1. Cách kết bài chung: Hemingway từng nói: Tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều có khả năng bất tử riêng của nó. Bởi vì đó là sản phẩm bền vững của lao động và trí tuệ của con người. Rồi mai này các tranh tượng có thể tiêu tan, các đền đài có thể sụp đổ, chỉ có những tác phẩm văn học chân chính mới có khả năng vượt qua được quy luật băng hoại của thời gian để tồn tại vĩnh viễn. May thay, trong số các tác phẩm ấy, chúng ta có (.. Tây Tiến của Quang Dũng.). Cảm ơn (.. nhà thơ Quang Dũng.) đã "cắm một cây sào sáng tạo" để đưa tác phẩm (.. Tây Tiến.) - một tác phẩm văn học của lòng nhân, của đức tin và của giá trị sống về phía những con người chân thiện, để chúng ta hiểu rằng (.. trong những năm tháng khói lửa ấy đã có những con người, những chàng trai ra đi với tinh thần Nhất Khứ bắt phục hoàn.) 2. Một số kết bài khác Kết bài: Tây Tiến 1. Tóm lại, bằng tài năng nghệ thuật của một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa, Quang Dũng đã mang đến cho bạn đọc vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến. Đó là nỗi nhớ về con đường hành quân gian khổ nhưng hùng vĩ, thơ mộng, nhớ cảnh sinh hoạt quân dân ấm áp tình người. Và nhất là hình tượng người chiến binh Tây Tiến lãng mạn hào hoa hào hùng. Bài thơ khép lại rồi mà dường như tinh thần Tây Tiến vẫn ngân nga mãi trong lòng ta. 2. "Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp" (Sóng Hồng). Quả đúng như vậy, Tây Tiến đã mang đến cho người đọc "con người và thời đại" của một thời chống Pháp oanh liệt hào hùng. Qua đó ta thấy được tinh thần Tây Tiến bất tử, một thời đại bất tử. Cảm ơn nhà thơ Quang Dũng - người đã tạc tháng năm lịch sử vào hồn người. Xin được mượn mấy lời thơ của Giang Nam thay cho lời kết: "Tây Tiến biên cương mờ lửa khói Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy, con người ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông" Kết bài Vợ chồng A Phủ 1. Gấp lại những trang sách của Tô Hoài mà dư âm về nhân vật Mị, về cô gái mèo với sức sống mãnh liệt, về số phận đáng thương của người dân nghèo dưới chế độ chủ nô phong kiến miền núi vẫn in đậm trong tâm khảm của bạn đọc. Sức sống của Mị hay sức hút của ngòi bút Tô Hoài quả thực có sức lay động lòng người để lại những day dứt, ám ảnh không nguôi. 2. Tóm lại nhân vật Mị là linh hồn là hơi thở của tác phẩm. Xây dựng nhân vật Mị là một thành công đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Qua việc miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, Tô Hoài đã khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng tự do của nhân dân lao động Tây Bắc dưới sự thống trị của bọn lãnh chúa thổ ty miền núi. Có nhà phê bình đã cho rằng: "Văn học nằm ngoài mọi sự phân hoại. Chỉ riêng mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết". Đúng vậy, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị cũng đã làm nên sức sống trường tồn, vĩnh cửu của tác phẩm Vợ Chồng A Phủ.