Nhà thơ Xuân Diệu, tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, ông sinh ngày 2/2/1916, và mất ngày 18/12/1985. Ông là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Xuân Diệu nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tậpThơ thơ và Gửi hương cho gió. Xuân Diệu còn được mệnh danh là ông hoàng thơ tình Việt Nam. Nhà thơ Xuân Diệu còn có bút danh là Trảo Nha, quê quánlàng Trảo Nha, huyệnCan Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng ông lại được sinh ra ở quê mẹ tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, tỉnh Bình Định. Về nguồn gốc của mình, Xuân Diệu đã nói bằng thơ "Cha đàng ngoài mẹ ở đàng trong". Quê cha ở Can Lộc - Hà Tĩnh nhưng Xuân Diệu được sinh ra ở vùng đất đầy nắng và gió với hương biển mặn mòi. Ông đồ xứ Nghệ đã bén duyên với cô hàng mắm Gò Bồi - Bình Định. Chuyện tình duyên đã để lại cho đời một đài thơ. Nắng gió ở Hà Tĩnh kết hợp với hương biển nơi quê mẹ đã làm nên cái nồng nàn, tha thiết, rạo rực trong thơ Xuân Diệu. Dưới đây là một số nhận xét, nhận định về nhà thơ Xuân Diệu mà mình sưu tầm được, mong sẽ giúp các bạn tham khảo: 1. Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong số các nhà Thơ mới. < Hoài Thanh, Hoài Chân> 2. Xuân Diệu được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình Việt Nam". 3. Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữ loài người.. Lầu thơ của ông được xây dựng trên đất của một tấm long trần gian. < Thế Lữ> 4. Là một người sinh ra để mà sống, Xuân Diệu rất sợ chết, sợ im lặng và bóng tối (hai hình ảnh của hư vô). Cho nên Xuân Diệu đắm say với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, ông đi tìm những nơi mà sự sống dồi dào tụ lại. Nhưng xuân không dài dặc, tình có bền đâu. Xuân với tình cũng như sự thực, không bền và mong manh hơn cuộc đời chảy trôi. Bởi thế, Xuân Diệu vội vàng cuống quýt đem hết cả tâm hồn mà tặng cho đời. < Thế Lữ> 5. Bây giờ khó mà nói hết được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã đến với chúng ta bằng một y phục tối tân và chúng ta rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng. < Hoài Thanh, Hoài Chân> 6. Thơ Xuân Dieeujlaf một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết. < Hoài Thanh, Hoài Chân> 7. Không cần phải là con hổ ngự trị nơi rừng xanh, không cần phải là con chim đại bàng bay một lần chín vạn dặm mới được sống, Xuân Diệu tìm thấy cuộc sống một cách đầy đủ trong những rung động tinh vi. <Hoài Thanh, Hoài Chân> 8. Nếu như trong làng Thơ mới Việt Nam có một Huy Cận cần mẫn góp nhặt từng chút sầu vương để làm thành cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế thì cũng có một Xuân Diệu luôn biets chắt chiu, nhặt nhạnh từng chút sắc hương làm mật ngọt cho đời. < Thầy giáo- Bùi Xuân Hùng> 9. Xuân Diệu luôn thấy biệt li có trong gặp gỡ, buồn tủi có giữa vui tươi và già nua đã chen vào thời son trẻ. Có lẽ vì vậy mà Xuân Diệu cứ phải sống vội vàng, cuống quýt để tận hưởng phần đẹp nhất, ngon nhất của cuộc đời. 10. Xuân Diệu được mệnh danh là nhà thơ của mùa xuân và mùa thu. Xuân Diệu yêu một mùa xuân tràn trề nhựa sống nhưng cũng yêu cả mùa lá đổ. Âu đó cũng là phẩm chất của một con người biết quý trọng thời gian. Ys thức về nhịp thời gian luôn sẵn có trong thơ Xuân Diệu, nhất là lúc đất trời giao mùa. *Cảm ơn đã đọc*