Truyện Ngắn Món Nợ Từ Quá Khứ - Nguyễn Thanh Ngoan

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Nguyễn Thanh Ngoan, 10 Tháng tám 2023.

  1. Nguyễn Thanh Ngoan

    Bài viết:
    7
    MÓN NỢ TỪ QUÁ KHỨ

    Tác giả: Nguyễn Thanh Ngoan

    Thể loại: Hiện đại

    upload_2023-8-11_7-31-42.png


    Văn án:

    Cho đến năm thứ ba đại học, Cẩm chưa từng gặp khó khăn nào trong cuộc đời. Sinh ra trong gia đình khá giả, bố mẹ cô kinh doanh vật liệu xây dựng với cơ ngơi giàu có gần như nhất thị trấn. Thi cử học hành đều thuận lợi suôn sẻ. Ngay cả soái ca của trường cảnh sát cũng đang là bạn trai cô, thật chẳng có gì khiến Cẩm suy tư buồn bã. Nhưng biến cố ập đến khiến cô không tưởng tượng nổi tương lai sẽ ra sao.

    ***

    1 . Cẩm lê bước về khu kí túc, nỗi tuyệt vọng nhấn chìm cô gái nhỏ trong ánh hoàng hôn vàng vọt. Lời thầy hiệu trưởng còn văng vẳng:

    - Thầy rất tiếc, nhà trường đã xác minh những điều trong đơn tố cáo là sự thực. Ông Hoàng Đình Lân có nợ máu với nhân dân. Những cán bộ liên quan đến khâu thẩm tra đầu vào đang được triệu tập để kiểm tra, chỉ có điều sau khi cải tạo trở về, ông Lân đã có nhiều đóng góp tích cực tại quê hương nên việc này sẽ không công bố rộng ra bên ngoài.

    Cầm quyết định buộc thôi học trong tay cô như rơi vào trạng thái lơ lửng trong mơ. Sự thật đáng sợ đã được người đứng đầu học viện thông báo, đã chính thức thành văn bản, chút hi vọng mong manh rằng câu chuyện trong lá đơn kia là bịa đặt đã hoàn toàn tan biến. Điện thoại cứ rung liên hồi, không nhìn Cẩm cũng biết là do Khiêm sốt ruột về tình hình của cô. Anh đang thực tập trong miền Nam cả tháng nay, chuyện lá đơn tố cáo Cẩm khai gian lý lịch anh cũng đã biết.

    Cô nhắn tin báo cho Khiêm biết vừa nhận quyết định thôi học, ngày mai sẽ bàn giao quân trang, các chức vụ trong hội sinh viên. Câu cuối Cẩm dứt khoát nhắc anh "Chúng mình chia tay anh nhé, không thể có cách nào khác, anh biết là em sẽ ổn mà". Không đợi Khiêm trả lời, Cẩm tắt nguồn điện thoại, lúc này cô thật sự rất cần yên tĩnh để cân bằng lại cảm xúc. Từ lúc biết tin có lá đơn tố cáo kia, bao nhiêu cung bậc từ ngạc nhiên đến lo sợ, bàng hoàng Cầm đều gặm nhấm đủ cả. Bố cô cũng thừa nhận đã nhờ vả các mối quan hệ để lo lí lịch cho Cẩm khi thi đại học 3 năm trước. Ông giải thích với Cẩm rằng "Ông nội con chỉ bị Pháp bắt lính thôi, thời đó bao nhiêu người bị ép như thế, nên bố nghĩ chả vấn đề gì". Như vậy cho dù người tố cáo vì mục đích gì chăng nữa thì sự thật trong lá đơn là không thể chối cãi. Suốt một tháng nay Cẩm lo nghĩ không ngủ được, đúng vào dịp lớp cô đang trải qua khóa huấn luyện võ thuật nâng cao, hai lần Cẩm ngất xỉu tại sân khiến giảng viên quyết định cho cô dừng hẳn việc tham gia các buổi tiếp theo. Các sinh viên đều thấy thầy huấn luyện bỗng nhiên không quá khắt khe như phong cách thường ngày, còn Cẩm thì lại chua xót nghĩ thầm, có lẽ thầy biết mình sắp bị buộc thôi học nên việc tham gia luyện tập hay không chẳng còn quan trọng nữa. Rõ ràng bản thân đã nhìn thấu kết cục mà sao cảm giác tổn thương vẫn đeo bám cô mãi. Sự thương hại của người khác lúc này chỉ khiến cô thấy như bị ai đó rắc muối vào miệng vết thương.

    Tính cách Cẩm xưa nay vô cùng mạnh mẽ, ít khi thực tại trói buộc được mục tiêu của cô. Nếu thực sự phải bẻ lái sang một ngã rẽ cuộc đời khác, cô nhất định sẽ can đảm dồn mọi tâm sức bước tiếp chứ không đời nào lãng phí thời gian khóc than quá khứ. Nhưng lần này thật quá khó khăn để buông bỏ. Được khoác lên mình bộ quân phục công an, được điều tra phá án phụng sự nhân dân là mơ ước của Cẩm từ nhỏ, phải từ bỏ đột ngột thế này, quả thực cô chưa hình dung ra con đường phía trước phải đi là thế nào. Rồi còn Khiêm, mối tình đầu của cô. Những năm tháng thanh xuân tươi đẹp, sôi nổi với phong trào sinh viên của Cẩm đều có hình bóng anh. Giờ đây Cẩm chỉ biết nơi duy nhất cô có thể trở về là bên bố mẹ, còn mọi chuyện hiện tại hay tương lai hãy cứ để vạn sự tùy duyên.

    * * *

    Cẩm ngơ ngẩn nhìn chiếc nhẫn lấp lánh trên tay. Khi đeo nhẫn cho cô Khiêm đã nói "Không cho phép em tháo ra trừ khi anh thay thế bằng chiếc nhẫn khác nghe chưa". Nhưng lời ước hẹn chỉ ý nghĩa khi hai người còn đi chung một con đường, chung một mục tiêu. Nếu cô không chủ động chia tay chẳng phải là cố tình hủy hoại tương lai của Khiêm hay sao. Cô nhẹ nhàng tháo nhẫn, đặt cẩn thận vào hộp đựng đồ trang điểm, khi nào Khiêm trở về Hà Nội cô nhất định sẽ gửi trả cho anh.

    Về nhà đã 2 tuần nay, Cẩm không có thời gian ủ rũ nhiều. Bố mẹ đã đặt mua sẵn rất nhiều chậu cảnh, hạt giống hoa, rau, quả để giao "nhiệm vụ" mới cho cô. Lúc cô từ trường trở về nhiều chậu hoa đã lên chồi non xanh mướt. Mẹ chỉ đám hạt sen đã nảy mầm dài cả gang tay được ươm trong lọ thủy tinh rồi bảo:

    - Cho sen ra chậu đi con, chậu mẹ để ở góc sân kia rồi, bùn cũng để lắng được 3 hôm. Con đừng ấn sâu hạt quá nhé, gá nhẹ nhẹ cho bùn giữ hạt chìm xuống thôi. Loại sen quan âm này ươm hạt vào mùa xuân là chuẩn rồi đấy.

    Cẩm cười khổ vì bình thường bố mẹ cô luôn tất bật với cửa hàng, thế mà giờ lại thay nhau luẩn quẩn ở nhà vì không muốn để cô một mình. Chắc bố mẹ sợ cô suy nghĩ quá nên áp dụng phương pháp chữa bệnh tâm lý bằng việc trồng hoa chăng. Đến cậu em trai đang học lớp 11 vốn bướng bỉnh chuyên châm chọc chị cũng trở nên hiền lành, cứ đi học về là quấn lấy chị luyên thuyên đủ chuyện trên trời dưới đất.

    Nhà Cẩm ở thị trấn phố núi, tuy mật độ dân cư không quá dầy nhưng hàng quán dịch vụ cũng không thiếu gì so với thành phố. Hiện tại lại có tập đoàn lớn đang đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái, sân gold ở khu Thung Chuối, Thung Sơn. Bố mẹ Cẩm rất thức thời đã đầu tư được vài lô đất gần đó nên gần đây thường có nhiều khách đến nhà bàn bạc chuyện giá cả, sang tên với bố. Những lúc có khách, Cẩm thường tránh vào phòng riêng, cô không muốn trả lời những câu hỏi rất riêng tư theo phong cách người Á Đông lúc này. Cô chợt cảm thấy mình giờ đây thật nhu nhược, yếu đuối, vô dụng. Khiêm từng nói với cô "Thất bại đơn giản chỉ là thành công sắp đến, khi đau khổ nhất là lúc sắp tìm được lối thoát". Nhưng sao Cẩm vẫn chưa thể nghĩ ra con đường nào mở lối thoát cho mình lúc này cả.

    Cẩm lại nhớ Khiêm quay quắt, cô tắt máy suốt 2 tuần nay, biết là anh sẽ lo lắng nhưng cứ dây dưa thì cũng đâu có kết cục gì. Món nợ máu của ông nội cô quá lớn, Khiêm không thể vì cô mà từ bỏ sự nghiệp, tương lai của anh. Cứ mở mắt tỉnh táo thì kí ức về Khiêm, hình ảnh của Khiêm lại tràn ngập trong tâm trí Cẩm. Nhớ lại những ngày tháng ở học viện, Khiêm là thủ lĩnh của phong trào sinh viên với nhiều thành tích suất sắc từ chuyên môn nghiệp vụ đến các kĩ năng bắn súng, võ thuật, công nghệ thông tin. Cẩm học cùng khoa Nghiệp vụ cảnh sát điều tra với anh, còn Hảo cùng khóa với cô nhưng là hoa khôi của khoa Cảnh sát kinh tế. Bộ ba Khiêm, Cẩm, Hảo đều là thành viên của Ban chấp hành Đoàn trường phối hợp rất ăn ý trong các hoạt động phong trào hoặc sự kiện lớn của trường. Cẩm luôn ngưỡng mộ thân thế lẫy lững của Hảo và Khiêm vì cả hai đều là "con nhà nòi". Bố và cậu ruột của Hảo đều mang quân hàm cấp tướng và giữ chức vụ quan trọng tại Bộ Công an. Còn bố Khiêm cũng là một tướng lĩnh cấp cao của thủ đô. Hai gia đình họ còn là hàng xóm trên cùng khu phố nên biết nhau từ bé. Mỗi lần thấy ánh nhìn dịu dàng đầy mong chờ của Hảo dành cho Khiêm là Cẩm biết tình cảm cô ấy đối với anh sâu nặng cỡ nào. Trong một ngôi trường mà trai đẹp nhiều như cây cỏ mùa xuân thế này, không phải họ không rung động trước một bông hoa đầy hương sắc mà vì cánh cổng cô ấy dựng lên quá cao, chỉ mở cửa cho duy nhất một người mà "ai cũng biết là ai đấy" mà thôi.

    Năm thứ nhất, Cẩm luôn thấy nếu Khiêm với Hảo thành đôi thì thật không khác gì tiên đồng ngọc nữ. Mỗi lần Cẩm nói vậy, Khiêm lại xụ mặt xuống lườm cô. Buổi tối anh nhắn tin vào Zalo của Cẩm "Em nên đọc thêm sách tâm lý tình cảm đi"

    Năm thứ hai, cô có tên trong danh sách tham gia hội trại sv toàn ngành cùng Khiêm, nhưng lại đồng ý nhường chuyến đi đó cho Hảo. Khiêm lại nhắn "Cột thu sóng của em bị hỏng phải không?"

    Đầu năm học thứ 3 của Cẩm và Hảo, cũng là năm cuối của Khiêm. Anh bận rộn hơn với khóa luận tốt nghiệp và chuẩn bị cho các chuyến thực tập dài ngày. Khiêm rút lui dần khỏi hoạt động phong trào, Cẩm và Hảo thành chủ lực và kết nạp thêm nhiều đàn em khóa dưới. Trong buổi tiếp lửa truyền thống cho các bạn sinh viên năm nhất, có tiết mục giao lưu với các sinh viên xuất sắc khóa trên. Một nữ sinh tinh nghịch hỏi Khiêm:

    - Xin hỏi cựu chủ tịch hội sinh viên, mẫu người con gái anh yêu là thế nào?

    - Tôi không được lựa chọn nữa, vì chưa kịp xây dựng các tiêu chí thì cô ấy đã xuất hiện rồi.

    - Vậy anh có thể tiết lộ một vài đặc điểm của cô ấy không?

    - Cô ấy thông minh trong mọi chuyện, nhưng trong tình cảm hơi chậm hiểu. Tôi xin phép dừng chủ để này nhé, các bạn có câu hỏi khác về nhà trường và chương trình học không?

    Liếc thấy Cẩm đang cười khúc khích với bạn, chả để ý gì đến câu trả lời của mình, Khiêm lại gửi tin nhắn đến máy cô "Lỗ tai em thông với dạ dày phải không".

    Cẩm vừa buồn cười vừa không biết trả lời anh ra sao. Không phải cô không nhận ra các tín hiệu từ Khiêm, nhưng anh đã chính thức nói gì với cô đâu. Mà băn khoăn nhất là hình như Khiêm cũng quan tâm đến Hảo y chang như với Cẩm, ít nhất là tự cô thấy thế.

    Trước khi đi miền Nam thực tập Khiêm muốn đưa Cẩm về nhà chơi, anh nói đã kể với bố mẹ mình về cô, cả nhà anh đều mong chờ được gặp Cẩm. Cẩm hốt hoảng phải dùng kế hoãn binh, cô hẹn Khiêm chờ anh đi thực tập về, chờ cho cô thi xong 5 môn tín chỉ lần này đã. Nhưng thật ra Cẩm chả hiểu mình sẽ về nhà anh với tư cách gì, là bạn bè thì sao phải cả nhà mong chờ "còn đặc biệt hơn thì anh đã tỏ bày gì đâu, da mặt cô còn chưa dày đến mức có thể cầm đèn chạy trước ô tô. Vậy là thay vì về nhà Khiêm, anh đùng đùng kéo cô đi chơi đi ăn khắp phố phường Hà Nội. Buổi trưa khi hai người vào quán phở cuốn nổi tiếng thủ đô, trong không gian trang trí vô cùng đẹp mắt, ánh đèn dịu nhẹ như xoa thêm lớp phấn hồng lên khuôn mặt các thực khách. Cẩm tận hưởng cảm giác hưởng thụ trước mắt, đồ ăn ngon lại có trai đẹp ngồi cuốn sẵn cho mình, đúng là người đẹp, đến cuốn phở thôi cũng làm cô thấy đã con mắt. Thấy Cẩm nhìn mình chăm chú, Khiêm bỏ miếng phở cuốn gọn gàng vào bát cô rồi giục:

    - Em sao thế, muốn làm gì anh hơn là ăn phải không?

    Bị anh trêu chọc làm Cẩm lúng túng, cô buột miệng:

    - Em đang nghĩ nhà Hảo ở gần đây, hay mình gọi cô ấy ra cùng ăn cho vui.

    Lông mày của Khiêm khẽ cau lại, đôi mắt đẹp nhưng đầy cương nghị nhìn xoáy vào mắt Cẩm. Cô không thể chịu nổi cái kiểu nhìn áp đảo của anh nên vội cụp đôi mi xuống rồi tự lấy một lát phở, gắp rau thơm, dưa dứa, thịt nướng cuộn lại rồi ngoan ngoãn đặt vào bát anh:

    - Anh ăn đi này, nãy giờ toàn cuộn cho em chả thấy ăn gì cả, hì hì

    Cả buổi chiều dạo phố sách Đinh Lễ, Cẩm thu hoạch kha khá truyện trinh thám. Mấy cuốn nổi tiếng của các tác giả Arthur Conan Doyle, Dan Brow, Thomas Harris.. cô đã từng đọc qua, nhưng cảm giác được sở hữu cuốn sách dày dặn, mực in sắc nét trong tay vẫn khiến Cẩm vô cùng sung sướng. Khiêm gạt mấy sợi tóc lòa xòa trước mắt cô rồi trách móc:

    - Em còn có thời gian đọc mấy bộ truyện này mà tin nhắn cho anh cũng lười là sao?

    Không suy nghĩ gì, Cẩm đáp lời anh rất tự nhiên:

    - Anh toàn nhắn mấy câu kì quái, nào là" Cột thu sóng hỏng à? "," Lỗ tai thông với dạ dày phải không?" "Sao em có thể đạt điểm cao môn tâm lí nhỉ?". Em không biết phải trả lời như thế nào ấy chứ.

    Khiêm chẳng thèm đáp lời cô, xách túi truyện vừa thanh toán lên đi về hướng bờ hồ. Cả dãy phố đã lên đèn. Trong dòng người tấp nập vội vã là hình ảnh chàng trai cao lớn, mặc chiếc áo sơ mi cộc tay kẻ xanh trắng, nét mặt giận dỗi cũng không làm bớt đi vẻ tuấn tú, cương trực. Cô gái mảnh mai bước vội phía sau cũng khiến không ít người phải ngoái nhìn. Nhìn ngoại hình và phong thái của họ cứ khiến mấy sinh viên đang lang thang phố sách cảm thấy như đang được ngắm bìa một cuốn truyện ngôn tình tuyệt đẹp.

    Chả hiểu sao tự nhiên bị giận dỗi, Cẩm chạy nhanh để theo kịp bước chân Khiêm, vừa định đưa tay kéo áo anh thì Khiêm đột ngột dừng lại. Cẩm mất đà va mạnh vào lưng anh rồi loạng choạng ngửa người ra phía sau, còn chưa kịp hình dung chuyện gì sắp xảy ra thì cô đã thấy tay mình được kéo ngược trở lại, cả cơ thể cô đổ rầm về phía trước nằm trọn vẹn lên người Khiêm. Phản xạ của người luyện võ hàng ngày khiến cả hai bật dậy nhanh chóng. Cẩm vừa phủi lưng áo cho anh vừa lẩm bẩm:

    - Tại anh "phanh" gấp quá làm gì chứ.

    Khiêm lại chẳng nói năng gì, trực tiếp cầm lấy tay cô kéo đi. Nhưng lúc này đầu Cẩm đã bị anh nung nóng, cô giằng tay lại kiên quyết nói:

    - Em không đi với anh nữa, em về học viện. Mặt mũi anh cứ sưng phù lên với em, chả thấy có gì vui vẻ,

    Nhìn dáng vẻ đầy gai nhọn của cô, Khiêm cười dịu dàng rồi lại cầm tay cô lần nữa:

    - Muốn vui thì không được nhắc đến người con gái khác với anh rõ chưa. Tín hiệu này cột thu sóng của em có bắt được không?

    Chưa kịp để cô nói gì, anh kéo cô tiếp tục đi về hướng bờ hồ.

    - Anh đưa em đi ăn tối đã, xong về học viện vẫn kịp.

    Đầu óc Cầm vẫn chưa xử lý hết câu nói của anh. Gì mà nhắc hay không nhắc, gì mà bắt được hay không bắt được. Cô thấy anh đúng là mặt nào cũng tốt trừ cái tội vòng vo tam quốc, lại cứ thích trêu chọc đùa giỡn cô. Nếu không sớm điều chỉnh anh thì sau này cô nhiều phen tức chết mất. Cơn giận tạm lắng xuống vì bị anh kéo qua đường nhưng vừa yên tâm đặt chân sang khu vực bờ hồ thì máu nóng lại dồn lên, Cẩm bướng bỉnh giằng tay anh ra:

    - Dừng lại, em muốn biết tín hiệu là gì? Anh giải mã luôn đi, lỗ tai em thông với dạ dày, chả có thông tin gì lên não cả.

    Khiêm chợt bật cười, ánh mắt anh lấp lánh nhìn cô gái trước mặt. Bờ môi hồng đỏ, đôi lông mày thanh tú, dáng vẻ mềm mại như nước của cô giờ phút này như khảm vào trái tim anh. Mấy năm hoạt động phong trào cùng nhau, anh rất quen đối phó với những cơn bướng bỉnh bất chợt của Cẩm. Khiêm hơi cúi người, mặt ghé sát vào tai cô hỏi khẽ:

    - Em xác định muốn nghe anh giải mã luôn ở đây?

    - Hoặc anh nói, hoặc em về trường ngay lập tức.

    - Nhưng sẽ có rất nhiều người nhìn chúng ta.

    - Có sao đâu, nói chuyện thôi mà.

    - Em có ngại không nếu ngày mai nổi tiếng ầm ĩ trên mạng xã hội?

    Lúc này Cẩm mới giật mình, chuyện gì mà đến nỗi nổi tiếng trên mạng xã hội. Không phải là anh định quỳ gối tỏ tình với cô đấy chứ. Mấy chuyện gây bão Facebook kiểu như vậy khiến Cẩm chỉ nghĩ thôi đã thấy rùng mình. Nhưng đâm lao rồi phải theo lao thôi, Cẩm phăm phăm tiến đến ghế đá gần ngay đó, ghế đặt sát bờ hồ được ngăn với khu vực đi bộ của dòng người bằng dãy hoa nến đỏ rực.

    Chỉ 30 phút sau thôi Cẩm đã xuýt xoa tiếc đứt cả ruột bởi sau khi tỏ tỉnh với cô, đeo nhẫn cho cô ở ngay ghế đá bờ hồ, Khiêm bèn chìa điện thoại cho cô xem mấy bức ảnh chụp căn phòng đẹp lung linh đầy hoa và nến, anh nói nhà hàng này đặt chỗ khó lắm, anh phải đăng kí trước cả tháng mới được. Ý tứ rõ ràng rằng muốn giải thích anh đã tốn rất nhiều tâm tư để chuẩn bị bày tỏ với cô, thế mà vẫn không quên thòng vào câu "Anh còn tưởng bở là em chủ động nói yêu anh nên mới đồng ý theo vào ghế đá chứ". May cho anh là lúc ấy cô đang ngất ngây trong hạnh phúc nên chẳng thèm tính toán câu nói sặc mùi cà khịa ấy.

    Đôi khi trống trải và bế tắc quá, Cẩm lại quên đi thực tại để đắm chìm vào cảm xúc ngọt ngào của buổi tối bên bờ hồ hôm đó. Chỉ trong chốc lát, lý trí lại kéo cô trở về, Cẩm hiểu rằng mình phải sớm quyết định hướng đi tiếp theo là gì, thời điểm này đã là tháng 3, nếu cô quyết thi đại học vào một ngôi trường khác thì phải bắt tay vào ôn luyện ngay.

    * * *

    2. Sáng sớm Chủ Nhật hôm nay cả nhà Cẩm dậy sớm, mẹ đã đi chợ mua đầy đủ hoa quả, gà, giò về. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này hàng năm nhà Cẩm lại làm giỗ cho ông Tuân. Ông vốn là liệt sĩ từ thời kháng chiến chống Pháp, khi ông nội Cẩm còn sống đã luôn dặn con cháu phải hương khói cẩn thận vì ông Tuân là người có ơn lớn không chỉ với ông nội Cẩm mà còn với nhân dân cả thị trấn này. Sắp mâm cúng xong xuôi, một nhà trên hai xe máy cùng đi ra mộ để thắp hương mời ông về. Bác Dung, bác Hải, bác Lũy đã gọi điện báo gần trưa sẽ về đến nơi nên bố Cẩm quyết định cả nhà sẽ đi ra mộ ông trước.

    Mộ ông Tuân rất đặc biệt vì không quy tập chung về nghĩa trang liệt sĩ, cũng không có hài cốt bên dưới. Ai không biết chuyện đi ngang qua chỉ thấy kì lạ tại sao lại có một tảng đá lớn đặt bên trên ngôi mộ, lại chỉ có đơn côi một mình ven tuyến đường liên tỉnh với một bên là dãy núi dựng đứng, một bên là dòng sông uốn lượn phù sa. Khi Cẩm được sinh ra thì ông nội đã không còn nữa, mọi chuyện cô đều được nghe kể lại từ bố và các bác trong nhà. Rằng những năm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp 1951 – 1953, khi đó lực lượng kháng chiến của ta vô cùng lớn mạnh đã giành nhiều chiến thắng vang dội, đẩy quân Pháp rơi vào tình trạng lúng túng. Để duy trì chiến tranh Pháp tăng cường áp dụng chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Chúng tổ chức nhiều đợt bắt lính ở đồng bằng Bắc Bộ vì lo sợ nếu không tuyển dụng thì Việt Minh sẽ thu hút mất lực lượng rất đông thanh niên người Việt. Ông nội Cẩm và ông Tuân tuy lớn lên cùng nhau, nhà cùng chung một xóm nhưng đến năm 25 tuổi đã theo hai hướng rẽ trái ngược nhau. Ông nội cô bị bắt lính và phục vụ trong Quân đội quốc gia Việt Nam – một phần của quân đội Liên hiệp Pháp. Còn ông Tuân đã sớm đi theo cách mạng và hoạt động bí mật ngay tại địa bàn thị trấn ngày nay.

    Bác Dung kể rằng trong một trận đối đầu để giành quyền kiểm soát tuyến đường chiến lược ngang qua thị trấn, quân ta đã bố trí xong xuôi trận địa, tất cả đạn, pháo đều được sắp xếp hướng về phía Đông Bắc. Nhưng vì có nội gián nên toàn bộ trận địa pháo của ta đã bị lộ, địch thay đổi hướng tấn công. Ông Tuân khi ấy là chiến sĩ thông tin liên lạc có nhiệm vụ báo tin khẩn cho chỉ huy trung đoàn đang đóng trong thị trấn. Trong đêm mưa gió khi ông và một người đồng đội men theo vách núi để đưa tin cho chỉ huy trung đoàn thì bị giặc Pháp bắt được. Chúng chém đầu ông để trên tảng đá trắng ven đường còn thân xác thì ném xuống dòng sông chảy xiết. Thông tin bị chặn, giặc tập kích từ phía sau lưng, quân ta tổn thất nặng nề. Trận chiến ấy không chỉ khiến 300 chiến sĩ hi sinh mà có tới hơn 100 người dân thường thiệt mạng. Tuy nhiên, vì ông Tuân đánh lạc hướng cho đồng đội mình chạy thoát nên người chiến sĩ thông tin đi cùng ông đã kịp báo tin về kế hoạch đưa lực lượng từ Hà Nội về "làm cỏ" cả thị trấn hai ngày sau của Pháp, nhờ vậy nhân dân đã kịp sơ tán sâu vào rừng bỏ lại vườn không nhà trống. Vì ơn đó nên ngày giỗ của ông cũng được nhân dân cả thị trấn tưởng nhớ.

    Sau này giải phóng ông nội Cẩm bị nghi ngờ là tên việt gian đã dẫn đường cho quân Pháp đánh tập hậu vào trận địa pháo của bộ đội ta năm ấy đồng thời khiến hơn 100 người dân thị trấn thiệt mạng. Đó cũng chính là "món nợ máu" mà thầy hiệu trưởng đã nhắc tới.

    Cẩm và mẹ bày lễ, bố và em trai đặt hai chậu cúc vạn thọ hai bên mộ, lọ hoa cạnh bát hương còn tươi mới chứng tỏ cũng vừa có người đến thắp hương ông hôm qua. Xong xuôi, cả nhà quỳ trước mộ thành tâm khấn vái.

    Trong lúc chờ hương cháy hết, mẹ trải tấm ni lông dưới gốc nhãn cổ thụ cạnh bờ sông rồi gọi bố con lại ngồi. Cẩm hỏi bố:

    - Vậy hồi xưa có phần hài cốt nào của ông Tuân được chôn cất ở đây không hả bố?

    - Bố chỉ nghe bác Dung kể hai ngày sau giặc Pháp đưa quân từ Hà Nội về càn quét thị trấn nhưng quân dân ta đã rút hết vào rừng sâu. Không tìm kiếm được dấu vết bọn chúng điên cuồng đốt phá rồi trên đường quay ra đã ném đầu ông xuống sông nốt, nên thực ra đây chỉ là mộ gió thôi con ạ.

    - Vậy tại sao ông nội bị nghi ngờ mà sau này vẫn được sống yên ổn ở thị trấn?

    - Bố cũng không rõ nữa, lát bác Dung về con hỏi lại bác, hồi ông bà mất bố còn nhỏ quá, lúc lớn lên thì đất nước đã cải cách rồi. Chủ yếu bác Dung nuôi nấng bố nên chuyện xưa cũng toàn nghe qua lời kể của các bác thôi.

    Trong đầu Cẩm nung nấu ý định phải tìm hiểu rõ câu chuyện, cô có linh cảm có điều gì đó chưa rõ ràng trong câu chuyện về ông nội xưa kia. Nếu như có Khiêm ở đây chắc chắn anh sẽ cho cô những phán đoán định hướng để có thông tin nhanh nhất. Nhưng không sao, điều tra cũng vốn là nghiệp vụ cô theo học, Cẩm biết mình phải làm gì.

    Cả nhà vừa hạ lễ, vái chào trước mộ ông Tuân định ra về thì một chiếc xe bảy chỗ cũng đỗ lại ven đường. Có lẽ đoàn người nào đó cũng đến viếng mộ. Lại thấy người thanh niên trẻ bước xuống từ bên ghế lái rồi gọi:

    - Cậu mợ ơi.

    Em trai Cẩm nhìn ra người nhà bèn bảo:

    - Anh Cương đấy bố mẹ ạ.

    Nhận ra là các bác đã về Cẩm và em trai chạy lại đón mọi người. Các bác ôm, xoa đầu chị em Cẩm y như khi còn bé, nhưng lần này cô cảm thấy dường như bác nào cũng ôm mình lâu hơn chặt hơn. Kinh ngạc nhất là khi người cuối cùng trên xe bước xuống, Cẩm gần như bất động đứng nhìn cô ấy. Cô gái đến gần đập bốp vào vai Cẩm cười:

    - Này, phản ứng kiểu gì thế, nhìn thấy tôi khiến cậu chết lặng đấy à.

    Cẩm lắc đầu vài cái cho tỉnh rồi bật hỏi:

    - Tại sao cậu lại đi cùng các bác của mình, cậu về đây làm gì thế?

    Hảo tỏ vẻ khoái trí trước dáng vẻ ngơ ngác của Cẩm, cô cười khanh khách:

    - Phán đoán đi nào, nghiệp vụ điều tra của cậu đâu.

    - Chả lẽ là vì mình ư?

    - Sai rồi, tôi về đây vì anh Khiêm.

    Các bác giục hai cô gái xách giùm ít đồ mang xuống mộ thắp hương nên cuộc nói chuyện tạm thời gián đoạn. Anh Cương tỏ ra ga lăng hết cỡ với cô bạn của Cẩm, anh vội tranh phần xách đùm quả và không quên nhắc Hảo phải cẩn thận vì mặt đất có rất nhiều gai nhọn của hoa trinh nữ. Cẩm phì cười trêu ông anh:

    - Có tới hai cô gái ở đây đấy nhé, sao anh chỉ xách đồ và lo lắng cho Hảo thôi thế?

    - Cô ấy đi bốt gót cao mà, còn em là thổ địa ở đây, lại đi giày thể thao như kia thì lo chi nữa.

    Sau khi bày biện xong, bác Dung gọi cả nhà lại quỳ trước mộ. Bác khấn rất bài bản chứ không nôm na như bố khi nãy. Xong bài văn khấn, bác trở lại tông giọng bình thường của một người con đang thưa chuyện cùng bậc cha chú:

    - Thưa bác, công ơn của bác với nhân dân, với ba của cháu là trời biển, vì thế lẽ ra bí mật này nên để thời gian xóa đi. Nhưng giờ đây chuyện học hành của cháu Cẩm đang có trắc trở, đồng thời cũng là nguyện vọng từ lâu của cháu và gia đình là muốn đi tìm lại chị Hòa. Chỉ cần chị ấy còn sống hay còn dấu tích ở đâu đó đều sẽ là bằng chứng để cháu Cẩm có thể quay lại trường đại học. Bác sống khôn thác thiêng hãy soi đường tỏ lối cho các cháu tìm được đường đi nước bước vạn sự bình an.

    Nghe bác Dung khấn mà cả nhà Cẩm ngỡ ngàng. Bác cũng không để ai phải hỏi gì, ngay lập tức bảo mọi người ngồi xuống tấm ni lông trải trước mộ. Bác kể:

    - Bác Tuân hy sinh khi mới có một người con gái tên là Hòa, khi bác gái ốm chết chị Hòa lên 10, cũng là năm ba Lân vừa đi cải tạo trở về. Thấy chị Hòa mồ côi lại có bệnh thần kinh, không được khôn lanh như những đứa trẻ khác, ba mẹ xin người họ hàng của Hòa cho đón chị về nuôi. Sau này ba vì rất giỏi kĩ thuật chăn nuôi trồng trọt nên được giao chức tổ trưởng trong hợp tác xã, nhờ thế cũng vài lần đưa được chị Hòa đi bệnh viện ngoài Hà Nội lấy thuốc.

    Năm chị Hòa 17 tuổi cực kì xinh đẹp nhưng trí óc thì vẫn như đứa trẻ lên 5. Thời đói khổ nên ba mẹ mải làm ăn không trông nom được đến khi bụng bầu của chị hơi nhô hẳn lên mới biết. Hồi ấy tội không chồng mà chửa bị lên án ghê gớm lắm, ba mẹ cũng lo sợ cho chị nên quyết định giấu tiệt chị trong nhà, còn mẹ thì độn cái bụng cho to dần lên để giả đang mang bầu. Và đứa con trai út mà người ta vẫn tưởng mẹ sinh cố thực ra chính là con trai của chị Hòa.

    Bố của Cẩm bàng hoàng, ông đưa tay lên chặn ngực lắp bắp:

    - Là.. em ư? Em.. không phải là con bố mẹ ư?

    Bác Hải tiếp lời:

    - Đúng thế, em chính là con của mẹ Hòa, là cháu ngoại ông Tuân.

    - Trời ơi, thế mà các anh chị giấu em bao năm nay.

    Mẹ và Cẩm ôm lấy hai cánh tay bố giúp ông bình tĩnh tiếp nhận thân phận thật của mình. Bố Cẩm lại hướng về phía các anh chị hỏi tiếp:

    - Vậy mẹ Hòa còn sống không và đang ở đâu?

    - Năm 1972 nhà chúng ta phải đi sơ tán vì thị trấn khi ấy đang là nông trường quốc doanh, là mục tiêu của bom Mỹ. Trên đường di chuyển đến vùng an toàn thì chị Hòa bỏ đi mất trong đêm. Sau này hòa bình lập lại các anh chị đã đi tìm khắp nơi mà chưa thấy, nhưng manh mối là đầu những năm 2000 chị Hòa được đưa vào trại tâm thần số 1, khi các bác tìm đến chị ấy đã trốn được ra ngoài và lại bỏ đi, theo dữ liệu của trại thì chị ở đó được 2 năm, và miệng luôn đòi đi "tìm em Bình".

    - Mẹ vẫn nhớ em – Bố Cẩm nói khẽ.

    - Hồi em còn bé, tuy chị Hòa lúc tỉnh lúc không nhưng chị vẫn lờ mờ biết Bình là núm ruột của mình nên hay quấn quýt bên em lắm.

    Cuộc nói chuyện ôn lại kí ức xưa được ba bác kể lại cho bố nghe hồi lâu. Khi qua cơn xúc động, bố nhớ ngay đến chuyện của con gái liền hỏi:

    - Giờ chỉ cần chứng minh em là cháu ngoại ông Tuân là cháu Cẩm sẽ được quay lại trường phải không?

    Lúc này Hảo mới nhẹ nhàng tham gia:

    - Có hai cách để chứng minh lý lịch của Cẩm hoàn toàn hợp lệ. Cách thứ nhất là làm sáng tỏ việc ông Hoàng Đình Lân không dẫn đường cho Pháp đánh tập hậu trận địa pháo ở thị trấn năm 1953, nghĩa là không có nợ máu với nhân dân thì việc ông từng bị Pháp bắt lính vào Quân đội quốc gia Việt Nam cũng không phải là vấn đề. Cách thứ hai là phải tìm được bà nội thực sự của Cẩm, chứng minh Cẩm thực ra là hậu duệ của liệt sĩ Nguyễn Viết Tuân đây.

    Bác Lũy ngập ngừng:

    - Chuyện xảy ra đã hơn 60 năm, người đều đã khuất cả chứng minh chỉ dựa vào lời nói sao được.

    Cẩm suy tính một lúc rồi cất lời:

    - Việc dễ nhất có thể làm ngay là lần theo lý lịch của liệt sĩ Nguyễn Viết Tuân. Xưa kia cụ là liệt sĩ thời chống Pháp, lại hy sinh ngay tại quê hương nên chắc chắn hồ sơ còn lưu ngay tại tỉnh. Có hai nơi phải đến là ra xã và Sở Lao động thương binh xã hội để tìm ra ai đang là người nhận trách nhiệm hương hỏa hàng năm, người đó chắc chắn là họ hàng của tôi và sẽ biết bà Hòa.

    Hảo nhướn chân mày nhìn Cẩm hỏi:

    - Tìm ra rồi thì cậu định làm gì tiếp theo?

    - Vẫn phải tìm bà Hòa để chứng minh bố tôi là con đẻ của bà.

    - Nếu không thể tìm được hoặc bà Hòa đã không còn thì sao?

    - Thế thì phải chứng minh ông nội không phải Việt gian.

    - Đó, vẫn là hai hướng tôi đã nói ban nãy. Mà cậu sướng thật vì có anh Khiêm tính cho cả rồi. Làm ơn bật ngay điện thoại lên gọi cho anh ấy đi, anh Khiêm đang tăng cường cho chuyên án đặc biệt về an ninh mạng ở khu vực Tây Nam Bộ nên không thể ở lại Hà Nội lâu. Hai ngày bay ra đây cũng chỉ chạy lo chuyện của cậu thôi đấy.

    - Anh Khiêm ra Hà Nội ư?

    Bác Dung bèn nói:

    - Ba ngày trước Khiêm đã tìm đến nhà gặp bác, lúc ấy bác mới biết chuyện Cẩm bị buộc thôi học, cậu nhóc tuổi trẻ tài cao này thực sự khiến bác khâm phục.

    Lại nhìn sang Hảo, bác nói tiếp:

    - Nhờ sự giúp đỡ của cháu Hảo đây mà các bác còn được biết thêm nhiều chuyện về ba, hôm nay Hảo về cùng chúng ta cũng vì muốn trực tiếp nói cho cháu biết câu chuyện, sau đó cháu phải tự thực hiện nốt phần còn lại.

    Nhìn phần hương đã cháy được phân nửa, bác Dung quỳ trước mộ ông Tuân cầu xin ông phù hộ để Cẩm tìm ra sự thật, để gia đình tìm lại được chị Hòa. Bỗng một trận gió mạnh từ ngoài sông thổi vào xoáy tung tầng lá khô lên không trung, bát hương bốc cháy ngùn ngụt như bó đuốc. Cho đến khi chỉ còn trơ lại chân hương thì gió tắt, lửa cũng tàn theo. Có gì đó kì ảo như bao trùm không gian, mọi người đều cảm thấy đây không chỉ là sự tình cờ, có lẽ ông Tuân đã hiển linh chứng giám lời cầu khấn của bác Dung.

    * * *

    Cả nhà hạ lễ ra về, Cẩm tắt nguồn điện thoại suốt hai tuần nay nên có muốn gọi cho Khiêm ngay cũng không được. Về đến nhà cô lao lên phòng cắm sạc cho máy rồi chạy xuống sắp xếp cơm cúng cùng mọi người. Mâm cơm cúng nhà đã dâng lên, cả nhà ngồi lại phòng khách nghe Hảo trao đổi.

    - Theo sự điều tra của anh Khiêm thì người đồng đội đi cùng ông Tuân trong đêm hôm đó hiện nay vẫn còn sống, chỉ có điều anh chưa kịp đến gặp ông ấy thì đã phải bay gấp vào Nam để đánh án cho kịp kế hoạch của tổ chức. Thông tin về ông ấy đã có nhưng có vẻ như gặp ông ấy không dễ, vì lý do đó anh Khiêm mới nhờ cháu.

    Thực ra vụ việc này không còn là chuyện cá nhân của Cẩm nữa, mà nó liên quan đến tình hình an ninh chính trị nội địa. Đặc biệt nhân vật tố cáo kia đã qua mắt được cả bộ phận xác minh của nhà trường thì không phải thế lực đơn giản.

    Nói cách khác, vụ này có sự nhúng tay của thế lực phản động đứng sau một tổ chức tôn giáo mới nổi lên tại vùng này. Chú Bình, chú thử nghĩ xem cô chú có từng dây dưa gì với tổ chức tôn giáo lạ hay không?

    Bố mẹ Cẩm giật thót mình, mẹ cô ngập ngừng nhìn các bác:

    - Cách đây chừng nửa năm em đau đầu không dứt, đi khám chụp chiếu không ra bệnh, mà lúc nào lên cơn đau cứ thấy trời đất quay mòng mòng đứng không vững. Lúc đấy trong thị trấn mọi người mách lên đền Chúa Rừng kêu cầu. Không ngờ lên xin thuốc ở đấy vài lần lại khỏi nên em cũng cúng tiến vào đền kha khá tiền. Đến khi anh nhà em cứ quanh năm bị nhiệt miệng loét sâu đau đớn, uống kháng sinh được một vài tuần lại tái phát, đi lấy thuốc trên đền Chúa Rừng cùng khỏi. Từ đó vợ chồng em có tham gia đều các khóa lễ và cúng tiến để xây thêm hậu cung cho đền. Cũng vì thế hai vợ chồng được gặp một người tự xưng là "Sứ giả của Chúa", người này cho chúng em biết Chúa Rừng sắp giáng thế và nơi ngài chọn làm dinh ngự là tại Thung Sơn đây. Sứ giả muốn vợ chồng em cung tiến mảnh đất 150 mét vuông tại Thung Sơn để xây dinh chúa và toàn tâm toàn ý theo ngài để được trường thọ. Tức là ngoài thờ đức Chúa Rừng không được phép thờ cúng thắp hương bất kỳ đối tượng nào khác, kể cả tổ tiên cha mẹ.

    Nghe đến đoạn này vợ chồng em sợ quá, chúng em đến lễ bái với tâm tưởng "có thờ có thiêng" chứ không tín hoàn toàn, hơn nữa còn không được ảnh hưởng đến chuyện học hành, tương lai của các cháu. Thế là chúng em kiên quyết dừng lại, khi ấy Sứ giả cũng đe dọa chúng em sẽ phải trả giá và nhiều thứ đáng sợ lắm.

    Bác Hải cau mày đập mạnh tay xuống bàn:

    - Chú thím thật là..

    Bác Lũy trầm ngâm hỏi:

    - Cậu mợ thấy dân thị trấn mình theo có đông không?

    - Rất đông, nhiều người còn về dỡ bỏ bàn thờ, đập bát hương tổ tiên để thờ Chúa Rừng, có gia đình tan nát vợ chồng cãi chửi nhau. Mà còn cả người nơi khác về lễ đông lắm, họ đều có bệnh đến kêu cầu thấy thuyên giảm nên tin theo.

    Hảo lên tiếng:

    - Cô chú còn viên thuốc nào lấy ở đền Chúa Rừng không?

    - Không cháu ạ, họ cho thuốc uống chỉ 1 tuần, dặn uống hết, uống đủ mới khỏi nên hồi đó cô chú dùng hết cả rồi.

    - Giờ cháu tóm tắt nhanh như này, trong Tây Nam Bộ tổ chức này đã lan rộng bám chân rết ở nhiều nơi. Thứ thuốc họ cho tín đồ uống thực chất cũng là Tây y tán ra rồi cô lại với đường, mật ong, thậm chí còn chứa rất nhiều corticoid và thuốc tăng lực khiến các tín đồ thấy khỏi các triệu chứng tức thì, nhưng về lâu về dài rất có hại cho sức khỏe. Nguy hiểm là không chỉ quyên góp tiền từ tín đồ, chúng còn có nguồn tài chính rât dồi dào, có dấu hiệu cát cứ và có lực lượng vũ trang riêng. Đặc biệt là thủ đoạn phá hoại hăm dọa cực kỳ tinh vi với những ai chống đối hoặc từ bỏ tổ chức nhằm ép họ phải quay trở lại bằng được đồng thời lấy đó đe dọa các tín đồ khác.

    Cẩm rùng mình nhìn Hảo:

    - Liệu có khi nào lá đơn tố cáo mình khai gian lý lịch là do họ làm không?

    - Rất có thể, đơn nặc danh nhưng lại có chứng cứ khá tin cậy nên nhà trường mới xác minh, mà khi xác minh thì theo cậu sẽ về đâu?

    - Về hai nơi mà mình nói lúc này phải không? Là chính quyền xã và Sở Lao động thương binh xã hội.

    Suy nghĩ lóe lên trong đầu Cẩm, cô quay sang hỏi mẹ:

    - Mẹ, cán bộ xã ở đây có ai theo đạo này không?

    - Có, không biết có theo hẳn không, nhưng mẹ có gặp tay Hưng địa chính và tay Xuân phụ trách văn hóa đến lấy thuốc cho bố mẹ bị ung thư. Vì thuốc chữa ung thư còn hiệu quả thế nên có mấy cán bộ tỉnh cũng vào lấy thuốc cơ mà.

    Hảo lẩm bẩm:

    - Lạ thật, thuốc gì lại chữa được cả ung thư, phải làm thế nào lấy được thuốc đó đem lên viện Khoa học hình sự của Bộ Công an nhỉ.

    Bác Hải hỏi Hảo:

    - Hãy để bác đến xin thuốc, bác rất ít về quê nên cán bộ xã ở đây chẳng ai biết, bác lấy một cái tên khác là được.

    Mẹ Cẩm bèn nói:

    - Nhưng anh ơi, họ yêu cầu mang các xét nghiệm chụp chiếu đến cho họ xem rồi mới cho thuốc cơ.

    Anh Cương lên tiếng:

    - Việc này cháu thiết kế được mợ ạ, để cháu xin đứa bạn bệnh án của bố nó đang chữa ung thư phổi, bảo nó gửi qua Zalo sau đó mình đem in ở đây là được.

    Hảo đứng lên nói với cả nhà:

    - Mọi người khoan đã, anh Khiêm đã dặn chúng ta không được mạo hiểm đi vào đền thờ Chúa Rừng, vì nếu họ đã có hẳn thông tin từ đời ông nội Cẩm thì chắc chắn cũng điều tra cả gia đình mình rồi. Ngay chiều nay anh Cương hãy đưa em và Cẩm ra phòng An ninh điều tra để trình báo và cung cấp những thông tin mà chúng ta vừa thu thập được. Các trinh sát chắc chắn đã mật phục nằm vùng trong này, họ sẽ xâu chuỗi lại để tìm được chứng cứ nhanh nhất.

    Quay sang Cẩm, Hảo nói:

    Tôi đã xin nghỉ 2 ngày nên sẽ đi cùng cậu tìm một người, chỉ cần ông ấy chịu giúp chúng ta sẽ chứng minh được ông Hoàng Đình Lân không liên quan gì đến món nợ máu năm ấy. Anh Khiêm dặn chỉ cần làm thế thôi, còn ban chuyên án của tỉnh đã có kế hoạch hành động rồi, chúng ta không nên manh động kẻo bứt dây động rừng.

    * * *

    3. Ăn trưa xong, Hảo theo Cẩm lên phòng nghỉ ngơi. Cẩm tranh thủ lúc cô bạn còn lúi húi trong nhà tắm, bèn rút điện thoại nhắn cho Khiêm. Cô sợ anh đang nghỉ trưa nên chỉ nhắn tin. Không ngờ anh lập tức gọi lại. Gần nửa tháng không liên lạc Cẩm hồi hộp, mong chờ xen lẫn cả hạnh phúc khi đưa tay bấm nghe máy. Bao nhiêu yêu thương, dịu dàng đều dồn cả vào giọng nói.

    - Anh à, em nghe đây.

    Giọng anh khàn khàn mệt mỏi nhưng dường như cũng vỡ òa:

    - Có biết anh đợi suốt từ sáng không, sao Hảo báo đã về đến nơi lâu lắm rồi mà giờ mới chịu gọi cho anh?

    - Điện thoại hết pin, đi ra mộ cụ Tuân về em mới sạc.

    - Ừ, không được gặp em anh cũng sắp hết pin rồi đây này.

    Cẩm khúc khích, anh vẫn thích trêu cô bất chấp mọi hoàn cảnh như thế. Khiêm dặn dò lại Cẩm như những gì Hảo đã truyền đạt. Anh cũng giải thích vì Cẩm tắt máy nên anh phải nhờ Hảo đích thân về nhà cô, hơn nữa việc xin giấy giới thiệu của trường và của Bộ cũng phải nhờ tác động lớn từ bố và anh trai Hảo. Anh dặn cô phải cùng bố và các bác tìm lại tất cả giấy tờ, hồ sơ lý lịch của ông nội Hoàng Đình Lân, đặc biệt các tài liệu liên quan đến khoảng thời gian ông bị Pháp bắt lính, thời gian đi cải tạo và thời gian trở về quê hương. Sau đó đến nơi ở của đại tá Hồng Hải tại đầm Liên Hương, cách thị trấn chừng 30 cây số. Có một lá thư tay của tướng Phạm Thắng anh đã chuyển cho Hảo, chỉ cần đưa lá thư ấy sẽ được cụ Hồng Hải đồng ý gặp.

    Còn muốn nói nhiều nhưng Khiêm phải kìm chế lại để Cẩm nghỉ trưa, anh hẹn sẽ bay về gặp cô ngay khi chuyên án anh đang tham gia kết thúc.

    Buổi chiều, Cương lái xe đưa Cẩm và Hảo ra công an tỉnh. Trong lúc đợi hai cô gái vào bên trong, anh rút điện thoại ra xử lý công việc. Công ty anh đang đợt cao điểm nhập tích trữ hàng hóa đón mùa hè sắp tới mà anh lại đi vắng, không có anh thúc đẩy báo cáo doanh số cuối ngày cũng có suy giảm chút ít. Nhưng từ hôm Khiêm đến nhà gặp mẹ anh, rồi lại gặp Hảo tự nhiên anh bị thu hút bởi những con người trẻ tuổi và tràn đầy hào sảng ấy. Câu chuyện lại liên quan trực tiếp đến ông ngoại và em mình nên Cương cố gác bớt công việc lại để đưa các cô gái đi trong ngày.

    Chừng một tiếng sau thấy Cẩm và Hảo bước ra. Vì còn sớm nên họ quyết định đi tìm gặp đại tá Hồng Hải. Cương tìm trên google map khu đầm Liên Hương rồi điều khiển xe theo chỉ dẫn. Càng đi Cẩm càng phát hiện khu đầm này thực chất là phần uốn khúc của dòng sông xưa kia.

    - Có lần bác Dung kể khi bác còn nhỏ đây chính là khúc sông ngay dưới chân dãy núi, nơi này từng có rất nhiều xác chết trôi về và mắc lại. Nhưng khi dòng sông đổi dòng dịch chuyển hơn về phía Nam thì toàn bộ khu này biến thành đầm nước. Người dân không ai dám ở đó nên khu đầm nhiều năm vẫn hoang sơ với toàn sen, súng và các loài chim trời cá nước trong tự nhiên sinh sống.

    Nghe thấy cô em nói đây là nơi nhiều xác chết mắc lại làm Cương rợn tóc gáy, anh mấp máy:

    - Cô đừng kể nữa, anh đây không sợ giang hồ, không sợ đầu gấu đầu mèo nhưng nghe đến ma là hãi. Mà trời đang về chiều rồi, lát nữa mà ở đây đến lúc tối trời có khi nào gặp ma không?

    Hảo ngồi bên ghế phụ liếc thấy Cương có vẻ sợ hãi bèn nói:

    - Đổi xế đi, anh ngồi ra sau để Cẩm lên ghế phụ nhìn bản đồ giúp em.

    - Em lái được không, xe này số sàn khó đi lắm. Cứ yên tâm ngồi đấy anh sẽ đưa các cô đến nơi an toàn.

    Rồi Cương làu bàu:

    - Chả hiểu ông đại tá thấy cái nơi khỉ ho cò gáy này có gì hấp dẫn nữa.

    Có một ngã rẽ từ đường lớn đi vào khu đầm rộng lớn, đi chừng hai cây số thì tới ngã ba, một bên là con đường đất cỏ mọc xanh rì, một bên là đường bê tông nhìn rất mới. Mũi tên trên bản đồ tiếp tục chỉ rẽ vào con đường bê tông nên Cương không do dự đánh lái theo. Con đường này tuy nhỏ chỉ vừa đủ cho chiếc xe con 5 chỗ nhưng mặt đường được đổ bê tông sạch sẽ chứng tỏ nơi đây không quá hoang vu. Thời điểm này là tháng 3 nên mầm sen vẫn đang ngủ sâu dưới bùn, chỉ có lác đác màu hoa súng tím và thân ảnh trắng muốt của các loài cò vạc đang kiếm ăn trên mặt đầm. Vì bốn bề xung quanh đều là mặt nước nên rất dễ quan sát thấy có một khu nhà thấp thoáng phía chân núi.

    Cả ba thấy vô cùng kì lạ khi điểm cuối của con đường bê tông lại dừng lại ngay giữa đầm. Bước xuống xe quan sát, từ chỗ họ đứng chỉ cách khu nhà chừng một trăm mét nhưng không có cầu chỉ có hệ thống cọc gỗ đóng cách đều nhau khoảng 1 mét trải đều khắp mặt nước. Hảo quan sát tình hình rồi nói:

    - Có vẻ đây là nơi luyện tập võ nghệ chứ không đơn giản là đường vào nhà.

    Cẩm trầm ngâm:

    - Nhưng cũng không phải trận pháp Mai hoa thung vì cách sắp xếp các cọc gỗ không hề theo quy tắc 5 hướng.

    Cương sốt ruột nhìn hai cô gái:

    - Ôi, thung với theo gì hai bà cô ơi, gần 5h rồi, phải tìm cách vào được khu nhà gặp ông đại tá kẻo tối đến nơi mất.

    Nhìn sang bên kia đầm nước, là cánh cổng bằng gỗ rất lớn, hai bên cây cối mọc um tùm. Như vậy đây chính là lối vào ngôi nhà rồi, Cẩm và Hảo quyết định vượt bãi cọc. Thấy Hảo tháo bốt xách trên tay, Cương hốt hoảng:

    - Hai em định nhảy qua bãi cọc này hả?

    - Đúng vậy, anh đi cùng chúng em hay chờ ở đây?

    Trời đang về chiều mà bắt anh đứng chờ một mình giữa khu đầm mênh mông thế này khác nào đánh đố. Cương nghiến răng tháo giày chuẩn bị theo hai cô gái. Dù các cọc đóng cách nhau khoảng chừng 1 mét, sải chân của anh chàng cao 1, 8 mét như Cương thừa sức bước, nhưng anh vốn đang run rẩy vì không khí lạnh lẽo, u tịch nơi đây nên cứ rón rén vừa giữ thăng bằng vừa nắn nót di chuyển từng bước. Đầu Cương không ngừng tưởng tượng cảnh nếu lỡ có trượt chân rơi xuống đầm sẽ có vô vàn cánh tay trần trụi vươn lên từ mặt nước tóm ngay lấy anh. Hai cô gái nhảy nhót một hồi đã sang tới bờ bên kia quay lại nhìn Cương chật vật được nửa đường. Hai cô cười khanh khách động viên anh và không quên rút điện thoại quay lại cảnh anh chàng giám đốc đẹp trai oai phong đang vã mồ hôi vượt bãi cọc.

    Cương chưa kịp hoàn hồn vừa xỏ lại đôi giày thì cánh cửa gỗ kêu kèn kẹt rồi từ từ từ hé mở. Năm thanh niên trạc tuổi Cẩm và Hảo xuất hiện trong bộ võ phục màu đen, họ nhanh chóng dàn thế trận chuẩn bị tấn công cả nhóm. Ba người tựa lưng vào nhau thủ thế trong vòng vây. Cẩm hô to:

    - Chúng tôi không phải người xấu, chúng tôi đến vì có việc xin được gặp đại tá Hồng Hải.

    Những người kia vẫn không nói gì, Hảo và Cẩm nhận thấy họ không hề có sát khí nhưng dường như cũng không có cảm xúc, cứ lầm lì chuẩn bị tấn công. Rất nhanh chóng ba người áo đen xông vào trước. Chỉ bằng vài đòn họ đã tách nhóm của Cẩm ra thành đấu riêng lẻ. Về cơ bản các đòn thế không quá hiểm hóc và có vẻ họ cũng không tung hết lực, Cẩm và Hảo thấy chỉ như các bài tập đối kháng tại trường. Thậm chí đôi bốt đế cứng của Hảo đã khiến đối phương xược một tia dài rớm máu trên gò má.

    Bên cạnh hai cô gái, sau một hồi chống trả lung tung theo kinh nghiệm đánh lộn hồi học sinh Cương đã bị quật ngã bởi một cú gạt chân. Hảo thấy vậy bèn bất ngờ tung một cú đá vòng cực mạnh vào ngực đối thủ của mình rồi nhanh chóng chạy lại đỡ Cương. Không ngờ người thanh niên vừa quật ngã Cương lại không có ý đánh tiếp, cậu ta nhanh chóng di chuyển về chỗ hai người kia đứng quan sát tình hình. Cẩm cũng sốt ruột muốn nhanh kết thúc trận đấu, cô dồn lực tấn công liên hoàn bằng các đòn đá đẩy người áo đen lùi dần sát mép nước, đến lúc anh ta không thể trụ nổi trước sự dồn ép của Cẩm bèn bật nhảy lên cọc gỗ đứng thủ thế.

    Người áo đen cao lớn nhất vẫn đứng quan sát nãy giờ chợt lên tiếng:

    - Tất cả dừng lại.

    Bốn người kia ngay lập tức di chuyển về đứng ngang hàng với người vừa ra lệnh. Cương có vẻ hơi đau sau khi ăn no đòn bèn cau có:

    - Tại sao chưa nói năng gì đã đánh người vậy, ông đại tá ra lệnh cho các cậu làm thế phải không?

    Người áo đen không trả lời câu hỏi của Cương, anh ta nhìn về phía hai cô gái vừa đánh áp đảo người của mình rồi hỏi:

    - Vì sao các vị lại đột nhập vào nhà chúng tôi?

    Ba người ngơ ngác vài giây, Cẩm chỉ về phía cánh cổng gỗ và lên tiếng:

    - Chúng tôi xin lỗi nếu gây hiểu lầm, nhưng chúng tôi quả thật còn chưa lại gần cánh cổng.

    Giọng người áo đen thả lỏng hơn:

    - Nơi các vị đang đứng là sân sau của nhà chúng tôi, người ngoài không ai đến đây bằng đường này. Cổng vào ở phía Đông quay mặt vào dãy núi phía bên kia.

    Cương nhìn theo hướng tay anh ta rồi ồ lên:

    - Lúc nãy anh đã ngờ ngợ con đường đất ở đoạn ngoài rồi, đúng là không thể tin hết vào anh Google map được.

    Sau khi Hảo nói cô được tướng Phạm Thắng cử đến, những người áo đen yêu cầu họ đứng đợi để vào báo tin. Chừng năm phút sau, cậu thanh niên nhỏ nhất chạy ra thông báo:

    - Xin mời các vị đi theo tôi.

    Rồi anh ta ngoảnh lại nói với bốn người áo đen còn lại:

    - Ông dặn các anh cứ tiếp tục luyện tập thêm chừng một giờ đồng hồ nữa.

    * * *

    Ba người được dẫn qua lần lượt khu nhà bếp, dãy phòng ở, khu vườn rau, rồi lại băng qua sân gạch đỏ khá rộng. Những công trình này được xây đơn giản không khác gì nhà ở thông thường. Cuối cùng mới đến khu nhà gỗ được xây theo lối xưa. Bước chân cậu bé áo đen dẫn đường đang nhanh thoăn thoắt cũng phải chùng lại bước chậm rãi lên bậc tam cấp và bậu cửa rất cao. Bên trong nhà một ông cụ râu tóc trắng tinh đang ngồi ở bộ bàn ghế gỗ đen bóng, ba người đồng thanh cất tiếng chào khi vừa nhìn thấy ông.

    Ông cụ cất giọng vang rền:

    - Tại sao người thì chào ta là cụ, người lại chào bằng ông?

    Cẩm chủ động hướng luôn vào mục đích tìm đến nên giải thích:

    - Dạ thưa cụ, vì con là cháu gái của cụ Nguyễn Viết Tuân người bị thực dân Pháp giết hại gần hang Gió năm xưa. Cụ là bạn chiến đấu của cụ ngoại con nên con chào như vậy có được không ạ.

    Ông cụ đứng phắt dậy, dáng người cao lớn:

    - Cháu gái anh Tuân ư? Con là cháu của Hòa phải không? Trời ơi, cháu Hòa còn sống phải không, giờ Hòa đang ở đâu?

    Mọi phòng bị đều được xóa tan, ông cụ tiến lại gần đặt hai tay lên vai Cẩm, Cẩm cố gắng giữ vẻ mặt trung dung nhất lễ phép nhìn ông. Ông cụ kêu lên:

    - Giống lắm, đây đúng là khuôn mặt của anh Tuân rồi, khi cháu Hòa còn bé cũng có gương mặt y như đúc thế này. Vậy là vợ chồng Lân đã nuôi dưỡng cháu Hòa trưởng thành yên ổn phải không?

    Hảo cất lời:

    - Thưa cụ, rất tiếc là bà Hòa đã mất tích từ năm 1972. Câu chuyện dài và phức tạp nên xin cụ hãy đọc lá thư của bác Phạm Thắng trước, nếu cụ khó nhìn thì cháu có thể đọc cho cụ nghe ạ.

    Nghe đến tên Phạm Thắng, đại tá Hồng Hải bình tâm lại. Phạm Thắng vừa là cấp dưới, vừa là học trò của ông năm xưa, cũng về hưu đã lâu và thi thoảng con cháu lại đưa về đầm Liên Hương thăm ông. Ông bảo ba người ngồi xuống ghế cùng mình. Ông cụ đã hơn 90 tuổi nhưng da dẻ vẫn hồng hào, mặc dù trong phòng chỉ có ánh sáng của một chiếc bóng tuýp nhưng cụ vẫn tự mình đọc hết lá thư được đánh máy dài hơn ba mặt giấy A4. Trong thư đã tóm tắt về tình trạng lợi dụng tín ngưỡng của người dân miền núi để thành lập tổ chức có vũ trang, sử dụng các loại thuốc có chứa corticoid chữa bệnh.. để lấy lòng tin của người dân. Nguy hiểm nhất là tổ chức này có hành vi trả đũa những người rời bỏ hoặc không nghe theo sự chỉ đạo của chúng. Lá thư nhắc đến vụ việc ông Hoàng Đình Lân bị tố cáo là Việt gian, tố cáo cháu nội ông Lân là Hoàng Tú Cẩm khai gian lý lịch.

    Ba người tiếp tục kể câu chuyện về thân thế của Cẩm và những hoạt động thờ Chúa Rừng đang diễn ra tại thị trấn cho ông Hồng Hải nghe. Ông cụ đập bàn giận dữ:

    - Bậy bạ hết sức! Hoàng Đình Lân thậm chí còn có công rất lớn, tin tức về trận càn quét hai ngày sau là do Lân cung cấp cho quân ta. Suốt nhiều năm nhân dân Dương Khê dốc lòng hỗ trợ bộ đội ta trấn giữ cứ điểm khiến Pháp không thể sử dụng được tuyến đường chiến lược nối giữa vùng đồng bằng Đông Bắc Bộ với chiến trường Tây Bắc vì thế chúng âm mưu xóa sổ luôn dân cư thị trấn. Vốn dĩ Lân muốn từ bỏ hàng ngũ địch ngay nhưng ta và anh Tuân đã động viên cậu ấy ở lại để cung cấp thêm thông tin của địch cho quân ta. Tên việt gian thực sự dẫn đường cho Pháp là Chính Chương, kẻ mà sau này tự tay ta đã giết chết hắn để trả thù cho anh Tuân.

    Ông cụ kể khi còn bé, trong một lần leo núi tìm hái quả sim rừng ba cậu bé khi ấy là ông Tuân, ông Hồng Hải và Chính Chương đã tìm ra con đường bí mật để vào thị trấn mà không cần đi qua con đường độc đạo ven sông nữa.

    - Chỉ cần leo đến lưng chừng núi sẽ có một hang nhỏ được che kín bởi cây lá um tùm. Chúng ta đã từng tìm tất cả những gì bằng cao su để đốt lấy ánh sáng khi chui vào bên trong. Hang rất hẹp chỉ ai nhỏ người mới luồn qua được và chạy dài đến tận khu núi Ba cô tiên. Nếu đến chân núi Ba cô tiên thì thị trấn đã ngay trước mắt. Lối đi này chỉ có ba chúng ta biết và khi ấy chúng ta thân nhau lắm. Không ngờ sau này Chính Chương phản bội chúng ta làm tay sai cho Pháp.

    Năm đó vì sự cố kĩ thuật nên không thể liên lạc với chỉ huy trung đoàn đóng trong trấn bằng vô tuyến điện, ta và anh Tuân xung phong đi đưa tin trong đêm về việc trận địa pháo đã bại lộ và cuộc càn quét sắp tới của giặc vì chúng ta tin rằng không ai biết về con đường bí mật ấy. Thời điểm anh Tuân đánh lạc hướng Pháp cho ta chạy thoát, ta đã cố liều vượt qua hang xuyên lòng núi, bọn Pháp không dám đuổi theo vì chúng to lớn có chui vào cũng không di chuyển được. Hang vừa zích zắc vừa có những khe nhỏ thông lên cao nên chúng có bắn xối xả, ném lựu đạn vào ta cũng vẫn chạy thoát. Sau đó ta thoát ra khỏi cửa hang ở chân núi Ba cô tiên và lẩn ngay vào rừng trước khi Chính Chương dẫn quân Pháp đuổi đến nơi.

    - Lối đi bí mật ông vừa kể chính là hang Gió phải không ạ?

    - Đúng thế, sau này độc lập chính quyền đã xây bít cửa hang vì nó quá nguy hiểm với những ai tò mò muốn khám phá.

    Có rất nhiều chuyện Cẩm và Hảo muốn hỏi thêm nữa nhưng ngoài trời đã tối mịt, Cương sốt ruột hỏi ông cụ:

    - Ông ơi, vậy ông có cách nào chứng minh ông ngoại cháu không phải Việt gian không? Hiện nay chưa thể tìm lại được bác Hảo nên cũng chưa có bằng chứng để em Cẩm được quay trở lại trường.

    - Toàn bộ sự việc vẫn được lưu tại kho lưu trữ của Binh chủng ta. Lúc ta và anh Tuân bị chặn thì Lân vẫn đang đóng quân tại Hà Nội, tiểu đoàn của cậu ấy lúc đó có lệnh chuẩn bị hành quân lên Điện Biên.

    Ông cụ nói chậm rãi nhưng đầy tin cậy:

    - Các con yên tâm, ta sẽ đích thân xử lý việc này, bản thân ta đã là một nhân chứng sống chưa kể chuyện còn liên quan đến một loạt cán bộ từ xã đến tỉnh, thậm trí chính cán bộ được cử đi xác minh chuyện của con cũng cần được xem xét. Ngày mai ta sẽ trở lại Hà Nội.

    Chuyện chính đã xong, ông cụ không ngừng khen hai cô gái có lối chiến đấu rất linh hoạt uyển chuyển. Cương ngạc nhiên thắc mắc:

    - Sao ông biết ạ? Cháu tưởng lúc đó chỉ có ba đứa tụi cháu và mấy cậu áo đen ở đó thôi.

    Ông cụ cười khà khà chỉ về màn hình lớn sau lưng Cương:

    - Thằng cháu út của ta đã cho lắp hệ thống camera khắp nơi, chủ yếu để chúng giám sát ta đấy, nhưng nhờ thế ta có thể thấy mọi ngóc ngách của khu nhà. Đòn thế của con có kết hợp nhiều cú đánh bằng cùi chỏ, đầu gối và kĩ thuật đánh bàn tay mở của Karatedo, còn con – ông lại nhìn sang Hảo - đòn đá của con là kĩ thuật của Taekwondo nhưng lối đánh chủ yếu là những miếng rất hiểm của võ cổ truyền, nếu lúc nãy con dùng lực mạnh hơn e là mấy cậu bé của ta sẽ cực kì chật vật.

    - Vâng, cụ thật tinh tường, ở trường ngoài học võ chính quy con và Cẩm có tham gia thêm các câu lạc bộ võ thuật. Khi nãy các bạn áo đen cũng không hề có ý đả thương chúng con.

    Ông cụ quay sang Cương hỏi:

    - Còn chàng trai này, cháu nói có một công ty riêng phải không? Khá lắm, có tài kinh doanh giống ông ngoại khi xưa. Nhưng cháu nên giành thời gian rèn luyện võ thuật điều đó giúp bồi dưỡng nhiều phẩm chất dưỡng tinh, trí, thần để phát triển chính công việc của cháu. Chả lẽ sau này đi đâu cũng để hai cô bé này xông pha đi trước.

    Cương gãi đầu cười xấu hổ:

    - Vâng, ông nói rất phải ạ, cháu sẽ bố trí thời gian luyện tập, khi nào có dịp cháu xin phép đến đây ông dạy cháu thêm nhé.

    - Ha ha, nhất trí, chỉ cần còn sống ta sẽ luôn chào đón các cháu.

    Câu chuyện trở nên gần gũi tự nhiên hẳn, dù đã hơn 90 tuổi nhưng phong thái của ông cụ rất hào sảng, hiền từ và tinh anh. Cụ chia sẻ nhiều kiến thức võ học với Cẩm và Hảo, ngoài việc kết hợp tinh hoa của các môn phái với võ cổ truyền dân tộc ông cụ còn say mê việc khám phá cách điều khiển các dòng năng lượng trong cơ thể.

    Ngoài trời đã tối đen như mực, không khí lạnh của đá núi và hơi nước càng khiến người vốn sợ ma như Cương thấy bồn chồn, trong đầu nghĩ đến cảnh lát nữa phải lùi xe tới mấy km giữa khu đầm lãnh lẽo mà thấy ngại. Cương hỏi ông đại tá:

    - Ông ơi, sao ông lại chọn sống giữa khu đầm vắng vẻ lạnh lẽo này? Cháu tưởng người già nào cũng thích sống quây quần cùng con cháu?

    Ông cụ nhấp ngụm nước trà, đôi lông mày trắng phau hơi nhíu lại hiện rõ nét phiền muộn:

    - Chuyện của ta cũng phức tạp không thể kể hết trong buổi hôm nay. Ta buồn các con của mình vì chúng có quyền và có thể can thiệp được nhiều việc giúp nhân dân nhưng chúng lại sợ đụng chạm, sợ ảnh hưởng đến con đường thăng tiến của mình.

    Khi ta trở về từ chiến trường Tây Nam Bộ và nghỉ hưu cũng từng ở với người con cả tại Hà Nội, đúng thời điểm đó thì có chủ trương mở rộng con đường liên tỉnh đi qua trấn Dương Khê, nhiều người dân đến gặp ta kêu cứu vì đất họ đổ bao mồ hôi công sức khai hoang từ trước khi Mĩ ném bom miền Bắc lần một, nay làm đường lấy vào bị quy hết thành đất thổ canh. Ta đã cùng họ tìm lại bản đồ in trước năm 1975, rồi lên tiếng nhờ các con khi ấy còn đang công tác ở trung ương. Nhưng chúng từ chối ta, chúng bảo xã đã thực hiện đúng chủ trương của tỉnh, nên đền bù thế là đúng, kiện cáo chỉ mất thời gian, chúng ngăn cản không cho những người dân nghèo tìm đến ta nữa.

    Thở dài một lát ông cụ nói tiếp:

    - Cả đời lính ta đã chiến đấu giữ độc lập cho dân tộc, đánh Pháp, đánh Mĩ, đánh Pôn pốt ta đều không nản vậy mà khi giành được hòa bình rồi lại không bảo vệ được quyền lợi cho người dân ngay tại quê hương mình. Từ đó ta về đây sống không muốn quan tâm gì nhiều đến thế sự, hàng ngày nghiên cứu võ công và khám phá sự chuyển động của các dòng năng lượng trong cơ thể với thiên nhiên. – Ngừng lại hồi lâu ông cụ trùng giọng - Ta cũng có niềm tin rằng thân xác anh Tuân xưa kia có thể được giữ lại ở khu đầm này.

    Cẩm nắm được nhiều thông tin về vụ khiếu kiện đất đai ở thị trấn, cô bèn lập tức lên tiếng:

    - Thưa cụ, vụ việc cụ vừa nói đã lắng xuống hơn chục năm nay, những người có liên quan năm đó cứ tưởng về hưu là hạ cánh an toàn. Nhưng công cuộc chống tham nhũng đang được khơi dậy mãnh liệt những năm gần đây, con được biết cựu bí thư xã, cán bộ địa chính xã và một số cán bộ tỉnh có liên quan đến dự án mở đường năm đó hiện đã bị cơ quan điều tra bắt giữ.

    Ông cụ nhắm mắt hít một hơi thật sâu rồi cảm thán:

    - Đúng là lưới trời tuy thưa mà khó lọt, nếu Chính phủ vẫn biết lắng nghe ý kiến của nhân dân thì đó chính là phúc đức của nước Nam ta.

    Rồi ông cụ đàm luận sôi nổi với hai cô gái về vấn đề người trẻ thờ ơ với lịch sử sẽ là nguy cơ để các thế lực thù địch kích động, giật giây. Những vụ việc gây khiếu kiện kéo dài cũng dễ làm suy yếu lòng tin của nhân dân vào chính quyền, đó là miếng mồi ngon cho bè lũ phản động lôi kéo. Cương như người thừa giữa cuộc trò chuyện, bụng anh sôi sùng sục đã lâu, lại bị cái lạnh của đầm nước tỏa lên khiến chân tay bủn rủn. Anh hỏi ông cụ:

    - Ông ơi, cháu đói quá, ông cho cháu ăn trực bữa tối nay được không, chứ giờ cháu chẳng còn sức lái xe về nhà nữa.

    Ông cụ cười ha hả rồi bấm điện thoại bàn dặn người làm chuẩn bị cơm khách, sau đó ông dẫn nhóm của Cẩm quay ngược lại khu nhà ăn gần sân sau nơi mà họ đã đi qua khi nãy. Vừa đi ông cụ vừa kể về 5 người thanh niên áo đen, họ đều đang học nghề ở trường Trung cấp ngoài tỉnh. Hằng ngày ngoài lúc đi học họ luyện tập võ nghệ và tham gia các công việc dọn dẹp tại khu nhà.

    - Ta đưa chúng về từ các trại trẻ mồ côi trong tỉnh, chúng có dấu hiệu là trẻ tự kỉ dạng tăng động, nhưng sau quá trình luyện võ chúng đã tự chủ được mọi hành vi, giải phóng bớt nguồn năng lượng xấu trong cơ thể. Chúng còn có khả năng tập trung rất đặc biệt nên khi luyện thăng bằng và di chuyển trên cọc gỗ còn đạt được tốc độ tốt hơn cả ta.

    * * *

    4 . Đầu óc Cương chẳng thể nhớ hết trong bữa cơm hôm ấy ông đại tá nói chuyện gì với Cẩm và Hảo. Rất may sau đó ông cụ đã cho mấy cậu thanh niên dùng xe máy chở ba anh em từ cổng chính vòng ra xe ô tô đang để ở đường cụt giữa đầm, chứ nếu lại bắt anh nhảy qua bãi cọc trong đêm tối thì thà anh ngủ lại cùng năm anh chàng đen xì kia còn hơn. Ông cụ giải thích khu đầm đang được xây dựng để biến thành khu du lịch sinh thái nên mới có các tuyến đường bê tông dang dở.

    Đến 10 giờ tối anh lái xe đưa hai cô gái về đến nhà Cẩm. Bố mẹ và các bác vẫn thức chờ ba người, ai cũng nóng ruột hỏi về kết quả của chuyến đi. Cương mặc kệ hai cô ngồi lại phòng khách nói chuyện với người lớn, anh mò đi tắm rồi chuồn ngay lên phòng ngủ, hôm nay mệt đến mức không có thời gian kiểm tra doanh số bán hàng cuối ngày nữa.

    Lên đến phòng, Cẩm nhắn tin tóm tắt nhanh tình hình gửi cho Khiêm, lúc lâu sau không thấy anh nhắn lại cô cũng bỏ điện thoại ra mặt bàn rồi đi nghỉ. Nằm bên cạnh Cẩm, Hảo cũng thao thức chưa ngủ được, cô cất tiếng gọi:

    - Này ngủ chưa?

    - Chưa

    - Cậu có thấy vụ khiếu kiện đất cát của 300 hộ khi xưa càng khiến người dân ở đây tôn sùng Chúa Rừng hơn không?

    - Ừ, có thể, khi họ bất mãn suốt mười mấy năm trời, họ đã không còn tin vào những người mang tiếng là nô bộc của nhân dân nữa.

    - Hôm qua đồng chí cán bộ phòng An ninh điều tra có nói vụ việc của cậu giúp họ có hướng tìm thêm được các đầu mối quan trọng của chuyên án. Mình chỉ thắc mắc không biết thuốc chữa ung thư của Chúa Rừng thực chất là gì?

    - Rồi sẽ sáng tỏ thôi, mình đoán có thể đó cũng chỉ là một loại thuốc ức chế tạm thời sự phát triển của các khối u, chỉ cần nắm đủ bằng chứng hoặc chờ thời cơ thích hợp chắc chắn bên An ninh điều tra sẽ đánh án. Mà cảm ơn cậu nhiều nhé, ngày hôm nay đã vất vả vì mình.

    Hảo trở lại ngay giọng lạnh lùng:

    - Khỏi đi, ngay từ đầu tôi đã bảo không phải vì cậu rồi mà.

    Cẩm áy này:

    - Ừ, là vì anh Khiêm phải không, nhưng mình vẫn thấy biết ơn cậu.

    Giọng Hảo nhẹ tênh:

    - Cũng không hẳn vì Khiêm, lúc nhìn anh ấy bơ phờ sau hai ngày bay ra Hà Nội tôi buông bỏ rồi, đó không phải người giành cho tôi, anh ấy chưa bao giờ hướng về phía tôi, nên lần này trở về đây là vì tôi rất hứng thú với câu chuyện về thân thế của cậu. Quả thật cuộc gặp với cụ Hồng Hải chiều nay càng khiến tôi muốn học hỏi nhiều hơn nữa để bảo vệ công lý. Lần sau tôi sẽ lại về đây, cậu đi cùng tôi đến thăm cụ nhé.

    - Nhất trí, còn rất nhiều điều tôi muốn hỏi ông cụ nhất là chuyện cụ nói đã giết tên việt gian trả thù cho cụ ngoại tôi.

    * * *

    Sáng hôm sau Cương đưa các bác và Hảo về lại Hà Nội. Cương tha thiết đặt lịch với Hảo khi nào về thăm ông đại tá anh sẽ đi cùng. Khiêm cũng điện lại cho Cẩm trao đổi tình hình. Anh dặn cô cứ thoải mái đầu óc nghỉ ngơi và chờ đợi thêm chút thời gian nữa, đợi phá xong chuyên án "Chúa Rừng" sẽ sáng tỏ thêm nhiều vấn đề liên quan đến việc xác minh hồ sơ của cô. Cẩm nhẩm tính:

    - Theo lịch thì tuần sau anh kết thúc thực tập đúng không?

    - Báo cáo thủ trưởng, anh được tăng cường đặc biệt cho chuyên án an ninh mạng trong này nên sẽ không theo lịch ban đầu, khi nào kết thúc chuyên án sẽ về trình diện em ngay.

    * * *

    Chờ đợi thêm một tuần thì Cẩm nhận được điện thoại từ nhà trường thông báo Bộ quốc phòng đã gửi công văn khẳng định ông Hoàng Đình Lân không có nợ máu với nhân dân. Mọi chức vụ và vị trí của Cẩm được khôi phục và cô có thể quay trở lại trường ngay. Thông báo chính thức bằng văn bản sẽ được gửi đến địa chỉ nhà cô theo đường chuyển phát nhanh. Như vậy là ông cụ đã xử lý xong việc minh oan cho ông nội Cẩm như đã hứa.

    Dù đã biết về thân thế thật của mình nhưng mọi xưng hô, mọi thứ bậc trong gia đình cô vẫn không có gì thay đổi. Câu chuyện của lịch sử cần làm sáng tỏ nhưng cũng không nhất thiết phải máy móc gò ép khiến mọi người khó xử. Họ vẫn là gia đình của nhau với những kết nối tự nhiên không gì phá vỡ nổi.

    Cẩm trở lại trường học được ba ngày thì sáng sớm bố đã gọi điện báo tin đêm hôm qua Công an tỉnh triển khai lực lượng lớn khám xét khu đền Chúa Rừng. Trong hậu cung đền phát hiện có tầng hầm ăn sâu xuống lòng đất, tại đây tìm thấy không chỉ vũ khí, thuốc men mà còn có tài liệu tuyên truyền về nước của Chúa nơi không có khổ đau, không bệnh tật, không lo cơm áo gạo tiền. Kẻ tự xưng là "Sứ giả của Chúa" bị bắt tại chỗ, ngoài ra còn khá đông tay sai có vũ khí cũng bị khống chế. Bố kể xong còn nói:

    - Đợi em trai con thi học sinh giỏi tỉnh xong, bố mẹ sẽ đi tìm bà nội.

    - Bố mẹ định tìm bà ở đâu?

    - Trước hết cứ đến các trung tâm tâm thần tại miền Bắc đã, nếu không thấy sẽ tìm tiếp đến miền Trung, miền Nam, các bác cũng chia ra đi tìm cùng bố mẹ.

    - Bố từ từ đã, đi như vậy rất mất thời gian mà không hiệu quả. Anh Khiêm đã đưa thông tin tìm kiếm lên mạng, giờ mà có thêm bức ảnh của bà nội nữa thì càng thuận lợi. Nếu bà ở trong các trung tâm thì việc tìm kiếm dễ dàng hơn, chúng ta sẽ liên hệ trước để nhờ họ tra cứu thông tin, con chỉ sợ bà đang lang thang bên ngoài nên mạng xã hội mới chính là kênh tìm kiếm hiệu quả.

    Cẩm dặn bố mẹ hãy bố trí đến thăm cụ Hồng Hải ở đầm Liên Hương. Hôm trước ra về ông cụ có dặn "Hãy nhắn con trai của cháu Hảo đến thăm ta".

    * * *

    Lịch của Khiêm bị kéo dài tới hơn nửa tháng so với kế hoạch thực tập ban đầu. Cũng nhờ tham gia chuyên án anh ninh mạng ở Tây Nam Bộ mà Khiêm phát hiện ra tổ chức thờ Chúa Rừng còn có nhiều cơ sở khác tại miền Bắc, trong đó có cơ sở tại chính thị trấn Dương Khê nơi gia đình Cẩm sinh sống. Các đối tượng từ hải ngoại tinh vi tới mức sử dụng các loại thuốc có chứa các chất cấm hoặc các loại thực phẩm chức năng giúp người bệnh giảm ngay các triệu chứng đau trước mắt nhưng về lâu dài mới để lại hệ lụy nặng nề. Người dân chỉ thấy bệnh thuyên giảm nên tin theo cho rằng Chúa Rừng thực sự có quyền năng giúp họ khỏe mạnh. Những điều này anh đã trao đổi với Hảo qua điện thoại, chỉ còn thông tin về thứ thuốc chữa ung thư thì anh chưa có, còn đang đợi viện Khoa học hình sự công bố kết quả sau khi thu giữ được kho thuốc tại Dương Khê.

    Chiều thứ 7 tại câu lạc bộ võ thuật, Khiêm ngồi quan sát Cẩm đánh đối kháng với một đàn anh khóa trên. Anh vừa trở về từ sân bay đã vội vã đến thẳng đây. Mỗi lần xoay người thực hiện kĩ thuật đấm đá liên hoàn lại thấy đuôi tóc cô tung bay vô cùng đẹp mắt. Khi Cẩm kết thúc trận đánh bằng một đòn kẹp chân của Vovinam Khiêm đoán có lẽ cô đang luyện tập bài biểu diễn cho sự kiện nào đó của Đoàn thanh niên. Đàn anh khóa trên tủm tỉm cười trêu Cẩm:

    - Hôm nay em ra đòn đường nét lắm, có vitamin anh yêu nên hưng phấn phải không?

    - Vitamin nào cơ? – Cô ngơ ngác nhìn theo anh chàng đang toét miệng cười và giơ tay like với dáng hình thân thuộc ngoài sàn đấu.

    Nụ cười tự động nở xòe trên môi, cô chạy ngay lại phía anh. Khiêm phải kìm chế lắm khi chỉ dám đặt hai tay lên vai cô cười ấm áp. Họ đang ở trong trường nên không thể có bất kì hành động thân mật nào, nhỡ có một bức ảnh phát tán trên mạng xã hội sẽ gây ra rất nhiều phiền phức. Tiết trời tối tháng Tư còn hơi se lạnh, anh khoác cho cô chiếc áo gió mỏng của mình rồi cùng đi ăn tối.

    Họ chọn một góc kín đáo ở căng tin dùng bữa và tận hưởng cảm giác ngọt ngào sau hơn một tháng chia xa. Khiêm gầy và đen hơn nhiều so với trước, anh kể cô nghe về mối liên hệ giữa chuyên án An ninh mạng ở Tây Nam Bộ với tín ngưỡng thờ Chúa Rừng, nhờ vậy mới tìm ra manh mối giải quyết chuyện của Cẩm. Đợi cô ăn xong anh nhìn cô dịu dàng hỏi:

    - Bố mẹ anh muốn mời em đến nhà ngay ngày mai, em có đồng ý không?

    Cô bối rối:

    - Gấp quá, em chưa chuẩn bị gì cả.

    - Chẳng cần chuẩn bị gì hết, cứ là em như hàng ngày. Anh uy tín với bố mẹ lắm, anh đã chọn tức là hàng chuẩn chất lượng cao.

    Lại cười, lại trêu chọc cô như mọi lần. Sau khi cho anh vài nhát véo, cô chợt nhớ tới thắc mắc của Hảo về thuốc chữa ung thư rất hiệu quả của đền Chúa Rừng. Anh giải thích:

    - Anh cũng vừa nhận được thông tin khi vừa xuống máy bay. Khả năng trong hàng ngũ của bọn chúng có người có kiến thức y khoa thực sự. Với bệnh nhân ung thư chúng bắt mang theo hồ sơ bệnh án và căn cứ vào đó cho họ uống mò thuốc đích mà không cần làm các xét nghiệm có đột biến gen hay không, rất nhiều loại thuốc đích dạng hàng trôi nổi đã được tìm thấy trong tầng hầm khu đền Chúa Rừng tại Dương Khê. Nhiều người khi phát hiện ung thư là từ bỏ luôn điều trị Tây y, về lấy thuốc ở đền Chúa Rừng, nhưng thực chất họ đã uống thuốc đích giống như phương pháp điều trị tại các bệnh viện hiện nay.

    - Ôi, chúng tinh vi tới mức ấy bảo sao lôi kéo được lòng tin của người dân.

    - Ừ, sang tuần chúng ta sẽ mời Hảo một bữa để cảm ơn cô ấy nhé. Lúc bay ra Hà Nội lo việc của em anh đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của bố và anh trai Hảo để tìm kiếm thông tin về ông nội em được lưu trữ bên các đơn vị quân đội, nhờ thế mới biết ông đại tá Hồng Hải chính là đồng đội của liệt sĩ Nguyễn Viết Tuân. Cũng lại nhờ bác của Hảo là tướng Phạm Thắng viết thư để em tìm gặp đại tá Hồng Hải thuận lợi.

    - Vâng, cô ấy còn muốn về quê em để thăm ông cụ. Anh có muốn đến thăm ông cùng với chúng em không?

    - Tất nhiên rồi, cuối tuần sau chúng ta về luôn nhé, thăm ông cụ và thăm luôn nhạc phụ nhạc mẫu tương lai của anh.

    * * *

    Anh đưa cô về khu kí túc xá nữ, lưu luyến miết nhẹ ngón tay lên gò má mịn màng của người yêu. Chỉ sáng mai thôi lại được gặp mà sao thấy không nỡ hạ tay xuống. Tuổi trẻ của anh đã trọn vẹn khi được học tập, được cống hiến phụng sự nhân dân lại vẫn giữ gìn được tình yêu với nhiều nỗ lực không từ bỏ, anh thấy mình thật sự may mắn sau một phen sóng gió.


    Hết
     
    Last edited by a moderator: 30 Tháng tám 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...