Mở bài - Kết bài - Liên hệ mở rộng cho tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải Mở rộng mở bài: Tố Hữu từng viết: "Nếu là con chim chiếc lá Thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" Bắt gặp lễ sống đẹp về sự công hiến của người thi nhân đồng hương Tố Hữu, Thanh Hải cũng góp vào đó thi phẩm mùa xuân nho nhỏ với mong muốn góp mùa xuân của năm mươi năm cuộc đời vào mùa xuân vĩ đại của dân tộc. Điều tuyệt vời ấy thể hiện rõ ở khổ thơ "Ta làm con chim hót Ta là một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm sao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi 20 Dù là khi tóc bạc" Mở rộng thân bài: Điệp từ "dù là" đi với phép hoán dụ "tuổi 20", "khi tóc bạc" nói lên khao khát được công hiến suốt đời bất chấp thời gian, tuổi tác. Nó định nêu lên ý nghĩa sâu sắc trong việc xây dựng đất nước của toàn dân ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là thế hệ trẻ. Bởi như Bác Hồ từng nói: "Một năm bắt đầu từ mùa xuân, cuộc đời bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước" Khi viết thi phẩm mùa xuân nho nhỏ thì tiết trời đã sang đông năm 1980 khi Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh ông vẫn luôn bền bỉ và nhiệt huyết đến thế. Vậy nên mới nói Thanh Hải với Hàn Mặc Tử có cái chung ở điểm tâm hồn luôn tràn đầy nhựa sống với đời, với tạo hóa dù đứng trước nỗi đau về thể xác, bệnh tật. Đó là điều đáng quý ta luôn trân trọng, học tập và nâng niu. Trong thời đại công nghiệp hóa thanh niên chúng ta ngày hôm nay cần sống có lý tưởng vì như L. Tôn. Xtôi có nói "lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống" ta thấy đấy con chim tặng cho đời tiếng hót, hoa cho người biết sắc hương. Dẫu là những sinh vật nhỏ bé nhất nhưng đều sống hết mình với thiên chức của mình, cũng như con người phải biết sống và cống hiến "sống trong đời sống cần có một tấm lòng.. để gió cuốn đi" khúc nhạc Trịnh như thôi thúc ta sống sao cho đúng nghĩa, biết cống hiến cho dân tộc những giá trị đẹp đẽ của tâm hồn mình "đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay". Bằng cây bút hữu lực được đưa đẩy uyển chuyển dưới dòng máu nóng của trái tim cùng thể thơ năm chữ trong tác phẩm "mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải sao mà nhẹ nhàng, tha thiết khiến tâm hồn ta bay bổng, bồi đắp cho ta tình yêu thơ ca bằng cách sử dụng tài tình phép điệp cùng với những hình ảnh ẩn dụ góp phần khắc sâu xúc cảm đang trào dâng trong lòng tác giả. Đôi khi là niềm vui, có khi là sự lắng động của tâm hồn yêu quê hương. Tâm hồn Thanh Hải vẫn lạc quan trên từng con chữ, tiếng nhạc vẫn reo lên trên từng áng thơ như thả mình vào thiên nhiên xứ sở, vào độ xuân sang hoa nở của dân tộc muôn đời. Kết bài: A. Frank nói quả không sai: "Đọc một câu thơ nghĩa là gặp gỡ tâm hồn một con người" có lẽ chỉ với một áng thơ "mùa xuân nho nhỏ" thôi cũng đủ để chúng ta yêu văn chương, yêu cuộc sống biết rung động trước cái đẹp của tâm hồn. Từ đó biết sống hết mình cống hiến cho con người cho cuộc đời một cách tốt đẹp nhất.