MỘT SỐ GỢI Ý ÔN THI CUỐI KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. CÂU HỎI NGẮN 1. Nội dung về mặt chính trị trong chủ nghĩa xã hội? Phải xây dựng chế độ nhân dân làm chủ, nhà nước của dân, do dân vì dân. 2. Nội dung về mặt chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. - > Đây là nội dung quan trọng nhất trong thời kì quá độ. 3. Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình của Liên Xô, đúng hay sai, vì sao? - > SAI! Vì Liên Xô & Việt Nam có điều kiện khác nhau, hoàn cảnh, văn hóa khác nhau. Trái vs Liên Xô cũng là Mác Xít. 4. Kẻ thù nguy hiểm số một của chủ nghĩa xã hội là gì? Chủ nghĩa cá nhân 5. Thực chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Thực chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Đó là quá trình cải biến nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thành nền sản xuất lớn hiện đại. - Đó cũng là quá trình đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. - Nhằm xây dựng thành công Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 6. Đặc điểm nào là to nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Đặc điểm lớn nhất: Đi lên xây dựng Xã hội chủ nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải kinh qua các giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa tư bản. + Tiến thẳng: Từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội, bao gồm những bước quanh co, không phải 1 bước lên Chủ nghĩa xã hội. + Không kinh qua tư bản chủ nghĩa: Bỏ qua mối quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa, kế thừa những giá trị về lực lượng mà nhân loại đạt được thời kỳ Tư bản chủ nghĩa. 7. Tại sao thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam lại lâu dài, khó khăn? Đây là một cuộc cách mạng giữa cái cũ và cái mới trên mọi lĩnh vực, nhân dân lại chưa có kinh nghiệm xây dựng một xã hội mới. Không những thế, chúng ta luôn bị các thế lực thù địch tấn công, bao vây, cô lập. 8. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? - Xây dựng nền tảng, cơ sở kinh tế - kĩ thuật, văn hóa- xã hội cho chủ nghĩa xã hội - Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Cái quan trọng hơn là xây dựng 9. Điều kiện, nhân tố nào là quyết định đến thành công thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? - Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. (nhân tố quan trọng số 1) - Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước. QUẢN LÍ VÀ LÃNH ĐẠO KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO? LÃNH ĐẠO ĐƯA RA ĐƯỜNG LỚI, CHÍNH SÁCH CHỦ TRƯƠNG QUẢN LÍ THÌ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG - Phát huy tính tích cực chủ động của các tổ chức chính trị xã hội của quần chúng. 1. Đoàn thanh niên 2. Hội phụ nữ 3. Hội cựu chiến binh 4. Hội nông dân 5. Hội công đoàn Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Nhân tố quan trọng nhất: ĐOÀN THANH NIÊN 10. Tại sao Hồ Chí Minh lại xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu? Vì Việt Nam có điều kiện tự nhiên, có cơ sở để phát triển. Việt Nam có truyền thống làm nông nghiệp cho nên người dân có kinh nghiệm, không cần đào tạo, cũng như giải quyết nạn đói, cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghệp. Không những thế việc phát triển nông nghiệp tạo ra công ăn việc làm, cùng với đó, đầu tư vào nông nghiệp chi phí thấp, thu hồi vốn nhanh. 11. Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Đúng hay sai, vì sao? Sai! Ưu tiên phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ, đặc biệt ưu tiên kinh tế nhà nước nhưng cũng tạo điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân. 12. Các bước đi của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? - Bước 1: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. -Bước 2: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ (MAY MẶC. GIÀY DA) - Bước 3: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng (KHOÁNG SẢN) Lưu ý: Đi từ thấp đến cao, bước nào chắc bước ấy, không nóng vội, chủ quan, nhiều hay ít giai đoạn là do lịch sử khách quan quy định 13. Biện pháp nào là biện pháp quan trọng nhất trong xây dựng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? BIỆN PHÁP XÂY DỰNG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ - KẾT HỢP CẢI TẠO – XÂY DỰNG XÃ HỘI MỚI - BẢO VỆ TỔ QUỐC, KHÁNG CHIẾN – XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - CÓ KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP, QUYẾT TÂM - ĐEM TÀI DÂN, SỨC DÂN LÀM LỢI CHO DÂN * * *BIỆN PHÁP NÀO XÂY DỰNG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÀ QUAN TRỌNG NHẤT? - ĐEM TÀI DÂN, SỨC DÂN LÀM LỢI CHO DÂN LÀ BIỆN PHÁP QUAN TRỌNG NHẤT 14. Tại sao phải xây dựng, chỉnh đốn Đảng? - Vì chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Đảng là nhân tố có ý nghĩa quyết định tới sự thành - bại của cách mạng. - Để phục vụ cho mỗi giai đoạn Cách Mạng có những nhiệm vụ, mục tiêu khác nhau. 15. Nguyên tắc nào là quan trọng nhất trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng? Nguyên tắc tập trung dân chủ 16. Tại sao nhà nước dân chủ lại là nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân? Nhà nước dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân bởi vì: - Thứ nhất, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương để nhà nước ban hành hiến pháp; bằng các hoạt động của các tổ chức, cá nhân đảng viên trong bộ máy nhà nước, bằng công tác kiểm tra. - Thứ hai, biểu hiện ở định hướng mục tiêu xã hội chủ nghĩa. - Thứ ba, thể hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, - Thứ tư, lực lượng của nhà nước là liên minh công-nông-tâng lớp trí thức, do giai cấp công nhân lãnh đạo. 17. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước bằng những phương thức nào? Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương để nhà nước ban hành hiến pháp Đảng lãnh đạo bằng các hoạt động của các tổ chức, cá nhân đảng viên trong bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra. 18. Nhân dân có những quyền lực chính trị nào trong nhà nước dân chủ? Nhân dân có quyền: - Bầu cử và ứng cử vào cơ quan nhà nước. - Quyền kiểm soát các đại biểu do mình bầu ra. - Quyền bãi miễn đại biểu nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. 19. Luận điểm nào là sáng tạo nhất của Hồ Chí Minh về dân chủ? Dân vừa là chủ vừa làm chủ 20. Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình Tam quyền phân lập của Phương Tây. Đúng hay sai, vì sao? SAI! Vì chỉ phân ra các cơ quan (quyền lập pháp - hành pháp - tư pháp) để tránh chồng chéo với nhau trong công việc. Bởi vì cuối cùng quyền lực cũng nằm trong tay của nhân dân. 21. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước dân chủ? Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội kết hợp, bổ sung cho nhau trong thực tế trị nước Trong lịch sử, muốn trị nước thành công: Phải kết hợp giáo dục đạo đức và tăng cường pháp luật Nhấn mạnh vai trò của pháp luật, nhưng không được tuyệt đối pháp luật, xem trọng cả giáo dục đạo đức 1. Ý thức xã hội: Đời sống tinh thần của mình-> đồi sống vất chất quyết định ý thức. Vd về ý thức xh: Đạo đức, tôn gióa, pttq, pháp luật. Trong đó đạo đức, pháp luật là hai yếu tố bổ sung. 2. Đạo đức – pháp luật bổ sung như thế nào: Đạo đức: Là khuyến khích làm điều tốt, phụ thuộc vào ý thức của con người, không bắt buộc Pháp luật: Mang tính bắt buộc, cưỡng chế, quy phạm rộng lớn. Tăng cường phục hồi: Hoàn thiện hệ thống, áp dụng một cách hiệu quả giáo dục. Nên đạo đức trước vì phòng bệnh hơn chữa bệnh, xác định được những hành vi chuẩn mực, được những hành vi vi phạm pháp luật trước khi nó xảy ra. 22. Nguồn gốc sinh ra tham ô và lãng phí? Chủ nghĩa cá nhân sinh ra tham ô và lãng phí 23. Phân tích câu nói "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.. Thành công" 24. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân? Toàn dân. Tất cả mọi người Việt Nam trong và ngoài nước "đồng bào", tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội, tất cả các dân tộc, tôn giáo, tất cả những người đứng đầu các tôn giáo. 25. Nguyên tắc nào xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là quan trọng nhất? Trung với nước hiếu với dân, đây là chuẩn mực cao nhất, quyết định mọi phẩm chất khác. 26. Hình thức của khối đại đoàn kết dân tộc là gì? Thông qua các mặt trận thống nhất. - Mặt trận thống nhất phải dây dựng trên nền tảng liên minh công-nông, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Giải quyết các mối quan hệ dựa trên sự thống nhất lợi ích dân tộc, giai cấp, quốc tế. + Các dân tộc: Tìm ra lợi ích chung. + Các giai cấp: Những lợi ích mà phù hợp với lợi ích dân tộc thì phải được tôn trọng, những gì riêng biệt sẽ được giải quyết dần dần phù hợp với lợi ích dân tộc, bằng sự nhận thức đúng hơn của mỗi người. + Quốc tế: Tôn trọng quyền tự quyết các dân tộc, đoàn kết hòa bình. - Sử dụng hiệp thương dân chủ trong khối đại đoàn kết dân tộc. + Hiệp thương dân chủ: Là mọi việc đều đưa ra bàn bạc dẫn đến thống nhất hành động. + Hiệp thương phải dựa trên nguyên tắc lập trường của giai cấp công nhân. 27. Chức năng của văn hóa? 28. Phẩm chất đạo đức nào là quan trọng, nổi bật nhất? Tại sao? Phẩm chất quan trọng nhất: TRUNG VS NC HIẾU VS DÂN . => đây phẩm chất quan trọng nhất quyết định nhất là nền tảng sinh ra các phẩm chất khác. 30. Nội dung của phạm trù "Cần" trong tư tưởng Hồ Chí Minh? - Cần cù, chịu khó, chăm chỉ, dẻo dai, bền bỉ - Cần cù gắn liền với siêng năng - Cần cù theo nghĩa rộng: Không phải chỉ mỗi cá nhân cần siêng, mà tập thể, cả đất nước cũng phải siêng năng - Cần cù, nhưng phải có kế hoạch, biết việc gì làm trước, làm sau =) phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng - Có kế hoạch, nhưng phải biết phân công - "Cần" phải đi cùng với "chuyên" (chuyên tâm) không chỉ một, hai ngày mà là cả đời cần, chuyên, luôn luôn chăm chỉ - Lười biếng là kẻ thù của cần, người lười biếng có tội với nhân dân, với Tổ quốc 31. Nội dung của phạm trù "Yêu thương con người" trong tư tưởng Hồ Chí Minh? (1) Yêu thương con người: Dành cho người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột (2) Yêu thương con người: Yêu gia đình, anh em, bạn bè, - đồng bào cả nước - nhân loại (3) Tha lỗi cho những người mắc sai lầm, biết sửa chữa (4) Yêu thương nhưng biết phê bình, tự phê bình lẫn nhau 32. Nguyên tắc nào là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây dựng và rèn luyện đạo đức mới? NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI - NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM, NÊU GƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC - XÂY ĐI ĐÔI VỚI CHỐNG - TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC SUỐT ĐỜI Quan trọng nhất: NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM, NÊU GƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC 34. Luận điểm nào là sáng tạo nhất của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc? CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CÁC NƯỚC THUỘC ĐỊA CÓ THỂ NỔ RA SỚM HƠN VÀ THÀNH CÔNG TRƯỚC CÁCH MẠNG CHÍNH QUỐC => quan điểm sáng tạo nhất của bác 35. Yếu tố nào là động lực quan trọng nhất trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Có 3 khía cạnh: 1. Nội lực 2. Ngoại lực 3. Nhận diện - khắc phục trở lực BÁC HỒ NÓI: CON NG LÀ VỐN QUÝ GIÁ NHẤT. Con người thể hiện trên 2 phương diện: + Con người cộng đồng: Phải phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc + Con người cá nhân: Phải chú ý Con người cá nhân phải chú ý các giải pháp: + Đó là các giải pháp tác động đến nhu cầu và lợi ích + Các giải pháp kích thích về chính trị, về tinh thần + Thực hiện công bằng xã hội -> quan trọng Yếu tố CON NGƯỜI là quan trọng nhất trg NỘI LỰC II. TỰ LUẬN 1. Phân tích tính tất yếu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? - Xuất phát từ quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử xã hội loài người, xu thế tất yêu của thời đại. Chế độ tư hữu > xã hội phân chia + ngồi mát ăn bát vàng, giai cấp thống trị + làm lụng vất vả nhưng không có tiền, của cải, giai cấp bị trị --> Mâu thuẫn xã hội. - Ra đời từ chính sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản: Người dân Việt Nam chỉ tin vào những điều mắt thấy tai nghe, sự tàn bạo của Chủ nghĩa tư bản nhân dân đã cảm nhận trực tiếp, đồng thời nhìn thấy những điều tốt đẹp ở Chủ nghĩa xã hội do vậy người dân mới lựa chọn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. - Xét về con đường Cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc mới chỉ là cấp độ đầu tiên, đi lên chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được giai cấp, con người. - Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng Cách Mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác- Lê Nin để luận chứng một cách toàn diện khả năng đi tới chủ nghĩa xã hội từ một nước phong kiến, bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở nước ta. - Tính tất yêu còn xuất phát từ tương quan so sánh lực lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong cách mạng giải phóng dân tộc. 2. Phân tích những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Một, nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết phải làm cho nhân dân thoát khỏi cảnh bần hàn, được ấm no, có công ăn việc làm, sống một đời hạnh phúc. - Hai, lấy nhà xưởng, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Trước, chúng thuộc về giai cấp thống trị, xhcn: Thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân. - Ba, là chế độ không có việc áp bức, bóc lột, ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, không làm thì không ăn, tất nhiên trừ người già cả, đau yếu và trẻ con. - Bốn, là xã hội với nền sản xuất kĩ thuật cao, với sự phát triển của văn hóa nhân dân, là xã hội phát huy tính cách riêng, sở trường riêng để cải thiệnđời sống riêng của mỗi người. - Năm, là công trình tập thể của nhân dân, dặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ dân chủ nhân dân được thành lập. 3. Phân tích những động lực và trở lực trong xây dựng chủ nghĩa xã hội? Nội lực, ngoại lực, nhận diện và khắc phục các trở lực trong xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nội lực: Vốn, khoa học kĩ thuật, con người, trong đó con người là quan trọng nhất. + Vốn: Nghiên cứu cách huy động vốn của các nước thuộc địa chính là bóc lột nhân dân của các nước thuộc địa và các nước chính quốc, vay ngân hàng nước ngoài theo lãi cao. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng chúng ta phải dành dụm để xây dựng đất nước bằng cách tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm (toàn dân tiết kiệm) -> tích lũy Xã hội chủ nghĩa -> chi tiêu một cách hợp lí. Trong đó chú trọng chi tiêu cho sản xuất hơn chi tiêu cho tiêu dùng vì điều đó tạo ra của cải. + Con người: Là nguồn lực bao trùm và quyết định nhất. Hồ Chí Minh yêu cầu phải đặc biệt chú trọng, phát huy động lực con người trên cả hai phương diện cộng đồng và cá nhân. Con người cộng đồng phải phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, con người cá nhân phải chú ý đến ba vấn đề, các giải pháp tác động đến nhu cầu và lợi ích, các giải pháp kích thích về chính trị, về tinh thần, cuối cùng là thực hiện công bằng xh. - Chú trọng khai thác ngoại lực ở các phương diện: Hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, mở rộng làm ăn buôn bán với tất cả các quốc gia trên thế giới, cùng với đó tận dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại. - Nhận diện và khắc phục các lực cản của chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa cá nhân- căn bệnh "mẹ" gây ra nhiều thứ bệnh nguy hiểm, ba thứ giắc nội xâm "tham ô, quan liêu, lãng phí", tệ chia rẽ mất đoàn kết, sự chủ quan, bảo thủ lười biếng không chịu học cái mới. 4. Phân tích bước đi, nguyên tắc, phương pháp xây dựng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Hai nguyên tắc: - Nguyên tắc 1: mọi tư tưởng, hành động đều phải thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lenin; học hỏi kinh nghiệm các nước anh em, có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với Việt Nam -Nguyên tắc 2: Xác định bước đi cần căn cứ vào điều kiện thực tế, nhu cầu, và khả năng thực tế của nhân dân. THẬN TRỌNG, TRÁNH NÓNG VỘI, ĐỐT CHÁY GIAI ĐOẠN Ba bước đi Bước 1: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Bước 2: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ (MAY MẶC. GIÀY DA) Bước 3: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng (KHOÁNG SẢN) Lưu ý: Đi từ thấp đến cao, bước nào chắc bước ấy, không nóng vội, chủ quan, nhiều hay ít giai đoạn là do lịch sử khách quan quy định Bốn phương pháp BIỆN PHÁP XÂY DỰNG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ - KẾT HỢP CẢI TẠO – XÂY DỰNG XÃ HỘI MỚI - BẢO VỆ TỔ QUỐC, KHÁNG CHIẾN – XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - CÓ KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP, QUYẾT TÂM - ĐEM TÀI DÂN, SỨC DÂN LÀM LỢI CHO DÂN