Ở tuổi vị thành niên, các em thường có thói quen ăn uống không khoa học. Các em hay kén ăn, các chất dinh dưỡng nạp vào không đủ. Điều này sẽ khiến các em kết quả học tập sa sút. Ngoài ra, vì hay dậy trễ nên các em còn bỏ bữa sáng mà đây lại là bữa quan trọng nhất với trẻ nên các bố mẹ cần lưu ý. Dinh dưỡng không đủ sẽ khiến các em mắc các bệnh về thiếu máu, thiếu canxi.. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý. Và bài viết ngày hôm nay, mình sẽ giới thiệu với mọi người một món ăn từ cách làm đến nguyên liệu đều đơn giản, các mẹ có thể lưu lại để bổ sung cho các bé. · Nguyên liệu cần chuẩn bị, gồm có: - Rau chân vịt: 500g: Tính mát, vị ngọt. Công năng dưỡng huyết, nhuận táo hoạt tràng, thanh nhiệt giảm stress, sinh tân chỉ khát, dưỡng gan sáng mắt. Rau chân vịt có nhiều caroten, oxalic acid, diệp lục tố, canxi, sắt, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin K, protein, carbonhydrate, có tác dụng trợ tiêu hóa và thúc tiến nhu động đường ruột. Ngiên cứu hiện đại cho thấy rau chân vịt có nhiều chất kháng oxi hóa, giúp phòng lão hóa đại não, kháng suy lão. Có thể phòng sự tổn hại thị võng mạc do ánh nắng mặt trời gây ra. - Sinh khương (gừng tươi) 100g: Tính ôn, vị cay, vô độc. Công năng ra mồ hôi giải biểu, ôn trung chỉ nôn, hóa đàm chỉ ho. Thành phần chủ yếu là zingiberol, zingiberene, gingerol, asparagine và glutamic acid, aspartic acid, serine, glycine có tác dụng thúc tiến bài tiết dịch tiêu hóa, tăng sức ăn uống · Nguyên liệu phụ, gồm có: Dấm, xì dầu, dầu vừng, nước tỏi, mì chính, muối ăn. · Cách làm: 1. Nhúng rau chân vịt đã nhặt rửa sạch vào nước sôi chần một lúc, vớt ra để nguội, vẩy ráo nước, thái thành đoạn cho vào đĩa 2. Rửa sạch gừng tươi, giã nát lấy nước, cho vào bát. Cho dầu vừng, xì dầu, dấm, nước tỏi, muối, mì chính vào đĩa rau chân vịt, trộn đều là được. · Đặc điểm món ăn: Món ăn cay mát hoạt nhuận. Có công hiệu khai vị tiêu thực, thanh nhiệt giải dộc, bổ huyết sáng mắt, nhuận tràng sinh tân, có thể thúc tiến sinh trưởng phát triển. Món ăn này rất thích hợp với người có chứng thiếu máu, quáng gà, táo bón, kén ăn. Chú ý: - Rau chân vịt có tương đối nhiều oxalic acid KHÔNG THỂ ăn cùng ĐẬU PHỤ - Người bị bệnh mềm xương, bệnh gout (thống phong), bệnh sỏi thận, người thiếu canxi nên ăn ít rau này hoặc tạm thời không ăn.