Thanh Hải là một nhà thơ được mọi người biết đến như một hiện tượng đặc biệt của thơ ca Việt nam. Là con người tài hoa, giàu sức sống nghệ thuật và lắng nghe được nhiều âm thanh biến thái của cuộc đời, ngay cả những phút giây cận kề cái chết Thanh Hải vẫn khát khao sống, làm việc và cống hiến cho đời chung. Mùa xuân nho nhỏ chứ không phải cái gì lớn lao ồn ào nhưng thật tinh túy, sâu xa lắng động của Thanh Hải để lại cho đời trước lúc ra đi. Những vần thơ nhỏ nhẹ trầm bổng mà ý tứ lắng sâu lạ kỳ. Và không thể thiếu ở làng thơ xuân nếu ta quên đi một mùa xuân nho nhỏ của một nhà thơ tài hoa, mệnh bạc Thanh Hải thì quả là thiếu sót. Bài thơ ra đời vào năm 1980 được xem như một lời tâm niệm trẻ trung đáng trân trọng của nhà thơ để lại cho đời trước lúc ra đi. Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, và ước nguyện của tác giả về một cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn và tác giả cũng muốn nhắn nhủ rằng, để có được cuộc sống như ngày hôm nay đều là nhờ vào các công lao to lớn của cha ông ta, chúng ta cần phải biết ơn và giữ gìn cuộc sống tươi đẹp này để không phụ lòng họ. Mùa xuân nho nhỏ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.. Thanh Hải Bài thơ này được tác giả viết năm 1980 trên giường bệnh trước khi mất không lâu, được in trong tập thơ Huế mùa xuân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: Huế mùa xuân, NXB Văn nghệ Giải phóng, 1970