Mở bài và dẫn dắt của tác phẩm Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thuphan6109, 30 Tháng sáu 2021.

  1. thuphan6109 Chia sẻ các kiến thức để học tốt khối C

    Bài viết:
    7
    Mở bài: Nguyễn Tuân là cây but tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tình kiếm vẻ đẹp của cuộc sống. Ông có sở trường về thể loại tuỳ bút và để lại cho đời nhiều tập tuỳ bút đặc sắc. "Người lái đò sông Đà" là một trong những tuỳ bút xuất sắc nhất của ông. Tác phẩm là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, tha thiết của một con người muốn dùng văn chương để ngợi ca vẻ đẹp hào hùng và thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở Tây Bắc.

    Dẫn dắt: Tuỳ bút "Người lái đò Sông Đà" được in trong tập tuỳ bút "sông Đà". Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

    Hình tượng ông lái đò: Hình tượng nhận vật ông lái đò chính là chất vàng mười đã được thử lửa mà Nguyễn Tuân tìm kiếm, người anh hùng trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Ông lái đò rất gan dạ, dũng cảm gần hai mươi năm chiến đấu với thác đá trong nước sông Đà để tồn tại. Tay lái của ông được miêu tả là "tay lái ra hoa" cùng những nét ngoại hình của một con người sông nước: Ông gần bảy mươi tuổi nhưng rất chắc khoẻ "thân hình gọn quánh như chất sừng, chất mun", "hai tay dài lêu nghêu", "hai chân khuỳnh khuỳnh".. Chỉ vài nét phác họa tài hoa mà nhà văn chạm khắc hình tượng ông lái đò như là một người anh hùng trên sống nước.
     
    Admin, SóiThùy Minh thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...