- Cách diễn đạt 1: Cách dẫn 1 có hay không? Quá hay đi chứ nhưng nó lại quá dài so với một đoạn cảm nhận chung. Phần này chỉ chiếm 0, 5đ nên làm càng ngắn gọn càng tốt. Việc dài và bay bỏng quá mức như vậy là điều vô bổ và không cần thiết trong kì thi đại học. Ví dụ 1: Cảm nhận chung Tây Tiến - Quang Dũng "Thơ ca không phải là thứ rượu quỳnh tương nấu lâu, cất kĩ, rót ra chén ngọc rồng mà như nước nuối thiên nhiên chảy ra trong mát nơi khe suối". Dựng lâu thơ của mình giữa thời tạo đoạn, Quang Dũng với ngòi bút phóng khoáng, lãng mạn và rất đỗi tài hoa đã thật sự vỗ về những mảnh hồn đang dần tàn lụi đi vì cái khốc liệt của chiến tranh. Thi phẩm "Tây Tiến (1948) được" thai nghén từ những hồi ức và ra đời từ những nhớ thương "trong hai năm gắn bó với đoàn binh Tây Tiến đã thành công thổi một làn gió tươi mát mới mẻ tưới tắm tâm hồn cằn cỗi của những binh sĩ nơi chiến trường. Không khắc họa người lính dưới hình tượng" những bậc thánh nhân ", không đặt hiện thực vào trong môi trường" vô trùng ", cái bi cái hùng cái tráng cái hào hoa đậm chất Hà Thành được đan xen tinh tế khiến tác phẩm xứng đáng là" bông hoa rừng hé nụ xòe hoa đẹp nhất tại Phù Lưu Chanh bên bờ sông đáy ". Ví dụ 2: Tình yêu là chủ đề bất tận trong thi ca xưa và nay, những cảm xúc phong phú trong tình yêu có thể dễ dàng khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận trong tâm hồn thi nhân. Nếu Xuân Diệu viết về một tình yêu nồng nàn, sục sôi" Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào "hay một Nguyễn Bính chân quê mà tha thiết với mối tương tư đầy cảm xúc" Nắng mưa là bệnh của trời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng "thì Xuân Quỳnh lại mang đến cho thơ tình một tư vị hoàn toàn mới lạ, đó là cái đằm thắm, tha thiết đầy nữ tính của người con gái đang yêu. Những trạng thái, cảm xúc phức tạp" dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ "của tâm hồn người con gái đang yêu được nữ sĩ Xuân Quỳnh khéo léo gửi gắm qua cặp hình tượng sóng- em qua bài thơ Sóng. - Cách diễn đạt 2: → Ưu điểm của cách diễn đạt 2: Đủ ấn tượng Độ dài vừa đủ • Đảm bảo được những ý chính trong barem. Khi viết đoạn" cảm nhận chung "ta cần ghi vào bài những ủ nào? → • Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Nội dung chính của tác phẩm Phong cách sáng tác của tác giả Nêu rõ đoạn trích mà để đề cập: Nó nằm ở vị trí nào? Nội dung chính của nó viết về gì? Ví dụ 1: " Thơ ca không phải là thứ rượu quỳnh tương nấu lâu, cất kĩ, rót ra chén ngọc rồng mà như nước nuối thiên nhiên chảy ra trong mát nơi khe suối ". Quang Dũng đã dựng lâu thơ của mình trên đất trần gian, cạnh bên những khói lửa, những tang thương, những khó khăn khốc liệt của cuộc đời. Là một người nghệ sĩ đa tài, giàu xúc cảm, thơ ông viết ra mang trong mình một" hơi thở "mới mẻ, là ngọn gió mát lành thổi qua thi đàn văn học Việt Nam. Nếu ta đã quen với hình ảnh của những người chiến sĩ chân chất, thật thà, lam lũ trong thơ của Chính Hữu:" Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tựa phương trời chẳng hẹn quen nhau "Những anh bộ đội Cụ Hồ xuất thân là nông dân chất phác, cần cù. Hay nụ cười hiên ngang, vượt lên nghịch cảnh, những chàng trai kiên can, dũng cảm trong" Bài thơ tiểu đội xe không kính "của Phạm Tiến Duật. Họ hiện lên qua trang thơ là những con người coi thường bom đạn, dẫu cái chết có cận kề trước mặt, vẫn hiên ngang, bất khuất, anh hùng.. Có thể nói, thơ ca viết về người lính là mảnh đất màu mỡ, mà mỗi nhà thơ chính là người nông dân cần cù, lượm nhặt những hạt giống quý giá, gieo vào" luống cày "của mình, rồi từ đó, nở ra những bó hoa thơ tuyệt đẹp. Cũng là một nhà thơ, một ngòi bút tài hoa trong phiên chợ văn chương ồn ào, náo nhiệt, Quang Dũng đã tài tình dẫn dắt hồn người đọc đến với những vùng trời cảm xúc rất riêng. Bởi lẽ những người chiến sĩ trong trang thơ của tác giả mang một màu sắc mới, một vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, tràn ra khỏi bờ cõi của hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Đó là một hồn thơ phóng khoáng, tha thiết, dạt dào," Thơ Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời nào xa vắng ". Bài thơ Tây Tiến mang đậm những nét hào hùng, lãng mạn, là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Quang Dũng, cả trang thơ như chảy trôi trong miền nhớ, miền thương tha thiết vô bờ. Tác phẩm được viết ở Phù Lưu Chanh năm 1948, in trong tập" Mây đầu ô ", khởi nguồn từ niềm nhớ thương da diết về đồng đội, về mảnh đất miền Tây sâu nặng, nghĩa tình. Thơ tiếng Hán có nghĩa là thi, theo nhà phê bình văn học Dương Thụ Đạt," thi là cái gốc và cái mầm mọc ở trái tim ". Có lẽ chính nơi mảnh đất tâm hồn, nỗi nhớ đã khắc khoải, đã cuộn trào vô bờ vô bến, nên tác giả mới có thể viết nên những vần thơ mang cả lòng người, mang cả những suy tư, nhớ mong dạt dào, thiết tha. Dẫu chỉ gắn bó với trung đoàn Tây Tiến trong một quãng thời gian ngắn ngủi, thế nhưng đối với Quang Dũng, nó như một mảnh kí ức quý giá, không thể xóa nhòa. Bài thơ lúc đầu được đặt tên là Nhớ Tây Tiến", sau đó được đổi thành "Tây Tiến", bởi lẽ nỗi nhớ đã nhuốm màu cả bài thơ, như dải lụa đào phủ lên bức tranh tuyệt mĩ, không có ngôn từ nào bao quát và diễn tả được hết nỗi lòng của thi sĩ. * Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm ", đọc tác phẩm, ta như được thả hồn mình trôi Về mảnh đất miền Tây bao la, nơi có núi rừng mênh mông, hùng vĩ, và còn có cả những người lính, những bức tượng đài bất tử, can trường. Ví dụ 2: Nhưng Xuân Diệu còn có một ngày sẽ" thôi dào dạt "còn Xuân Quỳnh thì" ngàn năm còn vỗ ", vẫn cái chất đam mê mãnh liệt ấy nhưng thêm vào đó là sự lắng đọng suy tư. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh có thêm chiều sâu của sự hòa nhịp tuyệt đối. Như vậy, ai dám bảo tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh non nớt, giản đơn, ngọt ngào! Tình yêu trong thơ chỉ là nỗi khát khao, là sự chất chứa chiều sâu tâm hồn, là tình yêu hạnh phúc với cuộc sống chung. Tình yêu của Xuân Quỳnh cũng là tình yêu sâu lắng của bao người khác đã yêu, đang yêu và sắp yêu. Viết liên hệ nhiều là bài viết sẽ hay, được full điểm sáng tạo? Không hoàn toàn! Khi liên hệ ta cần phải chú ý 3 điều sau đây • Liên hệ không cần nhiều nhưng phải đúng với tinh thần của bài viết. Không liên hệ một cách hời hợt, xa tầm chủ đề với tác phẩm • Đôi khi chỉ cần 1 liên hệ nhưng nếu ta biết cách làm" Cơ bắp "liên hệ mình lên thì nó sẽ là 1 điểm cộng sáng giá." làm cơ bắp bằng cách nào?"=> Cần có sự so sánh giữa liên hệ và câu văn mà ta liên hệ trong tác phẩm! Nó giống nhau điều gì? Khác nhau ở điều gì? Sự nâng cấp của câu thơ có gì hấp dẫn, khác biệt, đặc sắc hơn so với liên hệ? • Liên hệ là 1 phần của điểm sáng tạo => ta chỉ nên liên hệ nếu thật sự cần thiết và thật sự hiểu rõ đoạn liên hệ mà ta đưa vào bài. Còn không thì ta có thể dùng LLVH để nâng điểm sáng tạo lên. Nếu không có ý gì để liên hệ mà cố gắng móc nối một cách gượng ép thì xong.