Mở bài và kết bài cho tác phẩm Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) "Tây bắc ơi có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu" Tây Bắc vùng núi cao hoang sơ hiểm sở nhưng cũng không kém phần hùng vĩ ở miền địa đầu nước ta đã thực sự trở thành một câu hỏi lớn luôn mong chờ để được giải đáp trong thế giới văn thơ nghệ thuật vào những năm sáu mươi của thế kỉ trước. Vùng đất ấy đã thu hút biết bao nhà văn tài năng trong đó có một người nghệ sĩ rất đặc biệt, ông nổi lên giữa lớp nghệ sĩ trẻ bởi cái chất "ngông" và phong cách nghệ thuật độc lạ và khác biệt của riêng mình. Người nghệ sĩ ấy chính là Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ với niềm đam mê "xê dịch" bát diệt về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, thậm chí ông còn từng vào tù chỉ cái đam mê "xê dịch" của mình. Ấy vậy mà vùng núi Tây Bắc lại có thể giữ chân người nghệ sĩ ấy, có vậy mới thấy nơi đây đặc biệt và đẹp đẽ đến nhường nào. Để rồi tại nơi đây, sau khi đã hấp thụ được những tinh hoa trên từng centimet khối không khí của vùng trẻo cao Tây Bắc ông đã cho ra đời tập truyện Tây Bắc và đáng chú ý nhất là tác phẩm Người lái đò sông Đà với hình ảnh con sông và người lái đò sông Đà. (1) Kết bài về vẻ đẹp hung bạo của dòng sông Đà Nếu dòng sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang nét đẹp và hơi thở cổ kính xinh đẹp dịu dàng như vẻ đẹp của cố đô Huế, thì sông Đà chính là biểu tượng nét đẹp văn hóa nghệ thuật vô cùng khác biệt của người dân Tây Bắc nói riêng và đất Tây Bắc nói chung. Tây Bắc ấy, sông Đà ấy đã siết lấy tâm hồn của người nghệ sĩ chơi "ngông" Nguyễn Tuân, nó giữ nhà văn bằng những nét đẹp những giá trị rất riêng, đó là thiên nhiên kì vĩ, là những vách đá dựng thành vách. Nguyễn Tuân đi nhiều nơi và tích lũy cho riêng mình môt kho tàng kiến thức khổng lồ về văn hóa và nghệ thuật nhưng có lẽ chưa có nơi nào có cái độ "ngông" giống với cái tính cách của ông, để rồi khi nhà văn ấy tìm thấy sông Đà, thì như một người đi đường đã lâu tìm thấy suối nguồn tươi mát, người nghệ sĩ chơi "ngông" ấy đã tìm được tri kỉ của mình một người cũng đi ngược lại với con đường mà những người khác, một Đà giang cũng đi ngược lại với hướng chảy thường lệ của mọi con sông, một "Đà giang độc Bắc lưu". (2) Kết bài vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà: Sông Đà là dòng sông của Tây Bắc, dòng sông với trữ lượng thủy điện lớn nhất cả nước. Đây cũng là con sông ẩn chứa vô vàn hiểm nguy và được miêu tả "trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh". Nhưng đó cũng là con sông lai láng chất thơ, con sông được Nguyên Tuân thân thương mà gọi là con sông với "áng tóc trữ tình". Dưới con mắt nghệ thuật của Nguyễn Tuân dòng sông hiện lên như một công trình kiến trúc vĩ đại mà thiên nhiên đã tạo ra dành riêng cho vùng đất Tây Bắc nước ta. Nguyễn Tuân đã khám phá dòng sông dưới phương diện cái nhìn thẫm mỹ nên ở ông đã bật nên cái phong cách tài hoa mà không ai có chối bỏ được. Trang sách tuy đã khép lại nhưng người đọc vẫn còn bay bổng trong lời văn của tác giả về một chốn thơ mông như "cổ tích" trên con sông Đà. (3) Kết bài vẻ đẹp của người lái đò sông Đà: Bút kí "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân đã ghi lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc về một sông Đà hung bạo mà dịu dàng, về người lao động bậc thầy trong chính lĩnh lực chuyên môn của mình đó chính là ông lái đò. Việc Nguyễn Tuân cho ra đời bài kí "Người lái đò sông Đà" đã đánh dấu sự trưởng thành trong tâm tư tình cảm của nhà văn. Giờ đây nhân vật chính, người anh hùng trong tác phẩm của ông không còn là một nhân vật cụ thể như trước kia nữa mà thay vào đó là một người lao động bậc thầy không tên, con người này đai diện cho tầng lớp những người dân lao động trong thời đại mới. Nguyễn Tuân muốn truyền tải thông điệp nghệ sĩ và anh hùng không chỉ xuất hiện trong các tác phẩm văn học mà những người nhệ sĩ, anh hùng còn xuất hiện trong hiện thực đời thường. Bạn sẽ anh hùng nếu bạn cố gắng phấn đấu trở thành người đứng đầu trong lĩnh vực của mình.