Mở bài 1: Nhà văn người Nga pautopxki từng nói: "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp." Từ bao đời nay, người nghệ sĩ luôn mang trong mình một sứ mệnh cao cả là khơi dậy, tìm tòi, khám phá vẻ đẹp của cuộc sống, đưa độc giả tìm đến những chân trời cao rộng. Nhà văn/thơ.. là người nghệ sĩ có được niềm vui ấy khi ông đã dẫn dắt người đọc tìm đến vẻ đẹp của.. (vấn đề nghị luận). Điều ấy được thể hiện vô cùng ấn tượng qua đoạn trích: . Mở bài 2: Bài văn người Nga Lép tôn-xtôi từng viết: "Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu". Thật vậy, nghệ thuật, thơ ca bao đời nay đều kết tinh từ tình yêu nồng nhiệt, cháy bỏng mà người nghệ sĩ dành cho cuộc sống, thiên nhiên, con người. Tác phẩm.. của nhà thơ.. là tình yêu qua đỗi mà ông dành cho.. (tùy vào nội dung mỗi tác phẩm). Đọc tác phẩm này, làm sao chúng ta có thể quên được.. (vấn đề nghị luận). Đặc biệt, điều đó được thể hiện một cách ấn tượng qua đoạn trích: . Mở bài 3: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Cuộc đời chật chội, phù phiếm của mỗi cá nhân nhờ văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi gấp trăm ngàn lần". (Hoài Thanh). Thật thế, văn chương bao đời luôn là kết quả của tình yêu, bồi đắp tâm hồn, là trạm dừng chân cho mỗi chúng ta sau cánh cửa cuộc sống bon chen ngoài kia. Áng thơ/ văn.. của nhà nhà thơ/ văn.. là một ví dụ điển hình cho điều ấy. Đọc tác phẩm này tâm hồn ta thấy rộng rãi vô cùng trước.. (vấn đề nghị luận). Ấn tượng nhất là đoạn trích: . Mở bài 4: Phân tích về một nhân vật. Xây dựng được hình tượng nhân vật đã khó, làm sao để nhân vật gây ấn tượng với bạn đọc lại càng khó hơn. Ấy vậy mà nhà văn/ nhà thơ.. đã làm được điều đó thông qua nhân vật.. trong tác phẩm.. Đọc tác phẩm này, làm sao ta có thể quên được hình ảnh.. (nhân vật phân tích) với những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn (nêu rõ phẩm chất của nhân vật phân tích). Điều ấy được thể hiện rõ nét trong đoạn trích: .