Mặt Trời là gì? Có rất nhiều cách giải thích khi chúng ta nói đến mặt trời. Theo như tôi biết, Mặt Trời là một ngôi sao của chúng ta. Giống như những ngôi sao khác, nó là một quả khí cầu rất nóng. Mặt Trời cách Trái đất khoảng 150 triệu km và có đường kính khổng lồ khoảng 1, 4 triệu km. Mặt Trời lan tỏa ra năng lượng khổng lồ vào không gian. Ánh sáng và sức nóng của nó tạo ra sự sống trên Trái Đất. Mặt Trời lấy năng lượng ở đâu? Năng lượng để giữ cho Mặt Trời luôn chiếu sáng được sảng sinh ở vùng tâm hay vùng lõi của Mặt Trời. Áp suất trong vùng trung tâm hay này cực lớn và nhiệt độ lên tới 15 triệu độ C. Dưới những điều kiện này, các nguyên tử khí hydro tổng hợp thành heli. Quá trình này được gọi là phản ứng tổng hợp hạt nhân. Nó sản sinh ra năng lượng khổng lồ. Bề mặt của Mặt Trời trông như thế nào? Bề mặt của mặt trời là một khối khí nóng và phát sáng, liên tục chuyển động như biển nổi sóng dữ dội. Những vòi khí nóng cháy cao hàng nghìn cây số phụt ra ở nhiều chỗ cong lại và đổ xuống, tạo thành những tai lửa. Những bùng nổ dữ dội – gọi là vệt sngs mặt trời – cũng thường xuyên xảy ra, làm nổ tung các hạt và có thể gây ra những cơn bão từ ở Trái Đất. Bên trong Mặt Trời trông như thế nào? Mặt Trời được tạo thành bởi một số tầng. Ở trung tâm là phần lõi rất nóng, nơi sản sinh năng lượng. Năng lượng này truyền xa tới tầng ngoài – gọi là tầng đối lưu -nhờ bức xạ nhiệt. Ở đây, những luồng khí nóng truyền năng lượng tới bề mặt (quang quyển), từ đó năng lượng thoát ra dưới dạng ánh sáng và nhiệt. Nhiệt độ của bề mặt là khoảng 5500 độ C. Những vết đen trên Mặt Trời là những mảng thấp hơn mức trung bình 1000 độ C. Một số vết đen trên Mặt Trời còn lớn hơn Trái Đất. Có phải mặt trời sẽ luôn luôn chiếu sáng? 1- Mặt Trời sinh ra cùng với những hành tinh khác trong hệ Mặt Trời cách đây khoảng năm tỉ năm. Suốt từ đó, nó liên tục chiếu sáng không ngừng. 2- Khoảng năm tỉ năm nữa, Mặt Trời sẽ phồng to và trở nên nóng hơn. Các đại dương của Trái Đất sẽ sôi lên và tất cả sinh vật sẽ chết. 3- Khi Mặt Trời trở nên to hơn, nóng hơn và đỏ hơn, Trái Đất sẽ bị đốt cháy thành than. Cuối cùng, Trái Đất có thể bị tầng ngoài của Mặt Trời nuốt chửng. 4- Dần dần, Mặt Trời khổng lồ đỏ rực bắt đầu co lại. Cuối cùng, nó sẽ trở thành một sao lùn trắng với kích cỡ khoảng bằng Trái Đất. Một số thông tin thêm cho những ai muốn biết hơn về sự liên quan của Mặt Trời đến Trái Đất, loài người và các sinh vật sống trên hành tinh xanh này. Mặt Trời làm cho Trái Đất nóng lên như thế nào? Mặt Trời phả năng lượng vào Trái Đất, làm cho mặt đất và nước ở các đại dương nóng lên. Các khí trong không khí giữ hơi nóng này lại và làm cho bầu khí quyển nóng lên. Chúng hoạt động giống như nhà kính, bởi vậy quá trình làm nóng này được gọi là hiệu ứng nhà kính. Một trong những khí chính giữ hơi nóng là khí cacbonic (CO2) được thải ra khi nhiên liệu bị đốt cháy. Nhìn vào Mặt Trời có an toàn không? Đừng bao giờ nhìn thẳng vào Mặt Trời. Ánh sáng của nó chói đến nỗi sẽ làm hại đôi mắt và thậm chí có thể làm bạn lòa mắt. Thay vào đó, hãy sử dụng ống nhòm hoặc kính viễn vọng để tạo ra hình ảnh Mặt Trời trên giấy và nhìn vào đó. Nhật Thực xảy ra như thế nào? Đôi khi, vào ban ngày, Mặt Trăng di chuyển đến vị trí ở giữa Mặt Trời và Trái Đất, che đi ánh sáng Mặt Trời và hắt bóng tối lên Trái Đất. Ngày đột nhiên trở thành đêm. Chúng ta gọi nó là hiện tượng nhật thực. Nhật thực chia ra thành hai loại: Nhật thực toàn phần và nhật thực một phần (không toàn phần). Hiện tượng nhật thực toàn phần chỉ có thể quan sát được từ một khu vực nhỏ của Trái Đát, trong khi nhật thực một phần có thể nhìn thấy trên một diện tích rộng hơn. Những thứ mình có thể giới thiệu cho các bạn đã hết rồi. Mong các bạn ủng hộ mình bằng cách like và giới thiệu cho bạn bè.