F&B là viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Food and Beverage Service", có nghĩa là dịch vụ nhà hàng và quầy uống. Ngành F&B hay ngành dịch vụ F&B cũng xuất phát từ khái niệm F&B ở trên, nó có nghĩa là ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống. Kinh doanh F&B chính là kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. Doanh nghiệp F&B chính là các doanh nghiệp hoạt động tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. Trên thực tế, chúng ta thường bắt gặp bộ phận F&B trong các khách sạn và các đơn vị F&B kinh doanh độc lập bên ngoài (chính là các nhà hàng, bar, café, lounge, pub). Tuy vậy, với tính chất song hành F&B là food (đồ ăn) và beverage (đồ uống), thì trên thực tế thuật ngữ F&B thường được dùng trong các khách sạn nhiều hơn. Trong khách sạn, F&B Service là bộ phận chịu trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu về ăn uống cho du khách khi họ lưu trú tại khách sạn. Bên cạnh đó, bộ phận F&B cũng cung cấp các dịch vụ kèm theo như: Tổ chức tiệc sinh nhật, liên hoan, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách.. Ở các khách sạn quy mô lớn (thường từ 3-4 sao trở lên), bộ phận F&B còn có nhiệm vụ đảm nhiệm về vấn đề ăn uống cho nhân viên tại khách sạn của mình. Tuy nhiên, F&B Service trong các khách sạn không giống như dịch vụ F&B tại các đơn vị kinh doanh độc lập bên ngoài. Trong khách sạn, F&B có thể là nhà hàng sang trọng trong khuôn viên khách sạn, một quán café mở xuyên đêm, hoặc cũng có thể chỉ là một quán bar nhỏ xinh xắn cạnh hồ bơi với những ly cocktail tuyệt vời.. Trong kinh doanh nhà hàng, để đảm bảo phục vụ cho khách một cách nhanh chóng, đầy đủ thì đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận với nhau. Mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân với bộ phận F&B: Bộ phận F&B căn cứ vào số liệu từ bộ phận lễ tân như: Số khách ăn, nghỉ tại khách sạn hay số lượng khách đặt bàn, thời gian, số lượng, tiệc, hội nghị.. để chuẩn bị công cụ dụng cụ, và số lượng thức ăn cho khách. Mối quan hệ giữa bộ phận buồng phòng với bộ phận F&B: Trong thời gian lưu trú tại khách sạn. Nếu khách có nhu cầu ăn tại phòng. Khác có thể liên hệ cho bộ phận buồng phòng đặt món ăn của bộ phận bếp. Đồng thời, nếu về bộ phận bếp bận thì nhân viên buồng phòng sẽ đem thức ăn lên cho khách. Khi khách có nhu cầu set up tiệc trong phòng thì bộ phận buồn sẽ liên hệ bộ phận bếp để set up cho khách. Mối quan hệ giữa bộ phận kinh doanh với bộ phận F&B: Bộ phận kinh doanh khi nhận được đơn đặt ăn của khách hàng sẽ thông báo cho bộ phận nhà hàng. Bộ phận nhà hàng sẽ chuẩn bị nguyên liệu, bố trí người, báo bộ phận bếp nấu nướng. - Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với bộ phận F&B: Hàng ngày bộ nhà hàng sẽ chuyể hóa đơn, chứng từ và phiếu ký nợ, những khoản tiền thu được từ khách về cho bộ phận kế toán. Mối quan hệ giữa bộ phận an ninh với bộ phận F&B: Trong quá trình phục vụ khách, nếu nhân viên phục vụ thấy khách có hành vi đáng ngờ thì có thể liên hệ với bên bộ phận an ninh để đảm bảo trật tự, an toàn tính mạng và tài sản của khách. Mối quan hệ giữa bộ phận nhân sự với bộ phận F&B: Bộ phận nhân sự triển khai kế hoạch tuyển dụng các vị trí trong bộ phận bếp, lập kế hoạch đào tạo nhân viên để đáp ứng yêu cầu công việc. Trên đây là 1 số mối quan hệ của bộ phận F&B với các bộ phận khác trong kinh doanh nhà hàng. Các bạn có biết thêm các mối quan hệ nào của các bộ phận khác với bộ phận F&B thì có thể bình luận ở bên dưới để mọi người biết thêm nha. Hy vọng một số thông tin trên của mình sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn về sau.