Một số trích dẫn đề nổi bật về tác phẩm Vợ Chồng A Phủ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Whiskey, 23 Tháng chín 2021.

  1. Whiskey Whiskey

    Bài viết:
    45
    MỘT SỐ TRÍCH DẪN ĐỀ NỔI BẬT VỀ TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ

    (Văn 12 - THPTQG)

    ĐỀ 1. Nhận xét về dụng ý nghệ thuật của chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ:

    – Qua cách miêu tả những diễn biến tâm trạng rất tinh tế, đa dạng của Mị trong đêm cắt dây cởi trói cho A Phủ, tác phẩm cho thấy được quá trình đấu tranh nội tâm vô cùng gay gắt và sự trỗi dậy mạnh mẽ của sức sống tiềm tàng, mãnh liệt ở một người phụ nữ bị đọa đày cả về thể xác lẫn tinh thần, tưởng chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn.

    – Khẳng định sự tài tình trong xây dựng nhân vật, miêu tả diễn biến tâm trạng của Tô Hoài.

    – Hành động cắt dây cởi trói diễn ra dứt khoát và quyết liệt cho thấy nhân vật đã tự giải thoát bản thân thoát khỏi sự trói buộc của cường quyền và thần quyền.

    ĐỀ 2. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Tô Hoài:

    – Tài năng xây dựng nhân vật: Nhà văn đi sâu vào đời sống nội tâm để khắc họa tính cách và miêu tả tinh tế, sâu sắc diễn biến tâm lý của nhân vật Mị.

    – Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, cách dựng cảnh sinh động mang đậm màu sắc dân tộc vùng Tây Bắc. Với giọng văn nhẹ nhàng, vốn ngôn ngữ phong phú, giàu tính tạo hình, giàu chất thơ và sáng tạo.

    ĐỀ 3. Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của tác giả:

    – Niềm cảm thông sâu sắc của Tô Hoài đối với những số phận bất hạnh, bị tước đoạt quyền sống, bị lăng nhục, đày đọa.

    – Tố cáo gay gắt thế lực phong kiến miền núi tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của người lao động.

    – Phát hiện, nâng niu những sức sống tiềm tàng, tươi đẹp trong tâm hồn con người..

    – Nhà văn đã chỉ ra con đường giải phóng thực sự của người lao động..

    ĐỀ 4. Nhận xét cái nhìn hiện thực về cuộc sống của người lao động nghèo miền núi trước Cách mạng của nhà văn Tô Hoài:

    – Hiện thực cuộc sống của người lao động nghèo miền núi trước Cách mạng với cuộc đời thống khổ, bị áp bức bởi thế lực cường quyền – dần mất ý thức về sự sống, ý thức, về hạnh phúc và tự do.

    – Nhận xét:

    + Với tư cách là một tác phẩm hiện thực, đoạn trích đã phản ánh một cách tương đối chân thực cuộc sống của người lao động nghèo miền núi trước Cách mạng.

    + Đó là bức tranh đời sống chân thực nhất được người nghệ sĩ cải biến đưa vào trang văn của mình, từ đó phản ánh những sự thực ở đời đến người đọc.

    ĐỀ 5. Trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài), tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân là một chi tiết xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần. Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết tiếng sáo trong hai đoạn văn sau để từ đó thấy được ngôn ngữ miêu tả đặc sắc của nhà văn:


    Ngoài đầu núi đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

    Mày có con trai con gái rồi

    Mày đi làm nương

    Ta chưa có con trai con gái

    Ta đi tìm người yêu.. ";

    () Trong bóng tối Mị đứng im lặng như không biết mình bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi." Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào.. ". Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được..

    GỢI Ý:

    1. Chi tiết tiếng sáo trong lần miêu tả thứ nhất:

    – Đây là những tiếng sáo đầu tiên báo hiệu những đêm tình mùa xuân đang đến, những tiếng sáo" rủ bạn đi chơi ", tiếng sáo gọi bạn yêu của những tâm hồn tự do, khao khát yêu đương.

    – Tâm trạng Mị khi nghe tiếng sáo:

    + Tiếng sáo gọi bạn tình" vọng "vào tâm hồn Mị" thiết tha bổi hổi ". Từng lời hát giản dị, mộc mạc nhưng lại hàm chứa cái lẽ sống phóng khoáng, tự do của con người đã có sức mời gọi lớn lao đối với Mị:" Mày có con trai.. người yêu ".

    + Mị" ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi ": Cô Mị sau bao ngày lặng câm đã cất tiếng, dù đó chỉ là những lời thì thầm. Bản" tình ca "tha thiết của những kẻ yêu nhau, của những người tự do, khao khát hạnh phúc đã cất lên trên đôi môi của Mị, đánh dấu một bước trở lại của người con gái yêu đời, yêu sống ngày nào.


    2. Chi tiết tiếng sáo trong lần miêu tả thứ hai:

    – Đây là tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân, tiếng sáo vọng vào tâm hồn Mị khi Mị bị A Sử trói.

    – Tâm trạng Mị khi nghe tiếng sáo:

    +" Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượi còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.. ": Mị như quên hẳn mình đang bị trói, quên những đau đớn về thể xác, Mị vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết, tiếng sáo không chỉ vang vọng trong không gian mà còn tồn tại trong chính tâm hồn Mị.

    +" Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được ": Tiếng sáo của những đôi lứa yêu nhau và của cả những người lỡ duyên đã có sự tác động lớn lao tới tâm hồn Mị, nó thôi thúc Mị, khiến Mị vùng bước đi, quên thực tại đau khổ trước mắt.

    Hành động tàn nhẫn tới tận cùng của A Sử chỉ có thể trói Mị giữa ngày xuân nhưng không thể giam nổi sức xuân đang trào dâng trong Mị.

    – Tiếng sáo là một trong những chi tiết được Tô Hoài dụng công miêu tả. Nó xuất hiện nhiều lần, trở đi trở lại với các mức độ và sắc thái khác nhau.

    – Và để khắc họa nổi bật chi tiết trên, tác giả sử dụng ngôn ngữ đầy sức gợi, gợi tả các sắc thái khác nhau của tiếng sáo. Qua cách diễn đạt này, độc giả dường như không phải tốn quá nhiều công sức để mường tượng thứ âm thanh ấy mà nó hiện hữu khá rõ nét, không chỉ tác động vào thính giác mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ đến thị giác.

    * Đánh giá ý nghĩa của tiếng sáo:

    – Chi tiết tiếng sáo qua 2 lần miêu tả có vai trò hết sức quan trọng đối với việc làm hồi sinh tâm hồn Mị, làm trỗi dậy sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong cô. Nó giống như một tác nhân làm sống dậy trong Mị những cảm xúc rạo rực của tuổi trẻ, làm bùng lên niềm khao khát sống, khao khát yêu đương. Nếu không có không khí ngày tết nhộn nhịp ở Hồng Ngài, đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn tình không cất lên thì có lẽ Mị vẫn mãi chìm đắm trong những tháng ngày câm lặng, vô thức. Ngay cả khi cô bị trói đứng thì âm thanh của tiếng sáo như ma lực làm bùng cháy trong Mị niềm khao khát yêu, khao khát sống.

    – Sự xuất hiện của chi tiết âm thanh tiếng sáo còn góp phần tô đậm thêm những giá tri nhân đạo của tác phẩm. Nhà văn muốn ca ngợi và khẳng định sức sống tiềm tàng trong tâm hồn người lao động miền núi không có một thế lực nào có thể hủy diệt được. Và chỉ cần âm thanh của tiếng sáo ấy có thể làm thức dậy nguồn sức sống ấy.

    – Chi tiết tiếng sáo cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo nên hơi thở miền núi cho truyện ngắn. Cũng nhờ có sự xuất hiện của âm thanh này mà các trang văn mà Tô Hoài xây dựng đẫm chất thơ. Tiếng sáo ấy quả là âm thanh gây nhiều ấn tượng không chỉ đối với các nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng, hút người đọc mạnh mẽ.

    ĐỀ 6. Phân tích giá trị hiện thực được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau:


    Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

    Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.


    GỢI Ý:

    1. Nội dung:

    – Giá trị hiện thực là gì? Đó là bức tranh đời sống hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm của mình. Mỗi tác phẩm văn học đều có giá trị hiện thực, bởi văn chương không thể xa rời thực tế." Nhà văn phải là người thư ký trung thành của thời đại ".

    - Biểu hiện trước hết về giá trị hiện thực trong đoạn trích là Tô Hoài đã miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân dưới ách thống trị của bọn chúa đất miền núi và bọn thực dân phong kiến, được thể hiện qua nhân vật Mị.

    +Mị vốn là một cô gái người Mèo có đủ khả năng và điều kiện hưởng một cuộc sống hạnh phúc, có một tương lai tươi sáng. Mị xinh đẹp, tài năng, hiếu thảo, yêu lao động, có lòng tự trọng..

    + Khi Mị bị bắt về làm con dâu gạt nợ nhà thống Lí Pá Tra, lúc đầu Mị xuất hiện ý thức phản kháng từ yếu ớt" đêm nào cũng khóc "đến mạnh mẽ" ăn lá ngón tự tử "nhưng sau đó, khi bố mất, khi đã quen với mọi thứ, Mị chấp nhận số phận bi kịch của mình.

    + Ý thức phản kháng mất đi, Mị chấp nhận số phận của mình, sống một cách dật dờ, tàn lụi: Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi.

    +Mị được so sánh theo thủ pháp" vật hóa ": So sánh ngang bằng (Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa.. ; Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa ) và so sánh không ngang bằng (Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. ) nhằm tập trung phản ánh hai nội dung: Nhận thức của Mị về nỗi khổ, sự đọa đày về thân xác (Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa.. ; Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày) và sự tê liệt về ý thức, tinh thần (Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. ). Từ đó, tác giả làm nổi bật dòng tâm tư, nhận thức của nhân vật về cuộc đời, số phận nô lệ buồn đau, cực nhục của Mị, sự đọa đày cả về thể xác lẫn tinh thần đối với Mị.

    + Mị còn được nhà văn khắc họa bằng những hành động liên tiếp nhau, lặp đi lặp lại (lên núi hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bẻ bắp, hái củi, bung ngô, tước đay ). Cách khắc họa nhân vật của Tô Hoài gây ấn tượng về một con người bị tê liệt về xúc cảm, hành động như một cỗ máy đã được lập trình sẵn, chỉ như đang tồn tại một cách vô thức mà không hề sống với bất kì một trạng thái cảm xúc sống động nào.

    + Hình ảnh ẩn dụ: Căn buồng Mị ở" kín mít, chỉ có một cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng "là biểu tượng ám gợi về địa ngục trần gian, tù túng, ngột ngạt, nơi cầm tù tuổi thanh xuân của con người, biến Mị từ một cô gái trẻ trung phơi phới thành một con người vô cảm, cam chịu. Đó không gian phi nhân tính.

    + Tận cùng của sự cam chịu:" Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi .". Mị phải chịu đựng cả nỗi đau về thể xác và tinh thần.

    – Mặt khác, giá trị hiện thực của đoạn trích còn thể hiện ở sức tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến miền núi Tây Bắc.

    + Chúng lợi dụng cường quyền và thần quyền để áp bức, bóc lột người dân miền núi. Mị là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi do chúng đặt ra.

    + Chúng biến trần gian thành địa ngục, chà đạp lên hạnh phúc, tình yêu của con người. Không những đày đọa thể xác của Mị, chúng còn làm tê liệt ý thức phản kháng, sống trong sự cam chịu, chấp nhận kiếp đời làm dâu gạt nợ, nô lệ đầy tủi nhục.

    2. Nghệ thuật: nhân vật Mị được phác tả bằng vài nét chân dung gây ám ảnh, có sự kết hợp giữa giọng trần thuật của nhà văn với dòng tâm tư của nhân vật, khiến người đọc có cảm giác người viết đã nhập sâu vào trong dòng ý nghĩ, tâm tư của nhân vật để diễn tả suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật; nhiều biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ.. ; ngôn ngữ kể giàu chất thơ, xúc động.
     
    Lê Diệu, Mộc QMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...