Một số dẫn chứng hay tham khảo viết nghị luận 1. Danh ngôn. - "Những người lười biếng sẽ không bao giờ biết rằng chỉ trong lao động mới có sự nghỉ ngơi". - Nếu không vấp phải một trở ngại nào nữa, tức là bạn đã đi chệch đường "(M -Ghenin). - > Những trở ngại, thất bại chính là một phần làm nên thành công. -" Điều tôi muốn trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào? "(A. Lincoln). -" Thành công chỉ đến với bạn khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp ". (A Schwarzenegger) - Không có nghèo gì bằng không có tài, không có gì hèn bằng không có chí. (Uông Cách). - Kẻ nào không muốn cúi xuống một cây kim thì không đáng có một đồng bạc. (Ngạn ngữ Anh) - Câu trả lời gọn nhất là hành động. (Goethe) - Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm chăngr bao giờ nên. (Tuân Tử) - Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần. 2. Dẫn chứng về ý chí, nghị lực trong cuộc sống, vươn lên chính mình. - Kim cương và than chì đều hình thành từ nguyên tố cacbon, nhưng tại sao, kim cương vô giá còn than chì gần như thứ bỏ đi, kim cương đẹp lộng lẫy lấp lấp lánh, còn than chì đen đúa, lem luốc.. Vì kim cương bị nén ở độ sâu hơn 1000km, chịu áp suất 900 Giapascal, còn than chì bị thiêu rụi trong ngọn lửa với vài trăm độ C, vì cấu trúc bên trong của kim cương là cấu trúc vững chắc và hoàn hảo, còn than chì thì ngược lại. - > Khó khăn, thử thách là môi trường tôi luyện nên ý chí, kiên cường bản lĩnh của mỗi người. Mỗi lần ngã là mỗi lần trưởng thành, là một lần mạnh mẽ hơn. - Thảm họa kép - động đát 9, 0 độ richte và sóng thần cùng lúc giáng xuống thành phố Fukoshima của Nhật Bản năm 2011 đã khiến không chỉ thành phố này mà cả nước Nhật chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề về người và của. Sau thảm họa kép, cả thế giới khâm phục trước một Nhật Bản kiên cường vượt lên nỗi đau và sự phục hồi thần kỳ ở những khu vực bị ảnh hưởng. - > Sự kiên cường, kỷ luật, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm của cả dân tộc Nhật Bản đã giúp đất nước này vượt qua được biến cố nặng nề vào hàng bậc nhất này. - Nick - Vujicic - sinh ra không có tứ chi, trong những năm đầu cuộc đời, anh đã phải đối mặt với sự chế giễu từ mọi người xunh quanh, sự từ chối nhận học của nhiều trường, rơi vào trầm cảm tồi tệ và nhiều lần có ý định từ bỏ cuộc sống. Năm anh 10 tuổi anh đã tự cố dìm mình trong bồn tắm, nhưng tình yêu đối với cha mẹ không cho phép anh làm điều đó. Thế rồi anh nhận ra trên thế giới này không phải chỉ mình anh chịu những thiệt thòi, bất hạnh đó, anh dần chấp nhận khuyết tật của bản thân mà có suy nghĩ vô cùng tích cực rằng" Chúa đã tạo ra anh ắt có dụng ý nào đó và sẽ không để anh trở nên vô dụng mãi "." Tôi được sinh ra không phải là một trừng phạt mà là sự sáng tạo đặc biệt của Chúa để Chúa hiển lộ những công việc đặc biệt của Người qua tôi. "Nick dần tìm ra cách sống một cuộc sống đầy đủ mà không có tứ chi, học được thành thạo nhiều kỹ năng đời thường mà một người bình thường thực hiện dễ dàng. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng đại học kép, trở thành nhà diễn thuyết và tuyên truyền động lực nổi tiếng, thành đại sứ của nghị lực phi thường anh đã đem đến cho biết bao con người niềm tin, ý chí, nghị lực đối với bản thân họ, đối với cuộc sống này. - > Trên đời này không có điều gì quá tồi tệ và không thể vượt qua, cũng không có bất hạnh nào không thể chịu đựng được, quan trọng là cách bạn chấp nhận nó, vượt qua nó như thế nào. - Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày (Hellen Keller). - Ngay cả cái bóng của bạn cũng sẽ rời bỏ bạn khi bạn ở trong bóng tối. (Hitler) - Nếu hướng về mặt trời, bóng tối sẽ ngã về sau bạn. (Ngạn ngữ Nam Phi) - Thiên đường ở chính ta, địa ngục cũng từ lòng ta. 3. Tấm gương vượt khó thành công ở xã hội đương đại. - Lê Minh Tâm sinh năm 1990 ở Tây Ninh. Từ nhỏ đi bán vé số cùng những người anh bị mù để kiếm sống. Tâm đã vượt lên khó khăn để trở thành sinh viên năm nhất khoa ngữ văn Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. - David Peterson: 53 tuổi là thống đốc khiếm thị đầu tiên ở Mĩ. Khi 3 tháng tuổi, ông bị nhiễm trùng tai và bị ảnh hưởng đến thần kinh thị giác, Nhưng ông từ chối học chữ Braille không sử dụng gậy hay chó dẫn đường mà cố gắng sống, học tập, làm việc như người bình thường. Ông tốt nghiệp loại ưu Đại Học Columbia và trường luật Đại Học Hofstra. - Henry Ford: Người sáng lập hãng xe Ford. Ông đã từng lập rồi phá sản ba công ty. Công ty thứ nhất mang tên Detroit nhưng nhanh chóng phá sản do Henry Ford chỉ tập trung thiết kế xe mà không kinh doanh. Công ty thứ hai mang tên ông, chuyên về xe đua, nhưng sau đó chính ông bị các nhà đầu tư buộc rời khỏi công ty. Công ty thứ ba thì bị phá sản do doanh thu thấp. 4. Những tấm gương đồng cảm, chia sẻ trong cuộc sống. - Trần Hữu Hiệp: Sinh năm 1988 tại Thanh Hóa. Trong vụ tàu mang số hiệu H29-BP bị chìm tại thành phố Hồ Chí Minh. Chàng thanh niên 25 tuổi ấy không ngại nguy hiểm đối mặt với sóng dữ cứu sống năm người. Anh còn nhường chiếc áo phao mình đang mặc cho người phụ nữ đang đuối sức và rồi sau đó anh đã bị dòng nước dữ cuốn chìm. - Cô Minh Trần là chủ nhiệm mái ấm Minh Trần. Cho biết trong một lần đi làm tự thiện thấy trẻ nhỏ lang thang, cơ cực kiếm sống mà thấy đau xót. Cô đã quyết định lập mái ấm để giúp đỡ những mảnh đời cơ nhở. - Chị Bảy Thuận đã dành hơn 10.000 mét vuông đất tại huyện Củ Chi để làm nơi cư trú cưu mang các trẻ em cơ nhỡ, người già neo đơn và người không việc làm. Mỗi năm chị xây cất 40 căn nhà cho bà con nghèo huyện Hồng Ngư - Đồng Tháp. - Sư cô thích nữ Huệ Hương đã chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 200 mảnh đời bất hạnh. Đó là những trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa và người tàn tật. Bùi Thị Thảo Hương Mình vẫn sẽ cố gắng tiếp tục đăng những bài văn lớp 9 thật hay và chất lượng, các bạn có thể tham khảo để ôn thi vào cấp 3. (Có thể gửi mình ít xu ủng hộ mình cũng được ạ, cảm ơn nhiều hihi) Một số đề bài văn nghị luận xã hội rút ra từ những câu chuyện. 1. Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dao chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: Hai Chim Én ngậm hai đầu của một cõng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không? Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành. (Mục" Trò chuyện đầu tuần "của báo Hoa học trò) Viết bài văn ngắn suy nghĩ về vấn đề rút ra từ câu chuyện. Hướng dẫn làm bài: 1. Mở bài: G iới thiệu vấn đề nghị luận: Khi bước trên đường đời, mỗi con người sẽ gặp biết bao câu chuyện lý thú, và những bài học sâu sắc về giá trị cuộc sống. Đến với" Câu chuyện về Chim én và dế mèn "theo Đoàn Công Huy trong mục" trò chuyện đầu tuần "của Báo Hoa học trò ta lại rút ra một bài học quý giá: Đừng quá ảo tưởng về bản thân mình và không nên sống ích kỷ, toan tính . 2. Thân bài A. Tóm tắt nội dung câu chuyện: Câu chuyện nói về cách sống của các loài vật trong thiên nhiên, hai con Chim én đã tốt bụng tặng Dế Mèn một món quà thật tuyệt vời là một chuyến thưởng ngoạn khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, ấm áp. Chim Én là con vật biết bay, thế nên chúng thấy tội nghiệp cho Dế Mèn không được bay tận hưởng không gian mùa xuân. Do đó, chúng nghĩ ra sáng kiến để cả ba cùng bay thưởng thức cảnh trời đất gợi cảm, tiếc thay Dế Mèn lại không biết trân trọng món quà ấy. Từ người chịu ơn, Mèn đã ảo tưởng mình là người ban ơn. Từ việc mình là gánh nặng cho người khác Mèn ta tưởng người khác chính là gánh nặng của mình. Lòng ích kỷ, tính toán và ngộ nhận, ảo tưởng khiến Dế Mèn phải trả giá rất đắt" nó rơi xuống đất như một chiếc lá lìa cành ". => Ý nghĩa: Câu chuyện có hình thức như một câu chuyện ngụ ngôn phản ánh thực tế của con người hiện nay: Câu chuyện cảnh tỉnh mọi người nói chung đặc biệt là thế hệ trẻ nói riêng đừng quá ảo tưởng về bản thân mình và không nên sống ích kỷ, toan tính . B. Bàn luận: Có thể nói câu chuyện ngắn gọn nhưng lại mang ý nghĩa thật sâu sắc. - Đó là câu chuyện về sự hợp tác và chia sẻ: Nếu biết hợp tác và chia sẻ thì mọi người đều có lợi. - Đó là câu chuyện về giá trị cuộc sống: Biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống. - Nếu không biết trân trọng những gì mình đang có sẽ rất khó có được hạnh phúc thậm chí còn gặp bất hạnh. Hạnh phúc còn tùy thuộc vào cách ứng xử và thái độ sống của mỗi người. - Đó có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý, nhưng niềm tin còn đáng quý hơn. Phải chăng chỉ khi con người tin tưởng lẫn nhau thì cuộc sống mới thoải mái và nhẹ nhàng hơn, - Đó có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: Với cách nhìn cẩn thận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất của cuộc sống, dẫn đến những quyết định sai lầm mà ta sẽ nhớ suốt đời. - Đó là bài học về lòng khoan dung, có thể cho và nhận: Cho và nhận đều luôn chuyển hóa: Tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại, đó có thể là bài học về sự hợp tác và chia sẻ, nếu biết hợp tác và chia sẻ thì mọi người đều có lợi. - Bàn luận ngược: Trong cuộc sống, một số người lại có cách sống toan tính, ích kỷ. Họ giống Dế Mèn trong câu chuyện trên. Họ cho rằng họ là người ban ơn cho người khác nhưng thực chất họ lại là gánh nặng cho mọi người, phải chăng họ không cảm nhận được những gì mình đã cho và đã nhận. Rồi đến một ngày, chắc chắn những người ấy sẽ tỉnh ngộ khi phải chịu kết cục bi thảm trong cuộc sống của mình. Đừng quên những con người hẹp hòi, tính toán như thế đáng bị chúng ta phê phán, tố cáo. C. Mở rộng vấn đề - Khẳng định lại vấn đề:" Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn "thực sự đã đem lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu. Câu chuyện đó đã làm ta thay đổi trong cách sống của mình để con người sống trong một xã hội tốt đẹp mà họ đáng được sống. 3. Kết bài - Khái quát vấn đề cần nghị luận, liên hệ bản thân. 2. Câu chuyện về bốn ngọn nến " Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói: Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người phải cần đến tôi. Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói: Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu? Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt?" - cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc. Lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đùng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì tôi chính là niềm hy vọng. Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng. " (Trích" Những bài học về cuộc sống "– NXB Thanh Niên, 2005) Em có đồng ý với ngọn nến thứ tư trong câu chuyện trên rằng:" Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì tôi chính là niềm hy vọng". Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về sức mạnh của niềm hy vọng. Hướng dẫn trả lời: 1. Mở bài: - Giới thiệu được câu chuyện và nêu vấn đề nghị luận: Về sức mạnh của niềm hy vọngtrong cuộc sống. 2. Thân bài: a. Giải thích và nêu ý nghĩa của câu chuyện : + Niềm hy vọng: Là lòng tin, sự lạc quan về một tương lai tốt đẹp cho bản thân. =>Ý nghĩa: Câu chuyện đem đến cho mỗi người bài học nhân sinh: Niềm lạc quan và hy vọng luôn cần thiết trong cuộc sống. b. Phân tích: Ý kiến của ngọn nến thứ tư trong câu chuyện trên là hoàn toàn đúng bởi: Trong cuộc sống cần rất nhiều các yếu tố như hòa bình, trung thành, tình yêu nhưng niềm hy vọng là điều quan trong nhất. + Hòa bình sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội. Khi con người được sống trong cảm giác yêu thương, thân ái sẽ tạo thêm động lực mạnh mẽ cho con người sống, lao động và học tập, cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của nhân loại. Nếu không có hòa bình, con người phải sống trong đau thương, đói nghèo và bệnh tật, chia ly, chết chóc. + Trung thành sẽ tạo được niềm tin, sự tín nhiệm của mọi người và sẽ vun đắp các mối quan hệ ngày càng bền chặt, trở nên tốt đẹp hơn. + Tình yêu thương được hiểu đó chính là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Tình yêu thương chính là một trong những điều không thể nào thiếu được trong cuộc sống. Thực sự thì tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, và cũng có được sự vui vẻ. + Nhưng chính niềm tin và sự lạc quan sẽ tiếp thêm cho chúng ta rất nhiều sức mạnh để vượt qua hiện thực khó khăn, khắc nghiệt. c. Bàn luận, mở rộng: - Niềm hy vọng sẽ giúp chúng ta có thêm bản lĩnh, ý chí, nghị lực, sự quyết tâm để đạt được mục tiêu đã đề ra. - Khi chúng ta có sự tự chủ bản thân, chúng ta có niềm tin vào tương lai thì chúng ta sẽ có những hành động đúng đắn để biến niềm hy vọng tốt đẹp của mình thành sự thật. - Khi chúng ta đánh mất niềm tin, chúng ta mất đi hy vọng về một tương lai tốt đẹp của bản thân thì đấy là lúc chúng ta mất đi toàn bộ sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. - Tuy nhiên, niềm tin và hy vọng phải dựa trên cơ sở thực tế, tránh viển vông, vượt quá thực tế của bản thân. (Thí sinh biết chọn và đưa ra dẫn chứng phù hợp và thuyết phục) d. Bàihọc nhận thức và hành động: - Niềm tin và hy vọng là những điều cần thiết và cần có ở mỗi người. Bởi vậy, mỗi con người đều cần kiên trì và nỗ lực để đạt được điều đó, phải biết biến hy vọng thành hành động cụ thể để đạt được thành công. 3. Kết bài. - Khái quát vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân.