Một số trích dẫn đề nổi bật về tác phẩm Vợ Nhặt - Văn 12 THPTQG

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Whiskey, 24 Tháng chín 2021.

  1. Whiskey Whiskey

    Bài viết:
    45
    MỘT SỐ TRÍCH DẪN ĐỀ NỔI BẬT VỀ TÁC PHẨM VỢ NHẶT

    (Văn 12 - THPTQG)

    ĐỀ 1: Nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn:

    + Cảm thông, chia sẻ với thân phận rẻ rúng của con người và tình cảnh nghèo đói, khốn khổ của người dân.

    + Gián tiếp tố cáo tội ác thực dân, phong kiến, phát xít đối với nhân dân ta.

    + Niềm tin vào nhân cách tốt đẹp của con người trong khó khăn.

    + Niềm khao khát sống, hi vọng vào một tương lai tốt đẹp ở tương lai phía trước trong bối cảnh của nạn đói khủng khiếp năm 1945.


    ĐỀ 2: Tình huống truyện lạ và éo le:


    1. Tình huống lạ --> Thể hiện qua nhan đề "Vợ nhặt".

    - Cái lạ của tình huống thể hiện ngay ở nhan đề Vợ nhặt:

    + Lấy vợ, lấy chồng là chuyện quan trọng của đời người --> Anh nông dân nghèo, lại xấu trai, lại là dân ngụ cư lại nhặt được vợ giữa cảnh đói khát đang tràn vào xóm ngụ cư.

    + Chuyện nghiêm túc thiêng liêng trở thành trò đùa. Chuyện tưởng đùa lại là sự thật. (Câu đùa + Bốn bát bánh đúc).

    - Cái lạ của tình huống thể hiện ở số phận các nhân vật:

    + Dân trong xóm ngụ cư ngạc nhiên, xôn xao, thắc mắc.

    + Bà cụ Tứ sững sờ, ngạc nhiên.

    + Tràng, kẻ nhặt được vợ cũng bán tín, bán nghi "Ra hắn đã có vợ rồi ư?"

    - ->
    + Sau hai lần gặp gỡ, một lời nói đùa "tầm phơ tầm phào", bốn bát bánh đúc anh ta có vợ liền, mà lại là vợ theo không.

    + Thời buổi đói khát mà Tràng lại đèo bong, đưa thêm miệng ăn về nhà.

    2. Tình huống éo le:

    - Éo le với các nhân vật:

    + Với Tràng: Cũng lo lắng "chợn nghĩ: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng". Nhưng vì thương cảm, Tràng đã "chậc, kệ" dứt khoát, chấp nhận bởi trước mắt anh là người đàn bà tiều tụy vì đói khát, lại trông cậy vào anh. Hơn nữa, như mẹ anh nghĩ "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được"

    + Với người vợ nhặt: Đói đến tiều tụy, thảm hại; đói đến mức quên cả sĩ diện và cái duyên con gái, gợi ý để được ăn, đói đến mức theo không một người đàn ông gặp ngòi đường.

    + Với bà cụ Tứ: Long đầy mâu thuẫn trước cảnh ngộ éo le này

    - Éo le trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới: Thật tội nghiệp --> Bữa ăn chỉ có cháo loãng ăn với muối và một lùm rau chuối thái rối; cám nấu. Tất cả bày trên cái mẹt rách --> Chân thật đến đắng lòng, đẩy tình huống truyện đến cao trào của sự éo le.

    3. Ý nghĩa của tình huống truyện: --> Làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm:

    + Tố cáo tội ác của bọn thống trị, gây nên số phận bi thảm cho đồng bào ta.

    + Thể hiện và ca ngợi tình thương, niềm khát khao hạnh phúc bình dị của người lao động.

    - -> Truyện hấp dẫn, độc đáo, xúc động.


    ĐỀ 3: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện:

    1. Thể hiện niềm xót xa, thương cảm với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói --> Tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta.

    - Người chết như ngả rạ, những xác người còng queo bên đường, tiếng quạ gào thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác người chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng ngồi ủ rũ..

    2. Đi sâu khám phá và nâng niu trận trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người.

    * Khát vọng nâng niu hạnh phúc:

    - Những khao khát hạnh phúc của Tràng (cái "tặc lưỡi" của Tràng có phần liều lĩnh khi Tràng đưa vợ về nhà.. ; Cảm giác "mơn man khắp da thịt", "êm ái lơ lửngnhư người vừa ở trong giấc mơ đi ra"; Chưa bao giờ hắn cảm thấy yêu và gắn bó với căn nhà này đến thế) Tràng lấy vợ để tiếp tục sự sống, để sinh con đẻ cái, để hướng đến tương lai.

    - Ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người Vợ nhặt (Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ, bỏ qua ý thức về danh dự). Người vợ nhặt đi theo Tràng cũng để trốn chạy cái đói, cái chết, để hướng đến sự sống và hạnh phúc gia đình.

    - Bà cụ Tứ, một bà lão "gần đất xa trời" nhưng lại luôn nói đến chuyện tương lai, chuyện sung sướng về sau nhen lên niềm hi vọng cho dâu con, chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho con cái.

    * Niềm hi vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật (hình ảnh lá cờ đỏ bay vấn vương trong tâm trí Tràng)


    --> Lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người:

    + Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng đó là sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo (đãi người dàn bà lạ một chặp bốn bát bánh đúc, mua cho chị ta cái thúng con.. tình nghĩa thái đọ và trách nhiệm.

    + Sự biến đổi của người vợ nhặt sau khi theo Tràng về nhà: Vẻ chao, chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu, đúng mực, sự mau mắn trong việc làm, ý tứ trong cách cư xử..

    + Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: Thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh của nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa cảnh sống thê thảm..

    3. Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm --> Niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thức trước Cách mạng --> Giá trị nhân đạo đã làm nên sức sống bất diệt của Vợ nhặt.


    ĐỀ 4: Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh " Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua.." . Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh " Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới..". Hãy c ảm nhận về ý nghĩa của những kết thúc trên.

    GỢI Ý TRÌNH TỰ LÀM BÀI:

    1. Đôi nét về các tác giả:

    – Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc. Chí Phèo là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô đậm được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

    – Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông thôn và đời sống của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh. Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân; kết thúc truyện đặc sắc, khắc sâu được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

    2. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo:


    - Khái quát nội dung tác phẩm Chí Phèo (ngắn gọn).

    - Tóm tắt cuộc đời đầy bi kịch của người nông dân Chí Phèo (ngắn gọn)

    - Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh Cái lò gạch bỏ hoang:


    • "Cái lò gạch cũ" - nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt long. Giờ đây khi Chí Phèo vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống lương thiện của người nông dân.
    • Kết thúc truyện --> Nổi bật lên tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: Đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ phong kiến, trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ.
    • Kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo góp phần tô đậm chủ đề tư tưởng: Cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo sẽ vẫn còn tiếp diễn.
    • Kết thúc truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống cho người đọc tưởng tượng và suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận.

    3. Về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt:

    - Khái quát nội dung tác phẩm "Vợ nhặt" (ngắn gọn)

    - Tóm tắt về cuộc đời nhân vật Tràng (ngắn gọn)


    - Ý nghĩa đoạn kết với hình ảnh lá cờ bay phấp phới:


    • Hình ảnh "đám người đói và lá cờ đỏ" hiện lên trong tâm trí Tràng --> Gợi ra cảnh ngộ đói khát thê thảm, vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng --> Những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
    • Kết thúc truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: Trân trọng niềm khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng.
    • Hình ảnh dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối, đó là tương lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng lạc quan chung của câu chuyện.
    • Đây là kiểu kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy tưởng, phán đoán.

    4. So sánh sự tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện:

    – Tương đồng: Cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người trước Cách mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn; cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.

    – Khác biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý tương lai sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại; kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu hướng vận động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập hàm ý tương lai sẽ mở lối cho hiện tại.

    5. Lí giải của sự khác nhau đó:

    – Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử xã hội --> Nam Cao viết "Chí Phèo" năm 1942 trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ; Kim Lân viết "Vợ nhặt" sau hòa bình lặp lại 1954 khi dân tộc ta đã đi qua 2 mốc lớn của lịch sử là CM tháng 8 và cuộc kháng chiến chống Pháp --> Ánh sáng CM giúp Kim Lân thấy được hướng vận động và phát triển của lịch sử.

    – Do khuynh hướng văn học và phương pháp sáng tác --> "Chí Phèo" : khuynh hướng văn học hiện thực phê phán. Nam Cao phản ánh hiện thực đen tối nhằm phê phán xã hội. Nhà văn yêu thương con người nhưng vẫn chưa nhìn thấy được lối thoát của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ; "Vợ nhặt" : khuynh hướng hiện thực cách mạng nên Kim Lân có thể nhìn thấy bóng tối và ánh sáng bao trùm hiện thực trước cách mạng

    – Do tài năng và tính cách sáng tạo của từng nhà văn --> Cùng yêu thương tin tưởng con người nhưng Nam Cao có cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh trước hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống; Kim Lân lại cho rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người nông dân vẫn có thể vượt lên cái chết, cái thảm đạm để mà vui mà hi vọng.


    ĐỀ 5: Phân tích chi tiết bát "cháo hành" trong truyện Chí Phèo ( Nam Cao) và "bát cháo cám" trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân).

    GỢI Ý TRÌNH TỰ LÀM BÀI:

    1. Hình ảnh bát cháo hành:

    * Sự xuất hiện: Xuất hiện ở phần giữa khi Chí Phèo say rượu, gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí Phèo bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn.

    * Ý nghĩa:

    – Về nội dung:

    + Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí Phèo.

    + Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.

    + Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí --> Gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hòa với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.

    – Về nghệ thuật:

    + Là chi tiết thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.

    + Thể hiện tư tưởng Nam Cao: Tin tưởng vào sức mạnh cảm hóa của tình người.


    2. Hình ảnh nồi cháo cám:

    * Sự xuất hiện: Xuất hiện ở cuối truyện --> Trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới của gia đình bà cụ Tứ.

    * Ý nghĩa:

    - Về nội dung:

    + Đối với gia đình Tràng --> Là món ăn xua tan cơn đói, món ăn duy nhất của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về --> Tác giả đã khắc sâu sự nghèo đói, cực khổ và rẻ mạt của người nông dân trong nạn đói 1945.

    + Bộc lộ tính cách nhân vật:


    • Bà cụ Tứ gọi cháo cám là "chè khoán", bà vui vẻ, niềm nở, chuyện trò với các con --> Người mẹ nhân hậu, thương con, và có tinh thần lạc quan. Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng. Trong hoàn cảnh đói kém, mẹ con Tràng dám cưu mang, đùm bọc thị, chia sẻ sự sống cho thị. Bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, đem nồi cháo cám ra đãi nàng dâu vốn để làm không khí vui vẻ hơn.
    • Vợ Tràng đã có sự thay đổi về tính cách. Hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Chứng tỏ, Thị không còn nét cách chỏng lỏn như xưa nữa mà đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới.

    –Về nghệ thuật: Bộc lộ tính cách các nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn.

    3. So sánh:

    – Giống nhau:


    • Là biểu tượng của tình người ấm áp.
    • Thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở "Chí Phèo" là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người [bát cháo hành rất bình di, thậm chí là nhỏ bé, tầm thường nhưng đó là lần đầu tiên Chí được cho mà không phải đi cướp giật] . Ở "Vợ nhặt", số phận con người cũng trở nên rẻ mạt.
    • Thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn

    – Khác nhau:

    • Bát cháo hành: Biểu tượng của tình thương mà thị Nở dành cho Chí Phèo nhưng xã hội đương thời đã cự tuyệt Chí, đẩy Chí vào bước đường cùng. Qua đó, chúng ta thấy bộ mặt tàn bạo, vô nhân tính của XH thực dân nửa phong kiến cũng như cái nhìn bi quan, bế tắc của nhà văn Nam Cao.

    • Nồi cháo cám: Biểu tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động trong nạn đói. Sau bát cháo cám, mọi người nói chuyện về Việt Minh. Qua đó, thức tỉnh ở Tràng khả năng cách mạng à Kim Lân có cái nhìn lạc quan, đầy tin tưởng vào sự đổi đời của nhân vật, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

    4. Lí giải sự giống và khác nhau đó:

    - Do hai nhà văn đều viết về người nông dân trong nạn đói 1945.

    - Do ảnh hưởng của lí tưởng Cách mạng với mỗi nhà văn:
    Nam Cao có cái nhìn bi quan, bế tắc về số phận của người nông dân. Kim Lân có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

    ĐỀ 6: Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng . Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình. Hãy cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

    GỢI Ý TRÌNH TỰ LÀM BÀI:

    * Bàn luận:

    – Ý kiến thứ nhất: Một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng --> Căn cứ vào một thực tế của truyện: Đã theo không nhân vật Tràng chỉ sau hai lần gặp, nghe ba câu nói đùa, ăn bốn bát bánh đúc..

    – Ý kiến thứ hai: Khẳng định nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá. Có lẽ người bảo vệ ý kiến này đã nghiêng về góc độ nhìn nhân vật như là một nạn nhân của nạn đói, cảm thông tình thế đặc biệt của nhân vật và có cái nhìn yêu thương, trân trọng đối với những biểu hiện đáng quý của người vợ nhặt như: Không chịu chấp nhận lời nói đùa ăn trầu, nghiêng nón che mặt và tỏ vẻ ngượng nghịu khó chịu khi bị nhìn soi mói trên đường về nhà Tràng, chỉ ngồi mớm ở mép giường khi vào nhà..


    * Bình luận:

    – Bị nạn đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm nên trở nên liều lĩnh, trơ trẽn, chấp nhận theo không người đàn ông.

    – Trong bi thảm, người vợ nhặt vẫn có biểu hiện ý tứ, mực thước, có ý thức giữ gìn phẩm giá.

    – Trong bi thảm, nhân vật người vợ nhặt vẫn âm thầm nuôi dưỡng niềm khát khao cuộc sống gia đình, niềm mỏi mong chính đáng về cuộc sống ngày mai.


    * Đánh giá:

    – Cả hai ý kiến đều có cơ sở dù cách đánh giá về nhân vật có sự trái ngược nhau


    + Ý kiến thứ nhất thiên về hiện tượng, về biểu hiện của nhân vật. Ý kiến thứ hai vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân vật nhưng đã có sự lưu ý về bản chất nhân vật.

    + Tuy nhiên, cần đặt nhân vật trong hoàn cảnh sống (nạn đói khủng khiếp) và trong suốt chiều dài tác phẩm: Ý kiến thứ 2 chân thực và xác đáng hơn.


    ĐỀ 7: So sánh giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) :

    GỢI Ý TRÌNH TỰ LÀM BÀI:


    1. Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt:

    * Số phận bi thảm của con người: Phân tích các nhân vật.

    * Khát khao hạnh phúc, hướng tới tương lai:


    • Trân trọng những phẩm giá đáng quý của con người + Khát vọng sống của họ --> Cái đói, cái chết có thể khiến người ta phần nào tha hóa nhân cách nhưng hạnh phúc đã như một nguồn sinh lực thay đổi cuộc đời họ.
    • Cuộc hôn nhân lạ lùng của của Tràng với người vợ nhặt ngoài đường là một minh chứng --> Không phải trước đó Tràng không khát khao có một gia đình, có một người vợ chăm sóc mẹ anh lúc già yếu. Không phải Tràng không mơ về một ngày nhà cửa quang quẻ, đàn gà ấp nở trong sân, vợ chồng mẹ con vui vầy. Cái cảnh chết chóc, tiếng khóc tỉ tê, cái đói đã khiến con người ta có lúc tưởng như không đủ sức với tới hạnh phúc nhỏ bé ấy. Chỉ tới khi người đọc bắt gặp ánh mắt rạng rỡ, hân hoan của cả Tràng và bà cụ Tứ trước ngọn đèn hiếm hoi, chúng ta mới hiểu rằng nỗi khát khao giờ phút đó đã cháy bỏng da diết như thế nào trong lòng họ. Hai hào dầu phung phí đổi lấy một chút "sáng sủa" đón mừng hạnh phúc của con trai khiến bà cụ như khỏe lên trẻ lại.
    • Những mảnh đời nghèo đói đến với nhau, cùng chắp lại thành một cuộc đời ấm áp, nhen nhóm hy vọng. Chủ nghĩa nhân đạo mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm vào nhân vật, tác phẩm của mình vừa trực tiếp thể hiện qua tâm trạng nhân vật, vừa gián tiếp qua bố cục câu chuyện. Chiều hướng vận động của thời gian trong truyện đi từ chiều tàn, đêm tối tới ánh sáng từ "tuyệt vọng" tới "hy vọng", từ "một ngọn đèn" hiếm hoi được khêu lên đến hình ảnh "lá cờ đỏ" phấp phới trong trí nhớ của Tràng. Tất cả là tích cực, là sự tin tưởng vào khả năng thay đổi cuộc sống, hoàn cảnh của nhà văn và nhân vật. Một nhân cách, một khát vọng mà một sự chuẩn bị cho tương lai yên ổn chắc chắn sẽ khiến mỗi người tự tin hơn. Và phải chăng qua "lá cờ đỏ trên con đê" Kim Lân muốn báo trước một ngày mai rạng rỡ hơn, một cuộc đời mới được sưởi ấm bởi ánh sáng của "ngọn đèn" vĩnh cửu là cách mạng?

    2. Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ:

    * Số phận bi thảm của con người:


    • Cũng giống như Kim Lân, Tô Hoài dành cho nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (1953) một tình cảm yêu thương, trân trọng vô cùng. Sự trân trọng đó bộc lộ ở những chi tiết tài tình khi miêu tả tâm lý, tình cảm và nỗi cơ cực của nhân vật. Tô Hoài đã rất chắt lọc chi tiết và nhịp văn để nhấn mạnh thêm cuộc sống lao khổ, buồn bã Mị phải chịu đựng. "Ngày ngày cô ngồi bên một tảng đá, cạnh tàu ngựa, cúi mặt buồn rười rượi". Người ta đã quên Mị với tư cách nàng dâu của nhà thống lí. Thực chất Mị sống đời nô lệ, chôn vùi tuổi xuân, sắc đẹp ở đó. Mị là nạn nhân của đồng tiền và các thế lực phong kiến cường quyền tàn ác. Mị sống âm thầm, làm lụng quần quật đến nỗi quên mất cả khái niệm thời gian. "Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng". Khổ quá, Mị muốn có lá ngón để tự tử, thoát khỏi nhà mồ – nhà thống lý Pá Tra – nhà bố chồng của Mị. Nỗi đau của Mị không chỉ dừng lại ở việc bị đày đọa thể xác, mà còn bị áp bức về tinh thần.

    • Dàn trải nỗi khổ đau, nhục nhã mà Mị chịu đựng trên trang giấy cũng là nỗi khổ đau của Tô Hoài. Ông viết lên sự thật, mặc dầu rơi lệ, xót xa cho nhân vật. Ông đã không dè dặt tố cáo các thế lực đã đẩy con người vào vực thẳm cuộc đời. Trước ngòi bút của Tô Hoài, cuộc sống yên ổn của người dân miền núi còn là một cái gì đó rất xa xôi.

    * Sức sống của nhân vật tiềm tàng, mãnh liệt:

    • Chỉ qua đây, chúng ta mới hiểu được rằng người dân vùng cao phải trải qua đau khổ, phải đấu tranh để tồn tại như thế nào. Và Mị là một điển hình của sự phản kháng tất yếu kia, sở dĩ không để cho Mị phải chết là vì ông hiểu một cách thấm thía rằng chính giây phút định tìm đến cái chết là giây phút người ta them được sống hơn bao giờ hết. Mị không thể chết. Mị còn khao khát sống lắm. Mị che dấu lòng khao khát hạnh phúc bằng dáng vẻ lặng lẽ âm thầm nhưng chính nổi nhớ về thuở thanh xuân khi chợt nghe tiếng sáo đã "chống" lại cô. Sáu lần tác giả nhắc tới tiếng sáo thì chỉ có ba lần là tiếng sáo thật. Còn ba lần sau là tiếng sáo thức tỉnh trong lòng Mị, tự cất tiếng hát trong lòng Mị.
    • Có thể nói Tô Hoài đã đồng cảm sâu sắc với khát vọng của Mị, Tô Hoài khám phá ra quy luật của cuộc sống ở nhân thân bé nhỏ của Mị. Ông hiểu điều gì ắt phải đến. Ách của cuộc đời khốc liệt tới đâu cũng không thể chon vùi khao khát cuộc sống tự do, hạnh phúc của Mị. Và Mị phản kháng là điều tất yếu. Sức sống, sức trẻ, tình thương vốn tiềm tang trong cô đã giúp cô đủ sức mạnh để cởi trói cho A Phủ. "Trời tối lắm, nhưng Mị vẫn băng đi" Mị đi theo A Phủ, chạy trốn từ Hồng Ngài đến Phiềng Sa. Mị đã chứng tỏ được sức sống của con người để giúp thoát khỏi chính số phận cay nghiệt của cuộc đời mình.
    • Một lần nữa, chúng ta nhận thấy rằng dù ở đề tài nào, góc độ nào, nhân đạo luôn là giá trị cốt lõi của tác phẩm văn học. Nhờ có giá trị nhân đạo mà qua hơn nửa thế kỷ nay, người đọc vẫn cảm thấy gắn bó với con người, với tình tiết của câu chuyện. Nỗi khổ cực của con người cùng với khát vọng sống của họ mãi mãi là vấn đề của văn học. Mỗi khám phá mới mẻ của một nhà văn đều nhằm hoàn thiện con người, bản thân họ cũng như cách nhìn của con người với cuộc đời.

    3. So sánh điểm giống và khác nhau:

    * Giống nhau: Thể hiện sự cảm thông sâu sắc trước số phận của người nông dân trong xã hội cũ, đều tố cáo, lên án các thế lực tàn bạo đã gây ra bi kịch cho con người và sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của người lao động.

    * Khác nhau:

    - "Vợ nhặt" :


    • Đặt nhân vật vào một tình huống đặc biệt à Bày tỏ sự cảm thương trước số phận bi thảm của người nông dân bị nạn đói dồn đẩy đến bước đường cùng, giá trị con người trở nên rẻ mạt (Phân tích quang cảnh xóm ngụ cư ngày đói, hình ảnh người đàn bà vợ nhặt)
    • Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp.
    • Phát hiện và ngợi ca khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình cảm cưu mang đùm bọc lẫn nhau giữa những người cùng chung cảnh ngộ và niềm tin hướng về tương lai của họ (hành động táo tợn, liều lĩnh của thị; hành động và tâm trạng của Tràng khi gặp thị, mời thị ăn và đưa thị về, suy nghĩ của bà cụ Tứ, của dân xóm ngụ cư trước hạnh phúc của Tràng)

    – "Vợ chồng A Phủ" :

    • Nhà văn cảm thông trước số phận bi thảm của người lao động vùng cao Tây Bắc, đặc biệt là thân phận người phụ nữ dưới ách áp bức bóc lột của bọn chúa đất phong kiến (Thân phận và cảnh ngộ của Mị khi về làm dâu nhà thống lý Pa Tra, số phận của A Phủ).
    • Tố cáo, lên án tội ác của giai cấp phong kiến thống trị (điển hình là cha con thống lý Pá Tra: Bắt trả lãi cắt cổ, bắt người gạt nợ, trói người dã man, xử kiện không cho thanh minh).
    • Trân trọng khát vọng tự do, tinh thần đấu tranh phản kháng của quần chúng bị áp bức (tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân, khi cắt dây trói cứu A Phủ)

    4. Lí giải sự giống và khác:

    - Do hoàn cảnh sáng tác.

    - Do phong cách, cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn.


    ĐỀ 8: Phân tích hành động Mị chạy theo A Phủ và hành động thị theo không Tràng về làm vợ.

    GỢI Ý TRÌNH TỰ LÀM BÀI:

    1. Phân tích hành động Mị chạy theo A phủ:

    * Vài nét về nhân vật Mị:

    - Là cô gái xinh đẹp, con dâu gạt nợ, bị bóc lột, đày đọa về thể xác và tâm hồn.

    - Cô sống vật vờ y một cái bóng "lùi lũi như 1 con rùa nuôi xó cửa"..

    * Lí giải hành động Mị chạy theo A Phủ:


    • Nhà văn đã phát hiện ra rằng bên trong tâm hồn người con gái ấy vẫn còn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, chỉ chờ có dịp là bùng nổ mạnh mẽ. Ngay sau khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ cô định tự tử vì ý thức được cuộc sống tủi nhục của mình và không chấp nhận cuộc sống ấy. Nhưng sự uất ức đến nỗi muốn chết ấy lại là một biểu hiện của lòng ham sống và khát vọng tự do, vì không muốn tiếp tục một cuộc sống đầy đọa nên cô đã tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát
    • Tuy nhiên với tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông, nhà văn vẫn nhận ra rằng khát vọng hạnh phúc trong Mị có thể bị vùi lấp, lãng quên đâu đó nhưng không thể bị tiêu tan. Vào một đêm tình mùa xuân trong ngày Tết, những yếu tố ngoại cảnh đánh thức kí ức và gợi lại kỉ niệm yêu đương bị lùi vấp bấy lâu trong tâm hồn lầm lũi thường ngày, trở thành tiếng gọi của sự sống mỗi lúc một rõ, một tha thiết. Thế là từ ngoại cảnh đã tác động đến cảm xúc, tâm trạng và cuối cùng là hành động.
    • Trong cái trạng thái nửa say, nửa tỉnh, lại thêm sự thôi thúc của tiếng sáo réo rắt đã dẫn Mị đến một hành động chưa từng thấy kể từ khi cô bước chân vào nhà thống lý Pá tra "cô quấn lạ tóc và với tay lấy váy mới, chuẩn bị đi chơi". Nhưng khi bị trói Mị bỗng ý thức được cảnh ngộ hiện tại của mình và trong lòng lại trào lên một nỗi đau xót, tủi nhục. Mị lại thổn thức, miên mang nghĩ về thân phận không bằng con trâu, con ngựa của mình rồi dần thiếp đi.
    • Khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị bắt trói, ban đầu Mị thật thản nhiên. Mị dường như đã trở nên vô cảm trước tất cả. Nhưng khi Mị lé mắt trông sang thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại.. "thì Mị lại chợt bừng tỉnh" trông người lại nghĩ đến ta ". Hình ảnh ấy khiến Mị bỗng nhớ đến câu chuyện rùng rợn về những người đàn bà bị trói đứng cho đến chết trong nhà thống lí cũng trên cái cọc này và hồi ức đưa cô về với những lần chính mình bị đánh, bị trói trước đây.. Ý nghĩ A Phủ rất có thể sẽ bị chết trong đêm nay đã hoàn toàn đánh thức tình thương và lòng căm hận trong long Mị. Từ thương người đến thương thân và tình thương ấy cứ lớn dần, lớn dần để rồi dẫn Mị đến với ý thức ngày càng rõ rệt hơn về một sự thật thật tàn bạo và vô lí, bất công. Ý thức đó đã thôi thúc Mị đứng dậy cắt dây trói cho A Phủ và bất giác chạy theo anh, cùng trốn khỏi Hồng Ngài

    --> Hành động bộc phát nhưng thật quyết liệt đó của Mị một phần là do sự thúc bách của tình thế khiến cô không thể làm khác, bởi cô hiểu rõ" ở đây thì chết mất ". Nhưng mặt khác, đó cũng là quá trình tất yếu của một quá trình dồn nén, bức xúc cả về thể chất lẫn tinh thần đối với Mị. Đồng thời đó cũng vừa là biểu hiện, vừa là kết quả của một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ đã được trỗi dậy trong con người Mị, kết thúc cả quãng đời đày ải, tối tăm của cô trong nhà thống lí để bắt đầu một cuộc đời mới.

    2. Phân tích hành động thị theo Tràng về làm vợ:

    * Vài nét về nhân vật thị:

    – Cảnh ngộ: Người" vợ nhặt "là nạn nhân của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh.

    – Thị bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ.


    * Lý giải hành động theo Tràng về làm vợ:

    • Bề ngoài Thị là người đanh đá, táo bạo tới mức trơ trẽn. Nghe anh chàng phu xe hò một câu cho đỡ nhọc thị đã cong cớn bám lấy rồi vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. Gặp lần thứ hai, khi Tràng vừa trả hàng xong, thị đâu xầm xầm chạy đến. Thị đứng trước mặt mà sưng sỉa, cong cớn. Thấy có miếng ăn, hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên rồi thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chạp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì à Hành động hoàn toàn theo bản năng của mình. Thị làm tất cả chỉ để được.. ăn!

    • Đó là ý thức bám lấy sự sống là vì để được sống chứ không phải là loại người lẳng lơ. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hề buông xuôi sự sống. Trái lại, thị vẫn vượt lên trên cái thảm đạm để dựng xây mái ấm gia đình. Niềm lạc quan yêu sống của thị chính là một phẩm chất rất đáng quý.

    3. Sự tương đồng và khác biệt:

    * Sự tương đồng:


    • Là những số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác những nỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn người phụ nữ.
    • Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ, họ đã vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìm đến hạnh phúc

    --> Những nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung- tiếng nói nhân đạo đối với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm, đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ-luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp.

    * Sự khác biệt:

    – Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả nội tâm rất tinh tế.. trong Vợ chồng A phủ- Tô Hoài (Phân tích ngắn gọn)

    – Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm, xây dựng tình huống éo le, cảm động trong Vợ Nhặt -Kim Lân (phân tích ngắn gọn)

    – Sáng tạo về nội dung: Mỗi nhà văn đều tìm cho mình một hướng đi riêng, khắc họa phẩm chất, số phận của những người phụ nữ trong từng cảnh ngộ khác nhau: Kim Lân tập trung miêu tả số phận người phụ nữ trong nạn đói 1945, Tô Hoài tập trung khắc họa số phận, vẻ đẹp của người phụ nữ miền núi dưới ách áp bức thống trị của chúa đất phong kiến..


    4. Lí giải sự khác nhau:

    - Do thể loại sáng tác.

    - Do phong cách, cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn.

    - Do hoàn cảnh lịch sử xã hội.


    ĐỀ 9: Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân)

    * Nhân vật Tràng:

    Thái độ của Tràng đối với người đàn bà xa lạ đói rách --> Biểu hiện của tình người đẹp đẽ trong một hoàn cảnh đói nghèo, cùng quẫn: Cưu mang người cùng cảnh ngộ (chi tiết Tràng mời người đàn bà một bữa bánh đúc rồi chấp nhận việc chị ta theo mình về nhà dù cảm thấy hơi" chợn ") ; nảy sinh những tình cảm mới mẻ, những cảm giác lạ lùng (các chi tiết: Trên đường về).

    Sau tình huống nhặt vợ, niềm hi vọng vào cuộc sống đã thể hiện rõ rệt ở Tràng: Vui sướng trước hạnh phúc bất ngờ (phân tích ý nghĩa chi tiết mua dầu để thắp, ý nghĩa những cái cười của Tràng: bật cười, cười tươi.. ) ; gắn bó hơn với gia đình, nghĩ về trách nhiệm của bản thân, nghĩ tới sự đổi thay của cuộc sống dù chưa ý thức đầy đủ (thoáng trong đầu óc Tràng hình ảnh đoàn người đói kéo nhau đi trên đê với lá cờ đỏ phấp phới).


    * Nhân vật Người vợ nhặt:

    Tình cảnh khốn khổ đã không làm mất đi tình người ở nhân vật này. Lúc đầu cái đói làm chị tiều tuỵ cả hình hài, không giữ được cả sự e dè vốn có của người phụ nữ. Nhưng từ khi theo Tràng, chị thay đổi hẳn: Không còn" chao chát, chỏng lỏn "mà trở thành người" hiền hậu, đúng mực ".

    Sự trỗi dậy của niềm hi vọng: Nhen nhóm, vun đắp tổ ấm hạnh phúc (cùng mẹ chồng sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa) ; thoáng nghĩ tới một sự thay đổi (nhắc chuyện ở mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, người ta không chịu đóng thuế, còn phá kho thóc của Nhật chia cho người đói).

    * Nhân vật Bà cụ Tứ:

    Nhân vật này cho thấy rõ nhất vẻ đẹp của tình người trong tác phẩm Vợ nhặt . Vẻ đẹp đó được thể hiện qua thái độ, tình cảm của bà cụ Tứ đối với con trai và con dâu.

    +Với Tràng, bà cảm thấy tủi vì làm mẹ mà không giúp gì được cho con, để con phải" nhặt "vợ trong cảnh túng đói. Trong tâm trạng của bà, sự ngạc nhiên, buồn, vui, lo âu.. lẫn lộn. Tất cả đều xuất phát từ lòng thương con.

    + Với người con dâu, bà không hề rẻ rúng, mà ngược lại, tỏ ra gần gũi, chân tình, xóa đi mặc cảm ở chị (chú ý những câu nói chan chứa yêu thương của bà:" ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng ";" Cốt sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi ";" Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá.. " ).

    Người mẹ gần đất xa trời lại là người bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt vào cuộc sống. Bà động viên các con bằng kinh nghiệm sống, bằng triết lí dân gian (Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.. ) ; hướng tới ánh sáng (vui khi thấy Tràng thắp lên ngọn đèn trong căn nhà) ; thu xếp lại nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp với ý nghĩ đời sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá lên; bàn định về tương lai, khơi dậy trong con cái một niềm tin (nghĩ tới việc kiếm tiền mua đôi gà cho nó sinh sôi nảy nở, hi vọng về đời con cháu mình rồi sẽ sáng sủa hơn).


    ĐỀ 10: Giá trị hiện thực trong" Vợ nhặt ".

    GỢI Ý TRÌNH TỰ LÀM BÀI:

    1. Các chi tiết thể hiện giá trị hiện thực:

    * Tình cảnh khốn khổ của người nông dân trong nạn đói những năm 1944-1945 thông qua ba nhân vật Tràng, thị và bà cụ Tứ.


    - Tràng: Một chàng trai còn trẻ, vô tư, nhưng cuộc sống nghèo khổ, sống vật vờ lay lắt như một cành củi khô dưới bầu trời u ám, ngày ngày lao động quần quật với công việc kéo xe.

    - Thị: Một người đàn bà, bị cái đói hành hạ đến độ cong cớn, sưng sỉa vì miếng ăn, rồi cuối cùng vì 4 bát bánh đúc mà đánh đổi cả một đời làm vợ người.

    - Cụ Tứ: Một người đàn bà tội nghiệp, tuổi cao sức yếu, đăm đăm nỗi lo không lấy được vợ cho đứa con trai duy nhất, rồi cả nỗi lo đói kém, bà vẫn phải lao động miệt mài, với một tương lai u ám và một tia niềm tin còn lóe sáng, rằng cầm cự được qua cơn đói này tương lai sẽ tốt hơn.


    * Hình ảnh xóm ngụ cư:

    - Bi kịch nạn đói kinh hoàng và ám ảnh, những người dân tản cư, bồng bế, dắt díu nhau nhếch nhác" xanh xám như bóng ma "," ngổn ngang khắp lều chợ ", cảnh" người chết như ngả rạ "," không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người ".

    - Khung cảnh thê lương, tối tăm và lạnh lẽo," bóng người đói dật dờ lặng lẽ đi lại như bóng ma ", cùng với" tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi khủng khiếp "

    => Nạn đói đã biến một ngôi làng thành nơi mà cái chết hiện diện, bao trùm khắp không gian và thời gian, khiến con người ta không thể trốn chạy, vật vờ, ngột ngạt và tuyệt vọng.

    * Bức tranh sinh hoạt của gia đình Tràng:

    - Câu văn" bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại, giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo ".

    - Hình ảnh nồi cháo cám mà bà cụ Tứ bảo là món" chè khoán "mừng tân hôn. Vị đắng ngắt, nghẹn ứ nơi cổ họng của Tràng chính là mùi vị khốn khổ của những năm tháng kinh hoàng ấy, con người ta tàn tạ đến mức phải ăn cả thức ăn của gia súc để giành giật lại sự sống.

    - Trong đêm tân hôn của Tràng và thị Kim Lân vẫn đặt vào đó" Tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào tỉ tê lúc to lúc nhỏ", u ám và thiểu não càng làm nổi bật lên cái hiện thực khốc liệt của người nông dân trong nạn đói.


    2. Ý nghĩa của giá trị hiện thực:


    • Phản ánh giá trị của thân phận con người trong nạn đói.
    • Phơi bày bản chất tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhận đã gây ra nạn đói năm 1945.
    • Phản ánh hiện thực mang tính xu thế, đó là tấm lòng của người dân khi đến với cách mạng.
    • Làm tiền đề hướng đến giá trị nhân đạo của tác phẩm.

    --> Phần nào bộc lộ tài năng sáng tác của tác giả.

    ĐỀ 11. Nhận xét sự thay đổi của nhân vật Tràng vào sáng hôm sau:

    Niềm hạnh phúc sống trong tình cảm yêu thương giúp Tràng cảm nhận được nỗi niềm hạnh phúc, ý nghĩa đích thực của cuộc sống --> Những nhen nhóm xuất hiện trong anh là những khát vọng, ước ao về cuộc sống thay đổi và trở nên tốt đẹp hơn. Vì tư tưởng của Kim Lân: Dù người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng, họ vẫn yêu thương nhau, vẫn che chở nhau, vẫn đùm bọc nhau để hướng đến ánh sáng và sự sống.
     
    AdminVice nek thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...