Một số chuyên đề lí luận văn học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi selenah, 24 Tháng sáu 2021.

  1. selenah mình còn trẻ, cái gì vui vẻ thì mình ưu tiên

    Bài viết:
    48
    Chuyên đề lí luận văn học

    PHẢN ÁNH LUẬN VỚI VĂN NGHỆ

    VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LÀ SỰ NHẬN THỨC VỀ HIỆN THỰC

    1. Hiện thực cuộc sống là nguồn sống của nghệ thuật


    - Văn nghệ là hình thái của ý thức.

    - Hiện thực là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng văn nghệ.

    => Hiện thực là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật.

    2. Phản ánh hiện thực

    - Hiểu biết, khám phá và phản ánh bản chất hoặc một vài phương diện bản chất của hiện thực.

    => Tác phẩm có tính chân thật.

    - Nhận thức có nguồn gốc từ phản ánh.

    - Nhưng không phải sự phản ánh não cũng có giá trị và có tác dụng nhận thức.

    => Tác phẩm có giá trị và tác dụng nhận thức đạt đến chân lí đối tượng.

    => Tạo nên tính chân thật.

    => Nói đến tính chân thật là nói đến phẩm chất và chất lượng của sự phản ánh.

    => Tác phẩm nào cũng có tính hiện thực nhưng không phải tác phẩm nào cũng có tính chân thực.

    BIỂU HIỆN, BỘC LỘ TOÀN BỘ THẾ GIỚI CHỦ QUAN NGƯỜI NGHỆ SĨ

    - Thế giới chủ quan bao gồm: Thế giới quan, lí tưởng, khát vọng.

    VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LÀ SỰ SÁNG TẠO

    - Phản ánh đi liền với sự sáng tạo => nói đến snags tạo trong nghệ thuật là nói đến khách thể hóa bằng nhiều phương diện ngôn ngữ

    • VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ

    VĂN HỌC NGHỆ THUÂT TÁC ĐÔNG MẠNH MẼ ĐẾN CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG

    - Là loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu trong sáng tạo.

    - Khác với ngôn từ nghệ thuật - đặc điểm lời văn nghệ trong tác phẩm.

    - Khả năng của nghệ thuật ngôn từ là tính hình tượng.

    - Đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ: Tính phi vật thể hình tượng nghệ thuật.

    TÍNH PHI VẬT THỂ HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT

    1. Văn học tác động đến trí tuệ, tưởng tượng, liên tưởng

    - Nhà văn xây dựng hình ảnh - phi hữu hình => phương tiện vạn năng tái hiện, chiếm lĩnh thế giới.

    - Văn học không chỉ tái hiện những điều nhận biết bằng thị giác mà còn bằng tất cả các giác quan, tái hiện phản ứng cảm xúc của con người đối với bên ngoài và tác động bên ngoài với con người.

    2. Không gian, thời gian nghệ thuật

    - Phản ánh thời gian khác hẳn với các loại hình nghệ thuật khác.

    - Tạo ra những thời gian có độ dài riêng, phản ánh những dòng thời gian.

    => Văn học có thể kéo dài hoặc dồn nén thời gian (chậm - nhanh, êm đềm - biến động)

    - Tạo ra những liên hệ thời gian (quá khứ - hiện thực - tương lai)

    => Văn học chiếm lĩnh đời sống diện rộng.

    - Không gian: Tạo ra những giới hạn khác trong không gian (luân chuyển không gian, nhưng không thể tạo ra sự tương quan giữa các vật thể trong không gian)

    3. Tính vạn năng và phổ biến

    - Văn học thâm nhập vào mọi lĩnh vực, đời sống

    4. Nằm trong mối quan hệ với những loại hình nghệ thuật khác

    5. Khả năng phản ánh ngôn ngữ, tư tưởng, tình cảm

    - Văn học phản ánh mọi hoạt động ngôn từ của con người => Tao ra nhiều lời phát ngôn

    - Chứa những ngôn ngữ, từ ngữ, lời nói, ngữ điệu gắn liền với văn hóa, đời sống.

    - Gắn liền với những lời nói - tư duy (các loại hình nghệ thuật khác có thể tư duy về con người nhưng không thể tạo ra con người tu duy) => Thế mạnh văn học.

    - Thể hiện ngôn từ, tư duy => Tạo ra bức họa chân dung tư tưởng con người

    - Con người trong văn học còn có ý kiến trước vận mệnh đất nước.

    • ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ TRONG TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT

    1. Ngôn từ trong tác phẩm được chọn lọc, hàm súc, có tính tổ chức cao

    Chọn lọc

    - Ảnh hưởng đến nhân vật, thái độ

    => Không đùa cợt với ngôn từ

    Hàm súc

    - Tạo nên tính hàm súc cho ngôn từ

    + Thể hiện hàm ý, hàm nghĩ rộng trên 1 phương diện ngôn từ mà nhà văn sử dụng

    + Sức chứa đựng những tư tưởng thẩm mĩ. Sự tích hợp những cái được biểu đạt trên 1 tiết diện ngôn từ nhỏ nhất => Tạo nên hiệu năng tư tưởng.

    + Và yêu cầu cao với các nhà văn đặc biệt là nhà thơ

    Tổ chức cao

    - Sự sắp xếp các từ, các câu, các đoạn

    - Vần, nhịp, lớp từ

    2. Ngôn từ mang tính đa nghĩa, giàu hình tượng

    3. Ngôn từ nghệ thuật mang tính tạo hình và biểu cảm

    - Sáng tạo nghệ thuật là sáng tạo ngôn từ tạo nên những hình ảnh, hình tượng sống động, khắc họa hình hài.

    => Đem lại cho con người sự hình dung với đối tượng.

    - Tính tạo hình không hiện ra một cách trực tiếp, gắn bó mật thiết với tính biểu cảm.

    - Văn học là tiếng nói tình cảm của con người đối với thế giới qua hệ thống ngôn từ sức khơi gợi.

    4. Dấu ấn cá nhân

    Tìm tòi, đổi mới cách thể hiện.

    Thế giới muôn vàn cỏ cây hoa lá, với vạn vật hiện hữu xung quanh mà hiện thời chúng ta đang sống đều được tạo lập bởi bàn tay màu nhiệm của Mẹ thiên nhiên. Nhưng xét cho cùng, nếu không có bàn tay của văn chương, của thi ca, thì thế giới dẫu trù phú, màu mỡ ấy cũng sẽ héo hon, hoang tàn, bởi mọi vật trên đời đều khao khát được đắm mình trong dòng suối mát của thi ca. Ngay cả cây cỏ cũng vươn mình lớn dậy theo dòng nhạc êm đềm. Ngay cả chú chim non gãy cánh cũng cần đến tiếng khóc và lời xót xa của một thi sĩ Ấn Độ. Vậy phải chăng, khi thế giới, khi cảnh vật của thiên nhiên, của tạo hóa ra đời thì cũng là lúc văn chương nghệ thuật cất tiếng khóc chào đời. Văn chương lớn lên từ cảm xúc, trỗi dậy từ tâm hồn, vươn mình từ chính cuộc sống thực tại, để rồi lại ươm mầm cho thế giới này một nguồn sống bất tận. Không biết văn chương ra đời từ khi nào, nhưng khi nghe tiếng hót lảnh lót của một chú chim, nghe tiếng chảy khe khẽ êm dịu của làn nước, nghe tiếng gào thét đau đớn của một ngọn gió bấc tràn về hay nghe chinh nhịp tim mình đang đập, bao giờ cũng bắt gặp bóng hình của văn chương của thi ca. Chính văn chương, thi ca ngày ấy đã tạo lập nên một thế giới trù phú, muôn hình vạn trạng, nhưng bàn tay vỗ về bằng những trang thơ, lời văn ấy là của ai? Là nghệ sĩ, bởi khi một người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện, thì một lần nữa thế giới được tạo lập. Vì sao vậy? Xét theo thiên chức của người nghệ sĩ, thì anh phải mang đến cái đẹp trong từng trang thơ, từng lời văn của mình để góp vào cuộc sống.

    Có thể nói, mỗi nét đẹp văn chương trong nghệ thuật là một giọt mật ngọt ngào rỏ xuống thế gian, khiến cả đất trời cũng phải thay mình đổi dạ, khoác lên chiếc áo mang vẻ đẹp trù phú ấy. Nhưng mỗi lần tạo lập, thế giới này đều khoác lại chiếc áo sờn cũ, cũng như chính quá trình tạo lập, chính quá trình sáng tác của mỗi người nghệ sĩ đều phải mang sắc thái riêng, in đậm dấu ấn vân tay nghệ thuật của chính mình. Có như thế, dù thế giới có tạo lập một vạn lần thì cũng không bao giờ có thể gặp lại hình hài sắc vóc của lần thay đổi đầu tiên ở lần thay đổi thứ một vạn. Vì khi tạo lập thế giới, khi sáng tác, người nghệ sĩ đâu bao giờ cho phép mình lặp lại sự tạo lập của người khác hay sự tạo lập của chính mình. Xét theo đặc trưng văn học, "cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học", văn chương bắt nguồn từ cuộc sống bao la, trù phú ngoài kia, mang trong mình hơi thở của nhà văn. Thế nên khi văn học thay mình đổi dạ thì chắc hẳn thế giới ấy cũng đã được thay đổi, được tạo lập Một danh ngôn đã từng nói "Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật giới, anh phải có trách nhiệm gắn liền thế giới ấy với cái đẹp, với những giá trị chân, thiện, mỹ, để cho bạn đọc sống tốt hơn, sống đẹp hơn ở thế giới vừa mới được tạo lập, để giúp người gần người hơn". Một người nghệ sĩ muốn tạo lập một thế giưới cho riêng mình thì anh phải có trong tay một khả năng sáng tạo không ngừng, một ý tưởng dồi dào cao đẹp. Có thế, những tác phẩm nghệ thuật mới có thể đủ sức "tạo lập một thế giới mới"
     
    Mai Diêm La thích bài này.
    Last edited by a moderator: 28 Tháng hai 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...