Mộng Ngàn Năm Tác giả: Mộc Thư Thể loại: Xuyên không, Ngôn tình, Dã sử Văn án: "Sáu tuổi ta lên ngôi, bảy tuổi nhường ngôi cho huynh. Cuộc đời ta dăm bảy danh phận trôi nổi khắp chốn. Mẹ bức ta, tỷ muội thân nhất bức bách ta, gia tộc huynh giết chết tộc ta, đến huynh cũng không thể buông tha cho ta sao? Tại sao ta để chàng ấy bước vào cuộc đời mình ư? Ta đã chẳng biết từ bao giờ ta lại để chàng ấy đi vào lòng mình nữa rồi. Cầu xin huynh buông tha cho ta, ta không muốn ở nơi này nữa, ta thực sự không muốn ở đây nữa!" Cảnh nghe xong, nhìn nàng chua xót, chàng đã khóc chẳng nên tiếng từ lâu. Đến cuối đời, chàng mới thật sự nhận ra, nếu ngày đó giữ lại nàng bên cạnh, ngày đó quyết tâm không để ai tổn thương nàng, có lẽ chàng sẽ không khổ sở thế này, có đúng không? "Nếu có kiếp sau, ta nhất định tìm nàng, bù đắp hết thảy những đau thương chua xót ở kiếp này, bên nhau mãi mãi!" Link thảo luận - góp ý: [Thảo luận - Góp ý] - Các tác phẩm sáng tác của Mộc Thư
Chương 1: Khởi đầu "Chuyện gì đến cũng sẽ đến, trốn tránh cũng không đặng!" Bấm để xem "Một hôm, Cảnh lúc ấy mới lên tám tuổi, phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi đêm đều cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ. Thủ Độ nói: - Nếu thực như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây? Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói: - Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh. Chiêu Hoàng cười và nói: - Tha tội cho ngươi? Nay ngươi đã biết nói khôn rồi đó. Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Thủ độ sợ việc bị lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Thủ Độ cho đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan báo rằng: - Bệ hạ đã có chồng rồi! (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư)". (11/03/2016 – Hà Nội) Gấp vội lại cuốn Đại Việt Sử ký Toàn thư khi nghe tiếng chuông vào lớp lớn bên ngoài, Lạc Anh day dứt vì đang đọc đến đoạn hay mà phải dừng lại. Cô sinh viên khoa Địa chất nhưng vô cùng đam mê với Lịch sử nhanh chóng cầm quyển sách dày cộp phi lên giảng đường. Lại là những tiết học không mấy thú vị, cũng hơi nhàm chán chút, nhưng dù sao cũng sắp tốt nghiệp rồi, học cố ba tháng nữa là xong thôi, nên Lạc Anh cũng không còn cảm thấy nặng nề như trước nữa. Vừa vào lớp, Lạc Anh đã nghe thấy tiếng của Chủ nhiệm, hình như đang có chút tức giận thì phải. Mà, mà sao hôm nay mọi người đến đông đủ thế? - Lý Lạc Anh, em vào đây cho tôi! – tiếng chủ nhiệm quát lên gay gắt khiến cô mắt chữ A mồm chữ O chạy vào, gấp gáp hỏi. - Chủ nhiệm, có chuyện gì đó ạ? - Em còn muốn tốt nghiệp không? Mí mắt Lạc Anh giật giật, ủa, hôm nay thầy làm sao vậy? - Mau đến đăng ký thực tập với lớp trưởng, đến lúc không tốt nghiệp được thì tôi ăn nói thế nào với lãnh đạo đây? Lạc Anh vâng dạ chạy ngay đến chỗ lớp trưởng, đã tưởng không phải đi thực tập nữa mà, rõ ràng ông nội đã nói thế.. Nghĩ thế thôi, nhưng Lạc Anh vẫn không dám đôi co với thầy, dù sao cũng là Chủ nhiệm của mình mà. Sau tiết đó, các bạn sẽ được nghỉ một tuần để chuẩn bị đi thực tập địa chất, địa điểm là Móng Cái, Quảng Ninh. Lạc Anh cũng chẳng để ý gì, chuyến đi một tháng này cô cũng cảm thấy bình thường lắm, thế là cả ngày cứ ngồi trong nhà, đọc lại quyển Đại Việt Sử ký Toàn thư, ngay cả đến ông nội gọi cô cũng không quan tâm. Ông nội cô – Lão Triều là chuyên gia lịch sử học đã về hưu, có lẽ tình yêu của cô gái nhỏ đối với lịch sử được hình thành từ ông nội mình. Nhìn đứa cháu gái say mê đến quên ăn quên ngủ với mấy cuốn sách lịch sử, lão chỉ thở dài. Ngồi xuống giường, lão hỏi nhỏ: - Lạc Lạc, không ăn cơm à? - Không ăn! - Tại sao không ăn? Lạc Anh ngước mắt nhìn lão, nhăn nhó: - Chẳng phải ông nói sắp xếp để con không đi thực tập sao? Sao giờ lại phải đi? Con đã bảo không thích mà! - A – Lão Triều cười cười – Con chắc là không muốn đi ư? - Đương nhiên không muốn, nhưng lỡ đăng ký rồi còn đâu! - Ai nhaa, để xem nào, chỗ đó có nhiều thứ thú vị lắm nha, biết đâu.. – Lời lão Triều đột nhiên ngừng lại. Lạc Anh nheo mắt nhìn lão, nói: - Biết đâu thế nào ạ? - À thì.. – Lão chưa kịp nói hết câu, bà Dương đã đi lên, quát lớn: - Hai ông cháu nhà này có định ăn cơm không? Tôi đã nấu cho rồi giờ còn phải lên mời nữa à? – sau đó nhìn lão Triều - Tôi bảo lão lên gọi con bé, lão còn lên đấy đọc cùng nó nữa! Lão Triều cười hà hà với bà Dương, sau đó nhìn Lạc Anh: - Đi ăn cơm nào! Lời nói của bà Dương quả nhiên thật có tác dụng, Lạc Anh nhanh chóng gập sách, cười hì hì theo ông bà xuống ăn cơm. Lạc Anh sống với ông bà từ hai tuổi tới giờ, hai mươi hai năm sống trên đời, kí ức về bố mẹ cô đều thấy rất mờ nhạt, bởi vì họ đã hi sinh khi thực hiện nhiệm vụ ngoài khơi xa. Ông bà nội bình thường cũng không bao giờ nhắc đến bố mẹ trước mặt Lạc Anh, mà chính bản thân cô cũng hiếm khi hỏi về những chuyến quá khứ, một phần là cô biết, một phần cô cũng không muốn khiến ông bà đau lòng. - Lạc Lạc, ngày mai đi thực tập, bà đã sắp xếp các thứ rồi, con xem còn thiếu gì nữa thì mang thêm đi nha! – Bà Dương tiện tay gắp thêm một miếng rau bỏ vào bát của Lạc Anh – Ăn thêm rau đi, đừng có mà kén ăn thế chứ! - Bà đã sắp xếp là đủ cả rồi mà, con không xem lại đâu! Con mang thêm quyển Sử ký này đi thôi! – Lạc Anh cười cười, đem miếng rau bỏ vào miệng – Ông, ở Móng Cái có chỗ nào hay hay không? Lão Triều và bà Dương nhìn nhau, sau đó bà Dương nói với Lạc Anh: - Tốt nhất con nên đi theo đoàn thực tập, bằng đó cũng đủ thú vị lắm rồi! - Có phải ngày nào cũng đi nghiên cứu đâu ạ! Cũng có cuối tuần chứ! – Lạc Anh bĩu môi, đũa đã dằm sắp nát bát cơm ngao ngán nhìn bàn ăn. Quả thật bà cô nấu ăn rất ngon, nhưng cô ăn không nổi, cứ nghĩ ngày mai phải lang thang đi thực tập, rời xa chiếc giường thân yêu này, Lạc Anh quả thật rất buồn bực. - Đảo Vĩnh Thực! Con có thể đến đó, sẽ thú vị lắm! – Lão Triều gật gù nói. Bà Dương dùng ánh mắt khó hiểu nhìn lão, lão lại cười: - Chỗ đó còn hoang sơ lắm, cách xa thành thị, thích hợp nghỉ dưỡng cuối tuần nhé! - Thật ạ? Thế con sẽ tới đó! Yêu nội! Sau khi dọn dẹp trở về phòng, bà Dương ngồi xuống giường, nhìn lão Triều đang tập trung đọc quyển sách lịch sử. Bất quá, không kìm được, bà hỏi: - Tại sao ông lại nói với con bé biết chỗ đó? - Duyên nợ đến, có trốn cũng không đặng! - Nhưng.. vẫn còn lựa chọn khác cơ mà, hoặc là cả đời con bé sẽ không biết! Chẳng phải chúng ta chết đi, mọi bí mật đều theo xuống mồ sao? Lão Triều rời mắt khỏi quyển sách, điềm tĩnh nói: - Bà à, có những chuyện không phải chúng ta muốn là được đâu. Bà Dương không nói nữa, quay đầu ra cửa nhìn về hướng phòng cô cháu gái, lòng bỗng nhiên chua xót! * * * Ba giờ chiều ngày 20/3, sau sáu tiếng ngồi xe đường dài, đội thực tập sinh cuối cùng cũng đặt chân đến thành phố Móng Cái. Lạc Anh xuống xe, lấy chiếc vali bà đã chuẩn bị đủ mọi thứ cho cô, cùng với một chiếc balo lớn sau lưng và không thể thiếu Việt Sử ký trên tay. Đám bạn học nhao nhao lên tận hưởng chút lạnh đầu hạ, cùng với sự khoan khoái khi tới một nơi mới. Đoàn có hai mươi sinh viên, theo chân của một nam giảng viên khá dễ thương. Người này tính tình khá ôn hòa, dạy bọn họ môn Địa chất đại cương thì phải, nói chung Lạc Anh cũng không nhớ rõ lắm. Nam giảng viên tên là Đăng, mọi người vẫn gọi người đó là Ngọn Hải Đăng xinh đẹp mang dáng dấp đàn ông của trường. Nói thế thôi nhưng Lạc Anh thấy thầy đó cũng khá "men" mà nhỉ! Đoàn sinh viên di chuyển tới một khu khách sạn đã chuẩn bị sẵn. Quả nhiên là bà Dương đã sắp xếp để Phòng Tài Nguyên của Móng Cái tìm cho họ chỗ ở tốt nhất. Lạc Anh được sắp xếp phòng riêng, trong khi các bạn học khác sẽ phải ở ghép ba đến bốn người một phòng. Các bạn học vì thế mà lại càng ngưỡng mộ Lạc Anh hơn, quả nhiên đi cùng với người có gia thế nó cũng thật là khác. Lạc Anh mí mắt hơi giật, nhìn khách sạn trước mặt, trời ơi, bà khoa trương như vậy, còn bắt Phòng Tài Nguyên của người ta sắp xếp cả khách sạn 5 sao ư? Liệu có phải các bạn học không muốn đi mà muốn ở lại đây luôn hay không nhỉ? Thả người xuống giường, Lạc Anh chỉ kịp nhắn cho trưởng đoàn rằng mình sẽ không xuống ăn cơm cùng mọi người thì đã ngủ thiếp đi ngay. Cô ngủ không mộng mị gì đến khi mở mắt vì tiếng chuông điện thoại gọi réo liên hồi thì đã là chín giờ tối. Giọng bà Dương vang lên trong điện thoại: - Nha đầu, mau dậy ăn cơm đi! Đừng có mà lười biếng, ở đó không ai phục vụ cô như ở nhà của tôi đâu! - Vâng, con biết rồi! Con vừa ngủ dậy.. Sau mấy câu tiếp theo, Lạc Anh mới lê lết bật nước nóng rồi đi tắm, sau đó gần 10 giờ tối còn hành nhân viên khách sạn loạn lên một phen vì cháu gái lãnh đạo còn chưa được ăn cơm, quả là sơ suất cực độ còn gì! Những ngày sau đó, Lạc Anh mơ màng đi theo đoàn người khảo nghiệm địa chất khắp nơi. Kỳ thật cô không thích cái kiểu đi thực tập kì quặc này, cả đoàn người kéo nhau đi xong đo đạc thu thập mấy thứ linh tinh, làm thí nghiệm thì sơ sài, dụng cụ thì không đủ.. còn đủ thứ phiền toái kéo theo nữa chứ, xong đến chiều cả đoàn lại ngơ ngẩn cùng nhau về khách sạn. Cứ như vậy, rốt cục cũng hết ngày thứ sáu. Buổi tối hôm đó, khi ăn cơm cùng mọi người, Lạc Anh chạy đến xin phép thầy Đăng: - Thưa thầy, em có thể ra ngoài hai ngày được không ạ? Thầy giáo ngạc nhiên nhìn Lạc Anh: - Em muốn đi đâu? Đi với ai thế? - Em đi đảo Vĩnh Thực hai ngày thôi ạ! Em đi một mình! - Ồ, đi một mình sao? Như thế nguy hiểm lắm mà! – sau đó thầy giáo trẻ hỏi ý kiến các bạn – Ngày mai các bạn có muốn đi tham quan một chút ở đảo Vĩnh Thực không? Lạc Anh cực kỳ bất ngờ khi thầy lại hỏi các bạn cùng đi như vậy. Kỳ thực cô muốn đi một mình cơ, mấy ngày này cô thực sự bị sự ồn ào của bạn học làm cho hoa mắt chóng mặt, muốn nhanh chóng chuồn đi. Ai ngờ vị thầy giáo trẻ tuổi lại đi hỏi thế, mà đương nhiên đám bạn học cũng làm gì bỏ qua cơ hội vui chơi này! Thế là cô đành ngậm ngùi mà cùng đi với mọi người. Điều này hơi nằm ngoài dự đoán của cô mất rồi! Tám giờ sáng hôm sau, cả đoàn người chỉnh tề xếp hàng chờ ca nô đưa họ đi. Đảo Vĩnh Thực cách trung tâm thành phố Móng Cái khoảng 20km về phía nam, có diện tích tự nhiên 5000 ha, đảo Vĩnh Thực vẫn như viên ngọc quý mang trong mình nhiều nét hoang sơ chưa được mài giũa. Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn giữ được nét bình dị, an yên như bao người dân vùng biển khác. Suốt hành trình, Lạc Anh yên lặng ngắm biển, ngắm từng nơi mà bọn họ đặt chân qua. Các bạn học có vẻ rất thích thú, thầy giáo trẻ kia cũng nói thêm cho bọn họ rất nhiều thứ về nơi này, về những điều kiện tự nhiên của hòn đảo xinh đẹp và người dân chài lưới thân thiện. Buổi chiều, họ dừng chân ở ngọn Hải Đăng Vĩnh Thực. Hải đăng cao 28m, nằm ở độ cao 86m so với mặt nước biển, tháp đèn hình trụ, được thắp sáng bằng năng lượng mặt trời. Từ trên đỉnh ngọn hải đăng, có thể ngắm toàn cảnh đảo, những ngày đẹp trời còn có thể thấy mũi Sa Vĩ phía xa xa. Con đường dẫn đến ngọn hải đăng khá nên thơ, hai bên đường ngút ngàn màu xanh của hoa cỏ, cây rừng, được điểm thêm màu sắc rực rỡ của những loài hoa dại, không khí trong lành, mát mẻ. Không biết vì sao, Lạc Anh có cảm giác thật sự thân quen với nơi này, từng hương vị như thấm vào làn da của cô, tạo nên cảm giác phải nói là.. vô cùng yomost. Thầy giáo trẻ cười cười nói nói, vẻ điển trai hiếm có khiến mấy cô sinh viên quả nhiên điêu đứng. Mà thầy có chưa có người yêu nữa cơ, nên các bạn càng mừng. Lạc Anh nghiêng đầu nhận xét về thầy giáo này, học thức tốt, mặt mũi sáng sủa, gia đình chắc chắn là gia giáo lắm, quả nhiên là tuấn kiệt. Nhìn mấy nữ sinh vây quanh thầy, Lạc Anh bất giác thở dài: Con nhà người ta yêu đương tới tấp, thời sinh viên vui vẻ mặn nồng, lại nhìn lại mình, hình như mang dáng vẻ hơi ngu ngốc thì phải – bốn năm đại học ngoài việc học những môn nhàm chán ở trường thì cả ngày ôm sách lịch sử, cùng lắm là cùng ông nội tham gia nghiên cứu chút ít mà thôi. Thanh xuân không biết yêu đương là gì hết, quả nhiên là nhàm chán.
Chương 2: Lạc Viện phía Đông "Chỉ nhìn xuân sang, thấy nhớ nàng" Bấm để xem Lạc Anh đang mải mê theo dòng suy nghĩ, không biết thầy giảo trẻ đã đến bên cạnh cô tự lúc nào, cốc vào đầu cô một cái: - Lạc Lạc, lại thả hồn ở đâu rồi? Lạc Anh hơi mất tự nhiên, từ trước tới giờ chỉ có ông bà cô gọi mình là Lạc Lạc, người ngoài không mấy khi gọi thân mật như vậy. - Không có ạ, chỉ là ở đây em cảm thấy khá thoải mái! Lâu lắm mới được tận hưởng sự thanh bạch này! Thầy giáo trẻ nhìn cô, cười cười: - Trước đây tôi cũng quen một người có tính tình như em đấy! - Sao á? – Lạc Anh ngớ người – Thầy quen ai ạ? Thầy giáo trẻ cười cười, quay người bỏ đi. Bản thân Lạc Anh cũng chẳng hỏi nữa, Lạc Anh vốn là kiểu người nếu đối phương không muốn nói thì cô sẽ không gắng hỏi làm gì cả, mặc dù cô cảm thấy vô cùng thắc mắc. Vì thế, cố quyết tâm nuốt đoạn khó hiểu kia vào trong bụng, chỉ lặng lẽ nhìn theo bóng dáng vị thầy giáo trẻ, câu chuyện không đầu không đuôi đó cũng nhanh chóng bị cô ném ra sau đầu. Buổi tối, bọn họ cắm trại gần một khu dân cư của làng chài lưới gần biển. Đó là một mảnh đất khá quang cây cỏ, lại là địa điểm vui chơi của trẻ nhỏ trong làng nên tương đối sạch sẽ. Vị thầy giáo trẻ bằng tài ăn nói và gương mặt đẹp trai kia đã thành công mượn của họ bãi đất đó, thế là bốn chiếc trại được dựng lên trong ánh lửa và đèn pin của bọn họ. Lạc Anh vẫn lười biếng như cũ, sau khi dựng trại và ăn uống xong, cô thẳng đường vào trại của mình tiếp tục ôm ấp cuốn Việt Sử Ký mặc cho đám bạn học đang ca hát nhảy múa ngoài kia. Trại có năm người, đều là cùng lớp đại học, nói thân thiết thì không hẳn nhưng Lạc Anh cũng có quan hệ khá tốt với họ. "Tháng 2, ngày 24, vua nhường ngôi cho Hoàng thái tử Hoảng, lui ở Bắc Cung. Thái tử lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiệu Long năm thứ 1. Đại xá. Vua tự xưng là Nhân Hoàng, tôn thượng hoàng là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Từ khi Hạ Vũ truyền ngôi cho con thì cha chết con nối, anh chết em thay, đã thành phép thường mãi mãi. Gia pháp họ Trần lại khác thế: Con đã lớn thì cho nối ngôi chính, còn cha lui ở cung Thánh Từ, xưng là Thượng hoàng, cùng trông coi chính sự. Thực ra truyền ngôi chỉ để yên việc sau, phòng lúc vội vàng, chứ mọi việc đều do Thượng hoàng quyết định. Vua kế vị không khác gì hoàng thái tử cả. Như vậy thì có hợp đạo không? Có lẽ là lấy nghĩa quẻ Càn lui ở phương tây bắc và quẻ Chấn tiến ra phương đông. Nhưng chưa đến lúc già nua thì không được lười mỏi. Sao bằng cứ truyền nối như Tam Vương để đúng lẽ thủy chung là hơn cả. Mạnh Tử nói: Theo phép của Tiên Vương mà lỗi lầm thì chưa bao giờ có thế! (Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư)". Lạc Anh đọc hết phần về Trần Thái Tông, lòng thầm nghĩ: Không biết Cảnh có tình cảm nào với Chiêu Hoàng không, hoặc chỉ là chút thương xót cho bà? Cô lại chợt nhớ đến câu ca dao lưu truyền trong dân gian: Trách người quân tử bạc tình/ Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao. Lạc Anh tặc lưỡi một cái rõ kêu, cuối cùng có lẽ vẫn là bạc tình với người ta, ngay cả sử sách cũng không công bằng với bà ấy, sao chỉ một mình bà ấy chỉ chỉ trích vì để làm mất nước, trong khi những kẻ rõ là cướp nước còn diệt cả tộc người ta thì không khiển trách? Nghĩ đoạn, cô lại vội lật về trước, có đoạn lời bình của nhà sử học Ngô Sĩ Liên: Họ Lý được nước không kém gì Tam Đại, truyền nối nhiều đời, đến Huệ Tông không có con trai, lại mắc bệnh tật, chắc là ơn trạch của tiên vương đến đây là hết rồi, cho nên họ Trần mới có thể lấy được nước. Đã lấy nước của người ta, lại giết vua của người ta thì thực bất nhân quá lắm. Quả nhiên là đọc nhiều nên thấm nhuần tư tưởng của cụ Ngô Sĩ Liên mất rồi. Lạc Anh bĩu môi: Nếu mình là Chiêu Hoàng, đứng trong cương vị của bà ấy khi biết trước kết cục sẽ cay đắng như thế, từ đầu mình sẽ không chịu sự ràng buộc trong cung cấm đó, nhất định là không! Nghĩ đến đây, Lạc Anh bị đánh tỉnh trở lại vì tiếng của bạn học: - Lạc Anh, mau dậy đi, trong khu nhà đang mở hội vui lắm đó! Đừng cứ ở trong này, mọi người bắt đầu đi hết rồi đấy! - Được được, mình ra ngay! Vốn đọc qua nhiều lần, nhưng lần này có vẻ Lạc Anh có chút tức giận với quyển Việt Sử ký, thế là cô quẳng nó vào chỗ balo của mình, cầm chiếc điện thoại đi ra khỏi trại. Mọi người đã đi ra phía làng xa lắm rồi, Lạc Anh định bước chân theo, nhưng khi cô quay đầu nhìn về phía mấy mỏm đá gần biển, lại chợt nhận thấy có bóng người ở đó. Mới đầu còn dọa Lạc Anh hết hồn vì tưởng là ma, nhưng nhìn kỹ thì không phải, hình như là dáng người đàn ông. Nhưng sao, sao dáng người đó lại quen thuộc đến thế! Ở nhà, lão Triều và bà Dương đang ngồi trước bàn thờ tổ tông, họ đã ngồi đó từ khi mặt trời xuống rồi. Chẳng biết từ bao giờ, bà Dương đã nước mắt đầm đìa mặt mũi, còn lão Triều vẫn giữ im lặng mà ngồi đó. Trong lòng hai người họ hiểu, thiên tượng đã báo đúng, nếu không thực hiện theo chính là có lỗi với liệt tổ liệt tông. Như có một cỗ ma lực thần kỳ nào đó, Lạc Anh dò dẫm đi về phía dáng người đó, càng đến gần, cảm giác ấy lại càng thân quen, càng gần gũi. Khi chỉ còn cách anh ta 20m, Lạc Anh mới dừng lại, mở miệng hỏi: - Xin lỗi, nhưng sao anh lại đứng đây thế? Anh là người dân ở đây à? Người đàn ông đó không quay đầu, chỉ im lặng nhìn về phía biển, chậm chậm cất giọng: "Thụ căn điểu điểu/ Mộc biểu thanh thanh/ Hòa đao mộc lạc/ Thập bát tử thành/ Chấn cung kiến nhật/ Đoài cung ẩn tinh/ Lục thất niên gian/ Thiên hạ thái bình" (1) Lạc Anh thần hồn nát thần tính, ngớ người hỏi lại: - Anh là ai vậy? Sao anh cũng biết bài này, anh cũng là người mê lịch sử sao? Người đàn ông cười, quay mặt lại nhìn Lạc Anh, nói: - Nàng, chính là lịch sử! Tiếng sét giữa trời không rạch ngang bầu trời, những màn chớp nhập nhằng liên miên mãi không dứt, vài hạt mưa đã rơi xuống, một kiếp người được tái sinh! * * * Lạc Anh khó nhọc mở mắt, khung cảnh lờ mờ kết hợp với cơ thể co rút khiến cô vô cùng khó chịu. Cô mơ màng nghe được những tiếng huyên náo, sao mới sáng ra đám bạn học đã làm cô ù ù ở đầu vậy chứ? Chừng một hai phút sau, Lạc Anh mới thấy rõ khung cảnh trước mặt mình. Cô mở to mắt, nuốt nước bọt ừng ực, chân tay run run: Đây, đây là đâu? - Bệ hạ, người cuối cùng cũng chịu dậy, chúng nô tài lo lắng quá! – Một đám người quỳ trước mặt cô kêu lên. Lạc Anh kinh ngạc lắm, cô nhìn kỹ chung quanh, không phải là kinh thành Huế đấy chứ? Cô đâu có đi thực tập địa chất ở Huế, cô đang ở Quảng Ninh mà, rõ ràng.. Lạc Anh khó chịu nhăn mặt, từ từ nhớ lại chuyện mới xảy ra. Đúng rồi, cô đang ở đảo Vĩnh Thực, cô đang đọc Việt Sử ký, bạn học gọi cô ra phía làng, sau đó.. sau đó cô gặp người đàn ông kỳ lạ, sau đó.. Lạc Anh kinh ngạc kêu lớn, cô không biết đang ở đâu, đang diễn cái gì kia, không phải cô đọc Sử ký nhiều quá đến phát điên rồi đấy chứ? Hay là đang mơ, chắc chắn là đang mơ! Lạc Anh loạng choạng xuống giường, một người con gái nhanh tay đến đón lấy cô, mắt Lạc Anh trừng đến muốn rớt con ngươi, cái kiểu ăn mặc gì vậy, mà sao cảm giác cô ta động chạm vào người mình cũng chân thật quá nhỉ. Nhưng Lạc Anh còn chưa chạm chân xuống dưới đất, cô đã kinh hãi khi nhìn thấy chân tay của mình. Ôi cha mẹ ơi, bàn tay nhỏ bé cùng đôi chân ngắn cũn này là của ai vậy. Lạc Anh tuy chỉ cao có 1m59, chưa nổi mét sáu nhưng cô cũng khá tự hào rằng mình có thể cao đến như vậy rồi. Nhưng mà cơ thể này.. Cô trợn mắt nhìn ra xa, khung cảnh phía dưới càng khiến cô cảm thấy "unhealthy" hơn. Cô giật mạnh tay khỏi cô gái kia, nhanh chóng chạy xuống phía dưới, chỉ thấy đám người đang quỳ vội vàng chạy theo, miệng kêu lớn: - Bệ hạ, người còn chưa đi giày, bệ hạ.. Lạc Anh mặc kệ đám người đằng sau, nhanh chóng chạy ra khỏi nơi quỷ quái đó. Đến giữa sân, cô hoảng hồn nhìn xung quanh, tường vàng cao, nhà lầu các, hình rồng bay khắp nơi.. kiến trúc này, không phải hoàng cung sao? Cô ngơ ngác đứng ở đó, cộng với những tiếng gọi "Bệ hạ, bệ hạ" đằng sau, Lạc Anh triệt để hiểu ra vấn đề. Cô là người thông minh, bộ não nhanh chóng dùng các dữ liệu mới nạp để phân tích. Lại nhìn xuống cơ thể mình, không lẽ, cô thực sự đã xuyên không ư? * * * - Bệ hạ, sắp đến giờ rồi, người nên chuẩn bị thôi ạ! Đại nhân và tùy tùng đang chờ ở bên ngoài rồi – Tiểu tử đứng cạnh không kìm được mà cất lời bởi chủ nhân của hắn đã ngồi ở đây nửa canh giờ rồi. Cảnh vẫn ngồi thẫn thờ ở cửa điện, ánh mắt tràn ngập thâm tình nhìn về phía Lạc viện ở viền Đông, không nhanh không chậm nói với người kia: - Giờ mới còn chưa hết giờ Mão, muội ấy chắc chắn chưa dậy, cứ thong thả! Lời vừa nói ra, tâm tình thiếu niên lại càng ấm áp. Tiểu tử mơ màng nhận thấy mùi yêu thương quanh người chủ nhân mình. Hắn mới chỉ 12 tuổi, nhưng đã theo hầu Cảnh được 4 năm rồi, từ ngày chàng chỉ mới có 4 tuổi. Chớp mắt, người trước mặt đã là Bệ hạ, là Hoàng đế của một nước rồi! - A Tháp! – Cảnh vươn tay kéo tiểu tử ngồi cạnh mình – Nói cho ta nghe, khi ta làm Hoàng đế, ngươi có sợ ta không? A Tháp mắt ngấn nước nhìn chủ nhân mình, có lẽ hắn là người hiểu rõ nhất tâm tình của chủ nhân. Hai đứa trẻ nhìn nhau, một lúc sau A Tháp mới lên tiếng: - Người là Hoàng đế, nhưng cũng là chủ nhân, ân nhân và người thân duy nhất của nô tài.. Cảnh cười, vỗ vai A Tháp: - Đừng căng thẳng như vậy, chẳng phải người nói ta là người thân nhất của ngươi sao, sau này cũng sẽ như vậy, được chứ! A Tháp gật đầu. Cùng lúc đó, tiếng chuông điểm đến giờ Thìn đã vang lên. Cảnh cười: - Đi nào, chúng ta vào chuẩn bị thêm một chút! – Rồi quay đầu đi vào trong điện. A Tháp nhìn theo bóng lưng nhỏ của chủ nhân, dòng suy nghĩ lại chảy về hơn 4 năm trước. Năm đó, tháng 9 thành Thăng Long bị thủy lớn từ sông Cái (2) đổ vào, mênh mông biển nước, trăm họ lầm than. Cả gia đình A Tháp đã bị lũ cuốn đi, đến cả chút lương trong nhà cũng theo dòng sông cuồn cuộn đi mất. Sau lũ, cuộc sống người dân trong thành cơ cực, không có cái ăn, lại thêm sưu cao thuế nặng, dịch bệnh khiến dân chết đầy đường. A Tháp lúc đó là một đứa bé chưa đầy tám tuổi, ngồi ở một góc xin ăn đã nhiều tháng. Giữa cái lạnh cắt thịt tháng 12, một bát cháo loãng nóng cũng là điều xa xỉ đối với những người ở đây. Khi A Tháp đã không chịu được nữa mà co ro nhắm mắt nằm bên đường, một bát canh nóng mang hương thơm khiến cậu bé choàng tỉnh. Trước mặt, một tiểu hài tử nhỏ nhắn, tay cầm bát canh nóng ngồi xổm trước mặt A Tháp, cười nói: - Ăn đi, ăn xong ngươi sẽ không bị lạnh nữa đâu! A Tháp ngơ ngác cầm lấy bát canh, trẻ con mà, thấy đồ ăn là vui mừng rồi. Sau khi A Tháp ăn xong, tiểu hài tử lấy cho hắn một chiếc áo choàng, rồi nói: - Ngươi có muốn đi cùng ta không? Ta sẽ không để ngươi bị đói và lạnh nữa đâu! Nụ nười của tiểu hài tử đó như ánh nắng mùa xuân, A Tháp gật đầu, vậy là đi theo người. Đến nay, người từ một vị tiểu công tử đã thành hoàng đế rồi, A Tháp nghĩ không biết mình có phải gặp may không khi được chính Hoàng đế tương lai cứu về, nhưng có một điều hắn chắc chắn, đó là tận trung với vị hoàng đế này, có chết cũng không từ! *Chú thích: (1) Bài thơ này là bài sấm về cây gạo khi Lý Thái Tổ lên ngôi. Theo sách Thiền Uyển tập anh, cây gạo làng Diên Uẩn do thiền sư Đinh La Quý trồng ở chùa Châu Minh, thuộc hương Cổ Pháp vào năm 936 thời Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ. Việc trồng cây gạo của sư Đinh La Quý nhằm khôi phục lại long mạch bị Cao Biền phá gãy từ giữa thế kỷ 9, ngoài mục đích sinh ra chân mạng đế vương, chấn hưng đất nước còn vì bậc đế vương đó có thể phò dựng chính pháp làm hưng thịnh Phật giáo. Năm 1009, sau 73 năm tồn tại, cây gạo làng Diên Uẩn bị sét đánh nhưng không chết. Theo ghi chép của sử sách (Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục), tại chỗ sét đánh trên thân cây có bài thơ sấm mà có ý kiến cho rằng tác giả chính là sư Vạn Hạnh. Lời sấm này được cho là có liên quan đến việc nhà Lý mất ngôi vào tay nhà Trần. (Theo Wikipedia) (2) Sông Cái: Là sông Hồng ngày nay chạy ở địa phần Hà Nội, khi xảy ra lũ lụt đã ngập đến chân hoàng cung.
Chương 3: Xuân tháng Ba "Tháng Ba đến trăm hoa đua nở Xuân có nàng lòng nở như hoa" Bấm để xem Theo sử sách, tháng 12 mồng một Mậu Dần, Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên sập báu, các quan mặc triều phục vào chầu, lạy ở dưới sân. Chiêu Hoàng bèn trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế. Đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, đại xá thiên hạ, xưng là Thiện Hoàng, sau đổi là Văn Hoàng. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng Đế. Phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ, nắm giữ mọi việc cai trị trong nước. Lúc này, Lạc Anh đang vật lộn với đám cung nhân để bắt đầu chuẩn bị cho buổi thiết triều vô cùng quan trọng. Sau một hồi nháo nhác vừa khóc vừa mếu mà hỏi chuyện, thì Lạc Anh cũng đã biết mình rốt cục đang ở đâu, cơ thể này là của ai rồi. Cô triệt để hiểu ra sự thật chua chát khi phải rời xa thế giới hiện đại. Sao tự nhiên lại vô duyên vô cớ bị đưa về cái thời đại không internet, không điện thoại, truyền thông thì bằng miệng, điện thì không có, nhà vệ sinh tự hoại cũng không.. ôi, Lạc Anh chỉ muốn kêu lên để thoát khỏi cái ác mộng kinh hoàng này. Nhưng cô có vùng vẫy, hét lớn thế nào thì cũng chỉ nghe được tiếng đám cung nhân cầu xin: - Bệ hạ, người đừng quấy nữa được không? Nếu chúng thần không làm xong chuyện, Trần Đại nhân sẽ không tha cho chúng thần đâu! Đám người hầu nhăn nhó nhìn vị nữ hoàng quấy phá trước mặt thầm than khóc. Lạc Anh lại được nước lấn tới, nhìn đám người hầu mà than rằng: - Các ngươi không coi ta ra gì nữa hay sao? - Chúng nô tài nào dám, Bệ hạ - Cả đám quỳ sập xuống – Tuy rằng người chỉ làm Hoàng đế nốt hôm nay thôi nhưng chúng nô tài nào dám trái lệnh Người, Bệ hạ xin người minh giám! Lạc Anh ong ong đầu, gì thế, sao vừa mới xuyên không làm vua đã bị phế truất thế này, ta nói có bất công không cơ chứ? - Nói cho ta biết, hôm nay có ngày quan trọng gì vậy? - Bệ hạ, hôm nay là người nhường ngôi cho Chính thủ, à không phải, là Bệ hạ tương lai đó ạ! Lạc Anh thầm than, thôi hỏng rồi, ta còn chưa có người yêu mà phải trở thành Hoàng hậu của người ta ư? Mới nghĩ thôi mà mặt mũi cô đã giật liên hồi, toàn thân cũng co rút theo. Một trận gió lạnh thổi tới, chuông điểm giờ Thìn đã đến. Lạc Anh thấy đám cung nhân cuống cuồng cả lên. Bên ngoài có tiếng hô lớn: - Bệ hạ, đến giờ ngự triều rồi ạ! Thế là sau vài phút nữa, Lạc Anh bị lôi xềnh xệch ra ngoài, ném lên chiếc kiệu lớn, cứ thế thẳng đường đi. Lạc Anh nghĩ thầm: Có lẽ là ngày mùng một tháng 12, chắc là tới điện Thiên An rồi. Mình chắc chắn không phải mơ rồi, chắc chắn là bị đẩy về đây – rồi lại cảm thấy hụt hẫng vô cùng, không biết giờ này ông bà ở nhà có lo lắng cho cô không nhỉ? Không biết đám bạn học không nhìn thấy cô có đi báo cảnh sát không nhỉ? Hay là cô xuyên hồn sang đây, còn xác đã thành mồi cho cá rồi? Trời ơi, nếu thành mồi cho cá thì làm sao có thể trở về được nữa. Rồi lại cảm thấy kì lạ, xuyên không thì xuyên không, sao nhất thiết phải là người con gái số khổ này cơ chứ? Lạc Anh càng nghĩ càng hận. Còn cái kẻ thần thần bí bí đứng ở mỏm đá kia là ai? Có liên quan gì đến chuyện cô xuyên không hay không? Cứ thế, hàng tá câu hỏi loanh quanh trong đầu cô. Cuối cùng, điện Thiên Anh cũng hiện ra, dừng trước cửa, cung nhân truyền lệnh nói to: - Bệ hạ giá đáo! Lạc Anh được lôi xuống khỏi kiệu, trước khi đi vào, một cung nhân còn nói nhỏ với cô: - Bệ hạ, lát nữa khi đến đoạn nhường ngôi, người nhớ phải cởi Long bào ra, sẽ có thái giám nhận lấy ạ! Người chỉ cần nhớ cởi ra là được. Lạc Anh ú ớ gật đầu, ừ thì cởi. Nàng lại thầm nghĩ: Nếu không cởi Long bào, có phải cái ông Thủ Độ đó sẽ lấy đầu ta không? Nghĩ đến đấy thôi, Lạc Anh lại nổi lên một tầng đầy gai ốc, quả thật cực hình thời cổ đại vô cùng đáng sợ, cô đã nhìn thấy trong phim cổ trang rồi, nếu bị rơi vào hoàn cảnh đấy, chắc chắn mình sẽ không nói không rằng mà "Ngất up ngất down, ngất north ngất south" mất thôi! Lạc Anh đi vào đại điện, theo sau là một thái giám mặc quần áo lục ngọc, nhìn qua cũng có thể thấy đây là thái giám dành cho vua khi lên chính sự. Trên đôi chân nhỏ bé, Lạc Anh đi vào đại điện, cả triều thần đã quỳ phục ở đó. Nhìn quang cảnh trong điện Thiên An, cùng với cái ngai vàng lấp lánh trên cao kia, cô triệt để cảm thấy việc tranh đấu làm đế vương của bao đời đúng là có nguyên do. Điện Thiên An được xây dựng trên nền điện cũ là điện Càn Nguyên, là nơi thiết Triều chính của thời nhà Lý, sau này đến đời Trần Thánh Tông thì được đổi là điện Kính Thiên. Kiến trúc của điện có nhiều nét giống với những bản vẽ khảo cổ hiện đại mà Lạc Anh đã xem qua của ông, đều là xây theo hình tháp với mái khá cao. Trên các cột và xà nhà đều được khảm bằng vàng. Nổi bật trong điện là hai cây cột lớn được khảm hai con rồng bằng vàng và ngọc màu lục, có lẽ là bích ngọc. Cả cung điện lung linh, nếu mà vào thời hiện đại thì ngày nào người ta cũng đến đây để vét vàng mất thôi. Lạc Anh lại vô cùng cảm thán những người đã xây dựng ra cung điện nguy nga này. Cứ suy nghĩ như vậy, đến khi được ngồi vào chiếc ghế đó mà nhìn xuống dưới, tầm mắt ước chừng có thể nhìn thấu đến ngoài Đoan môn, cùng lúc đó, bá quan triều thần hô lên: - Bệ hạ vạn tuế! Quả nhiên đúng là cảm giác của mấy ông vua khi ngồi vào ngai vàng. Mí mắt Lạc Anh lại bất giác giật giật, mới ngồi được một lần mà bắt ta phải chuyển sang ngồi ghế bên cạnh quả là không nhân đạo với ta mà. - Truyền Cảnh Chính thủ! Thái úy Phụ Chính Trần Thừa, Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ vào điện! Từ bên ngoài, Trần Cảnh, Trần Thừa và Trần Thủ Độ đi vào. Lạc Anh tròn mắt nhìn, có lẽ người ở phía tay trái cô là Thái Tổ Trần Thừa, vì nhìn dung nhan của Trần Cảnh nhỏ tuổi đi trước kia có nhiều nét giống với Thái Tổ. Lại nhìn sang vị bên cạnh, hóa ra Trần Thủ Độ khi cướp ngôi cho nhà Trần lại trẻ trung phong độ như thế. Chả trách gì bà mẹ của Lý Chiêu Hoàng này lại đồng ý lấy ngay người em họ của mình. Nhìn Trần Thủ Độ ngời sáng thế kia, chiếm hết spotlight của người hôm nay được lên ngôi rồi còn gì. Lại nhìn đến Trần Cảnh, hóa ra thiếu niên này mới 8-9 tuổi đã tuấn tú thế này, nét cười như mang đến hơi gió xuân tháng Ba, tạo cho người ta cảm giác vô cùng ấm áp và thân thuộc! Lạc Anh cũng không hiểu vì sao mình lại nổi lên cái suy nghĩ quái lạ đó, nhưng nhìn Trần Cảnh vẫn là một đứa trẻ, bị người ta sắp xếp trở thành Hoàng đế, không được tự mình quyết định chuyện sau này, phải chăng cũng là thực sự đáng thương? Lại nghĩ đến sau này, người ta đá bay Chiêu Hoàng ra khỏi cung, Lạc Anh lại nhăn mày, vẻ mặt ngây thơ đẹp trai kia chính là mầm mống của kẻ bạc tình đây mà! Ba người đến quỳ trước mặt Lạc Anh, hô lớn: - Bệ hạ vạn tuế! - Giờ lành đã tới, bắt đầu nghi lễ! Trần Thừa đưa Trần Cảnh đến phía dưới bậc cao, sau đó qua trở lại, tự mình quỳ ở giữa điện, văn võ bá quan cũng quỳ xuống theo! Nghi lễ truyền ngôi cuối cùng cũng được diễn ra. Thủ Độ nét cười đã trọn trên mặt, nhà Trần đã trở thành hoàng tộc như sở nguyện của ông. Chấm dứt nhà Lý, chuyển giao ngôi báu đã được định từ lâu, đến giờ thực hiện được, cũng không phụ bao công của gia tộc họ Trần. Lạc Anh nhìn theo từng bước đi của Trần Cảnh, khi người đó bước tới trước mặt, cô mới hoàn hồn trở lại, vội đứng lên. Lại nhìn xuống ánh mắt của Trần Thủ Độ, ôi, ngài có cần nhìn ta như thế không? Ta đâu có phải tội phạm đặc biệt cần thủ tiêu đâu.. Nghĩ là như thế, nhưng đối với gia tộc họ Trần, chắc cô cũng chính là cái gai cần diệt trước đây mà! Trần Cảnh nhìn Chiêu Hoàng, trong lòng ngập ấm áp, nhưng lại mang chút đau lòng khó tả. Vốn dĩ Cảnh đâu có muốn như vậy, nhưng gia tộc trao trọng trách này cho chàng, chàng vốn không thể khước từ, cũng không thể phản kháng. Nhưng có một điều, chàng sẽ bảo vệ Chiêu Hoàng, không để ai động đến nàng, nhất định là như thế! Lạc Anh lấy một hơi bình tĩnh, bắt đầu cởi bỏ chiếc áo Long bào của mình, may bên cạnh có một cung nữ giúp đỡ cô, không thì nửa tiếng nữa cô cũng không thể nào trút được nó ra. Sau đó, cô được người cung nữ khoác cho chiếc áo màu đỏ, có in hình Ngọc Phượng. Có lẽ đây là áo của Hoàng Hậu. Bên kia, thái giám cũng dâng lên một chiếc áo bào khác, nói với Lạc Anh phải tự mình mặc cho Trần Cảnh. Lạc Anh cau có, sao lại còn có cái nghi thức khủng bố này. Trần Cảnh vẫn đứng đó nhìn cô, trên môi vẫn còn nụ cười ấm áp như mùa xuân. Cho đến khi nhìn Chiêu Hoàng đã đứng trước mặt mình, bắt đầu khoác áo cho chàng, Cảnh nói chỉ để hai đứa trẻ nghe thấy: - Chiêu Nhi, ta hứa sẽ tốt với muội! Ta sẽ không để ai bắt nạt muội, tin ta! Lạc Anh ngước mắt nhìn Trần Cảnh, lộ rõ vẻ kinh ngạc. Tốt với người ta, không làm tổn thương người ta ư? Chẳng phải cuối cùng vẫn là lấy người khác sao? Nhưng như một thói quen cũ của Chiêu Hoàng, Lạc Anh gật đầu. Chính cô cũng cảm thấy lạ lùng, rõ ràng đang là suy nghĩ của mình cơ mà. - Bệ hạ vạn tuế, vạn tuế! Cuối cùng, nhà Lý đã mất. Đại Việt Sử ký Toàn thư viết: Trở lên triều Lý, 9 vua, từ Thái Tổ năm canh Tuất (1010) đến Chiêu Hoàng năm Ất Dậu (1225), cộng 216 năm. Khắp từ Đoan môn vào đến Điện Thiên An, những tiếng hô lớn vang lên, bắt đầu một triều đại mới! * * * Sau lễ truyền ngôi, Trần Cảnh chuyển vào Điện Thường Xuân, sau còn được gọi là Thường Xuân Cung, còn Lạc Anh chuyển về điện Quảng An nằm phía Đông của Thường Xuân Cung. Sau mấy hôm sắp xếp theo đúng ý cô, điện Quảng An trực tiếp được đổi thành Lạc Anh Cung. Trần Cảnh cũng rất chiều ý cô, gật đầu đồng ý ngay. Sau khi lên ngôi, Trần Cảnh vẫn như cũ suốt ngày bám lấy Lạc Anh, khiến cô muốn đuổi cũng không được mà giữ cũng không xong. Dù sao mình cũng đã hai mươi hai tuổi rồi, sao còn ngồi chơi mấy trò ấu trĩ của trẻ con được chứ. Thế là cả ngày, Lạc Anh cứ đi đi lại lại trong Tàng Kinh Các. Nhưng khốn nỗi trong này toàn sách chữ Nôm với chữ Hán, cô đọc không nổi. Mặc dù trước đây cô đã có thời gian tìm hiểu một chút về chữ Nôm cùng với ông nội rồi, nhưng giờ các loại sách Lạc Anh đọc chẳng hiểu cái gì hết, thậm chí đến tiếng người ở đây lâu lâu cô nghe cũng không hiểu, đành phải nhờ Trần Cảnh dạy. Trần Cảnh là người vô cùng thông minh, cả chữ Hán và chữ Nôm chàng ta đều có thể đọc sõi, tài nghệ thơ phú cũng rất tốt. Không chỉ vậy, Trần Cảnh còn học cả võ nữa, mà không phải mấy cái loại võ hiện đại cứ đá loạn tùng bậy, mà là loại võ của mấy anh hùng kiếm hiệp trong phim cổ trang Trung Quốc cơ. Bên cạnh Trần Cảnh, có một thuộc hạ tên là A Tháp, anh ta có vẻ lớn hơn Chiêu Hoàng và Trần Cảnh khá nhiều, hỏi ra thì biết anh ta sinh năm Giáp Tuất (1214), tính ra năm nay anh ta mới gần mười hai tuổi, tuy nhiên trông có vẻ khá trưởng thành và có một lòng trung thành vô bờ bến với Trần Cảnh. Anh chàng A Tháp này có võ nghệ tốt hơn Trần Cảnh, do đó là luôn được sắp xếp bên cạnh chàng ta để bảo vệ. A Tháp không bị hoạn, Lạc Anh liếc mắt là biết ngay. Tuy còn hơi trẻ con nhưng cô cũng nhìn ra khí chất ngời ngời của hắn. Nhưng lại bỗng nhiên nổ ra suy nghĩ: Cơ mà như cụ Lý Thường Kiệt, tuy là hoạn quan nhưng người cũng có sức khỏe vô cùng tốt mà! Cứ như vậy, hai đứa trẻ quấn quýt lấy nhau cả ngày. Những việc triều chính đều theo đúng lịch sử, do Thái Thượng Hoàng Trần Thừa và Thái sư Trần Thủ Độ quyết định, vì Trần Cảnh vẫn là một đứa trẻ, không thể tự quyết. Cuối mùa Đông, cả hoàng cung cũng đang chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán rồi. Mùa Đông ở Thăng Long rất lạnh, thậm chí có những hôm còn có cả tuyết rơi, khắc nghiệt hơn Hà Nội sau này rất nhiều. Lạc Anh thích tự mình khoác áo choàng chạy trong tuyết, Trần Cảnh cũng không ngần ngại xuống cùng cô. Lâu dần, cô cũng không giữ khoảng cách với Trần Cảnh nữa mà lại cảm thấy Cảnh rất quan tâm đến mình, à không là Lý Chiêu Hoàng này. Nhưng Lạc Anh cũng không cảm thấy xa lạ như trước, cứ như, thêm một đứa em trai đi, dù sao có anh chị em cũng là ước mơ từ ngày nhỏ đến lớn của cô! Trần Cảnh quả thật rất quan tâm đến Chiêu Hoàng, tất cả những gì nàng muốn chàng đều chiều theo. Có một hôm trời rất lạnh, trước hôm giao thừa một ngày, Chiêu Hoàng rủ chàng ra Tây Hồ ngắm cảnh, mặc dù vẫn còn chút đau họng do cảm mạo mấy ngày tuyết vừa rồi, nhưng Trần Cảnh không do dự đồng ý ngay. Sau hôm đó, vua về bị ốm liên tiếp ba bốn ngày, đến mùng 4 Tết thì mới có dấu hiệu đỡ hơn. Chiêu Hoàng lấy làm áy náy lắm, nên quyết định ở lại Thường Xuân Cung chăm sóc Cảnh suốt mấy hôm. Cũng chiều theo, Cảnh để nàng ở lại. Hằng ngày đều bón cháo, lau người cho Trần Cảnh. Chiêu Hoàng làm rất thành thục, đến mức Trần Cảnh còn rất kinh ngạc: Vốn dĩ Hoàng hậu của chàng trước kia đều là chàng hầu hạ, sao nàng có thể làm những việc này thành thục như thế? Cứ như vậy, Lạc Anh trải qua mùa xuân ở đây. Cô cũng không còn tia hi vọng nào để quay về nữa rồi, chắc cũng phải ở đây hết đời của Lý Chiêu Hoàng. Lạc Anh đã tính toán cả rồi, mình sẽ sống tạm ở đây vài năm nữa, cứ giữ thân như ngọc, rồi theo đúng lịch sử họ sẽ tống mình đi thôi, lúc đó mình sẽ được tự do, sẽ ngao du tứ hải. Cứ thế, cô đồng ý luôn với suy nghĩ của mình, trước hết cứ an phận ở nơi này, sau này tính tiếp. Mình nhất định sẽ không để người khác chà đạp, nhất định thế! Bấm để xem (Note: Từ chương sau Lạc Anh sẽ được xưng là "nàng" cho hợp ngữ cảnh)
Chương 4: Hoa trước ngõ "Xuân đến hoa nở đầy trước ngõ Hạ về quả đã trĩu cành cao" Bấm để xem Tháng Ba, hoa đào cũng đã nở hết, Lạc Anh cũng đã ở đây được hơn ba tháng rồi. Lạc Anh Cung được trang hoàng như Tàng Kinh Các thứ hai với đủ loại sách từ ngoài cửa cung vào đến bên trong. Bên cạnh Lạc Anh cũng có thêm một cung nữ mới, tên là A Liên, năm nay mới mười một tuổi. A Liên là trẻ mồ côi, bị người ta lừa bán vào trong cung. Có hôm Lạc Anh đi qua Ngự Thiện Phòng, nhìn thấy nàng ta hoạt bát đáng yêu, bèn nhận về làm cung nữ bên cạnh. A Liên cảm kích lắm, nàng ta ra điều cũng rất ham học hỏi, tuy là không biết chữ, nhưng cũng cố gắng cùng Lạc Anh sắp xếp sách, Lạc Anh đâm ra cũng quý cung nữ này. Lại nói về việc học chữ Nôm với chữ Hán, sau ba tháng được Trần Cảnh rèn giũa, Lạc Anh cũng đã đọc được hầu hết các loại sách ở đây, trừ một số loại sách xuất phát từ phương Bắc chính gốc thì còn hơi mơ màng. Nói chung học tiếng cũng nhàn mà nhỉ! Các loại sách trong Lạc Anh Cung có thể đếm tới vài ngàn quyển, vì nàng đọc tiêu đề thấy hay hay là vác hết từ Tàng Kinh Các về, làm văn võ bá quan muốn mượn sách là cứ thẳng đường đến Lạc Anh Cung, không dám ca thán một lời. Có một hôm, Trần Cảnh đến đọc sách, sau đó đề nghị với Lạc Anh: - Chiêu Nhi, muội xếp nhiều sách thế này vướng víu quá, có thấy bất tiện hay không? Hay là ta cho người mở thêm một Các (3) ở bên kia cho muội để sách? Lạc Anh chỉ nghe đến như thế, gật đầu lia lịa đồng ý ngay. Thế là Lạc Anh Các được ra đời sau hơn một tháng xây dựng. Đã thế, Lạc Anh cũng sắp xếp lại cả Lạc Anh Cung luôn. Nàng cho người trồng thêm hai cây hòe lớn trước khoảng sân, lại xới đất trồng rất nhiều hoa. Khoảng sân sau được tận dụng để trồng các loại rau rồi trực tiếp nấu ăn ở biệt viện gần đó. Thế là đến tháng năm, phía trước Lạc Anh cung là hương thơm của hoa, phía sau Lạc Anh cung là mùi thức ăn từ biệt viện thổi tới. Các cung nhân cứ đến mà không muốn đi, đến cả Trần Cảnh cũng cứ cả ngày đọc sách dùng ngự thiện ở đó. Tổng cung nhân trong Lạc Anh Cung là hai mươi người, gồm có năm thái giám, năm cung nữ và mười cao thủ được chọn lựa để bảo vệ Hoàng hậu. Vòng ngoài của Lạc Anh cung có hai mươi người khác võ nghệ xuất chúng, được đích thân Trần Cảnh gửi đến. Mục tiêu của Lạc Anh chính là đào tạo biệt đội đó trở thành nòng cốt chính bảo vệ nàng về sau. Bụng đã định vậy, thế là từ hôm họ về, Lạc Anh bắt đầu chiến dịch chiêu binh của mình. Những thiếu niên đó thường trong tầm tuổi từ mười lăm đến hai mươi, người lớn tuổi nhất cũng chính là đội trưởng tên là Trác Lâm, năm nay hai mươi hai tuổi, bằng với tuổi ở hiện đại của nàng. Chàng ta phải nói có gương mặt cực đẹp, nếu ở thời hiện đại có lẽ chắc sẽ là đại mỹ nam được bao nhiêu cô gái theo đuổi. Võ nghệ thì xuất chúng không phải bàn nhiều rồi, nhưng được cái chữ nghĩa của chàng ta cũng rất tốt. Người ta thường nói những kẻ học võ làm "sát thủ" như thế thường không mấy quan tâm đến thơ phú hay văn học, nhưng Trác Lâm lại là điển hình của ứng cử viên Tiến sĩ chính thực. Lạc Anh tám tuổi thường xuyên nói chuyện với hắn, tuy là Hoàng hậu nhưng phong thái phóng khoáng cũng không khác gì mấy vị quân tử, lại thường xuyên vận nam trang, đòi học võ nghệ. Mới đầu Trác Lâm còn hơi e dè, nhưng được cái gật đầu không chút do dự của Trần Cảnh, hắn cũng không ý kiến mà dạy mấy thứ võ công phòng thân đơn giản cho Lạc Anh. Thời gian lâu dần, Trác Lâm cũng vui vẻ vì tiểu Hoàng hậu quả thật có những câu chuyện cười rất vui, lại hiểu lễ nghĩa, không mang phong thái trịch thượng kiêu ngạo như lời đồn, hắn cũng "buông lỏng cảnh giác", quả thật như có thêm một tiểu muội muội trước mặt chứ không phải là Hoàng hậu đức cao vọng trọng của một nước nữa. Lạc Anh rất có tài kể chuyện. Có những buổi chiều mát, nàng tập hợp hết cung nhân thị vệ lại rồi kể chuyện cho họ nghe, kể cho họ những chuyện lịch sử như các Vua Hùng dựng nước, chuyện tình bi đát của Công chúa Mị Châu và sự thất bại của An Dương Vương, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, thời kỳ một nghìn năm Bắc Thuộc, lại kể thêm về những triều đại lịch sử nổi tiếng Trung Quốc, Châu Âu. Thế là đám cung nhân thị vệ ít chữ nghĩa, hiểu biết hẹp dần được vị Hoàng hậu nhỏ tuổi soi sáng, họ lại càng cảm thấy gần gũi với Lạc Anh hơn. Không chỉ có vậy, ngoài cơm canh mà ngự thiện phòng nấu, Lạc Anh còn nấu thêm nhiều món khác, không chỉ để nàng ăn mà còn đem chia cho tất thảy hơn bốn mươi người trong cung. Đúng là của ít nhưng lòng nhiều, ai nấy đều phấn khởi vì mỗi ngày lại có một món ăn vặt hoặc mặn khác nhau. Khi thì nấu thêm canh xương hầm, lúc lại bánh ngọt tự làm, hôm lại nước trái cây thanh mát. Cung nhân thị vệ ai nấy cứ như hoa nở, cười với nàng đến quên hết thị phi chuyện đời. Tiếng lành đồn xa, hôm đó, mẹ nàng là Thuận Trinh Hoàng Hậu Trần Thị Dung cùng với Công chúa Thuận Thiên (hay còn gọi là Lý Oanh) đến chơi. Dung Thị năm năm đó đã ngoài tam tuần, cũng khoảng ba mươi hai, ba mươi ba tuổi nhưng nét xuân vẫn còn lưu giữ; Lý Oanh khi đó chỉ lớn hơn Chiêu Hoàng hai tuổi, nhưng xem thấy nàng ta đã khá cao lớn và bắt đầu nhìn thấy dáng dấp của thiếu nữ rồi. Đây cũng là lần đầu Lạc Anh được nhìn rõ hai vị này, lần trước nàng nhìn thấy là ở trong điện Thiên An, tuy nhiên hai người họ đứng khuất sau cây cột chính nên không thực sự thấy rõ. Bấy giờ đang tiết tháng năm, trời nóng bức, Dung Thị và Lý Oanh mặc âu phục khá dày, nên cảm giác như hỏa thiêu bên trong. Nhưng khi nhìn thấy cách ăn mặc có chút phóng khoáng nhưng không lộ liễu của tiểu Hoàng hậu, cả hai vô cùng kinh ngạc. Những phục trang đó Hoàng hậu một nước được mặc khi đối diện với cung nhân thị vệ sao? Lạc Anh cũng rất cẩn thận tiếp đón hai người họ, mặc dù biết sau này đây chính là hai nhân tố đẩy cuộc đời của Lý Chiêu Hoàng đến bước đường phải xuất gia đi tu, rồi lại bị người ta gả đi khi đã ngoài tứ tuần. Nhưng Lạc Anh căn bản không nghĩ nhiều, trong thân thể này đang là tâm hồn của một con người hiện đại sống đã hai mươi hai năm, đương nhiên sẽ không để bản thân bị thiệt khi sống những tháng ngày ở đây, cho dù lịch sử có bị thay đổi đi chăng nữa. - Hoàng hậu dạo này có khỏe không? Đã lâu không thấy ra khỏi cung rồi! – Dung Thị mở lời trước khi cung nhân đặt cốc nước cam trước mặt – Nhìn khang trang thế này, Hoàng hậu cũng cho xây nhanh quá! Lạc Anh cười trừ, đẩy đĩa bánh hoa mai về phía Dung Thị và Lý Oanh, nói: - Mẫu thân bận tâm rồi, con cũng có hơi bận bịu, nhưng trong cung cơ bản cũng đã xong rồi, Chiêu Nhi cũng lấy làm an lòng. Hai người cứ tự nhiên ăn bánh, đây là bánh con mới tự tay làm, mong sẽ hợp khẩu vị của mẫu thân và tỷ tỷ. Lý Oanh rõ ràng rất muốn nếm thử, nhưng có lẽ vì Dung Thị chưa động đến, thế là nàng ta chỉ biết nuốt nước bọt ngồi một bên, không nói cũng chẳng rằng. Lạc Anh biết ý, nhanh chóng lấy chiếc khăn sạch lót tay, rồi cầm chiếc bánh đưa cho Lý Oanh, tươi cười: - Tỷ mau ăn đi, ngon lắm! Bên cạnh, cung nữ A Liên cũng bồi thêm: - Công chúa đừng ngại, chủ nhân làm bánh rất ngon, người ăn đi! Nói đến đấy, chỉ thấy sắc mặt của Dung Thị tối lại, bà quát: - Nô tài to gan, Hoàng Hậu là để ngươi gọi không đầu không đuôi như vậy sao? A Liên sợ quá vội quỳ xuống, miệng hô lớn: - Quốc mẫu tha tội, nô tì biết sai rồi! Thấy tình hình có vẻ thật căng thẳng, Lạc Anh bèn nói với Dung Thị: - Mẫu thân chớ nóng nảy, đều là Chiêu Nhi dạy đám nô tài như vậy, họ chỉ làm theo lời con thôi, mẫu thân bớt giận – sau đó nhìn A Liên – Ngươi đi ra ngoài bảo cung nhân chuẩn bị cơm chiều, hôm nay Quốc mẫu và Công chúa sẽ ở lại đây dùng bữa! Dung Thị nghe thấy thế cũng không nói nữa, nhanh chóng lựa lời: - Hoàng hậu đừng nên dạy nô tài như thế, bọn chúng sẽ hư mất. Hôm nay ta chỉ là đến chơi thôi, dùng cơm để hôm khác, ta và Thuận Thiên còn có việc! Lạc Anh trong tâm đã không muốn giữ, nhưng vẫn cố làm màu: - Chẳng mấy khi mẫu thân và tỷ tỷ đến Lạc Anh Cung, hãy ở lại dùng bữa với Chiêu Nhi! Dung Thị hết sức từ chối, ngay sau đó dắt ta Lý Oanh rời khỏi Lạc Anh Cung. Trước khi về, Lạc Anh còn cho người lấy mười cái bánh hoa mai và một bình nước cam nhỏ đưa cho cung nữ của Lý Oanh, còn dặn nên ăn trong ngày mới ngon! Thế là vị công chúa kia cười như hoa, còn cảm ơn Lạc Anh ríu rít! Tiễn người xong, Lạc Anh về ngồi thơ thẩn dưới gốc cây hòe, lòng nhẩm tính: Bây giờ đã là tiết tháng Năm Bính Tuất, có lẽ sang đầu năm sau Dung Thị sẽ lấy Trần Thủ Độ. Tháng Tám này Lý Huệ Tông sẽ bị bức chết. Nghĩ đến đây, Lạc Anh sự nhớ ra người cha này của Lý Chiêu Hoàng, nên nàng quyết định nên chăm gặp ông ta một chút, ít nhất người ta cũng chính là cha của thân thể này. Thế là Rằm Tháng Năm, lấy cớ đến chùa Chân Giáo bái Phật, Lạc Anh cùng hai mươi cung nhân thị vệ đến đó. Sau khi gặp Trụ trì và thắp hương khấn vái xong, Lạc Anh đến biệt viện phía Nam gặp Lý Huệ Tông, khi đó đang xuất gia, gọi là Huệ Quang Đại sư. Lý Huệ Tông là vị vua thứ tám của vương triều nhà Lý, vốn nhu nhược yếu đuối, khiến cho họ Trần từng bước nắm trọn đại quyền trong tay, đến mức bức ông đi tu, cướp ngôi của dòng tộc. Biệt viện phía Nam quang cảnh đơn sơ, cũng không có nhiều lầu các như ở giữa chùa. Nơi đây chủ yếu là cây gỗ lớn và cây thảo dược nhỏ là chủ yếu. Đi một hồi lâu cũng đến được viện nhỏ nơi Lý Huệ Tông ở, từ bên trong phát ra những tiếng gõ mõ cùng tiếng đọc khe khẽ. Lạc Anh cùng A Liên và một vài thị vệ đi vào, số còn lại đứng ở bên ngoài. - Phụ thân, Chiêu Nhi đến thăm người! Tiếng gõ mõ im bặt. Lý Huệ Tông đứng dậy, xoay người đi đến chỗ Lạc Anh, giọng nói run rẩy: - Chiêu Nhi, Chiêu Nhi! Lạc Anh đi đến chỗ Lý Huệ Tông. Đây là lần đầu tiên nàng nhìn thấy ông, quả nhiên lúc mất Huệ Tông còn rất trẻ, cũng chỉ ngoài tam tuần một chút. Dáng người ông gầy yếu, khuôn mặt tuy đầy rẫy sự bi thương. Bảo sao, sử sách ghi chép lại có đoạn: "Trước đây, Thượng hoàng ra chơi ở chợ Đông, dân chúng tranh nhau tới xem, có người than khóc". Quả nhiên gương mặt này khiến ngươi ta thấm nỗi buồn thương. Lý Huệ Tông đưa Lạc Anh ra chiếc đình nhỏ phía sau viện hóng mát, lại nổi than pha một ấm trà nhỏ. Lạc Anh bỏ từ làn nhỏ ra một chút bánh hoa mai, đặt ở bàn mà nói: - Phụ thân, con có mang một chút bánh đến cho người! Sáng nay mới hấp, còn ngon lắm, người nếm thử một chút đi! Lý Huệ Tông nhấp một ngụm trà, khàn giọng mà rằng: - Chiêu Nhi, thời gian qua con sống có tốt không? Họ Trần có ức hiếp con không? Đều tại ta, ta nhu nhược không thể bảo vệ con.. Lạc Anh nhìn thấy Lý Huệ Tông sắp khóc đến nơi, cũng thật tội nghiệp. Ở hiện đại, nàng vốn sống không cha không mẹ từ khi còn chưa nhận thức được về thế giới này, nên tình yêu thương chan chứa trong câu nói của Lý Huệ Tông khiến cô xao lòng đến kỳ lạ. Vì thế mà nhìn thấy cảnh này, Lạc Anh bất giác chạy đến chỗ Lý Huệ Tông, ôm ông như một đứa con gái nhỏ của cha mình, của một đứa trẻ khao khát tình thương gia đình mà bấy lâu nay nàng chôn giấu. Lý Huệ Tông ôm lấy cô con gái nhỏ. Phải nói ông thực sự rất yêu chiều Lý Chiêu Hoàng, ngay cả việc nhường ngôi ông cũng chọn Chiêu Hoàng chứ không phải Lý Oanh. Có lẽ tình thương đó lại vô tình đẩy Chiêu Hoàng vào bao nhiêu sóng gió về sau này. Đến cuối chiều, Lạc Anh về đến cung, lòng vẫn thơ thẩn không nguôi về Lý Huệ Tông. Ông ấy yêu thương Lý Chiêu Hoàng như vậy mà, cốt cũng là tình phụ tử, lại thêm Lý Huệ Tông thường lúc nào cũng một mình lủi thủi trong chùa, nên từ đó nàng quyết định cứ nửa tháng lại đến chùa Chân Giáo. Hôm thì Lạc Anh cùng Lý Huệ Tông trồng cây trong vườn, hôm thì cùng người ra đê sông Cái thả diều, hôm lại cùng nhau nấu món chay, làm bánh. Cứ như thế, chính Lạc Anh cũng cảm thấy vui vẻ, lần đầu tiên nàng biết có tình cảm của cha lại hạnh phúc như thế. Thế rồi, nàng quên mất cả tháng ngày. Đến một hôm nọ, khi Lạc Anh đang bàn với A Liên Tết Trung Thu này nên đưa Phụ thân đi đâu chơi, thì một tin như sét đánh xuống tai nàng: Huệ Quang Đại sư viên tịch ở chùa Chân Giáo. Lạc Anh chợt sực tỉnh, hôm nay, là ngày mười tháng Tám, Lý Huệ Tông treo cổ tự vẫn tại chùa (4). Trần Cảnh biết Chiêu Hoàng đau lòng cũng tới Lạc Anh cung, nhưng nhất định nàng không gặp. Bất quá, Cảnh đành quay về Thường Xuân cung, căn dặn cung nhân chăm sóc tốt cho Hoàng Hậu. Cả người Lạc Anh như rơi vào u mê, nàng đau lòng. Không biết đây là Lý Chiêu Hoàng đau lòng hay Lạc Anh đau lòng nữa. Có lẽ là Lý Chiêu Hoàng, Lạc Anh cố gắng nghĩ rằng đây Lý Chiêu Hoàng đau lòng vì sự ra đi của cha mình, không phải nàng. Nhưng thâm tâm lại hiểu rõ rằng chính mới có tư vị đó, vì nàng đã coi Lý Huệ Tông như cha mình mất rồi. *Chú thích: (3) Các: Lầu, nhà cao. (4) Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Mùa thu, tháng 8, ngày mồng mười, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo. Trước đó, Thượng hoàng nhà Lý có lần ra chơi chợ Đông, dân chúng tranh nhau chạy đến xem, có người thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở chùa Chân Giáo; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, mhưng bên trong thực ra là để dễ bề giữ chặt. Có lần Thủ Độ qua trước cửa chùa, thấy Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói: "Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu". Huệ Tông đứng dậy, phủi tay nói: "Điều ngươi nói, ta hiểu rồi". Đến nay, sai người bày biện hương hoa đến bảo [Huệ Tông]: "Thượng phụ sai thẫn đến mời". Thượng hoàng nhà Lý nói: "Ta tụng kinh xong sẽ tự tử". Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng: "Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế". Bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa. Thủ Độ ra lệnh cho các quan đến khóc, khoét tường thành phía nam cửa (người bấy giờ gọi là "cửa khoét"), đưa linh cữu ra phường Yên Hoa để thiêu, chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông. Giáng hoàng hậu của Huệ Tông làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ, cho châu lạng làm ấp thang mộc.
Chương 5: Tây Hồ "Chiều Hồ Tây mây xanh mắt biếc Ngắm nàng rồi nắm chiếc tay run" Bấm để xem Đầu năm Đinh Hợi (1227), Hoàng hậu Lý triều Trần Thị Dung bị giáng xuống làm Thiên Cực Công chúa, sau đó được cưới làm chính thất của Trần Thủ Độ, trở thành Quốc mẫu chính thức của Đại Việt. Thuận Thiên Công Chúa dời về Phủ đệ ở ngoài cung, tuy nhiên nàng ta lại rất lui tới chỗ Lạc Anh, một phần là vì những món bánh mà nàng làm rất ngon, phần còn lại là vì Trần Cảnh rất hay ở đó. Lý Oanh nhớ lần đầu tiên gặp Trần Cảnh là lúc nàng ta mới có tám tuổi, còn Cảnh mới chỉ lên bảy. Tuy nhiên Lý Oanh lại thấy vô cùng thân thiết, đặc biệt là đôi mắt đẹp như xuân tháng Ba đó, trong xanh, thuần khiết như bầu trời, nàng ta lấy làm thiện cảm lắm. Sau này vì Phụ hoàng quá yêu chiều Chiêu Hoàng mà đã không để lại ngôi báu cho trưởng công chúa Lý Oanh, nàng ta cũng có chút hụt hẫng, nhưng khi đó mới chỉ là đứa trẻ bảy tám tuổi, cũng không hề nghĩ ngợi nhiều. Sau này hằng ngày thấy Trần Cảnh hầu hạ Chiêu Hoàng, lại thân thiết như thế, Lý Oanh đâm ra ấm ức lắm. Có một hôm nàng ta nói với mẹ Dung Thị: - Mẫu hậu, tại sao Phụ hoàng lại truyền ngôi cho Chiêu Hoàng mà không phải con? Tại sao Trần Cảnh lại không thích chơi chung với con như chơi chung với Chiêu Hoàng? Tại sao con không có bạn hữu? Dung Thị khi đó thấy rõ được ánh mắt ghen tỵ của Lý Oanh, lại sợ nàng ta làm loạn, bà đành phải an ủi: - Sau này con sẽ có nhiều bằng hữu thôi! Sau này con sẽ làm Hoàng hậu được không? Oanh Nhi, mẫu hậu sẽ không để con chịu thiệt mà! Năm đó, khi Trần Cảnh lên ngôi, chính tay Chiêu Hoàng mặc áo Hoàng bào cho chàng, Lý Oanh bên dưới mặt đã nhăn tới tột độ. Thêm vào đó, Lý Oanh rõ ràng nhìn thấy Trần Cảnh thì thầm gì đó với Chiêu Hoàng, đến lúc tra hỏi lại thái giám và cung nữ thì họ lại bảo không biết gì, ngọn lửa hận thù đã được nhen nhóm trong lòng đứa trẻ mới chỉ chín tuổi. Nhưng nói chung khi đó Lý Oanh vẫn là trẻ con, nhưng ghen ghét đó cũng chỉ giống như những đứa trẻ bình thường, nghĩ xong rồi quên ngay mà thôi. Thế nên cho đến hôm Dung Thị dẫn Lý Oanh đến Lạc Anh Cung chơi, nàng ta nhanh chóng bị mấy cái bánh hoa mai và bình nước cam thu phục, cũng từ đó thường xuyên đến chỗ Hoàng hậu chơi. Chiêu Hoàng cũng chẳng ngần ngại gì, ngồi kể chuyện trên trời dưới biển cho nàng ta và đám nô tài nghe, đến mức chẳng muốn về. Trần Cảnh cũng thường xuyên ở đó, nghe những câu chuyện chẳng biết thực giả của Chiêu Hoàng, mà bản thân Lý Oanh cũng bị những câu chuyện đó cuốn hút. Nghe suốt cả nửa năm nhưng những câu chuyện của Chiêu Hoàng kể chẳng bao giờ lặp lại, Lý Oanh thầm cảm thán con người Chiêu Hoàng, vốn tưởng rằng Chiêu Hoàng được nuông chiều từ nhỏ chẳng biết gì, thế nhưng những điều này lại làm Lý Oanh hết sức bất ngờ: Một tiểu công chúa từ nhỏ còn chưa ra khỏi cung thì lấy đâu ra nhiều chuyện như thế? Nhưng Lý Oanh cũng sớm nhận ra Lạc Anh Các rộng lớn đằng kia, bảo sao văn võ bá quan lại thường xuyên đến đây như vậy, hóa ra tất cả các loại sách Chiêu Hoàng lấy về đều đã đọc qua, lại nhớ rất kỹ, văn võ bá quan được nhờ, vô cùng khâm phục vị Hoàng hậu nhỏ tuổi. Đến Lạc Anh cung lâu, Lý Oanh cũng biết sở thích của Trần Cảnh là đọc sách. Thế là nàng ta cũng thường xuyên ở lại Lạc Anh cung đọc sách. Chiêu Hoàng cũng lấy làm vui vẻ: Khi thì đọc sách cùng, lúc lại rủ cùng chơi xích đu, khi lại nấu một vài món ngon cho Lý Oanh ăn.. Thế là Lý Oanh cứ ở đó vui chơi với Hoàng hậu, có khi ở cả tháng không rời khỏi. Từ ngày Lý Oanh lấy làm thân thiết với mình, Lạc Anh cũng có chút kinh ngạc. Thông qua lời của cung nhân lớn tuổi ở đây, nàng biết trước kia Lý Oanh không mấy ưa gì Lý Chiêu Hoàng, thế mà giờ lại suốt ngày ở đây thế này, quả thật cũng làm cho nàng có chút khó hiểu. Nhưng mà kệ thôi, dù sao giờ nàng ta cũng chưa làm hại được nàng, thế là cứ để nàng ta ở lại! Đối với đội "phục vụ" ở Lạc Anh cung, Lạc Anh đã nắm chắc tới chín mươi phần trăm sự trung thành của bọn họ rồi. Qua hơn nửa năm điều tra, Lạc Anh biết được hoàn cảnh của các cung nhân, hộ vệ này: Có người thì mồ côi, có người vẫn còn cha mẹ già, mỗi kì lại gửi chút tiền về nhà cho họ sống qua ngày. Biết vậy, Lạc Anh chủ động lấy nửa phần bổng lộc của mình đem chia cho tất thảy hơn bốn chục người, tháng nào được ít thì chia ít, tháng nào được nhiều thì chia nhiều; nửa phần bổng lộc còn lại nàng cất đi để sau này bị tống khỏi cung còn có cái mà sống. Thế là cung nhân hộ vệ trong Lạc Anh cung được thưởng thêm mỗi tháng gấp tới cả chục lần "lương cứng" của bọn họ. Mới đầu ai nấy cũng sợ hãi không dám nhận, nhưng sau này Lạc Anh kể từng hoàn cảnh của mỗi người, phân tích từng chút một số tiền đó cần thiết như thế nào, rồi bảo chỉ trong cung chúng ta biết với nhau thôi thì họ mới dám nhận. Và điều Lạc Anh mong muốn cũng đến, ai nấy đều cảm tạ Hoàng hậu hơn gấp bội, nàng không chỉ thông minh, học rộng mà còn rất quan tâm đến đám nô tài, cuối cùng đồng lòng nhất mực nghe lời nàng. Có một hôm, Lạc Anh gọi Trác Lâm đến, nói với chàng ta: - Huynh cầm ba ngàn lượng bạc, sang bên kia sông Cái mua cho ta hai căn nhà sát nhau, tìm thêm một vài gia nhân trông coi, nói là nhà của A Thành Công Tử, là lái buôn! Trác Lâm ngớ người hỏi lại: - Chủ nhân, người muốn làm gì? - Cứ đi mua đi, sau này sẽ cần dùng tới! Thêm nữa, huynh cử hai huynh đệ ra Vạn Kiếp, tìm mua cho ta thêm một căn nhà lớn nữa, tốt nhất là tìm chỗ gần sông là đẹp nhất, huynh đưa phụ mẫu đến đó trước đi! – Sau đó nói với A Liên – Vào lấy thêm cho Trác huynh thêm năm ngàn lượng! - Người đang sắp xếp chuyện gì vậy? Lạc Anh chầm chậm quay đầu nhìn Trác Lâm, nhẹ giọng: - Nếu ngày mai chủ nhân của huynh bị đuổi cùng giết tận, huynh có muốn sắp xếp cho ta chạy trốn không? Chỉ nghe đến đấy, Trác Lâm quỳ xuống, dõng dạc nói: - Chủ nhân có ơn với cả gia đình của thuộc hạ, thuộc hạ sẽ bảo vệ người, có chết cũng không từ! - Thôi được rồi huynh đứng dậy đi! – Lạc Anh đỡ Trác Lâm dậy mà thở dài – Đừng có động tý lại hành lễ như thế, ta không muốn nhận nhiều như vậy đâu! Ta coi huynh như người nhà, giờ ta cần huynh làm những chuyện này. Nhớ kỹ, nhất định không được để ai biết, kể cả Trần Cảnh! – Sau đó đưa lệnh bài Lạc Anh cung của mình cho Trác Lâm – Huynh Cầm lấy, đi đường Cửa Nam! - Thuộc hạ đã hiểu, nhất định sẽ không phụ sự ủy thác của chủ nhân! Nhìn theo bóng lưng Trác Lâm, Lạc Anh lại thở dài, nàng thấy như mình đang sắp xếp chính hậu sự của mình vậy. Người ở đây tuy có hơi cứng nhắc, nhưng được cái khi đã thuần hóa được thì vô cùng trung thành. A Liên đứng bên cạnh, hỏi: - Chủ nhân, người đang tính chuyện gì vậy ạ? - Ta tính sẽ đưa tỷ cùng đi du ngoạn khắp đất Đại Việt! A Liên cười cười, nàng ta nói: - Chủ nhân, người lại gọi ta như vậy, nhỡ Quốc mẫu mà nghe được thì ta bay mất đầu như chơi ạ! Lạc Anh cười cười, ở lâu với nàng, A Liên cũng nhiễm chút hương vị của con người hiện đại rồi đây, thật là một a đầu dễ đào tạo nha! * * * Thanh Minh tháng Ba, triều đình tổ chức yến hộ ở ven Tây Hồ. Cái hồ này ở thời nhà Trần rộng hơn so với hiện đại. Mặc dù đã từng đến đây một lần với Trần Cảnh rồi, nhưng chỉ là đi có một ngày, nên vẫn chưa đi hết. Lần này triều đình làm to quá nhỉ, nhà gỗ, lều bạt đã được xây xong từ khá lâu rồi. Ngồi trong kiệu lớn với Trần Cảnh, Lạc Anh thò đầu ra ngắm khung cảnh bên ngoài. Trời ơi trồng nhiều hoa thế này, đây là Làng hoa Nghi Tàm, Tứ Liên hay vườn thung lũng hoa sau này đây. Có nhiều loại hoa đến chính Lạc Anh cũng chẳng biết nó là hoa gì cả, vì ở hiện đại ngoài mua hoa cúc vàng cho bà để thắp hương ngày rằm mùng một thì làm gì Lạc Anh có hứng thú với hoa hòe đâu. - Cảnh, huynh xem kia là hoa gì? - A nhiều thế này, để ta xem! À để xem kia là hoa linh lan trắng, hàng kia là mẫu đơn, bên dưới là cúc hoa các màu, hoa cải nữa kìa! - Hoa cải có thể chiết thành dầu thực vật đấy huynh biết không? Ăn dầu thực vật sẽ tốt hơn ăn mỡ động vật rất nhiều! - Sao? – Trần Cảnh trố mắt – Cái gì mà dầu thực vật với mỡ động vật! Trước giờ ta chỉ biết đến mỡ lợn để nấu ăn thôi! Lạc Anh cười, lòng thầm nghĩ đương nhiên là Bệ hạ người không biết rồi, đến thế kỷ XIX dầu thực vật mới được sản xuất, bây giờ người không biết cũng đúng thôi! - Vậy để khi nào trở về Lạc Anh cung chúng ta cùng chiết dầu thực vật, nha! Trần Cảnh gật đầu một cái chắc nịch, vô cùng vui vẻ khi thấy Chiêu Hoàng lại nghĩ ra thêm trò mới. Trần Cảnh luôn cảm thấy vui như thế khi ở cạnh Chiêu Hoàng, nàng thực sự là người vô cùng, vô cùng thú vị luôn! Nàng hiểu biết nhiều, lại có khiếu kể chuyện rất giỏi, hoạt bát và nhanh nhẹn. - Chiêu Nhi, tối nay chúng ta lẻn ra vườn hoa nam Hồ chơi nha, ta đã để A Tháp ra đó chuẩn bị trước rồi, tối nay Trác Lâm đưa muội ra chỗ đó trước, ta sẽ ra sau. Ở đó nhiều đom đóm, đẹp lắm! Lạc Anh gật đầu luôn, trong lòng thấy vui vẻ lắm vì lại có cảm giác được trốn đi chơi! Cũng không biết từ bao giờ Lạc Anh lại như vậy nữa. Trước đây, nếu không phải đi học thì Lạc Anh sẽ ở nhà đọc sách lịch sử, chán chút thì lên mạng tán gẫu với mấy vị yêu thích lịch sử trên diễn đàn. Hoặc nếu bị ông bắt đi khảo nghiệm thì nàng mới lết ra khỏi nhà mà thôi! Nàng vốn là người lười nhác đến bất tận, thế mà giờ lại nhiều trò như vậy, có lẽ vì ở nơi này chán quá, não nàng cần hoạt động nhiều để nghĩ ra nhiều trò vận động mới hơn chăng? Nghĩ đến ông bà ở nhà, nàng mới nhận ra mình đã ở đây được hơn một năm trời rồi, không biết ở nhà bây giờ ông bà như thế nào, có buồn, có hụt hẫng lắm không, có nhớ nàng không? Liệu nàng có thể trở về thế giới đó được không đây? Lạc Anh bất giác thở dài. Trần Cảnh ở bên cạnh thấy nàng vừa vui như mặt trời lại đang có dấu hiệu chuyển sang mưa rào, chàng lập tức xoay người nàng lại, hỏi: - Chiêu Nhi, sao thế, muội không khỏe chỗ nào ư? Lạc Anh nhìn Trần Cảnh, lắc đầu: - Không có, muội chỉ sợ nhỡ huynh không trốn được đi thì hỏng! - Yên tâm, ta nhất định sẽ đi được! Yến hội năm này được mở rất lớn bên Tây Hồ, lầu các được xây dựng đầy đủ các gian nhà, phòng ốc như trong hoàng cung. Trần Cảnh ở khu Tây cùng với văn võ bá quan, còn Lạc Anh ở khu Đông cùng với gia quyến, người nhà quan, khu này chủ yếu là phụ nữ, nếu có nam nhân thì cũng chỉ là những đứa trẻ độ dưới mười lăm tuổi chưa được phong quan tước mà thôi. Ngôi nhà Lạc Anh ở bằng với Lạc Anh các của nàng, Lạc Anh cũng thấy khá hài lòng khi đã được sắp xếp khá nhiều sách vở để thỏa lòng vị Hoàng hậu nhỏ tuổi. Lạc Anh lại bất giác nhớ đến câu nói thần thần bí bí của Trần Cảnh lúc trên kiệu: "Ta sẽ cho muội một sự bất ngờ!" Nghĩ lại, chàng ta cũng khá chu đáo nhỉ, đều là những thứ nàng thích, đến bố trí trong ngôi nhà này cũng được sắp xếp giống với Lạc Anh cung. Lạc Anh lại bất giác cười một cái, lòng vô cùng thỏa mãn. A Liên bên cạnh nhìn thấy sắc xuân rạng rỡ của chủ nhân cũng lấy làm vui lắm. Sắp xếp giống như Lạc Anh cung thế này thì Bệ hạ của bọn họ cũng chiều Hoàng hậu lắm chứ nào có chơi đâu. * * * Mặc dù Hoàng hậu còn khá nhỏ tuổi, nhưng có học thức khá rộng, các quan văn thường xuyên đến Lạc Anh cung để đọc sách nghe chuyện. Mới đầu bọn họ cũng bán tín bán nghi lắm, nhưng khi nghe được những đạo lí hợp lòng người từ Hoàng hậu, ai nấy cũng đều ngạc nhiên lắm. Trước đây khi còn là vua một nước thì lại tỏ ra tư chất tầm thường, cái gì cũng không biết, chỉ suốt ngày chơi đùa với Trần Cảnh. Sau khi thành Hoàng hậu thì lại như thế này! Văn võ bá quan cũng không dám nghĩ nhiều, dù sao bây giờ cũng là thiên hạ của nhà Trần rồi, Lý Huệ Tông cũng đã chết, Chiêu Thánh Hoàng hậu muốn lấy lại giang sơn cho họ Lý cũng đã là chuyện khó có thể xảy ra. Thế là từ đó chẳng ai bảo ai, mỗi tháng đều đến Lạc Anh cung ít nhất một lần, vừa đọc sách vừa nghe chuyện của Hoàng hậu. Bệ hạ cũng chẳng phàn nàn gì họ cả, lại còn khuyến khích đến Lạc Anh Các đọc sách, bởi vì bao nhiêu sách hay đều đã ở đó cả rồi. Có một hôm, Thái Thượng Hoàng Trần Thừa cùng với Hàn lâm viện Học sĩ Phụng chỉ (5) Trần Giáp đến Lạc Anh cung, thấy Hoàng hậu đang nói say sưa về lịch sử, Thái Thượng Hoàng cũng không nỡ phá hỏng, đứng gần gốc cây hòe trước Cung, nghe về lịch sử của nhà Thanh sau này, cảm thấy vô cùng thú vị. Từ đó, Thái Thượng Hoàng cho Lạc Anh tự nhiên ra vào Hàn Lâm Viện (6), có khi thì nghiên cứu lịch sử, lúc lại đối đáp cùng với Thượng Hoàng và Trần Giáp, khiến các quan cứ thế mà nể phục hơn. Văn võ bá quan cũng kể chuyện này cho gia quyến của họ nghe, thế là có kẻ thì ngưỡng mộ Hoàng hậu, có kẻ thì ghen tỵ, kẻ lại cười khẩy vì cho rằng đó chỉ là những câu chuyện của trẻ con, vậy mà người làm quan cũng có thể nghe lọt. Tuy nhiên họ nhanh chóng đánh bay bao nhiêu suy nghĩ khi nhìn thấy vị Hoàng hậu nhỏ tuổi với khí chất ngời ngời sáng lạng, đến cách ăn nói cũng dễ nghe như vậy, bảo sao đến cả Thượng Hoàng cũng cảm thấy nể phục, quả nhiên là không sai. Sao một đứa trẻ nhỏ tuổi thế này đã có cái tài đó, thật sự là kỳ lạ lắm! *Chú thích: (5) Hàn Lâm Học sĩ Phụng chỉ (hay còn biết đến là chức Hàn Lâm học sĩ thừa chỉ) : Là một chức quan thời Trần. Theo Lịch triều Hiến chương Loại chí, mục Quan chức trí, quan chức ở Hàn Lâm Viện thời Trần có chức Hàn Lâm học sĩ phụng chỉ và chức Hàn Lâm viện học sĩ. Chức Hàn lâm học sĩ phụng chỉ có lẽ được đặt như Hàn lâm học sĩ thừa chỉ nhà Đường, Tống, là chức chưởng quan trong các vị quan Hàn lâm học sĩ, chứ không phải là chức được đổi tên hoặc dùng một cách vô tội vạ trong triều Trần. Vì vậy, Lịch triều hiến chương loại chí, mục Quan chức chí, viết quan chế đời Trần có Hàn lâm học sĩ phụng chỉ và Hàn lâm học sĩ, cần được hiểu là 2 chức khác nhau. (6) Hàn Lâm viện: Là một tổ chức trong các triều đại quân chủ Á Đông xưa gồm các học sĩ uyên thâm Nho học, văn hay chữ tốt, chuyên trách việc soạn thảo văn kiện triều đình như chiếu, chỉ, sắc, dụ, chế và ghi chép lịch sử.
Chương 6: Hòa tấu "Đêm tháng Ba, đêm xuân gặp nàng Tiêu này đàn đó chẳng dám quên" Bấm để xem Chiều hôm ấy, sau khi sắp xếp hết đồ đạc và chỗ ở cho cung nhân thị vệ của mình xong thì nơi này cũng được gọi luôn là Lạc Anh Điện cho dễ nhớ. Ở đây, ngoài thị vệ của nàng, bên ngoài còn một vòng thị vệ khác, có lẽ là thị vệ bảo vệ cả Hoàng hậu và gia quyến các nhà đây. Lại nhìn toàn cảnh điện của mình, mặc dù chỉ bằng một phần mười Lạc Anh Cung, nhưng ở đây cũng được xem là khá thoải mái, tường khá cao, nhiều cây cối và hoa cỏ, thích hợp ở đây hơn một tháng du xuân. Lạc Anh tặc tặc lưỡi, A Liên bên cạnh cũng làm theo, cười mà rằng: - Chủ nhân, người đang tính tối nay trốn khỏi đây thế nào ư? Lạc Anh nhìn tiểu cô nương của mình, cười: - Liên Liên, tiểu nương tử bắt đầu hiểu lão phu rồi đấy! A Liên cười cười, hình như đúng là như vậy rồi, nàng ta bắt đầu hiểu chủ nhân của mình quá rồi, đến ánh mắt của người nàng cũng hiểu mất rồi. A Liên nhìn xung quanh, thấy không có ai đứng cạnh, mới nói nhỏ vào tai của Lạc Anh: - Chủ nhân yên tâm, Lâm huynh đã cử Nhất và Nhị đi trước rồi, đảm bảo đường được dọn sạch sẽ cho chủ nhân đi hẹn hò! Lạc Anh bỗng nóng bừng cả tai, hai mươi hai năm sống trên đời, à thêm hơn một năm này nữa là gần hai mươi bốn năm, nàng chưa từng nghĩ đến khái niệm đi hẹn hò với ai cả. Mà hoàn cảnh này cũng quá trớ trêu đi, lại đi hẹn hò với thằng nhóc mới mười một tuổi, đúng là hơi buồn cười chút. Nhìn thấy chủ nhân của mình đứng cười bên cạnh A Liên, Trác Lâm thầm thở dài, hai vị tiểu tổ tông của chàng ta đúng là khác người: Một người là hoàng đế, một người là hoàng hậu, lại lén lút đi hẹn hò. Chàng ta cảm thấy vô cùng khó hiểu, chẳng lẽ như thế khiến cho họ cảm thấy thú vị hơn sao? * * * Lý Oanh ngồi xuống chiếc giường trong phòng, cả người mệt mỏi nằm xuống. Dung Thị từ bên ngoài đi vào, thấy con gái nằm dài trên giường thì tiến lại, hỏi nhỏ: - Oanh Nhi, sao thế? Con mệt ở đâu à? - Mẫu thân, con muốn gặp Trần Cảnh! Dung Thị lập tức hướng ánh mắt ra ngoài, tìm kiếm xem có ai đang đứng cạnh họ không. Khi chắc chắn không còn ai nữa, bà mới nhẹ giọng trách cứ: - Tên của Bệ hạ sao con có thể gọi thẳng như vậy, đó là tội chém đầu đấy! - Sao Chiêu Hoàng có thể gọi mà con không thể? Lời nói này lại đánh trúng hai tâm trạng vốn không mấy vui vẻ của Dung Thị, bà hoàn toàn nhận ra thứ tình cảm đang cháy chập chùng trong lòng con gái mình, bà thở dài. Trước đây, Lý Huệ Tông vì quá yêu chiều Chiêu Hoàng, dành hết bao nhiêu tình thương cho đứa con gái thứ hai mà lại quên mất Lý Oanh, trong khi cả hai đứa nhỏ đều do Dung Thị sinh ra. Đến mức, có một hôm, Dung Thị quỳ trước mặt Lý Huệ Tông mà than: - Bệ hạ, sao người không dành tình yêu thương, dù chỉ là một chút cho Oanh Nhi, con bé cũng cần được yêu thương, cũng xứng đáng có được tình yêu thương của người, cũng là con gái của người mà! Đáp lại lời nói đó, Lý Huệ Tông chỉ cười: - Tình nghĩa, phải nhìn xem ai xứng đáng có tình, ai xứng đáng được ta yêu thương. Toan tính, nhen nhóm từ nhỏ như vậy, sau này ta nào dám được ân cần! Quả nhiên, sau này chỉ có Chiêu Hoàng thường xuyên đến thăm Lý Huệ Tông, còn Lý Oanh như hoàn toàn quên đi người cha này. Dung Thị không phải là không thấy, cũng nhắc nhở Lý Oanh, nhưng nàng ta nhất quyết không chịu đến chùa Chân Giáo thăm Huệ Tông, không biết có phải vì chuyện cũ không được ông yêu thương không, hay chính là sự bạc bẽo của đứa nhỏ đã bị Lý Huệ Tông nhìn thấu từ lâu. Dung Thị cũng chỉ biết thở dài thườn thượt, bà thực sự không biết phải làm sao cho phải, dù sao Chiêu Hoàng cũng là do bà sinh ra mà! * * * Đầu giờ Tuất, cuối cùng thì Lạc Anh cũng có thể rời khỏi yến tiệc ngột ngạt. Tối nay, chỉ có gia quyến các nhà đến dự yến tiệc này, được tổ chức các Điện Lạc Anh chừng gần nửa dặm (7) về phía Tây, đi lại cũng không xa lắm, nhưng Lạc Anh lại không mấy hứng thú khi ngồi cùng một đám người không mấy thân thiện, đúng kiểu bằng mặt không bằng lòng đó! Tối nay, nhân vật chính được nhắc tới đương nhiên là nàng rồi, ai nấy cũng sấn sổ chạy tới tặng thứ nọ thứ kia, tâng bốc lên tận trời, nhưng Lạc Anh cũng nhận ra được một phần thật và chín phần giả trong những lời nói tưởng chừng vô cùng dễ nghe dễ chịu đó! Dung Thị và Lý Oanh cũng đến, hai người họ ngồi dưới chỗ của Lạc Anh một bậc, còn người mà nàng ngồi cạnh chính là Thuận Từ Quốc Thánh Thái Hoàng Hậu Lê Thị Thái, năm nay mới vừa tứ tuần, trông dung mạo này kỳ thực cũng biết vì sao Trần Cảnh lại có nét đẹp khó chối từ như thế! Thái Hoàng Hậu có đôi mặt cực giống với Trần Cảnh, đều có nét xuân ngời sắc trong đó, đến mức Lạc Anh muốn đắm chìm vào đôi mắt xinh đẹp trong xanh như làn nước Tây Hồ đó. Thái Hoàng Hậu vốn có thể chất yếu ớt, do đó không mấy khi ra khỏi cung của mình, cũng thường không tiếp đón ai, đó chính là lí do mà đến giờ này Lạc Anh mới có thể nhìn rõ được dung mạo tuyệt thế mĩ nhân này! Có vẻ như Thái Hoàng Hậu rất thích tính cách khoáng đạt nhưng không lỗ mãng của Lạc Anh, suốt cả buổi tiệc cứ nói chuyện mãi, cho đến lúc cảm thấy không nói được nữa thì mới thôi. Mà Lạc Anh thì đương nhiên là có tài kể chuyện vô cùng khéo léo rồi, suốt hơn một năm "tu luyện thần chú" khiến người khác cứ nghe mà không muốn dừng của nàng đã được phát huy hết mức khi nói chuyện với Thái Hoàng Hậu, bà ấy cũng cảm thấy rất vui vẻ, còn đặc biệt tặng một miếng băng ngọc nước Champa tiến cống, nghe nói để cạnh người sẽ nhận được may mắn bình an. Lạc Anh vui lắm, vì Thái Hoàng Hậu thực sự có kiểu nói chuyện và nhiều nét giống với bà nội nàng ở hiện đại khi còn trẻ, điều này lại khiến nàng gần gũi với bà ấy hơn. Về đến Điện, Lạc Anh vẫn còn vấn vương về vị Thái Hoàng Hậu đó, lòng nhầm tính lại về nhân vật này, nàng thực sự chưa thấy những ghi chép chi tiết về bà Lê Thị Thái, nếu có viết thì cũng chỉ là những nguồn không chính thống, chưa được kiểm chứng rõ ràng, nên nàng thực sự thấy mông lung về vị Thái Hoàng Hậu này. - Chủ nhân, người đừng ngẩn nữa, chút nữa là muộn đó ạ! – A Liên nói nhỏ, đánh thức suy tư của chủ nhân mình. - Tiểu nương tử còn biết quát lão gia rồi ư, ta chiều nàng quá khiến nàng sinh hư rồi à? - Lão gia nói chí phải, em dạo này hư quá rồi! A Liên cũng ngày càng bắt kịp được những câu đùa hiện đại của Lạc Anh quá nhỉ, Lạc Anh cười vô cùng sảng khoái, đúng là bắt được một tiểu nương tử xinh đẹp hiểu chuyện mà! - Chủ nhân, người phải cho em đi đấy, người đã hứa rồi, em thề sẽ không làm "bóng đèn" của người và Điện hạ đâu! Lạc Anh cốc một cái lên đầu A Liên, cười nói: - Được, lão gia đưa nàng đi, haha! Thế là, giờ Tuất ba khắc (8), "một chủ ba tớ" là Lạc Anh, A Liên, Trác Lâm và Thập Tứ đi cùng nhau theo đường nhỏ lẻn ra nam Hồ. Quả nhiên lão Nhất và lão Nhị dọn đường rất sạch sẽ, Lạc Anh cảm thấy vô cùng vui vẻ khi có được nhưng cận vệ tuyệt vời như thế, nàng lại cười một cái đầy thỏa mãn. Ba người còn lại nhìn nàng đầy nghi hoặc, điệu cười này lâu lắm rồi mới được nghe thấy. - Chủ nhân, người cười nhỏ thôi, khéo lại bị phát hiện! Trác Lâm và A Liên cùng nhau đồng thanh, nhưng ý cười lại sâu trong mắt cả hai người. Hôm nay tiểu Hoàng hậu của bọn họ mặc nam trang, vấn tóc cao, nếu không phải vì quá nhỏ bé thì xem chừng cũng là một công tử đào hoa phóng đãng lắm chứ! - Chủ nhân, người cười vừa thôi, không tít mắt vào không thấy đường, chúng thuộc hạ không đỡ được ạ! – Thập Tứ vốn lạnh lùng cũng bồi thêm một câu, khiến cho mọi người đều cảm thấy cực kỳ ngạc nhiên. - Thập Tứ ca, huynh học được khiếu hài hước này từ đâu vậy? Lạc Anh lơ đễnh nhìn Thập Tứ, trong đêm tối, ánh mắt nàng sáng như vì sao, nét xuân này khiến người ta biết được lớn lên nàng sẽ xinh đẹp nhường nào! Thập Tứ đỏ hết cả mặt, dọc đường đương nhiên bị những người còn lại trêu cho không còn mặt mũi. Chàng ta tự nhủ với mình sau này không được nhiều lời nữa! Đi chừng nửa khắc nữa, nam Hồ hiện ra lung linh bên mặt nước. Xa xa, Lạc Anh trông thấy bóng một cây hòe lớn, bên dưới là hai chiếc lều và một chiếc đình nhỏ bên ánh lửa. Đèn hoa đăng được thắp nến sáng rực trên những cành cây, soi xuống những cây hoa hải đường bên mặt hồ. - A, cuối cùng cũng đến nơi rồi! Hai vị huynh đài, ta đến đây! A Liên chạy lại phía lão Nhất và lão Nhị, nàng ta thực sự cảm thấy vui vẻ khi thoát được chốn cung cấm dày vò mà thả mình vào với thiên nhiên, được nô đùa với các vị huynh đài của mình! Thế nhưng, lão Nhất và lão Nhị lại tránh né A Liên, tiến đến trước mặt Lạc Anh, cúi đầu nói: - Chủ nhân, người đến rồi! - Được rồi, hai huynh vất vả rồi! A Liên, lại đây! A Liên nhăn nhó chạy lại, kèm với ánh mắt chết chóc nhìn hai vị huynh đài đã bơ mình, hừ một tiếng rõ kêu! Lạc Anh căn dặn A Liên bỏ chút bánh ra; dặn Thập Tứ đun một chum nước để pha trà; lại dặn Nhất và Nhị đi lấy thêm chút củi, còn mình thì nhàn nhã lên đình ngồi, cũng không quên kéo Trác Lâm lên theo. Mặc dù đã hầu hạ tiểu tổ tông được hơn một năm nhưng Trác Lâm vẫn chưa quen với việc lâu lâu được ngồi cùng bàn với Hoàng hậu, chàng ta vẫn nhất quyết đứng xa xa một chút, có ngồi thì cũng dựa vào lan can của đình mà ngồi tạm đôi chút. Mà tiểu Hoàng hậu thì lại cực thích thuộc hạ của mình ngồi cùng bàn, có khi chỉ uống trà, khi thì chơi cờ, lúc lại kể chuyện, hôm thì lại đánh đàn! Phải nói, Lạc Anh đánh đàn tranh cực kỳ hay, Trác Lâm cũng không ngờ chủ nhân mình có nhiều tài như thế - mà chàng ta nghĩ tới đó thì cây đàn tranh trên mặt bàn đá cũng đã phát ra nhưng âm điệu đầu tiên! Mà Lạc Anh cũng chẳng hiểu vì sao từ ngày đến đây, nàng trở nên sáng dạ như vậy, học nhanh, hiểu nhanh, não cũng nhảy số nhanh nữa. Hay là vì thời hiện đại không có chỗ để nàng được bộc lộ bản thân mình chăng? Nghĩ là như thế, tay Lạc Anh đã chạm vào đàn mà chơi bản Họa Tâm của Trương Lương Dĩnh! Kỳ thực những bài hát bằng tiếng Hán khi được chơi bằng đàn tranh quả nhiên là tuyệt diệu! Cũng tiện đàn, Lạc Anh không ngần ngại mà cất giọng hát luôn! Trác Lâm, A Liên và Thập Tứ cạnh đó cứ há hốc mồm kinh ngạc, trong chất giọng còn non trẻ đó là một nội lực cực kỳ tuyệt vời, nhưng kinh ngạc hơn là lần đầu tiên họ nghe thấy chủ nhân của mình hát, mà nàng hát chính là tiếng Hán! A Liên há miệng đến hết cỡ, tiểu Hoàng hậu của bọn họ đang hát ư? Trước giờ chưa từng nghe nàng có thể hát, cũng không bao giờ hát! Lạc Anh hát hết một lời, ai nấy đều cảm khái mà cười thán phục nàng! Bỗng nhiên, phía Tây đình vang lên tiếng tiêu hòa âm với tiếng đàn của Lạc Anh, nàng giật mình, lỡ mất ba nhịp, thấy tiếng tiêu kia vẫn còn, nàng lại tiếp tục! Trác Lâm nhìn về phía bên đó, chưa xác định được người kia là ai, chỉ đề phòng cảnh giác mà tiến lại gần Lạc Anh một chút, tay đã sờ lên chuôi kiếm bên hông. Thập Tứ và A Liên cũng nhanh chóng lên trên đình. Lạc Anh lại vô cùng phấn khích, thế mà lại có ai đó "cover" được bản đàn hiện đại này bằng tiêu, quả là đại tài. Thế là nàng tung hết hứng, vừa đàn vừa hát, người kia cũng không ngần ngại đáp lễ, tiếng tiêu xao xuyến lòng người! Kết thúc khúc nhạc, chỉ thấy Lạc Anh nhảy dựng lên, nói lớn: - Các hạ chớ vội đi, có thể cùng ta uống trà ăn bánh thưởng tiêu cầm một chút? Người kia không rõ đứng ở khoảng nào, trong bóng tối có thể cảm nhận được chút do dự của người này. Một lúc sau, người đó mới cất giọng khá trầm mà đáp: - Tại hạ là Lưu Dương, tiếng đàn của các hạ rất tuyệt diệu, nếu có cơ hội mong sẽ được cùng người thưởng một khúc tiêu cầm nữa! Hôm nay còn có việc bận, mong người bảo trọng, cáo từ! - Ê, ta còn chưa nói hết. Ta là Lạc Anh, hôm nào đó mong sẽ được gặp lại các hạ lần nữa! Người kia dừng lại một chút, tỏ như đồng ý, sau đó quay đi, biến mất không dấu tích trong bóng tối! *Chú thích: (7) Dặm: Theo Từ điển tiếng Việt (tr. 264) thì 1 dặm = 444, 44 mét. Còn theo Từ lâm Hán Việt từ điển (tr. 1368) thì 1 dặm = 1800 xích (thước Trung Quốc) = 576 mét. Trong đây tác giả lấy theo Từ điển tiếng Việt, một dặm = 444, 44 mét. (8) Khắc: Được tính là 1/96 ngày, hay 1/4 giờ, tương đương với 15 phút.