Một vài hiểu biết về Cây Trinh Nữ

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Linh Chip, 29 Tháng mười một 2021.

  1. Linh Chip

    Bài viết:
    17
    Trinh nữ là một loại thực vật sống ít năm thuộc họ Đậu. Loài này có đặc điểm là, các lá kép gập vào trong và cụp xuống mỗi khi bị chạm vào hoặc bị rung lắc để tự bảo vệ khỏi tổn hại, rồi mở lại vài phút sau đó. Loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ, nhưng giờ là một loài cỏ dại ở vùng nhiệt đới. Nó có thể được tìm thấy ở các quốc gia châu Á như Việt Nam Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Jamaica. Nó phát triển chủ yếu ở những khu vực râm yên tĩnh, ít người sinh sống, dưới gốc cây. Năm 2014, các nhà khoa học của Úc đã phát hiện ra cây trinh nữ có khả năng ghi sự việc đã xảy ra như động vật.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cấu tạo của cây trinh nữ

    Thân thảo đứng đối với cây non hoặc bò trườn đồi với cây trưởng thành. Thân cây có thể dài tới 1, 5 m bò trườn hoặc tựa leo gần mặt đất, đối với thân cây tựa leo mỏng manh hơn thân cây bò trườn trên mặt đất. Vỏ thân cây có gai biểu bì thưa hoặc dày.

    Lá cây kép lông chim 2 lần chẵn, có từ 1-2 cặp lá thứ cấp, mỗi lá thứ cấp lại có từ 5-13 cặp lá chét. Các cuống lá sơ cấp cũng có gai. Những bông hoa tím hoặc hồng ở đầu cuống mọc lên từ nách lá vào giữa mùa hè. Khi cây càng lớn thì hoa mọc càng nhiều hơn. Những bông hoa được thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Các hạt mầm có vỏ cứng nhằm hạn chế sự nảy mầm. Rễ cây trinh nữ tạo nên carbon disulfide, ngăn ngừa một số loại nấm gây bệnh và cộng sinh từ phát triển trong vùng rễ của cây. Điều này cho phép hình thành các nốt sần trên rễ có chứa các cố định đạm nội cộng sinh, nhằm sửa chữa nitơ trong khí quyển và chuyển đổi nó thành một dạng có thể sử dụng bởi thực vật.

    Tất cả các phần của cây trinh nữ có nhiều nguồn cho là không tốt đối với sức khỏe, tuy không được liệt vào danh sách cây độc. Vì vậy khi trồng trong nhà nên ở những chỗ trẻ con và súc vật không chạm tới.

    Hiện tượng sinh học của cây trinh nữ

    Khi bị đụng, cây xấu hổ nó lập tức khép những cánh lá lại. Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại. Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ. Đặc tính này rất lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Ở phương nam thường gặp những trận mưa bão lớn, cây xấu hổ thu lá lại khi gặp mưa gió sẽ giúp nó cứu được các lá non.

    Tác dụng của cây trinh nữ:

    1. Ức chế thần kinh trung ương ở não bộ.

    2. Chống co giật.

    3. Giảm đau tức thì.

    4. Đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài.

    5. Chữa đau lưng, chân tay tê bại.

    6. Hỗ trị điều trị phong thấp.

    7. Cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, trằn trọc và mất ngủ.

    8. Trị viêm phế quản mãn tính.

    9. Chữa đầy bụng chậm tiêu.

    10. Ổn định huyết áp.

    11. Trị thoát vị đĩa đệm.

    Các lưu ý khi sử dụng cây trinh nữ:

    1. Không nên lạm dụng các bài thuốc và sử dụng quá liều lượng.

    2. Không được dùng song song với thấy Tây Y vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

    3. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng.

    4. Trẻ sơ sinh không nên dùng cây thuốc này.

    5. Người bị suy nhược cơ thể và thiên hàn không nên sử dụng.

    6. Cây mắc cỡ rất kỵ với cây Mimosa vì vậy không nên dùng chung hai cây này.

    Sưu tầm: Nguồn wikipedia và caythuocnam. Webflow. Io
     
  2. Vô Ky Cơ Tiện

    Bài viết:
    267
    Nhiều tác dụng ghê
     
    Ngọc Thiền SầuLinh Chip thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...