Hỏi đáp Mười lăm hay mười năm là đúng?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Wall-E, 29 Tháng sáu 2020.

  1. Wall-E

    Bài viết:
    595
    Bạn có bao giờ thắc mắc điều này?

    Số 5 đọc và viết là NĂM, số 50: Năm mươi

    Số 15 đọc và viết là Mười lăm mà không phải là Mười năm

    Cứ khi số 5 ở hàng đơn vị thì đều đọc là LĂM: 25, 55, 555.. trừ các trường hợp: 105, 205, 5505.. thì đọc là "linh năm" hoặc "lẻ năm"

    Ngoài ra, từ 25 đến 95 thì còn có thể đọc là: Hai nhăm, chín nhăm tuy nhiên đây là cách đọc nhưng viết vẫn là mươi lăm

    Vậy tại sao đọc và nhất là khi viết thì lại LĂM mà không phải là NĂM hay NHĂM?

    Có thể có các đáp án sau:

    1. Đây là ảnh hưởng của việc nói ngọng phụ âm L và N. Lâu dần, trải qua thời gian và được chấp nhận như một chuẩn mực.

    2. Lăm để khi đọc số đi liền với năm tháng dễ nghe hơn

    Ví dụ:

    1555 năm đọc là: Một nghìn năm trăm năm mươi lăm năm

    Nhưng nếu là phương án này thì tại sao không dùng "nhăm" với tất cả các trường hợp nhỉ?

    15 đọc là "mười nhăm" thì cũng được chứ sao?

    3. Cả hai lý do trên đều đúng.

    4. Cách giải thích khác.

    *vno 40*

    Theo các bạn thì lý do vì sao lại như vậy?
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng sáu 2020
  2. Hoa Tan "She's imperfect, but she tries..."

    Bài viết:
    40
    Ừm, theo mình thì "mười lăm" là chỉ số lượng. Vd: Mười lăm điểm, mười lăm chai.. Còn "mười năm" lại giống một quãng thời gian hơn hoặc nói đơn giản hơn từ "năm" đứng đơn độc một mình thì chỉ số đếm, số lượng nhưng thêm bất kì con số nào trước nó lại trở thành quãng thời gian. Từ 'lăm"được sử dụng để phân biệt dễ dàng đâu là số lượng, đâu là khoảng thời gian thôi. Các cụ nói cấm có sai: Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.
     
    lương lam lâmAdmin thích bài này.
  3. MưaThángTám

    Bài viết:
    291
    Theo mình, mười năm và mười lăm nếu đồng nghĩa, thì sẽ có rất nhiều sự nhầm lẫn. Để tránh sự nhầm lẫn, hay hiểu nhầm trong giao tiếp, mọi người mới có "mười lăm" là số đếm thông thường: 15, còn "mười năm" là số năm: 10 năm.

    Còn "nhăm", theo mình nhớ là tiếng địa phương đúng không, mà là tiếng địa phương thì ít phổ biến hơn những từ ngữ thông dụng. Người vùng khác sẽ khó hiểu hơn là người địa phương thế nên vẫn đúng, chỉ là không được dùng nhiều để tránh gây khó hiểu thôi.

    Túm gọn, tùy từng vùng miền nha.
     
    lương lam lâmAdmin thích bài này.
  4. Liễu Nhạc Hy

    Bài viết:
    35
    Theo mình thì số 15 đọc là mười lăm mới đúng, mười năm rất dễ nhầm lẫn với 10 năm.

    Trong tiếng việt khi số 5 đứng một mình sẽ đọc là năm, khi đứng ở hàng đơn vị đọc là lăm, còn ở các hàng khác như hàng chục hàng trăm hàng ngàn thì vẫn đọc là năm.

    Ví dụ như 5555 là năm ngàn năm trăm năm mươi lăm.

    Mình cũng đồng ý với ý kiến mà bạn nói 'lăm' là để tránh nhầm lẫn khi đi kèm từ 'năm' chỉ thời gian.

    Bên cạnh đó mình thấy từ 'nhăm' lại là từ mang tính địa phương nhiều hơn, có thể dễ thấy trong Nam họ ít dùng âm 'l' với 'n' nên họ dùng từ 'nhăm' cũng rất dễ hiểu và cũng không sai.

    Nói chung thì phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam ấy mà.
     
    lương lam lâmAdmin thích bài này.
  5. Tojikato Nakaru

    Bài viết:
    20
    Mình nghĩ là vì nếu là mười năm thì giống như 10 năm nên đọc là mười lăm.
     
    lương lam lâmAdmin thích bài này.
  6. ThaoNguyen6222

    Bài viết:
    66
     
    lương lam lâm thích bài này.
  7. ThaoNguyen6222

    Bài viết:
    66
    Cảm ơn bạn vì câu hỏi rất hay này. Ngôn ngữ Việt Nam của chúng ta rất phong phú và đa dạng. Cùng là một từ nhưng lại ẩn ý nhiều nghĩa khác nhau.

    Bạn thắc mắc tại sao số 5 lại đọc và viết là Năm, số 50: Năm mươi. Nhưng số 15 lại đọc và viết là Mười Lăm mà không phải là Mười Năm..

    Cứ số 5 ở hàng đơn vị thì đọc là Lăm mà không phải là Nhăm hay Năm

    Theo mình nghĩ thì cách đọc này là để phân biệt giữa giá trị của con số tự nhiên và con số chỉ thời gian, nhằm tránh sự nhầm lẫn.

    Ví dụ nếu số 15 ta cũng đọc và viết là Mười năm thì giá trị của con số tự nhiên 15 lại không phải là 15 nữa mà lại là số 10 (con số chỉ thời gian). Hay số 25, 35, 45.. 95 cũng vậy. Nếu số 25 đọc và viết là Hai năm thì giá trị của số tự nhiên 25 lại thành số 2 (con số chỉ thời gian)..

    Còn bạn thắc mắc là tại sao không phải đọc và viết là "Mười nhăm" mà cứ phải "Mười lăm" thì theo mình nghĩ thì cách đọc và viết này được áp dụng theo một quy chuẩn chữ cái nào đó có từ nguồn gốc xa xưa rồi nên người Việt chúng ta cứ thế mà kế thừa và áp dụng nó cho đến bây giờ thôi.
     
    lương lam lâm thích bài này.
  8. lương lam lâm Mười năm đá mài phong tuyết sương lạnh

    Bài viết:
    57
    1. **Ảnh hưởng ngôn ngữ và cách phát âm**: Có thể đây là kết quả của ảnh hưởng từ cách phát âm và cách nói ngọng phụ âm "L" và "N". Trong tiếng Việt, có một số từ ngữ và âm tiết có thể bị "nặng mồm" hoặc nói ngọng phụ âm, và điều này có thể ảnh hưởng đến cách đọc và viết số.

    2. **Thích hợp và dễ nghe hơn khi nói liền với "năm" **: Việc sử dụng "lăm" khi đọc số có thể là để làm cho việc nói liền với "năm" dễ nghe hơn và thích hợp hơn. Điều này có thể giúp làm rõ và tăng cường sự hiểu biết khi người nghe ngữ cảnh không hoàn toàn rõ ràng. Ví dụ là 10 năm và 15 nếu đọc là "năm" thì sẽ dễ nhầm lẫn

    3. **Thói quen và chuẩn mực**: Có thể trong quá trình sử dụng tiếng Việt, việc sử dụng "lăm" thay vì "năm" khi đọc số đã trở thành một thói quen và được chấp nhận như một chuẩn mực trong việc viết và đọc số.

    4. **Sự linh hoạt trong ngôn ngữ**: Ngôn ngữ thường phản ánh sự linh hoạt và sự thay đổi trong sử dụng của người sử dụng, và điều này có thể dẫn đến sự biến đổi trong cách đọc và viết số.

    5. **Khả năng tương thích giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết**: Có thể có sự tương thích giữa cách đọc và viết số để phù hợp với ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, điều này có thể làm cho việc sử dụng "lăm" thay vì "năm" trở nên phổ biến hơn.

    Tóm lại, sự khác biệt trong cách đọc và viết số trong tiếng Việt có thể phản ánh sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm ngôn ngữ nói, thói quen, và sự linh hoạt trong ngôn ngữ.
     
    lacvuphongca thích bài này.
  9. Tranhuynh

    Bài viết:
    1,309
    Theo góc nhìn ếch ngồi đáy giếng của mình thì....

    Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, các cụm từ có thể thay đổi để thích nghi với ngữ cảnh cụ thể. Và chữ "Lăm" và "Năm" cũng có thể dựa trên việc nói ngọng phụ âm "L" và "N" để thay đổi. Đặc biệt Việt Nam ta vốn đa dạng các vùng miền dân tộc, mỗi vùng miền đều có các phát âm và ngữ âm khác nhau. Khi sát nhập kết nối, những ngôn ngữ vùng miền gần nhau nhất sẽ tạo ra quy ước đọc chung cho thuận tiện về việc giao tiếp, điều này có thể thể hiện rõ ở việc buôn bán và giao dịch tạo ra các từ phổ biến đề cập với nhau.


    Mình chỉ suy đoán được thế thôi. Có gì sai xin thứ tội nhá.
     
    lương lam lâm thích bài này.
  10. Chang Đàm

    Bài viết:
    198
    Hồi nhỏ học cấp một cũng hay phải làm những bài kiểu này. Mình không nhớ rõ đề bài nhưng đại loại sẽ là viết cách đọc dựa vào số cho sẵn. Lúc đấy cũng làm sai cô chỉ là 15 đọc là "mười lăm", 25 đọc là "hai mươi lăm". Tức là cứ là số "5" đứng sau một số khác thì sẽ đọc là "l". Lí do là để đọc số cho rõ hơn mình cũng không hiểu là đọc vậy rõ hơn chỗ nào. Có lẽ, những số hay chữ ở cuối người ta thường đọc nhẹ, nhỏ hay không rõ hơn chút nên phải đọc thế để dễ nghe hơn.
     
    lương lam lâm thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...