Đỗ Phủ tự Tử Mĩ, hiệu Thảo Đường, đời sau gọi là Đỗ Thiếu Lăng, Đỗ Lăng Tẩu, Đỗ Công Bộ. Sống vào thời Thịnh Đường (713 – 766). Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại đã sa sút, bảy tuổi đã biết làm thơ, mười bốn tuổi đã thành nhà thơ trẻ nổi tiếng. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông được đánh giá ngang với Horace, Shakespeare, Hugo, Baudelaire.. 1. Nguyệt Dạ Kim dạ Phu Châu nguyệt, Khuê trung chỉ độc khan. Dao liên tiểu nhi nữ, Vị giải ức Trường An Hương vụ vân hoàn thấp Thanh huy ngọc tý hàn. Hà thời ỷ hư hoảng, Song chiếu lệ ngân can? *Hoàng Nguyên Chương dịch +Chú thích: Theo tư liệu văn học, bài thơ trên được Đỗ Phủ sáng tác vào năm 756. Trong loạn An Lộc Sơn, ông bị bọn giặc này bắt giam ở Trường An trong khi vợ con còn ở Phu Châu. *Dịch thơ: Đêm trăng Đêm Phu Châu trăng sáng Phòng khuê lẻ bóng nhìn Cảm thương con gái nhỏ Chưa biết nhớ Trường An Sương hương chừng thấm tóc Tay ngọc lạnh trăng tàn Bao giờ chung rèm tựa Trăng chiếu mừng lệ tan. * Bản dịch khác của Tản Đà: Đêm Trăng Châu Phu này lúc trăng soi, Buồng the đêm vắng riêng coi một mình. Đoái thương thơ dại đầu xanh, Tràng An chưa biết mang tình nhớ nhau. Sương sa thơm ướt mái đầu, Cánh tay ngọc trắng lạnh màu sáng trong. Bao giờ tựa bức màn không, Gương soi chung bóng lệ dòng dòng khô. 2. Khúc Giang: Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân Phong phiêu vạn điểm chính sầu nhân Thả khan dục tận hoa kinh nhãn Mạc yếm thương đa tửu nhập thần Giang thượng tiểu đường sào phỉ thúy Uyển biên cao trủng ngọa kỳ lân Tế suy vật lý tu hành lạc Hà dụng phù danh bạn thử thân. *Dịch nghĩa: Ao Khúc Giang Một mảnh hoa rơi bay làm giảm bớt vẻ đẹp của xuân Lúc gió thổi tung vạn cánh hoa đến mọi nơi cũng chính Là lúc làm cho người buồn. Hãy nhìn và cảm nhận hết hoa bay qua trong mắt. Đừng nên chán vì xót thương nhiều, cứ để rượu thấm môi Chim phỉ thúy còn làm tổ ở ngôi nhà trên sông. Trong khi con kỳ lân lại nằm im nơi ngôi mộ bên vườn. Suy cho cùng về lý lẽ của sự vật, ta nên hưởng thú vui. Tại sao còn để phù danh trói buộc tấm thân này? •Chú thích: - Bài thơ này Đỗ Phủ sáng tác vào năm 758. - Phỉ thúy: Chim trả, chim bói cá. Loại chim có lông rất đẹp, dùng làm đồ trang sức ở trên đầu. - Kì lân: Là loại thú tưởng tượng, một trong bốn loại tứ linh. Người xưa gọi kì lân là giống thú nhân đức. Con đực gọi là kì, con cái gọi là lân. Khi có bậc vương giả, thánh minh ra đời là có lân xuất hiện. - Phù danh: Danh nổi. Người xưa quan niệm công danh như mây nổi. *Dịch thơ: Ao Khúc Giang Một mảnh hoa bay xuân kém tươi Gió tung ngàn cánh để sầu người Hãy nhìn cảm tận hoa trong mắt Đừng xót thương nhiều rượu thấm môi Chim thúy ven sông còn kết tổ Kì lân bên mộ lặng im hơi Suy cùng trời đất nên vui sống Sao để phù danh buộc trói đời? *Hoàng Nguyên Chương dịch * Dịch âm: Lữ Dạ Thư Hoài Tế thảo vi phong ngạn Nguy tường độc dạ chu, Tinh thùy bình dã khoát, Nguyệt dũng đại giang lưu Danh khởi văn chương trứ, Quan ưng lão bệnh hưu. Phiêu phiêu hà sở tự, Thiên địa nhất sa âu. *Dịch thơ: Nỗi lòng đêm tha hương. Gió thổi nhẹ trên bờ cỏ nhỏ Thuyền xuôi đêm qua vách núi đá cao Sao rủ xuống đồng bằng rộng Trăng chập chờn trong dòng chảy sông lớn Danh hảo gì ở văn chương? Ta thôi việc quan vì già yếu Nơi ở còn trôi nổi, chưa biết chốn nào Như cánh chim âu trên cát bị dạt trong trời đất. *Hoàng Nguyên Chương dịch *Bài thơ này đươc tác giả sáng tác vào năm 765 *Dịch thơ: Nỗi lòng đêm tha hương. Bờ cỏ gió nhẹ lay Thuyền xuôi đêm vách núi Sao rủ xuống đồng bằng Trăng nhồi trên sông lớn Danh hảo gì văn chương? Quan hưu vì già yếu Chỗ ở còn lênh đênh Chim âu trời đất dạt. *Hoàng Nguyên Chương dịch. Trích từ: Trang Thơ Hoàng Nguyên Chương.