra.
    Mũi con voi dài ra cũng là do quá trình tiến hoá. Tổ tiên của loài voi có cái đầu ngắn và thô, nhưng lại có cái ngà dài và nặng. Như vậy cúi đầu xuống thật quá khó khăn, khi chuyển động cũng chẳng dễ dàng gì. Thêm nữa thân thể của voi đặc biệt to lớn, bốn cái chân của nó to như những cái cột nhà, không đủ tính linh hoạt. Để bù đắp lại những điều bất tiện như thế, chỉ còn cách kéo dài cái mũi ra và dựa vào sự co giãn của cơ thịt mà tự do vận động, thay thế cho chức năng của tay, môi và mũi.

     
    shasha thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2018
  2. Đăng ký Binance
  3. Hồng Hải Nếu cuộc đời này đáng sống thì cũng đáng để viết

    Bài viết:
    95
    Vì sao chuột thường xuyên gặm nhấm?


    Trong số loài vật gây hại cho người, chuột là kẻ đáng ghét nhất. Không những hòm tủ, quần áo, lương thực… mà cả những công trình kiến trúc cũng bị chúng làm hư hại. Phải chăng chúng đã tiêu hóa hết những gì mình cắn nát?
    Thực tế không phải chúng thích ăn đồ vật cứng. Hãy nhìn kỹ xung quanh chỗ hòm, tủ hoặc vật dụng khác bị chuột gặm hỏng thì sẽ thấy ở cạnh đó luôn có một đống nhỏ hạt vụn. Thì ra, chúng làm thế chỉ là để giảm bớt khó chịu cho đôi răng cửa của mình.
    Răng cửa của các loài động vật nói chung chỉ mọc đến một lúc nào đó thì ngừng lại, còn ở chuột thì không. Đôi răng cửa ở hàm trên và hàm dưới của nó liên tục mọc ra, mỗi tuần có thể vài milimét.
    Có thể bạn sẽ nghĩ, nếu răng cửa cứ mọc mãi, miệng chuột sẽ không thể ngậm lại được hay sao? Trên thực tế, tình huống này không bao giờ xảy ra, bởi vì để khắc phục tình trạng đó, chuột đã nhờ cách gặm nhấm vật cứng để mài bớt độ dài của răng. Vì vậy, gặm nhấm thực chất là một kiểu thích nghi sinh học của chúng.
    Vì sao răng cửa của chuột mọc dài ra mãi? Chất chủ yếu để hình thành răng là chất răng rắn chắc, ở trong lòng chất răng của mỗi cái răng còn có một xoang rỗng, gọi là xoang tủy răng. Lúc động vật còn non nớt, chân của xoang tuỷ răng hở để cho máu và thần kinh đi vào, cung cấp dinh dưỡng cho tế bào răng trong xoang tủy. Nhìn chung các động vật khác sau khi răng trưởng thành chân của xoang tủy răng bịt kín lại, tế bào chất răng không nhận được chất dinh dưỡng thì ngừng sinh trưởng. Còn chuột và thỏ cái thì xoang tủy răng không bị bịt kín, vì thế răng cửa của chúng dài ra suốt đời.

     
    shasha thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2018
  4. Hồng Hải Nếu cuộc đời này đáng sống thì cũng đáng để viết

    Bài viết:
    95
    Vì sao sừng tê giác lại mọc trên mũi?

    Sừng con tê giác mọc ở trên mũi, trên tuyến giữa mặt, nói chung chỉ có một sừng, cho dù có hai sừng cũng không đối xứng với nhau mà là cái trên cái dưới. Cái sừng bên dưới thì rất to, cái trên thì lại rất nhỏ.
    Sừng con tê giác không ăn liền với xương đầu mà là hoá vật của sừng trên da.
    Sừng con tê giác không phải dùng để dụ dỗ và tranh giành con cái mà là một loại vũ khí dùng để chống lại kẻ địch bên ngoài. Nếu con tê giác bị làm cho hung dữ, thì chúng sẽ đem toàn lực ra, cúi đầu xuống, xông lên phía trước, với cái sừng có thể giết chết người ấy thì cho dù là một con voi lớn cũng có thể bị húc thủng thành một vết sâu.



     
    shasha thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2018
  5. Hồng Hải Nếu cuộc đời này đáng sống thì cũng đáng để viết

    Bài viết:
    95
    Vì sao gấu trắng chỉ sống ở vùng bắc cực?

    Lớp mỡ dưới da của con gấu trắng cực dày, có thể chịu được băng giá, chúng là “kiện tướng bơi lội”, có thể lặn ở dưới nước để bắt hải cẩu và các loại cá. Tốc độ chạy nhảy trên băng của gấu trắng thật kinh người, cho dù mặt băng rất trơn, gấu trắng không bao giờ ngã, bởi vì nó có bàn chân rất to, bên trên lại có lớp lông rất dầy, cho nên nó còn có thể đuổi bắt một cách tài tình những con chim ở trên băng để ăn.
    Nam Cực cũng là vùng băng tuyết mênh mông, vì sao gấu trắng không sống ở Nam Cực? Điều này có quan hệ đến lịch sử phát triển các sinh vật trên địa cầu.
    Những mãnh thú như hổ, sói, gấu, sư tử v.v... xuất hiện sớm nhất ở châu âu. Để đi tìm thức ăn, chúng liền phân bố trên mấy đại lục gần nhau. Do hồi đó châu úc và châu Nam Cực bị mặt biển mênh mông ngăn cách với các đại lục khác, cho nên những mãnh thú này chưa đến được những khu vực này. Sau này các mãnh thú phân bố trên các đại lục dần dần thích ứng được với điều kiện sinh hoạt khác nhau, ví dụ, sư tử chọn vùng Phi châu, gấu trắng chọn vùng Bắc Cực để định cư.

     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2018
  6. Hồng Hải Nếu cuộc đời này đáng sống thì cũng đáng để viết

    Bài viết:
    95
    Vì sao cơ quan cảm giác của hà mã lại mọc ở trên đầu?

    Quan sát kỹ hình dạng của hà mã bạn sẽ thấy một hiện tượng thú vị, đó chính là mắt, mũi và tai của nó hầu như đều mọc trên đỉnh đầu, khác với dã thú thông thường.
    Hà mã tuy là động vật cạn, nhưng lại rất thích ngâm mình trong nước, thường đợi đến đêm khuya mới bò lên bờ kiếm ăn. Để phù hợp với thói quen sống trong nước, cơ quan cảm giác của nó đã chuyển dần lên trên đỉnh đầu. Bởi vì khi toàn bộ thân hình to lớn ngâm trong nước, chỉ cần hơi nhô đầu lên, các giác quan sẽ vừa vặn vượt ra khỏi mặt nước một chút. Như vậy, hà mã vừa có thể ẩn mình rất tốt, vừa có thể thông qua mắt, mũi, tai để hít thở không khí trong lành, nghe được tiếng động xung quanh.
    Cá sấu, cá trắm đen sống ở dưới nước cũng có điểm tương tự với hà mã về phương diện này.



     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2018
  7. Hồng Hải Nếu cuộc đời này đáng sống thì cũng đáng để viết

    Bài viết:
    95
    Vì sao rắn không có chân mà vẫn bò được?

    Đa số các loài rắn hiện tại đều không có chân, chỉ trừ số ít loài, như trăn, là còn có dấu vết của chi sau. Tuy vậy, với các cơ quan vận động và phương thức vận động đặc biệt, nhóm bò sát này vẫn có thể lao vun vút qua các sa mạc hay cánh đồng.
    Toàn thân rắn bao phủ một lớp vảy, nhưng những vảy này hoàn toàn khác với vảy cả: vảy rắn là do tầng sừng ở phía ngoài cùng của da biến thành, cho nên cũng được gọi là vảy sừng. Còn vảy của đại đa số các loài cá là tầng chân bì phía trong cùng của da biến thành. Vảy rắn khá dẻo dai, không thấm nước. Sự lớn lên của vảy cũng không tương ứng với sự lớn lên của cơ thể. Rắn lớn lên đến một thời gian nào đó cần phải lột xác một lần. Sau khi lột xác, vảy vừa mới mọc ra sẽ lớn hơn vảy cũ một chút. Vảy rắn, không chỉ có tác dụng chống sự bốc hơi của nước và giúp cơ thể khỏi bị tổn thương, mà còn là cấu tạo chủ yếu giúp rắn bò được.
    Vảy trên thân rắn có 2 loại: một loại ở chính giữa bụng tương đối lớn và có hình chữ nhật, được gọi là vảy bụng; loại thứ hai nằm ở hai bên vảy bụng kéo dài đến mặt lưng, hình nhỏ hơn, gọi là vảy thân. Vảy bụng thông qua cơ sườn nối với xương sườn.
    Rắn không có xương mỏ ác, nên xương xường của nó có thể cử động tự do trước sau. Khi cơ sườn co bóp, làm cho xương sườn di động về phía trước, nhờ đó vảy bụng hơi vểnh lên, đầu nhọn của vảy vệnh lên giống như bàn chân giẫm lên mặt đất hoặc vào vật thể khác, đẩy cơ thể tiến về phía trước.
    Ngoài ra, xương sống của rắn trừ khớp xương thông thường lồi ra, còn có một đôi xương cung lồi của đốt trước với xương cung lõm của đốt sau xương sống trước tạo thành khớp, như vậy không chỉ làm cho xương sống của rắn nối với nhau vững chắc, mà còn làm tăng thêm khả năng uốn lượn sang trái phải của cơ thể, làm cho thân rắn vận động theo hình sóng. Như vậy, mặt bên cơ thể rắn không ngừng gây áp lực với mặt đất, sẽ đẩy nó tiến lên phía trước. Sự vận động này kết hợp với hoạt động của vảy bụng sẽ làm cho rắn bò nhanh hơn.
    Da của rắn rất nhão, khi vảy tiếp xúc với mặt đất, trước hết trong cơ thể chuyển động trượt về phía trước, động tác này không những giúp cho rắn bò, mà còn là nguyên nhân để rắn có thể trèo cây. Nếu đặt rắn trên sàn nhà nhẵn bóng thì nó sẽ “khó nhọc bò từng tí một”.

     
  8. Hồng Hải Nếu cuộc đời này đáng sống thì cũng đáng để viết

    Bài viết:
    95
    Vì sao gấu bắc cực giữ ấm được cơ thể ở vùng băng tuyết lạnh giá?

    Những con gấu trắng có thể sinh sống vui vẻ ở chỏm băng lạnh lẽo phía bắc trái đất là nhờ một bộ lông có kết cấu đặc biệt khác thường của chúng.
    Thường thường, người ta có thể dùng máy ảnh tia hồng ngoại hàng không để chụp ảnh những động vật có thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ trái đất, nhưng với gấu Bắc cực, phương pháp này là vô dụng. Hóa ra, thân nhiệt của chúng và nhiệt độ băng tuyết của vùng cực gần như bằng nhau. Nếu như chuyển sang dùng máy ảnh tia tử ngoại thì sẽ chụp được gấu Bắc cực một cách rõ nét, hơn nữa trên ảnh chúng còn đậm hơn nhiều so với màu sắc của băng tuyết xung quanh. Điều này cho thấy bộ lông màu trắng của gấu Bắc cực có thể hấp thu một lượng lớn tia tử ngoại.
    Vì sao bộ lông này có thể hấp thu nhiều tia tử ngoại như vậy? Dưới kính hiển vi điện tử, người ta phát hiện thấy những sợi lông giống như những chiếc ống rỗng, bên trong không hề có bất kỳ một sắc tố nào. Nhìn bình thường sở dĩ nó có màu trắng là bởi vì bề mặt bên trong của ống tương đối thô ráp, giống như những bông tuyết trong suốt khi rơi xuống đất thì có màu trắng vậy. Quan sát kỹ hơn nữa sẽ phát hiện thấy loại ống lông này có thể để cho tia tử ngoại xuyên qua tâm, giống như một ống dẫn tia tử ngoại thông suốt. Điều đó chứng tỏ gấu Bắc cực có thể hấp thu gần như toàn bộ ánh sáng mặt trời bao gồm cả tia tử ngoại chiếu trên mình nó để làm tăng thân nhiệt lên. Ngoài ra, chính bộ lông cũng vừa dài lại vừa dày rậm, giúp cho gấu không sợ cái lạnh giá ở Bắc cực. Đây là một trong những bộ lông động vật giữ nhiệt tốt nhất thế giới.

     
  9. Hồng Hải Nếu cuộc đời này đáng sống thì cũng đáng để viết

    Bài viết:
    95
    Dơi hút máu như thế nào?

    Loài dơi hút máu sinh sống trong các khu rừng rậm nhiệt đới châu Mỹ luôn sinh sống bằng cách hút máu người và động vật. Răng của chúng không như các bộ răng thông thường khác răng cửa và răng khuyển phía trước rất phát triển, vừa dài vừa nhọn, sắc như dao và có "lưỡi dao" sắc nhọn có thể dùng để mổ da, cắt da người và động vật. Ở phần giữa và cạnh của đầu lưỡi dơi có rãnh, có thể hình thành ống hút, dùng để hút máu, trong đó có chất chống đông, có thể chống máu đông.
    Dơi hút máu thường tùy theo mỗi đối tượng mà chúng lựa chọn những chỗ hút máu khác nhau. Khi gặp bò hay ngựa, chúng thường cắn sau lưng và cạnh sườn, nếu là lơn, chúng cắn phần bụng, nếu là các loài chim, chúng liền cắn vào chân. Có người đã từng được xem cảnh chúng hút máu: một con dơi bất ngờ bay là là trên mảnh đất, giữ chắt chân con gà trống bằng vuốt ở cánh của nó, hai chân sau chạm đất, con gà đi nó cũng đi, vừa đi vừa hút máu. Với những người đang ngủ say, con dơi chọn phần dái tay hay đầu mũi để hút vì ở những chỗ đó dây thần kinh tương đối ít và mạch máu lại nhiều không dễ bị phát hiện. Con dơi mỗi lần hút được khoảng 50g máu bằng nửa trọng lượng cơ thể chúng. Nếu như hút 200g máu thì sẽ gấp đôi trọng lượng cơ thể nó, nó vẫn có thể bay được. Tuổi thọ bình quân của dơi hút máu là 12 năm, lượng máu hút suốt cuộc đời của chúng có thể lên tới 100 lít.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2018
  10. Hồng Hải Nếu cuộc đời này đáng sống thì cũng đáng để viết

    Bài viết:
    95
    Vì sao hiếm khi nhìn thấy xác voi?

    Voi là một trong số những loài động vật lớn nhất trên lục địa. Trong rừng rậm, các động vật khác rất khó uy hiếp được voi. Tuy nhiên, khi voi bị chết thì hầu như không ai nhìn thấy xác chúng. Tại sao như vậy?

    Đó là do những con voi khác đã chôn đồng loại của mình. Một buổi chiều, nhà động vật học người Anh Haway Kelly đã tận mắt chứng kiến “lễ chôn cất” voi.
    Một con voi cái đã già sắp chết, rũ đầu đi lảo đảo tiến về phía trước và cuối cùng ngã xuống đất. Những con voi khác vây xung quanh nó phát ra những tiếng kêu buồn đau thương.
    Đàn voi đứng xung quanh con voi già, cúi đầu, không ngừng dùng vòi xoa lên thi thể voi già. Sau cùng, chúng dùng đất và cỏ cây phủ lên mình con voi đã chết. Voi không những có thể che đậy xác chết mà còn bẻ gãy ngà con voi chết, sau đó chúng đập ngà vào đá hay thân cây làm cho ngà nát vụn. Lý do tại sao chúng lại đập nát ngà voi chết thì các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2018
  11. Hồng Hải Nếu cuộc đời này đáng sống thì cũng đáng để viết

    Bài viết:
    95
    Vì sao Chồn tự đổi màu lông?


    Chồn Ermine (Mustela Erminea) có lông trên lưng màu nâu, bên dưới màu vàng hoặc trắng vàng. Về mùa đông, ở những vùng lạnh giá, bộ lông của loài vật này biến sang màu trắng, chỉ có chót đuôi là màu đen. Đây là cách để chúng nguỵ trang trong tuyết.
    Chồn Ermine sinh sống ở trong rừng, trên đồi núi. Chúng phân bố ở Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc và Trung Á. Chồn Ermine cũng đã được gây giống ở New Zealand.
    Loài chồn tuyệt đẹp này thường chỉ sống đơn lẻ trong các kẽ đá nứt hay trong hang dưới lòng đất. Chồn Ermine đi săn chủ yếu vào ban đêm. Chúng săn chuột, chim và thằn lằn, có khi săn cả cá nhỏ. Thỉnh thoảng chúng còn trộm trứng từ các tổ chim. Khi săn, chúng có thể giết con mồi chỉ bằng một cú đớp mạnh và chính xác vào gáy con vật có khi còn to hơn cả chúng.
    Chồn thợ săn còn là tay leo trèo cừ khôi và bơi lội tuyệt vời. Chính vì thế, những con vật xấu số nào bị chồn Ermine săn đuổi thì khó lòng thoát chết. Còn khi chúng bị tấn công thì sao? Nếu gặp nguy hiểm, loài chồn khôn ranh này tiết ra một mùi hôi khó chịu từ những tuyến ở đuôi để xua đuổi kẻ thù.
    Chồn Ermine có đuôi ngắn. Con đực to hơn con cái. Đối với dân mua bán lông thú, khi bắt đầu mùa đông, bộ lông trắng của chồn Ermine rất có giá.
    Chồn cái có thể sinh sản từ khi mới lên 3 hay 4 tháng tuổi. Mùa giao phối diễn ra từ tháng 7 đến tháng 8. Sau thời gian mang thai khoảng 255 ngày, con cái đẻ con trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5. Mỗi lứa có từ 4 đến 5 con chào đời. Chồn bố biết giúp đỡ trong việc chăm sóc và nuôi nấng chồn con. Chồn con chỉ mở mắt khi được 3 tuần tuổi. Đến 7 tuần tuổi, những con đực có kích thước to hơn cả mẹ chúng.
    Chiều dài trung bình của chồn đực trưởng thành khoảng 24 cm, đuôi dài khoảng 10 cm, nặng khoảng 200 gram. Số lượng loài chồn này đang ngày càng giảm sút trên thế giới.

     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2018
Trả lời qua Facebook
Đang tải...