Mở bài phân tích bài thơ Đồng Chí hay nhất

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thaohuong, 28 Tháng tư 2021.

  1. thaohuong

    Bài viết:
    49
    Mở bài phân tích bài thơ Đồng Chí hay nhất

    Dàn ý mở bài cơ bản cần có

    - Giới thiệu tác giả

    - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

    - Giới thiệu nội dung của bài thơ

    - Giới thiệu vị trí và nội dung của đoạn thơ sẽ phân tích, cảm nhận

    - Trích thơ


    Một số mở bài phân tích đồng chí hay (ví dụ phân tích hai đoạn cuối) trọn điểm. Có thể tham khảo thi hsg.

    Cách 1: Có thể giới thiệu bằng cách đi từ thực tế cuộc sống:

    Chúng ta được hưởng một cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do như ngày hôm nay là nhờ vào sự hy sinh của biết bao con người. Họ đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu để đổi lấy hòa bình cho dân tộc. Họ là những chàng trai, cô gái còn rất trẻ, sẵn sàng rời xa quê hương, gia đình, sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân cống hiến cho tổ quốc. Những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp tuy khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, hiểm nguy nhưng họ đã gắn bó với nhau trong tình đồng chí đồng đội để rồi viết nên những chiến thắng oai hùng. Để ca ngợi tình cảm gắn bó, keo sơn, thiêng liêng đẹp đẽ ấy, Chính Hữu -bằng sự trải nghiệm của người trong cuộc, bằng tình cảm yêu mến đồng đội- đã đem đến cho người đọc những rung động sâu sắc qua tác phẩm "Đồng chí". Bài thơ đã diễn tả chân thực, sâu sắc hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp giản dị, chất phác, dũng cảm, bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy, có tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc và còn là những con người lạc quan yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn. Đặc biệt trong 2 đoạn cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện thành công những biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, thiếu thốn ở chiến trường và biểu tượng đẹp về người lính Cụ Hồ *Trích thơ*

    Cách 2:

    Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người lính mãi mãi là hình ảnh cao quý nhất, đẹp đẽ nhất. Hình tượng người lính đã đi vào lòng người và văn chương với tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp. Một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công nhất viết về tình cảm của những người lính Cụ Hồ là "Đồng chí" của Chính Hữu. Bằng những rung động mới mẻ và sâu lắng, bằng chính sự trải nghiệm của người trong cuộc, qua bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu đã diễn tả chân thực, sâu sắc hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp giản dị, chất phác, dũng cảm bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy, có tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc và còn là những con người lạc quan yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn. Đặc biệt trong 2 đoạn cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện thành công những biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, thiếu thốn ở chiến trường và biểu tượng đẹp về người lính Cụ Hồ. *Trích thơ*


    Cách 3:

    Có ai đó nói rằng: "Chiến tranh có thể hủy diệt cuộc sống của con người nhưng không thể hủy diệt những tình cảm tốt đẹp của con người" Quả đúng như vậy! Chiến tranh có thể tàn phá làng mạc, nhà cửa, xóm làng, phá hủy những giá trị vật chất của con người, nhưng chiến tranh không thể phá hủy được những tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng giữa con người với con người. Trong những tình cảm tốt đẹp ấy có tình đồng chú, đồng đội. Điều này đã được tác giả Chính Hữu thể hiện thành công qua bài thơ "Đồng chí". Bài ca ngợi tình cảm mới mẻ và thiêng liêng của những anh lính Cụ Hồ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhiều khó khắn, gian khổ, thiếu thốn, hiểm. Đặc biệt trong 2 đoạn cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện thành công những biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, thiếu thốn ở chiến trường và biểu tượng đẹp về người lính Cụ Hồ. *Trích thơ*

    Cách 4:

    Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Phần lớn thơ ông viết về đề tài người lính và chiến tranh với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh. Bài thơ "Đồng chí" là một trong những bài thơ viết về người lính hay nhất của ông. Bài thơ đã diễn tả chân thực, sâu sắc hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp giản dị, chất phác, dũng cảm, bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy, có tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc và còn là những con người lạc quan yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn. Đặc biệt trong 2 đoạn cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện thành công những biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, thiếu thốn ở chiến trường và biểu tượng đẹp về người lính Cụ Hồ *Trích thơ*


    Cách 5: Mở bài gián tiếp với các câu thơ hay về người lính như:

    - "Rải rác biên cương mồ viễn xứ

    Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh

    Áo bào thay chiếu anh về đất

    Sông mã gầm lên khúc độc hành."

    (Quang Dũng, Tây Tiến)

    - "Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

    Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo

    Núi không đè nổi vai vươn tới

    Lá ngụy trang reo với gió đèo"

    - "Ôm đất nước những người áo vải

    Đã đứng lên thành những anh hùng"

    (Đất nước, Nguyễn Đình Thi)


    Bùi Thị Thảo Hương

    Mình vẫn sẽ cố gắng tiếp tục đăng những bài văn lớp 9 thật hay và chất lượng, các bạn có thể tham khảo để ôn thi vào cấp 3

    (Có thể gửi mình ít xu ủng hộ mình cũng được ạ, cảm ơn nhiều hihi)
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng năm 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Dorise

    Bài viết:
    9
    Trong văn học Việt Nam, hình ảnh người chiến sĩ cầm súng hay những thành niên xung phong bảo vệ Tổ Quốc luôn giữ 1 vị trí hết sức quan trọng. Đó không chỉ là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong nhiều tác phẩm mà còn là biểu tượng đẹp nhất của con người Việt Nam. Chiến tranh đã qua đi, trên tuyến đường Trường Sơn đầy nắng và gió đã mọc lại cây xanh nhưng có lẽ ta vẫn thấy đâu đó trên mảnh đất quê hương tình đồng chí thắm thiết đã sưởi ấm tâm hồn, trái tim người lính. Họ là đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến cứu nước. Chính Hữu đã thành công khắc họa đức tinh cao đẹp, tình thần bất khuất của tình đồng chí keo sơn gắn bó qua bài Đồng chí.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...