Một số nhân vật lịch sử việt nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Linh, 30 Tháng ba 2020.

  1. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Huyền Trân Công chúa

    Huyền Trân Công chúa, con gái vua Trần Nhân tông, em gái vua Trần Anh Tông, không rõ năm sinh, năm mất.

    [​IMG]

    Từ năm 1293, vua Nhân Tông thoái vị, truyền ngôi cho con là vua Anh Tông, rồi ra tu ở núi Yên Tử. Đến năm Tân sửu 1301, nhân có phái bộ Chiêm Thành sang giao hảo, Thượng hoàng Nhân tông được mời du ngoạn nước Chiêm. Vua Trần Nhân tông chấp thuận, theo chân phái đoàn, đến sống trong cung điện vua Chiêm của Chế Mân (Jaya Sinbavarman III) ngót 9 tháng. Rồi khi chia tay trở về nước nhà, cảm lòng Chế Mân có hậu đãi, Thượng hoàng Nhân tông hứa gã công chúa Huyền Trân cho (mặc dầu Chế Mân đã có vợ chính thất, người xứ Java, mĩ hiệu là hoàng hậu Tapasi). Từ ấy, Chế Mân vẫn thường sai sứ sang tỏ việc cầu hôn, nhưng triều đình Việt còn do dự, không trả lời dứt khoát.

    Đến năm Bính ngọ 1306, vua Trần Anh tông gả bà cho vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy 2 châu Ô, Lý.

    Huyền Trân về Chiêm, được phong hoàng hậu, mĩ hiệu là Paramecvari. Chỉ non một năm, Đ. Vị 1307, tháng 5, Chế Mân mất

    Tục nước Chiêm, vua mất thì hoàng hậu phải vào hỏa đàn để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông biết thế, lo ngại cho tính mạng Huyền Trân, liền sai Nhập nội hành khiển Thượng thư tả bộc xạ là Trần Khắc Chung và An Phủ sứ là Đặng Văn sang Chiêm, giả tiếng đi điếu tang, để tìm cách cứu Huyền Trân đưa về nước.

    Trong dân gian, cuộc đời Huyền Trân bị nhân dân đàm tiếu khá nhiều. Sĩ phu phần nhiều mượn chuyện Chiêu Quân cống Hồ đặt làm thơ Nôm chế diễu giới bình dân thì có câu:

    Con vua lấy gã bán than

    Nó đưa lên ngàn cũng phải đi theo

    (Sưu tầm - Tổng hợp)
     
    YenOanh099 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng tư 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Nguyễn Quang Toản (sinh Quí Mão 1783- mất Nhâm Tuất 1802)

    Quang Trung mất ở tuổi 39, khi các con còn nhỏ. Quang Toản là con trưởng mà cũng mới lên 10. Sinh thời, Quang Trung đã lập Quang Toản lên Thái tử. Sự lựa chọn này có lẽ là chính xác. Trước khi mất, Quang Trung đã nhận xét về Thái tử như sau: Thái tử là người có tư chất, nhưng tuổi hãy còn nhỏ.

    Năm Quí Sửu (1793) Quang Toản chính thức lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh, sai Ngô Thì Nhậm sang nhà Thanh báo tang và xin sắc phong. Vua Thanh vốn đã sắc phong cho Quang Toản làm Thái tử khi vua Quang Trung còn sống nên lập tức xuống chỉ phong Toản làm An Nam Quốc vương. Án sát Quảng Tây được lệnh làm sứ thần đến Bắc Thành, Quang Toản cũng sai người đóng giả nhận thay. Sứ thần nhà Thanh có biết việc ấy song không có phản ứng gì.

    Quang Toản lên ngôi vua, vẫn để hai em là Quang Thùy và Quang Bàn giữ tước vị cũ, dùng cậu là Bùi Đắc Tuyên làm Thái sư Giám quốc trông coi mọi việc trong ngoài; Thái úy Phạm Công Hưng giữ việc quân; Trung thủ phụng chính Trần Văn Kỷ làm ở Trung thư cơ mật và Trần Quang Diệu giữ việc văn thư lệnh thị.

    Quang Toản tuổi còn nhỏ, mọi việc đều quyết định bởi Bùi Đắc Tuyên. Từ đó Đắc Tuyên ngày càng chuyên quyền, trong ngoài đều oán. Đại thần trong triều ngoài trấn nghi kỵ lẫn nhau, Quang Toản không ngăn chặn nổi đành chỉ khóc lóc mà thôi. Giữa lúc đó lại có cận thần gièm pha rằng, oai quyền của Trần Quang Diệu quá lớn, mưu đồ cướp ngôi.. Quang Toản tin là thật, liền rút hết binh quyền của Trần Quang Diệu. Trần Quang Diệu gửi mật thư vào Quy Nhơn hẹn với Lê Văn Trung đem quân ra phế hạ Quang Toản, lập Quang Thiệu lên ngôi.

    Việc không thành, Quang Thiệu bị giết, Lê Văn Trung bị chém. Con rể Lê Văn Trung là Lê Chất sợ hãi, bỏ Tây Sơn sang hàng Nguyễn Ánh. Về sau Lê Chất đem quân của Nguyễn Ánh ra đánh thắng Tây Sơn bị thu hết quân trang, quân dụng.

    Năm Canh Thân (1800) Nguyễn Ánh vượt biển ra đánh thành Quy Nhơn, tướng Tây Sơn là Vũ Tuấn đầu hàng. Nguyễn Ánh chiếm thành Quy Nhơn, đổi là trấn Bình Định. Giao Võ Tánh và Ngô Tòng Chu giữ thành. Quân Tây Sơn bao vây nhiều tháng mà không hạ được vì Võ Tánh và Ngô Tòng Chu liều chết giữ thành.

    Năm Tân Dậu (1801) Nguyễn Ánh ra đánh Phú Xuân. Quang Toản dốc sức chống giữ không nổi, Phú Xuân bị chiếm, Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà, đổi niên hiệu là Bảo Hưng. Tháng 8 năm đó, Quang Toản đem quân bốn trấn Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc và quân Thanh Nghệ vào đánh Nguyễn Ánh lại thua, vội rút về Thăng Long.

    Ngày 16 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh ra đánh Thăng Long, khí thế rất mạnh, Quang Toản cùng hai em bỏ thành chạy theo hướng Bắc, bị thổ hào Kinh Bắc bắt được, đóng cũi đưa về Thăng Long. Quân Tây Sơn đến đây hoàn toàn tan rã.

    Mùa đông năm 1802, Nguyễn Ánh về Phú Xuân cáo tế miếu, trả thù Tây Sơn cực kỳ tàn bạo và hèn hạ, Quang Toản và những người thân bị hành hình.. Ấp Tây Sơn đổi thành ấp An Tây, mọi dấu ấn Tây Sơn đều bị họ Nguyễn xóa sạch.

    Quang Toản lên ngôi vua năm 1793, đến năm 1802 thì mất, ở ngôi 10 năm, chết ở tuổi 20. Triều Tây Sơn kể từ vua Thái Đức đến hết Cảnh Thịnh (1778-1802) tồn tại được 25 năm. Cụ thể:

    1. Thái đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc (1778-1793)

    2. Quang Trung Nguyễn Huệ (1789-1792)

    3. Cảnh Thịnh Hoàng đế (1793-1802).

    (Sưu tầm - Tổng hợp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng ba 2020
  4. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Châu Văn Liêm (Sinh năm Nhâm Dần 1902 – mất năm Canh Ngọ 1930)

    Người sáng lập An Nam Cộng sản Đảng

    [​IMG]

    Châu Văn Liêm còn có tên khác là Việt sinh ngày 29-6-1902 ở xóm Rạch Tra, xã Thới Thạnh, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Cha mẹ đều nghèo khó, nhưng ông sáng trí lại rất chăm học, được cấp học bổng năm 20 tuổi học ở Long Xuyên. Thầy Châu Văn Liêm là một nhà giáo trẻ, dạy giỏi lại rất yêu quý học trò, nên năm nào học trò của thầy cũng đậu tiểu học cao nhất vùng.

    Sớm giác ngộ cách mạng, nhiệt thành yêu nước, năm 1926, thầy Châu Văn Liêm vận động các trường tổ chức lễ truy điệu và bãi khóa để tang cụ Phan Châu Trinh. Từ những hoạt động yêu nước hăng hái, Châu Văn Liêm đã được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và được bầu vào Ban Thường vụ Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng đồng chí hội. Ông được phân công dìu dắt giác ngộ lớp thanh niên trí thức lúc bấy giờ mà tiêu biểu là các ông Ung Văn Khiêm, Trần Văn Thạnh và Nguyễn Văn Cung - những người vừa bị đuổi học ở trường Collège sau vụ để tang và bãi khóa tháng 4-1926.

    Tháng 6-1929, ông được cử làm đại biểu Kỳ bộ Nam kỳ đi dự đại hội ở Hương Cảng, rồi trở về nước với nhiệm vụ cải tổ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội để thành lập một tổ chức cách mạng mới đó là An Nam Cộng sản Đảng. Có thể nói, ông là một trong những người sáng lập ra tổ chức cộng sản đầu tiên ở Nam kỳ tức tổ chức An Nam Cộng sản Đảng. Sau đó, Châu Văn Liêm cùng đồng chí Nguyễn Thiệu được cử thay mặt An Nam Cộng sản Đảng dự hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là ngày lịch sử 3-2-1930 (Hội nghị này gồm có 5 đại biểu là Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu và Nguyễn Ái Quốc do Nguyễn Ái Quốc đại diện Quốc tế Cộng sản chủ trì).

    Dự hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam về nước, Châu Văn Liêm bắt tay vào các hoạt động của Đảng ở Nam kỳ. Tháng 4-1930, Châu Văn Liêm về Đức Hòa công tác, ông lần lượt gặp thầy giáo Võ Văn Mong và bà Trương Thị Sáu (tức là Nguyễn An Ninh) để liên hệ vận động quần chúng trong vùng. Ông lãnh đạo cuộc mít-tinh lớn ở Đức Hòa đòi giảm sưu thuế. Hàng ngàn người từ Đức Hòa kéo về Chợ Lớn. Tại Đức Hòa ông chọn mô đất cao trình bày các yêu sách của dân chúng. Cò Tây cùng đám mã tà kéo đến đàn áp. Châu Văn Liêm bình tĩnh đương đầu với cò Tây, nói với hắn bằng tiếng Pháp. Thằng cò biết ông là người cầm đầu liền rút súng bắn ông chết tại trận, hôm đó là ngày 4-5-1930, Châu Văn Liêm là chiến sĩ cộng sản đầu tiên hy sinh ở Nam kỳ, là tấm gương bất diệt của Thành đồng Tổ quốc kiên cường.

    Ghi nhớ công ơn của Châu Văn Liêm trường trung học thời Tây mang tên Collège ở Cần Thơ đã được vinh dự mang tên nhà cách mạng Châu Văn Liêm. Ở Cần Thơ còn có đại lộ lớn mang tên ông, ở thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh khác đều có trường hoặc đường mang tên Châu Văn Liêm. Những chi tiết trên, phần nào cho thấy nhân dân miền Nam rất yêu quý và ghi nhớ công ơn của Châu Văn Liêm - một nhà cách mạng tiền bối của đất Nam kỳ bất khuất.

    (Sưu tầm - Tổng hợp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tư 2020
  5. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Đặng Thùy Trâm (sinh năm Nhâm Ngọ 1942 – mất năm Canh Tuất 1970)

    [​IMG]


    Liệt sĩ hiện đại, Bác sĩ y khoa Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế), gia đình thường trú tại Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình trí thức, thân phụ là Bác sĩ Đặng Ngọc Khuê và mẹ là Dược sĩ nguyên là giảng viên tại trường Đại học Dược khoa Hà Nội.

    Thuở nhỏ theo gia đình sinh sống và học tập tại Hà Nội, là cựu học sinh Trường Trung học Chu Văn An, Hà Nội. Tốt nghiệp phổ thông cô thi vào đại học tại trường Đại học y Dược Hà Nội. Năm 1966 tốt nghiệp Bác sĩ và sau đó cô tình nguyện vào chiến đấu tại chiến trường Liên Khu V tại Quảng Ngãi. Tại đây, cô được phân công về phụ trách một bệnh viện Dân Quân y tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 22-6-1970 trong một chuyến đi công tác cô bị địch phục kích và hy sinh anh dũng với tuổi đời còn rất trẻ (28 tuổi).

    Trong thời gian công tác tại chiến trường Quảng Ngãi với bom đạn ác liệt, cô đã dành thời giờ quí báo ghi lại những sự việc sảy ra đang lúc cứu chữa bệnh nhân và cảm nghĩ của mình cũng như ý nghĩa thân phận con người với vô vàn gian khổ trong chiến tranh vệ quốc..

    Bộ hồi ký của cô đã lọt vào tay của những người bên kia chuyến tuyến (binh sĩ Mỹ), nhưng được họ giữ gìn hơn 30 năm. Cuối cùng bộ hồi ký được những kẻ có lương tri cách nước ta cả nữa vòng trái đất trân trọng trả về cho gia đình cô nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày đất nước Việt Nam thống nhất.

    Bộ hồi ký nay đã được xuất bản tại Hà Nội trong năm 2005. Tác phẩm có tên là: "Hồi ký Đặng Thùy Trâm" (NXB Hội Nhà Văn Việt Nam). Sách đã đánh động lương tâm nhiều người, nhiều đọc giả, nhất là độc giả trẻ tuổi Việt Nam

    (Sưu tầm - Tổng hợp)
     
    Cọ 7 màu thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng ba 2020
  6. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Đặng Văn Ngữ (1910 - 1967) là giáo sư y học Việt Nam, chuyên khoa kí sinh trùng. Tốt nghiệp Trường Đại học Y dược Hà Nội (1937). Tham gia Kháng chiến chống Pháp và Kháng chiến chống Mĩ. Hi sinh ngày 4.4. 1967 trên chiến trường Miền Nam. Viện trưởng đầu tiên của Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng và chủ nhiệm Chương trình chống sốt rét ở Miền Bắc Việt Nam.

    [​IMG]

    Công trình nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực: Dịch tễ các bệnh kí sinh trùng đường ruột, giun chỉ; kĩ thuật đếm ấu trùng giun chỉ bằng phòng đếm huyết học; giun lươn và chu kì nhiễm giun lươn; sán nhái và u sán nhái mắt; các loại nấm gây bệnh; các loài muỗi gây bệnh (định loại 22 loài thuộc họ Anophelinae, phát hiện loài muỗi Anopheles tonkinensies, vv) ; nuôi cấy kháng sinh và ứng dụng nước lọc kháng sinh chữa các vết thương chiến tranh; xây dựng và chỉ đạo Chương trình chống sốt rét ở Miền Bắc Việt Nam; các loại dược liệu có thể dùng chữa bệnh sốt rét và các bệnh kí sinh trùng. Các công trình nghiên cứu của Đặng Văn Ngữ phục vụ y học trong chiến tranh, góp phần nghiên cứu khoa học các bệnh nhiệt đới.

    Ông là một trong số những người sáng lập ra ngành kí sinh trùng - côn trùng y học Việt Nam. Anh hùng liệt sĩ (1967) ; Huân chương Kháng chiến hạng ba, hạng nhì; Lao động hạng ba..
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tư 2020
  7. Nguyễn Thị Linh

    Bài viết:
    337
    Cao Bá Đạt

    (Sinh năm 1809 - mất năm 1854)


    Là anh em sinh đôi với Cao Bá Quát, thân phụ Cao Bá Nhạ, quê làng Phú Thị huyện Gia Lâm, xứ Kinh Bắc tức tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội).

    Năm Giáp Ngọ 1834, ông đỗ cử nhân, là danh thân triều Nguyễn, giữ chức tri huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, thanh liêm mẫn cán được dân chúng kính mến.

    Nếu Cao Bá Quát tính tình mạnh mẽ phóng khoáng thì Cao Bá Đạt tính cách có vẻ điềm đạm hơn. Người cha rất ưa tài năng của Bá Quát, song với quan điểm nhà Nho chính thống, ông lấy làm tiếc về tính tình của con trai. Ông từng trò chuyện: "Văn của Bá Đạt hơn về khuôn phép nhưng kém về tài tứ, văn của Bá Quát hơn về tài tứ nhưng lại kém về khuôn phép. Đem cái tài tứ của Bá Quát hợp với cái khuôn phép của Bá Đạt, sẽ trở nên một văn tài hoàn toàn"

    Sau khi Cao Bá Quát phù Lê Duy Cự khởi nghĩa chống nhà Nguyễn năm 1854 ở Mĩ Lương rồi bị giết, ông đang giữ chức Tri huyện cũng bị bắt giải về kinh. Dọc đường, ông làm một tờ trần tình hình rồi dùng dao đâm cổ tự vẫn. Con ông là Cao Bá Nhạ trốn thoát, nhưng 8 năm sau bị người tố cáo mà cũng không tránh khỏi sự bất hạnh ấy

    (Sưu tầm - Tổng hợp)
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...