Mở bài cho các văn bản lớp 9 thi vào 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Nguyễn Thị Thuý Nga, 27 Tháng hai 2022.

  1. 1. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

    Đất nước Việt Nam, đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của bàn tay mẹ tần tảo bao năm tháng.. Và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ nữ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ qua nhiều thời đại khác nhau. Họ đều là những người phụ nữ mang đầy đủ phẩm chất đáng quý nhưng lại có số phận nghiệt ngã, đắng cay. Viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Dữ đã xót xa cho thân phận Vũ Nương để rồi viết lên áng thiên cổ kỳ bút mang tên "Chuyện người con gái Nam Xương" -một áng văn hay đến ngàn đời của dân tộc.

    2. CHỊ EM THÚY KIỀU

    "Dẫu súng đạn nặng đường ra hỏa tuyến

    Đi đường dài em giữ Truyện Kiều theo"

    Trải qua mấy trăm năm với bao thử thách giông tố của thời gian, Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn giữ vị trí hàng đầu trong nền văn học dân tộc. Một trong những nguyên nhân làm cho Truyện Kiều có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc là vì nhiều nhân vật của tác phẩm đã trở thành bất tử, người đọc nhớ nhân vật hơn cả cốt truyện. Đó chính là do nghệ thuật miêu tả nhân vật bậc thầy của Nguyễn du. Và đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" sẽ giúp ta hiểu hơn về điều đó.

    3. CẢNH NGÀY XUÂN

    Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa vẫn luôn luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi với thời gian. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt đoạn trích "Cảnh ngày xuân" nhà thơ đã làm hiện lên trước mắt người đọc một mùa xuân mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống. Dưới ngòi bút đầy nghệ thuật ấy, các câu thơ đã vượt lên khỏi sự băng hoại của thời gian, trái tim người đọc một cách nhẹ nhàng mà để lại dư ba khó phai mờ..

    4. KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

    Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai không yêu mến, có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, đúng như Tố Hữu đã ngợi ca:

    "Tiếng thơ ai động đất trời

    Nghe như non nước vọng lời nghìn thu

    Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du

    Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày."

    Đúng thế, Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghĩ đến nhân dân, bênh vực cho những cuộc đời, những số phận éo le, ngang trái, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Những câu thơ ấy sở dĩ có thể khắc sâu trong lòng người đọc vậy còn bởi sự tài hoa, tinh tế của việc miêu tả nội tâm nhân vật. Điều đó được thể hiện thật rõ qua đoạn trích "KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH" : .

    5. ĐỒNG CHÍ

    Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm đến những chốn xa hoa, mỹ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận hiện thực và tiếp nhận thứ tình cảm chân thật không giả dối. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim mình để đưa bạn đọc trở lại với đời thực để cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Đi sâu vào tìm hiểu bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi núi rừng biên giới nhưng thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội bằng thứ văn giản dị, mộc mạc..

    6. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

    Có những tác phẩm đọc xong, gấp lại trang sách là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Cũng có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc sâu trong tâm khảm. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một tác phẩm như thế. Phạm Tiến Duật đã xây dựng một tượng đài bằng thơ về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn hồn nhiên, ngang tàng, ngạo nghễ thời đại chống Mỹ. Với những gì tinh tuý nhất, khổ.. Đã thực sự mang đến ấn tượng khó phai trong lòng người đọc, để cái tên bài thơ về tiểu đội xe không kính vang ngân mãi nơi bến tâm hồn mình.

    7. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

    "Chàng Huy cận khi xưa buồn lắm

    Nỗi nhớ thương không biết đã tan chưa?"

    Trước cách mạng tháng 8, thơ Huy cận thường u sầu ảo não. Nhưng từ khi cách mạng tháng tám thành công đã tiếp thêm cho thơ ông một luồng sinh khí mới. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một trong những tác phẩm mang cảm xúc như thế. Nó đã ghi lại hành trình đẹp của đoàn thuyền: Ra khơi lúc hoàng hôn, đánh cá lúc trăng lên và trở về lúc bình minh. Nhưng có lẽ khung cảnh đẹp đẽ và hùng vĩ nhất là lúc.. Thể hiện thật rõ trong khổ thơ..

    (Lướt xuống cuối trang phần bình luận, khi nào rảnh mình vẫn còn viết tiếp nha)
     
    Tiloxo, Cin9999Cuộn Len thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. 8. BẾP LỬA

    Chỉ là một tiếng gà mái nhảy ổ cục tác trong nắng trưa, chỉ là một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm.. Mà có biết bao nghĩa tình, mà sao tha thiết, lắng sâu đến thế. Thì ra có khi những điều nhỏ nhoi, giản dị nhất lại ẩn chứa tâm tình, chất đọc đọng những điều thiêng liêng, là hiện hình của những tình cảm thiết tha, chân thành không thể nào quên. Tiếng gà trưa đánh thức Xuân Quỳnh những kỉ niệm về một thời thơ ấu sống trong tình yêu thương của bà. Con với Bằng Việt, "bếp lửa' lại trở thành một hình ảnh biểu trưng cho sự ấm áp nồng đượm của tình bà cháu. Đó là sự ấm áp trong kỷ niệm về..

    9. ÁNH TRĂNG

    Nhà văn Nguyễn tuân từng nói:" Thơ là mở ra một cái gì mà trước câu thơ trước bài thơ ấy dường như bị phong kín'. Vì thế

    Mỗi sáng tác thi ca đều phải mở ra một điều gì mới mẻ trong tâm trí người đọc. Xưa, Lý Bạch đã từng nâng chiến cùng với trăng sáng trên cao để thấm thía nỗi cô đơn mình với bóng là ba, Nguyễn du từng để vầng Trăng là nhân chứng cho mối lương duyên của Thúy Kiều và Kim Trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng coi trăng như người bạn tri kỷ, thân thiết "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Thì nay, cũng viết về trăng-hiện tượng vốn đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhưng bài thơ "ánh Trăng" của Nguyễn Duy vẫn hơi gọi trong tâm hồn người đọc những cảm xúc mới mẻ sâu sắc và nhiều ý nghĩa. Đặc biệt khổ.. Với hình ảnh vầng Trăng.. Đã..

    10. LÀNG

    "Quê hương là gì hả mẹ

    Mà cô giáo dạy phải yêu

    Quê hương là gì hả mẹ

    Ai đi xa cũng nhớ nhiều"

    Trong trái tim mỗi con người luôn có một khoảng dành riêng cho quê hương, tình cảm ấy ra sao cháy bỏng và có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo, chân thực cùng tâm hồn đồng cảm sâu sắc, nhiều nhà văn đã khắc họa thành công hình ảnh con người Việt Nam với tình yêu làng quê tha thiết. Nhưng có lẽ, thành công hơn cả là nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân: Một lão nông dân nghèo luôn nặng lòng với quê hương, tình yêu ấy gắn bó hòa nhập trong tình yêu đất nước.

    11, LẶNG LẼ SA PA

    Từ xưa đến nay, đề tài người lính và kháng chiến luôn là nguồn cảm hứng mênh mông vô tận của nhiều người nghệ sĩ. Ta từng bắt gặp tình đồng chí thắng thiết chân thành trong thơ chính Hữu. Nét ngang tàng, hóm hỉnh của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong thơ Phạm Tiến Duật. Hay hình ảnh trẻ trung, yêu đời của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện của Lê Minh Khuê. Tuy nhiên, để làm nên được thắng lợi của toàn dân tộc cũng phải kể đến những con người làm công việc thầm lặng, quên mình cống hiến cho tổ quốc, đó chính là anh thanh niên trong truyện ngắn "lặng lẽ Sa Pa" đã được Nguyễn Thành Long xây dựng và miêu tả thật thành công và tinh tế.

    12. CHIẾC LƯỢC NGÀ

    Chiến tranh, vùng trời của tan thương và chết chóc. Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng, tình cảm cao đẹp nhất của tình đồng chí đồng đội trào dâng. Những bùi ngùi sâu tận đáy lòng của những người cha lên đường chiến đấu gửi lại quê hương đứa con gái thân yêu nhất của mình. Để rồi trong giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành quân, nỗi nhớ con không còn dấu được. "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện cổ tích do chính cuộc sống viết ra". Và phải chăng tình phụ tử thiêng liêng mà ông sáu dành cho bé Thu chính là những câu chuyện cổ tích đời thường, đi vào tâm hồn người đọc nhẹ nhàng mà khó quên đến vậy.

    13. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

    "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

    Mà lòng phơi phới dậy tương lai"

    Đó chính là tâm thế hào hùng, hiên ngang của tuổi trẻ thời kháng chiến chống Mĩ xem tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Đã có bao nhiêu tác phẩm ra đời viết về tuổi trẻ thời chống Lê Minh Khuê cũng góp mặt vào vườn hoa đó một bông hoa ngát hương mà chỉ vừa nghe cái tên ta đã thấy rực sáng một bầu trời - "những ngôi sao xa xôi".

    14. MÙA XUÂN NHO NHỎ

    Mùa xuân vốn là đề tài vô tận của thi nhân xưa và nay. Nếu như họa sĩ dùng được nét và sắc màu, nhạc sĩ dùng sai điệu và âm thanh thì thi sĩ lại dùng ngôn từ và hình ảnh để diễn tả cảm xúc của mình. Đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc quê hương. Ta đã từng bắt gặp một sắc cỏ xuân non tơ trong thơ Nguyễn du, một nét xuân chín rạo rực của thi sĩ họ Hàn. Hay một, mùa xuân xanh tươi tắn, nhẹ nhàng trong thơ Nguyễn Bính. Và xúc động biết bao khi ta được hòa mình vào "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ xứ Huế Thanh Hải để rồi thêm hiểu, thêm yêu cuộc sống hơn.

    15, SANG THU

    Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gọ gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân. Mỗi người lại có cách nhìn, cách miêu tả rất riêng mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Có nhà thơ, mùa thu là dáng liễu buồn, là màu áo mở phai, ra tiếng đạp lá vàng của con nai ngơ ngác.. Biết bao nàng Thu yêu kiều, đằm thắm, để giờ đây với bài thơ "sang thu", Hữu thỉnh đã thổi vào nền thơ Thu Việt Nam một làn gió thu thật lạ, thật độc đáo.

    16, VIẾNG LĂNG BÁC

    Chủ tịch Hồ Chí Minh-vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Người ra đi năm 1969 để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho tổ quốc. Có nhiều nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về bác, và "viếng lăng bác" của Viễn Phương là một trong những bài thơ xuất sắc nhất. Chúng ta hãy cùng đến với bài thơ để cảm nhận được cảm xúc ấy.

    17, NÓI VỚI CON

    "Quê hương là gì hả mẹ

    Mà cô giáo dạy phải yêu

    Quê hương là gì hả mẹ

    Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều"

    Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã diễn tả tình yêu quê hương của mình bằng những vần thơ thật giản dị. Ai cũng có một quê hương, nơi đón nhận tiếng khóc chào đời. Viết về quê hương, mỗi nhà thơ có một cách thể hiện khác nhau. Nếu như Đỗ Trung Quân với "quê hương là cầu tre nhỏ", Tế Hanh là "chiếc buồm trôi", là "mùi mặn nồng quá" thì Y Phương lại biểu lộ tình yêu và niềm tự hào về quê hương qua lời tâm sự với con. Điều đó được thể hiện thật rõ trong tác phẩm "nói với con" được sáng tác năm 1980 của tác giả.
     
    Cin9999Cuộn Len thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...