Nếu các bựn chưa biết về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì mình mong bài viết của mình sẽ giuwsp ích được cho bạ Theo như quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì nhà nước và pháp luật quyết định quan hệ kinh tế, ý thức tư tưởng quyết định tiến trình phát triển của xã hội. Theo chủ nghĩa duy vật, kinh tế là yếu tố duy nhất quyết định còn ý thức tư tưởng, chính trị không có vai trò gì đối với tiến bộ xã hội. Nhưng theo chủ nghĩa Mác- Lê nin, đã khẳng định: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau, trong đó có cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng. Còn kiến trúc thượng tầng là phản ánh cơ sở hạ tầng, nhưng nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó. A. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng xã hội N CSHT sẽ hình thành 1 KTTT tương ứng: Tính chất của KTTT do tính chất của CSHT quyết định. Trong XH, giai cấp nào thống trị về kinh tế sẽ thống trị về chính trị - kinh tế. Các mâu thuẫn kinh tế quy định mâu thuẫn về chính trị - XH. CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT sẽ thay đổi theo. Thay đổi ngay trong bản thân 1 hình thái KT - Xh và từ hình thái cũ sang mới. Sự thay đổi của KTTT rất đa dạng & có tính kế thừa. B. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng KTTT bảo vệ, duy trì hoặc phá hủy CSHT & KTTT cũ thông qua các chính sách kinh tế- XH. KTTT tác động đến CSHT bằng nhiều hình thức, cơ chế khác nhau. Trong đó nhà nước là yếu tố tác động trực tiếp nhát. Tác dụng của KTTT (2 chiều hướng) : Sẽ là tích cực khi nó tác động cùng chiều với sự vận động của những quy luật kinh tế khác quan. Ngược lại, sẽ là lực cản CSHT.