Nội dung ôn tập: 1. Chuyển động cơ học - Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc (gọi là chuyển động cơ học) - Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật mốc, vì vật chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc. - Các dạng chuyển động thường gặp là chuyển động thẳng và chuyển động cong. 2. Vận tốc. - Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm của chuyển động. - Công thức tính vận tốc: , trong đó: + s là quãng đường vật dịch chuyển + t là thời gian vật dịch chuyển được quãng đường s. - Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và đơn vị thời gian. - Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian, chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian. - Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được xác định theo công thức: 3. Biểu diễn lực - Lực là một đại lượng vectơ (có phương, chiều và độ lớn). Kí hiệu vectơ lực: - Biểu diễn lực: Dùng một mũi tên có: + Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt) + Phương và chiều là phương và chiều của lực + Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước. 4. Hai lực cân bằng, quán tính. - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều. - Quán tính đặc trưng cho xu thế giữ nguyên vận tốc. Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì có quán tính. - Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục truyển động thẳng đều. 5. Lực ma sát - Lực ma sát trượt: Lực xuất hiện khi một vật trượt trên vật khác, có chiều ngược với chiều chuyển động của vật. - Lực ma sát lăn: Lực xuất hiện khi một vật lăn trên vật khác, có chiều ngược với chiều chuyển động của vật. - Lực ma sát nghỉ: Xuất hiện giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác, có chiều ngược với chiều của lực tác dụng. - Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích. Bài tập trắc nghiệm vận dụng: 1> Vật nào sau đây không có thế năng? A: Viên đạn đang bay B: Lò xo bị ép, đặt ngay trên mặt đất C: Lò xo để tự nhiên và ở một độ cao so với mặt đất D: Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang #đáp án đúng :D 2> Việc làm nào cần đến áp suất khí quyển? A: Dùng áo thợ lặn B: Phơi lúa C: Dùng ống hút nước ngọt D: Dùng búa nhổ đinh #đáp án đúng: C 3> Đơn vị của công là đơn vị nào? A: J B: N C: Q D: W #đáp án đúng: A 4> Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A: Nhiệt độ B: Nhiệt năng C: Thể tích D: Khối lượng #đáp án đúng :D 5> Một công nhân khuân vác trong 2h chuyển được 48 thùng hàng từ ô tô vào trong kho hàng, biết rằng để chuyển mỗi thùng hàng từ ô tô vào trong kho hàng phải tốn công là 1500J. Công suất của người công nhân đó là: A: 220W B: 10W C: 5W D: 75W #đáp án đúng: B 6> Đơn vị của công suất là đơn vị nào? A: W B: J C: N D :P #đáp án đúng: A 7> Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Khi đó trọng lực đã thực hiện một công: A: 15J B: 0, 1J C: 1000J D: 10J #đáp án đúng :D 8> Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà e đã được học? A: Thế năng, động năng, nhiệt năng B: Thế năng, động năng C: Nhiệt năng, động năng D: Không có dạng năng lượng nào #đáp án đúng: A 9> Trường hợp nào có thức hiện công cơ học? A: Người đứng gác cổng B: Học sinh học bài C: Thợ mộc nhổ đinh D: Người xem phim #đáp án đúng: C 10> Vì sao vật có chuyển động nhiệt? A: Vì vật có thể cháy B: Vì vật có nhiệt độ C: Vì các phân tử chuyển động D: Vì giữa các phân tử có khoảng cách #đáp án đúng: C 11> Công suất được xác định bằng A: Công thức: P=A. T B: Lực tác dụng trong một giây C: Công thực hiện được khi vật chuyển dời 1m D: Công thực hiện trong một giây #đáp án đúng: B 12> Các phân tử nước dừng chuyển động khi nào? A: Không khi nào B: Khi nước đông đá C: Khi lạnh đến 0°C D: Khi nóng sôi #đáp án đúng: A