Múa Lân là gì? Các truyền thuyết về múa Lân và ý nghĩa. Múa lân: Là một môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó được du nhập vào các vùng đất mới theo dấu chân lập ngiệp của người Hoa. Múa Lân thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu và trong các sự kiện quan trọng như khai trương kinh doanh, lễ kỉ niệm đặc biệt.. Vì múa Lân - Sư - Rồng có ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc, hành thông.. Trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người bụng phệ mặc áo dài, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Múa Lân - Sư - Rồng tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau. Truyền thuyết được tuyên truyền: 1, Truyền thuyết miền Bắc Trung Quốc kể rằng: Thuở khai sinh lập địa. Lân là một con quái thú hung dữ chuyên ăn thịt người và phá hoại cuộc sống người dân. Đức Phật Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được con lân từ dưới biển lên bờ phá hoại, ăn gia súc của dân làng. Đức Phật Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật. Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này. Tất nhiên, ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và mơn trớn lông Lân, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc của một năm mới. 2, Theo truyền thuyết của người dân vùng ven biển miền Nam Trung Quốc thì từ xa xưa có một loại quái thú đầu to, sừng nhọn, mắt lòi, miệng to bằng cái thúng được gọi là Kỳ Lân thường lên quấy phá dân làng, ăn hết các loài gia súc. Cho đến một hôm có một Ông Lão râu tóc bạc phơi xuất hiện đến bày cách cho dân làng chống lại quái thú. Mọi người dùng giấy và vải làm thành hình con quái thú rồi trét bột màu vẽ lên để trông thật dữ tợn. Đợi đến khi quái thú xuất hiện thì đem con vật làm giả kia ra nhảy múa kèm với tiếng gõ của trống, chiên.. tức thì quái thú hoảng hốt chạy mất và không còn bén mảng đến quấy phá dân làng nữa. Ông Lão chính là Bồ Tát hóa thân hiện ra để giúp dân làng. Từ đó vào các ngày lễ, Hội mọi người đem hình tượng quái thú ra nhảy múa ăn mừng, lâu dần người ta tin rằng Múa Lân đem lại sự may mắn, hoan hỉ nên Múa Lân trở thành tập tục văn hóa của người miền Nam Trung Quốc. Múa Lân ở Nam Trung Quốc được gọi là Múa Nam Sư, còn Múa Sư Tử Thịnh hành ở miền Bắc Trung Quốc nên được gọi là Múa Bắc Sư. Có nhiều hình thức múa lân như múa Lân Địa Bửu, Múa Rồng truyền thống.. Nhưng phổ biến và đặc sắc nhất phải kể đến chính là Mai Hoa Thung. Đây chính là một diệu nhảy đỉnh cao của nghệ thuật múa lân sư rồng, là điệu nhảy khó nhất, đòi hỏi người nhảy phải có nhiều kỹ năng điêu luyện. Để có được màn trình diễn thật ngoạn mục, hấp dẫn thì những người múa phải dày công luyện tập phối hợp nhịp nhàng, có sự đam mê và kiên trì, linh hoạt trên các cột cao. Ở Việt Nam Lân là loài Linh Vật được xếp hàng thứ nhì trong bộ Tứ Linh (Long - Lân - Qui - Phụng) Múa Lân được du nhập vào Việt Nam từ rất xưa theo chân những người Hoa di cư và dần dần trở thành nét Văn Hóa Truyền thống dân gian Việt Nam. Đất nước chúng ta chỉ là một trong sốcác vùng đất mới được du nhập nghệ thuật múa lân của người Hoa mà thôi, ngoài ra còn có một số nước như: Singapore, Malaysia, Indonesia, Úc, Đài Loan Hòa quyện giữa truyền thống và tâm thức, múa lân đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong các hoạt động hiếu hỉ hiện đại. Nó đã trở thành một thứ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa công phu thâm hậu của võ thuật, sự chính xác uyển chuyển của vận động viên thể dục dụng cụ, sự khéo léo của một nghệ nhân và hoạt động văn hóa từ xa xưa chưa bị mai một. Xưa kia, lân chỉ múa trên mặt đất, ngày nay lân còn được múa trên các cột cao, các động tác kết hợp nghệ thuật mang đến cho người xem có không khí vui vẻ, náo nhiệt. Ở nước ta những năm gần đây, hội thi múa lân trong dịp rằm tháng tám được tổ chức rất tưng bừng tại nhiều địa phương, cơ quan.. Cũng có nơi tổ chức múa lân mừng năm mới với các bài múa mang ý nghĩa cầu chúc an khang thịnh vượng.