Review Sách Mùi Của Cố Hương - Nguyễn Quốc Vương

Thảo luận trong 'Sách - Truyện' bắt đầu bởi Chanh Leo, 28 Tháng mười một 2020.

  1. Chanh Leo

    Bài viết:
    281
    "Khi bắt đầu nếm trải cuộc sống tha hương, có hai thứ mùi khiến tôi nhớ nhà da diết: Mùi khói bếp và mùi hành." là những lời tâm sự mộc mạc và chân thành của tác giả Nguyễn Quốc Vương khi phải học tập ở nơi xứ người.

    [​IMG]

    "Mùi của cố hương" là một cuốn sách dài 216 trang cả bìa, là tập hợp lại những kỉ niệm thời thơ ấu, vui có, mà buồn cũng có về những kỉ niệm thời thơ ấu của chính tác giả về những trải nghiệm khác nhau ở cố hương như: Trò nghịch dại, tết của ngày xưa, đom đóm ngậm ngùi.. khi còn ở làng hồi bé. Tất cả đều được tái hiện lại trong những trang sách giàu cảm xúc, khiến cho người đọc như được sống lại trong khoảnh khắc ấy, cùng chơi đùa với tác giả.

    Đây cũng chính là cuốn sách thứ tư của tác giả sau cuốn "Điều bí mật trong vườn", "Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản" và "Môn Sử không chán như em tưởng".

    Trích một đoạn ngắn trong truyện rất cảm động của tác giả khi tâm sự về quãng thời gian anh xa quê hương:

    "Hồi còn học ở gần Kyoto, mỗi buổi chiều tôi thường đi bộ một mình ngắm cánh đồng ở gần trường. Ngoại trừ những chiếc ô tô đậu trên cánh đồng, khung cảnh ở đây khá giống với cố hương. Cũng cánh đồng hẹp bị vây bọc bởi những ngọn núi thấp, những ruộng lúa, ruộng rau nối tiếp nhau và bao quanh là mương nước chảy. Mùa Đông, thi thoảng trên đường tản bộ tôi lại gặp vài đống dấm bốc khói. Những người nông dân Nhật đốt cỏ để làm sạch ruộng. Mùi khói làm tôi cay xè nơi sống mũi. Tôi nhớ căn bếp đầy bồ hóng và những cột nhà ám khói của mẹ".

    Những tản văn "Đom đóm ngậm ngùi", "Chiếc bánh rán mười đồng", "Lớp học đầu tiên", "Mùi của cố hương", "Hai thế giới dưới ánh trăng", "Ánh sáng của những ngọn đèn dầu", "Quê nội và quê ngoại" sẽ giúp cho những độc giả, những con người đã rời xa quê hương, hay những người đang hoài niệm về "một ngày xưa" khi quê hương mình đang dần đổi thay như một lần nữa được sống lại trong ký ức tuổi thơ về quê hương cũ của mình – nơi đã cùng bản thân trải qua biết bao nhiêu kỷ niệm tốt đẹp nơi làng quê chân thật, mộc mà không kém phần giản dị.

    Thật vậy, cậu bé trong cuốn sách Mùi của cố hương ngày ấy là một cậu bé vô cùng nghịch ngợm. Nhưng cũng giống với bao đứa trẻ khác, cậu cũng có một tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ, thú vị tại ngôi làng nhỏ như những hình ảnh đẹp bên đồi hoa sim, những khoảng lặng khi nghĩ đến "lối về", là những khi chơi những trò chơi như pháo đất, ống phóp, đánh khăng, chăn gà.. Tuy nghịch ngợm lại hay bài trò nhưng cậu bé nhỏ này lại rất yêu sách. Đến nỗi kể cả khi đi trăn trâu hay nấu cơm, cậu đều có thể mang sách đi để đọc cho đỡ "chán".

    Không chỉ có thế, cuốn sách cũng cho ta thấy lại những tháng ngày đói khổ của những người dân xưa kia, hay có thể nói là từ cái thời mà ông bà ta đang sinh sống, trải qua để từ đó ta càng biết trân trọng những gì chúng ta có được trong cuộc sống hiện đại đầy đủ và tiện nghi của ngày nay.

    Đọc xong cuốn sách, thứ đọng lại trong mình nhiều nhất chính có lẽ chính là cảm xúc. Bởi vì, cuốn sách này đã gọi nhớ lại rất nhiều những ký ức tuổi thơ tươi đẹp của tác giả nhưng cũng có lẽ là của chính bản thân mình, rồi từ đấy lại bồi hồi xúc động, cảm thấy nhớ thương cái thời đã xa, xa lắm ấy.

    Những trò chơi ngày xưa mà chúng ta hay chơi hồi bé có lẽ đã bị lãng quên trong thời đại này. Là do xã hội ngày càng phát triển, khiến cho những ngôi nhà cao tầng dần mọc lên thay thế cho đồng ruộng, hay là do trẻ con ngày nay đã chẳng còn hứng thú với những trò chơi ấy nữa? Mà thay vào đó chúng lại thích chơi điện tử, nghe nhạc, xem tivi nhiều hơn.

    Để rồi sau khi ngồi ngẫm nghĩ lại, mình bỗng chợt cảm thấy may mắn vì tuổi thơ của mình, tuy không dữ dội như tuổi thơ của tác giả nhưng cũng đủ để có cái mà hoài niệm.
     
    meocon1512Ngudonghc thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...