(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa) Tên truyện: Mạt Thế Tung Hoành Tác giả: Trang Quế Chi Thể loại: Mạt thế, đam mỹ, trọng sinh, hiện đại, dị năng, 1x1, HE Văn án: Mạt Thế Tung Hoành viết về Lý Văn Khôi vốn là dị năng giả song hệ không gian và thủy hệ. Đời trước không chết vì tang thi, anh rất khó tin tưởng người khác nên cũng không chết vì bị phản bội mà anh chết trong không gian của chính mình vì bị sốt mà không có thuốc hạ sốt. Sống lại, anh thề sẽ thu thập vật tư thật tốt nhưng đến khi thu thập vật tư đã đời rồi chờ mạt thế đến thì anh trở thành tang thi hoàng sau một đêm Anh: "..." Thế anh thu thập vật tư có ý nghĩa gì? Thảo luận: [Thảo Luận - Góp Ý] - Các Tác Phẩm Của Trang Quế Chi
Chương 1 Bấm để xem Lý Văn Khôi là dị năng song hệ, dị năng của anh gồm không gian sống và thủy hệ. Mạt thế buông xuống được hai tháng thì anh bộc phát dị năng không gian và thủy hệ. Một đường chạy trốn, anh tới được một căn cứ tên là Nhất Nghị. Anh là thủy hệ nên được chủ căn cứ cho làm công tác hậu cần: Cung cấp nước cho căn cứ. Đối với việc này, Lý Văn Khôi không hề có một chút dị nghị nào. So với liều mạng ra ngoài đánh tang thi lấy tinh hạch đổi mức sống thì anh ở hậu cần tốt lắm, chỉ cần phóng dị năng cung cấp nước cho cả căn cứ liền có cơm ăn. Quả thực không có gì tốt hơn. Cũng vì công việc chỉ quanh quẩn trong căn cứ nên Lý Văn Khôi cũng nghe được một chút chuyện bát quái. Ví dụ như phòng nghiên cứu của một căn cứ nào đó bắt các dị năng giả, đặc biệt là các dị năng giả sở hữu dị năng không gian để nghiên cứu. Hay là ai đó từ một căn cứ khác chạy đến đây kể rằng có người bị người thân hay bạn bè tóm lại, bán cho sở nghiên cứu lấy thức ăn. Mà những đối tượng xúi quẩy ở trong sở nghiên cứu không chỉ dị năng giả mà còn có tang thi, biến dị động thực vật. Lý Văn Khôi rùng mình, may sao căn cứ Nhất Nghị không có cái phòng nghiên cứu ghê rợn như thế. Cũng không phải vì căn cứ không có phòng nghiên cứu mà vì người nghiên cứu ở căn cứ này chỉ nghiên cứu cách lọc nước nhiễm độc, cách cải tạo chất đất và ngày nào mấy cô cậu này cũng chửi thề vì không tìm ra cách nào tốt hơn. Không phải là họ không có tiến triển hay thành tích gì, trên cơ bản mà nói, họ đã thành công thanh lọc đất nhưng chất đất lại không được tốt lắm mà thôi. Cho dù Nhất Nghị không có cái phòng nghiên cứu đáng sợ như lời kể của những người đến từ các căn cứ khác nhưng Lý Văn Khôi vẫn cứ sợ hãi nên không hề công khai dị năng không gian của mình. Hiện tại căn cứ Nhất Nghị chỉ đang nghiên cứu chất đất cùng lọc nước thôi, ai biết sau này họ thành công rồi có chuyển hướng sang nghiên cứu tang thi và dị năng giả hay không. Cho nên cứ cẩn thận là tốt nhất, Lý Văn Khôi cứ an phận thủ thường cung cấp nước sinh hoạt cho căn cứ thôi. Một ngày nọ, căn cứ lại tiếp nhận thêm đoàn người. Trong đoàn người này có một người tự xưng là không gian dị năng giả, cậu ta tên là Nhân Bảo vừa đến đã tuyên bố nước trong không gian của cậu ta có cái gì mà linh khí khả năng tăng cường sức khỏe, nâng cao dị năng. Ban đầu mọi người không quá tin tưởng, còn cho rằng Nhân Bảo kia đang mạnh miệng. Nhưng sự thật chứng minh mà nói, linh thủy trong không gian của cậu ta đúng là có cái tác dụng ấy thật. Sau đó Lý Văn Khôi liền bị đẩy ra công tác chiến đấu bởi vì thanh niên kia không những có không gian linh thủy mà còn có dị năng thủy hệ mà cấp bậc của dị năng còn cao hơn Lý Văn Khôi. Văn Khôi đối với chuyện này cũng không có cái gì uất ức hay giận dữ, ai bảo người ta có khả năng tốt hơn mình làm chi. Anh cũng có không gian nhưng chỉ là không gian sống bình thường, so với mảnh đất ngoài tự nhiên trước mạt thế không hơn không kém. Trong không gian của anh cũng có suối nước nhưng chỉ là nước bình thường, không thể so với linh tuyền trong không gian truyền thừa của Nhân Bảo được. Anh cũng có dị năng thủy hệ nhưng cấp bậc lại thấp hơn người ta. Này có trách thì cũng chỉ trách thực lực chính mình không bằng người ta thôi. Lý Văn Khôi vẫn duy trì ở tại căn cứ Nhất Nghị, chỉ khác là chuyển từ khu vực hậu cần sang khu vực chiến đấu. Văn Khôi xin vào một tổ đội chiến đấu có thực lực tương đối bình thường nhất, bởi vì Văn Khôi rất rõ ràng chính mình không mạnh đến mức có thể đi một mình, cũng không đủ mạnh để xin vào tổ đội mạnh hơn bởi có xin vào thì người ta cũng sẽ ngại anh kéo chân sau mà từ chối. Cứ vậy, Lý Văn Khôi được nhóm mới đón nhận. Qua một chút trao đổi, Lý Văn Khôi cũng học được một vài kinh nghiệm đi trước. Ai bảo anh chỉ làm công tác hậu cần chưa từng chiến đấu nên cho dù dị năng đã đạt cấp ba cũng chẳng có kinh nghiệm bằng một dị năng giả cấp thấp hơn. Trước kia anh một mình chạy tới Nhất Nghị tuy cũng có gặp qua tang thi nhưng lúc đó tang thi còn yếu và anh chủ yếu chạy trốn là chính. Mạt thế buông xuống, tâm tư con người là không thể lường trước. Anh không cho rằng sẽ có người chịu chia sẻ kinh nghiệm cũng như bí quyết sống còn khi gặp tang thi cho mình. Nhưng sự thật là có, đồng đội của anh lại càng không vì anh đến từ hậu cần mà khinh thường anh. Về sau anh mới biết, đồng đội anh không muốn dùng nước linh tuyền của Nhân Bảo nên mới chia sẻ kinh nghiệm cho anh. Ban đầu Văn Khôi cho rằng họ không muốn tốn tinh hạch mua nước nhưng không phải, họ vẫn đưa tinh hạch cho anh với mức giá giống như căn cứ. Lý Văn Khôi sở hữu dị năng thủy hệ tự nhiên không muốn lấy tinh hạch vất vả săn được đi đổi nước, cho dù là nước linh tuyền nhưng cũng chỉ một phần nhỏ linh tuyền được pha vào thôi mà cái phần nhỏ ấy lại có thể bổ sung tinh hạch thay thế, cho nên Văn Khôi không muốn dùng nước của Nhân Bảo. Nhưng còn đồng đội của anh thì sao lại dùng nước của anh, một viên tinh hạch cấp 0 đổi lấy một khối nước, so ra thì mua nước có pha linh tuyền sẽ lời hơn chứ nhỉ? Lý Văn Khôi từng có lần cùng nhóm ra ngoài làm nhiệm vụ, anh đã đưa ra nghi vấn này. Thế mà lại nhận cái ánh mắt 'đôi khi không biết gì cũng là một loại hạnh phúc' đến từ đồng đội. Sau đó họ nói với anh lý do khiến anh khó mà quên được Nhóm của Văn Khôi có hai người đến từ căn cứ khác, chính là căn cứ mà nhóm Nhân Bảo đã từng ở trước khi căn cứ đó sụp đổ và tới căn cứ Nhất Nghị. Con người Nhân Bảo nhìn có vẻ thanh thuần nhưng mà tâm cơ rất nặng. Ngày đó anh bạn dị năng thổ hệ từng thấy cậu ta dùng một thứ không rõ ràng, nhìn như tro pha vào nước có pha linh tuyền đó. Vì lo sợ nên ta bám một dị năng thủy hệ khác đòi mua nước chứ không dám dùng nước của Nhân Bảo. Ngày hôm sau, khoảng một nửa người trong căn cứ đều tôn Nhân Bảo như thần, sau một tuần, cho dù là cao tầng hay kẻ sở hữu tinh thần lực mạnh nhất của căn cứ cũng không thoát khỏi mệnh trở thành kẻ tử trung của cậu ta. Sau đó anh bạn dị năng thổ hệ và thủy hệ kia sợ quá nên mượn cớ ra ngoài làm nhiệm vụ chạy trốn đến Nhất Nghị Lý Văn Khôi là dị năng song hệ, dị năng của anh gồm không gian sống và thủy hệ. Mạt thế buông xuống được hai tháng thì anh bộc phát dị năng không gian và thủy hệ. Một đường chạy trốn, anh tới được một căn cứ tên là Nhất Nghị. Anh là thủy hệ nên được chủ căn cứ cho làm công tác hậu cần: Cung cấp nước cho căn cứ. Đối với việc này, Lý Văn Khôi không hề có một chút dị nghị nào. So với liều mạng ra ngoài đánh tang thi lấy tinh hạch đổi mức sống thì anh ở hậu cần tốt lắm, chỉ cần phóng dị năng cung cấp nước cho cả căn cứ liền có cơm ăn. Quả thực không có gì tốt hơn. Cũng vì công việc chỉ quanh quẩn trong căn cứ nên Lý Văn Khôi cũng nghe được một chút chuyện bát quái. Ví dụ như phòng nghiên cứu của một căn cứ nào đó bắt các dị năng giả, đặc biệt là các dị năng giả sở hữu dị năng không gian để nghiên cứu. Hay là ai đó từ một căn cứ khác chạy đến đây kể rằng có người bị người thân hay bạn bè tóm lại, bán cho sở nghiên cứu lấy thức ăn. Mà những đối tượng xúi quẩy ở trong sở nghiên cứu không chỉ dị năng giả mà còn có tang thi, biến dị động thực vật. Lý Văn Khôi rùng mình, may sao căn cứ Nhất Nghị không có cái phòng nghiên cứu ghê rợn như thế. Cũng không phải vì căn cứ không có phòng nghiên cứu mà vì người nghiên cứu ở căn cứ này chỉ nghiên cứu cách lọc nước nhiễm độc, cách cải tạo chất đất và ngày nào mấy cô cậu này cũng chửi thề vì không tìm ra cách nào tốt hơn. Không phải là họ không có tiến triển hay thành tích gì, trên cơ bản mà nói, họ đã thành công thanh lọc đất nhưng chất đất lại không được tốt lắm mà thôi. Cho dù Nhất Nghị không có cái phòng nghiên cứu đáng sợ như lời kể của những người đến từ các căn cứ khác nhưng Lý Văn Khôi vẫn cứ sợ hãi nên không hề công khai dị năng không gian của mình. Hiện tại căn cứ Nhất Nghị chỉ đang nghiên cứu chất đất cùng lọc nước thôi, ai biết sau này họ thành công rồi có chuyển hướng sang nghiên cứu tang thi và dị năng giả hay không. Cho nên cứ cẩn thận là tốt nhất, Lý Văn Khôi cứ an phận thủ thường cung cấp nước sinh hoạt cho căn cứ thôi. Một ngày nọ, căn cứ lại tiếp nhận thêm đoàn người. Trong đoàn người này có một người tự xưng là không gian dị năng giả, cậu ta tên là Nhân Bảo vừa đến đã tuyên bố nước trong không gian của cậu ta có cái gì mà linh khí khả năng tăng cường sức khỏe, nâng cao dị năng. Ban đầu mọi người không quá tin tưởng, còn cho rằng Nhân Bảo kia đang mạnh miệng. Nhưng sự thật chứng minh mà nói, linh thủy trong không gian của cậu ta đúng là có cái tác dụng ấy thật. Sau đó Lý Văn Khôi liền bị đẩy ra công tác chiến đấu bởi vì thanh niên kia không những có không gian linh thủy mà còn có dị năng thủy hệ mà cấp bậc của dị năng còn cao hơn Lý Văn Khôi. Văn Khôi đối với chuyện này cũng không có cái gì uất ức hay giận dữ, ai bảo người ta có khả năng tốt hơn mình làm chi. Anh cũng có không gian nhưng chỉ là không gian sống bình thường, so với mảnh đất ngoài tự nhiên trước mạt thế không hơn không kém. Trong không gian của anh cũng có suối nước nhưng chỉ là nước bình thường, không thể so với linh tuyền trong không gian truyền thừa của Nhân Bảo được. Anh cũng có dị năng thủy hệ nhưng cấp bậc lại thấp hơn người ta. Này có trách thì cũng chỉ trách thực lực chính mình không bằng người ta thôi. Lý Văn Khôi vẫn duy trì ở tại căn cứ Nhất Nghị, chỉ khác là chuyển từ khu vực hậu cần sang khu vực chiến đấu. Văn Khôi xin vào một tổ đội chiến đấu có thực lực tương đối bình thường nhất, bởi vì Văn Khôi rất rõ ràng chính mình không mạnh đến mức có thể đi một mình, cũng không đủ mạnh để xin vào tổ đội mạnh hơn bởi có xin vào thì người ta cũng sẽ ngại anh kéo chân sau mà từ chối. Cứ vậy, Lý Văn Khôi được nhóm mới đón nhận. Qua một chút trao đổi, Lý Văn Khôi cũng học được một vài kinh nghiệm đi trước. Ai bảo anh chỉ làm công tác hậu cần chưa từng chiến đấu nên cho dù dị năng đã đạt cấp ba cũng chẳng có kinh nghiệm bằng một dị năng giả cấp thấp hơn. Trước kia anh một mình chạy tới Nhất Nghị tuy cũng có gặp qua tang thi nhưng lúc đó tang thi còn yếu và anh chủ yếu chạy trốn là chính. Mạt thế buông xuống, tâm tư con người là không thể lường trước. Anh không cho rằng sẽ có người chịu chia sẻ kinh nghiệm cũng như bí quyết sống còn khi gặp tang thi cho mình. Nhưng sự thật là có, đồng đội của anh lại càng không vì anh đến từ hậu cần mà khinh thường anh. Về sau anh mới biết, đồng đội anh không muốn dùng nước linh tuyền của Nhân Bảo nên mới chia sẻ kinh nghiệm cho anh. Ban đầu Văn Khôi cho rằng họ không muốn tốn tinh hạch mua nước nhưng không phải, họ vẫn đưa tinh hạch cho anh với mức giá giống như căn cứ. Lý Văn Khôi sở hữu dị năng thủy hệ tự nhiên không muốn lấy tinh hạch vất vả săn được đi đổi nước, cho dù là nước linh tuyền nhưng cũng chỉ một phần nhỏ linh tuyền được pha vào thôi mà cái phần nhỏ ấy lại có thể bổ sung tinh hạch thay thế, cho nên Văn Khôi không muốn dùng nước của Nhân Bảo. Nhưng còn đồng đội của anh thì sao lại dùng nước của anh, một viên tinh hạch cấp 0 đổi lấy một khối nước, so ra thì mua nước có pha linh tuyền sẽ lời hơn chứ nhỉ? Lý Văn Khôi từng có lần cùng nhóm ra ngoài làm nhiệm vụ, anh đã đưa ra nghi vấn này. Thế mà lại nhận cái ánh mắt 'đôi khi không biết gì cũng là một loại hạnh phúc' đến từ đồng đội. Sau đó họ nói với anh lý do khiến anh khó mà quên được Nhóm của Văn Khôi có hai người đến từ căn cứ khác, chính là căn cứ mà nhóm Nhân Bảo đã từng ở trước khi căn cứ đó sụp đổ và tới căn cứ Nhất Nghị. Con người Nhân Bảo nhìn có vẻ thanh thuần nhưng mà tâm cơ rất nặng. Ngày đó anh bạn dị năng thổ hệ từng thấy cậu ta dùng một thứ không rõ ràng, nhìn như tro pha vào nước có pha linh tuyền đó. Vì lo sợ nên ta bám một dị năng thủy hệ khác đòi mua nước chứ không dám dùng nước của Nhân Bảo. Ngày hôm sau, khoảng một nửa người trong căn cứ đều tôn Nhân Bảo như thần, sau một tuần, cho dù là cao tầng hay kẻ sở hữu tinh thần lực mạnh nhất của căn cứ cũng không thoát khỏi mệnh trở thành kẻ tử trung của cậu ta. Sau đó anh bạn dị năng thổ hệ và thủy hệ kia sợ quá nên mượn cớ ra ngoài làm nhiệm vụ chạy trốn đến Nhất Nghị.
Chương 2: Bấm để xem Lý Văn Khôi hít một hơi thật sâu để bình tĩnh lại. Nhân Bảo này cũng không phải là dạng dễ đối phó. Bây giờ cũng chỉ có thể tận lực đề phòng với đồ ăn thức uống có dính đến hai chữ linh tuyền của Nhân Bảo. Cả nhóm của Văn Khôi từ ngày Nhân Bảo đến đã không ăn thức ăn từ trong căn cứ mà dùng đồ ăn từ không gian của một chị trong nhóm có dị năng song hệ: Không gian trữ đồ và tốc độ. Nhưng cả nhóm của Văn Khôi cũng không thể duy trì tình hình này quá lâu bởi sau đó một tháng. Trên đài chỉ huy, Văn Khôi và đồng đội đều thấy chỉ huy căn cứ với ánh mắt vô hồn đang đứng cùng Nhân Bảo. Chờ cho mọi người đều đến đông đủ, chỉ huy nói rằng căn cứ Nhất Nghị bây giờ sẽ do Nhất Bảo tiếp nhận chức chỉ huy. Nhóm của Văn Khôi quay ra nhìn nhau như không thể tin vào những gì mình nghe được. Sau đó cả nhóm phát hiện dị trạng, mọi người xung quanh không có một tia động tĩnh như thể chuyện này là hiển nhiên. Chứng kiến tất cả đều thuần phục trừ một nhóm người nhỏ bé, này cho dù Nhân Bảo không muốn để ý thì hình ảnh không giống dự kiến này cũng sẽ lọt vào mắt. Nhóm trưởng cũng là dị năng giả song hệ gồm tinh thần lực và cường hóa rất nhanh liền phát hiện có mối nguy hiểm cận kề. Phóng tinh thần lực ra xung quanh liền thấy một đám người đang di chuyển đến đây. Thông qua tinh thần lực thông báo cho cả nhóm "Tất cả không cần chú ý xung quanh, bây giờ lập tức chạy trốn. Nhân Bảo đã cho người đến chỗ chúng ta rồi. Lập tức tản ra và chạy được càng xa càng tốt" Nhóm của Văn Khôi liền tách ra dùng tốc độ nhanh nhất chạy ra khỏi căn cứ. Văn Khôi nhanh chóng tạo ra một quả bóng nước khổng lồ vừa ném xuống vừa gọi một người đồng đội băng hệ. Cô bạn lập tức hiểu ý cho đông lại toàn bộ chỗ nước kia. Tuy rằng không thể giữ chân đám người bao lâu nhưng có thể có thời gian chạy trốn liền tốt rồi. Phải nói dị năng trong nhóm của Văn Khôi không có ai quá cấp bốn. Mà trong căn cứ lại không thiếu dị năng giả trên cấp năm, sáu. Cho nên đống băng tạo ra cũng không cầm chân những người đang đuổi tới được bao lâu. Anh bạn phong hệ đã tận dụng dị năng mà đã chạy mất dạng từ lâu. Anh bạn thổ hệ đã trốn xuống đất. Cô bé có dị năng thuấn di lại càng không phải nói, từ câu lệnh của nhóm trưởng vang lên đã thấy cô bé chạy mất dạng rồi. Văn Khôi chạy đến con sông bị nhiễm bẩn liền tận dụng dị năng thủy hệ hòa mình vào nước. Trước khi chìm xuống, anh nhìn thấy có mấy đồng đội và nhóm trưởng đều bị tóm lại, bị đánh nát đầu, viên tinh hạch cũng bị lấy đi. Và anh cũng thấy có người trong nhóm bị bắt lại, người đó đã chọn tự bạo. Văn Khôi cho dù muốn giúp đỡ các thành viên nhưng bản thân anh còn lo chưa xong thì sao dám nghĩ đến việc lo cho người khác. Lý Văn Khôi cũng biết chính may rất may mắn. Nếu không có trận động đất khiến bên cạnh căn cứ hơn hai trăm mét xuất hiện một vết nứt rộng lớn kéo dài tận sông và cơn lũ kéo về hồi đầu tuần tuần trước lấp đầy nước cho vết nứt này thì căn bản anh không có chỗ trốn. Cứ cho là anh trốn vào không gian, nhưng cũng không thể trốn cả đời được, đến khi ra ngoài vẫn là bước ra đúng chỗ anh bước vào. Cuốn theo dòng nước chảy về hạ nguồn sông, từ dưới nước nhìn lên không thấy có mối nguy hiểm nào. Lý Văn Khôi mới tiến vào bờ Từ dòng sông đen ngòm dâng lên một cột nước trong suốt. Cột nước cao đến tầm hai mét thì ngừng lại phác họa hình dạng một cơ thể người. Bóng hình dần dần hiện lên hình bóng mỏi mệt của Văn Khôi đang đạp lên một phần cột nước. Bước đi trên nước vào bờ, Văn Khôi ngồi lên cát sỏi nơi bờ sông nhìn về phía mặt trời lặn, anh thở dài mệt mỏi. Dùng ánh nắng của buổi chiều muộn sưởi nắng một lúc, Lý Văn Khôi mới cảm thấy xương khớp của mình bớt đau nhức. Lúc anh trốn xuống nước, hòa mình cùng nước trốn đi thì sau đó không lâu có ngay một dị năng băng hệ đuổi đến. Cũng may chất nước đã không còn trong nên băng lan không quá nhanh mà Văn Khôi trong sợ hãi, dị năng thủy hệ đã tăng lên cấp bốn sơ kì, vận hết tốc lực cũng thoát khỏi tốc độ dòng nước đang bị băng hóa đuổi sát nút. Tận khi ra đến sông, băng hóa đang đuổi theo anh thì ngừng lại. Cho dù vậy anh vẫn không dám quay ra sau nhìn mà nhìn phía trước thẳng tiến chạy trốn. Đến khi cảm thấy cơ thể ấm lên, Văn Khôi lấy ra từ không gian cái bánh mì đã ỉu từ khi nào ăn vội vàng rồi tạo ra một phần nước uống vội. Sau phút nghỉ ngơi đó, Văn Khôi lại dùng dị năng thủy hệ để trốn xuống sông, chạy trốn khỏi nơi này càng xa càng tốt. Đến một nơi khác, Văn Khôi bắt đầu chuỗi ngày đánh tang thi săn tinh hạch để tăng thực lực. Trong quá trình đó, anh từng gia nhập với ba đội ngũ. Đội đầu tiên có người đẩy anh ngã để chạy trốn trước bãi tang thi quy mô nhỏ. Mà cũng nhờ họ nên Văn Khôi mới biết dị năng thủy hệ của mình có thể dùng bằng cách phóng nước với áp lực cao để đánh tang thi thay vì cuốn tang thi cho đập vào bề mặt cứng như trước đây. Đội thứ hai và thứ ba cũng không khác đội đầu tiên là mấy. Mấy cái nguy hiểm hay mở đường đều do anh làm trong khi bọn họ an nhàn hưởng thành quả. Về sau dị năng của anh đạt cấp sáu, anh liền đi một mình. Bởi vì sau khi trải qua những chuyện kia, Văn Khôi rất khó tin tưởng người khác. Con đường chạy trốn, thăng cấp của anh khá ổn. Gặp tang thi yếu hơn thì đánh, moi hạch, gặp tang thi có thực lực tương đương hay cao hơn thì trốn vào không gian. Lý Văn Khôi sẽ không ngu ngốc mà đánh với những tang thi có thực lực tương đương hoặc cao hơn mình, những tang thi có thực lực cao hơn thì không nói, xác suất thắng của anh là rất nhỏ, anh lại không muốn liều mạng. Với những tang thi có thực lực tương đương, khả năng thắng của anh chỉ có một nửa, chưa kể bị thương lại càng phiền phức. Về sau, có một lần anh thu thập vật tư liền gặp một tang thi trấn thủ ở cửa hàng đó. Giải quyết xong tang thi, sau khi moi hạch, bước ra khỏi cửa hàng anh liền chạy vào không gian. Tuy rằng trận đánh này phần thắng thuộc về anh nhưng anh cũng tang thi đó tặng cho mấy nhát phong đao, bây giờ phải băng bó vết thương trước. Cho dù Văn Khôi có muốn ra ngoài thì máu tanh trên người anh cũng sẽ thu hút không ít tang thi đến. Thôi thì cứ vào không gian chờ vết thương khỏi, đằng nào vật tư anh vừa thu thập cũng đủ cho anh sử dụng trong một thời gian. Vết thương kia lại không tốt lên như mong muốn của Văn Khôi, sau đó không lâu, anh bị sốt do nhiễm trùng. Không có thuốc điều trị, anh cứ thế chết trong không gian của chính mình.
Chương 3 Bấm để xem Tiếng báo thức gào thét bên tai, Lý Văn Khôi theo phản xạ cầm lấy chiếc điện thoại tắt báo thức, rồi ngủ tiếp. Sau đó anh giật mình, mở mắt ra. Sao nơi này lại giống như phòng của anh vậy? Nhìn vào chiếc điện thoại, anh xem ngày tháng năm. Đây là trở về bốn năm trước mạt thế sao? Lý Văn Khôi lại có chút ngờ ngợ, kí ức thân thể cho anh biết hôm qua chính là ngày anh vừa kết thúc đợt làm cỏ ở vườn, còn những chuyện đã xảy ra ở mạt thế lại giống như một giấc mơ nhưng giấc mơ này cũng quá thật đi. Nào là dị năng, nào là căn cứ.. từng chuyện đều rất thật như chính anh đã trải qua vậy. Bụng réo lên âm thanh rột rột báo hiệu phải cung cấp thức ăn. Lý Văn Khôi thở dài, đầu còn chưa kịp suy nghĩ sáng nay ăn gì thì tay đã lấy ra mấy chiếc bánh mì đóng gói ở trong không gian ra Văn Khôi nhìn thứ trên tay mình, có chút đờ đẫn. Này, đây chẳng phải thứ anh đã lấy trong cửa hàng trước khi đánh với tang thi phong hệ kia sao? Vậy nghĩa là giấc mơ kia không phải là giả, anh thực sự đã trải qua mạt thế và anh cũng đã chết? Chết đi rồi trở về thời gian trước mạt thế, Lý Văn Khôi có chút không tin được chuyện này nhưng mấy cái bánh mì đóng gói trên tay lại nhắc nhở anh tất cả đều là thật. Dựa theo phần trí nhớ về cuộc sống trong mạt thế, Văn Khôi xem thử bản thân mình còn dị năng hay không. Bất ngờ ở chỗ cả không gian cùng thủy hệ đều còn, chỉ có điều thủy hệ dị năng của anh trở về cấp 0. Như vậy, anh cũng cảm thấy rất tốt, dẫu sao anh đã trở về bốn năm trước mạt thế, chỉ cần dị năng được kích phát thì anh hoàn toàn có thể tu luyện lại từ đầu và mạt thế đến, anh sẽ trở thành dị năng giả cấp cao. Bước một vòng quanh căn nhà mình. Cảm giác quen thuộc lẫn xa lạ khiến cho anh không khỏi xúc động. Tuy rằng so với những nhà khác, gia đình nhà anh không quá nổi bật nhưng cũng thuộc dạng có của ăn của để nhất trong thôn. Bằng chứng là căn nhà hai tầng rộng rãi trị giá một tỷ rưỡi này. Ở nông thôn mà nói, một tỷ rưỡi là một số tiền không nhỏ và đã có thể có được một căn nhà khá lớn đầy đủ tiện nghi rồi. Chỉ tiếc cảnh còn người mất, cha mất vì ngã giàn giáo khi đi làm thuê, ông bà nghe tin thì bị đột quỵ, ba năm sau mẹ anh mất vì ung thư, tính đến nay đã là nửa năm. Cũng là nửa năm từ ngày anh bỏ học. Bản thân anh cũng có các cô gì chú bác, không những có mà còn khá đông. Nhưng vậy thì sao? Bản thân anh đã đủ mười tám tuổi, căn bản không cần ai chăm sóc, hơn nữa các cô bác lại ở rất xa. Mà chỗ tiền cha mẹ để lại đủ cho anh cuộc sống đầy đủ cho đến khi học xong đại học. Tuy là vậy nhưng anh đã không đi học tiếp bởi vì bản thân anh cảm thấy chính mình học không nổi. Hơn nữa nếu cố học xong lớp mười hai vừa làm việc ở vườn thì anh cũng không làm được. Bởi vườn nhà anh rộng nhất trong xóm, làm rất vất vả mà việc học năm mười hai cũng có kiến thức rất nặng. Anh không thể kham cả hai việc một lúc. Thực ra nếu muốn học tiếp mà không bỏ không vườn cây thì anh cũng có thể cho người khác thuê vườn còn chính mình đi học nhưng anh không muốn. Kiếp trước, sau khi mẹ mất, anh cũng có phân vân giữa học hết lớp mười hai sau đó thi lên đại học và ở lại nông thôn. Nhưng cuối cùng vẫn chọn ở lại nông thôn chăm sóc vườn cây bởi bản thân anh không muốn học tiếp. Khi mạt thế nổ ra, nếu chỉ có tang thi, tang thi động vật và động vật biến dị thì không nói, đằng này còn có tang thi thực vật và thực vật biến dị. Nông thôn lại là nơi rất nhiều cây cối, ở lại đây lại càng không ổn cho nên kiếp trước anh đã bằng mọi giá chạy đến thành phố. Được sống lại và có kí ức kiếp trước và dị năng, Lý Văn Khôi biết mạt thế đến, anh sẽ cố gắng tích trữ đồ đạc chờ mạt thế để có thể có cuộc sống an nhàn nhất có thể. Nhớ đến lý do mình chết, anh cảm thấy uất ức không nhẹ. Ai mà ngờ được anh lại chết vì sốt do vết thương nhiễm trùng cơ chứ. Mà thôi, chết đi cũng tốt, chết rồi anh mới có cơ hội trở về năm mười tám tuổi để làm lại cuộc đời lần nữa. Cầm mấy cái bánh mì đóng gói đã hết hạn sử dụng đi ra ngoài và ném vào thùng rác, anh bước sang bếp xem thử có gì để ăn hay không. Và thứ anh thấy là tủ lạnh chỉ có mấy quả trứng cùng khay nước đá làm nền, số gạo trong thùng dưới tủ bếp còn có thể sử dụng được thêm một tuần có hơn. Mới sáng sớm anh lại chẳng muốn ăn cơm mà hôm nay muốn lười một hôm trước khi bắt tay vào công cuộc lấp đầy không gian, anh xem lại phía trên tủ thì thấy còn mấy gói mì. Thôi, hôm nay ăn mì rồi mai đi chợ. Bật bếp ga nấu nước, trong khi chờ nước sôi anh ra ngoài vườn rau hái chút rau sống và hành ngò đem rửa sạch. Nhìn chỗ rau, Lý Văn Khôi lại nhớ đến thời điểm khi mình đang ở trong căn cứ Nhất Nghị. Thời gian đầu không nói, thời gian về sau rau xanh không khác gì của ngon vật lạ bởi vì đất và nước đều bị nhiễm độc, không thể trồng trọt được bất cứ gì. Về sau, những người trong phòng nghiên cứu của căn cứ Nhất Nghị có nghiên cứu ta phương pháp thanh lọc đất nhưng đất trống trong căn cứ không nhiều vì đa số đều được dùng làm chỗ ở hoặc lều trại. Chỗ đất còn lại qua thành lọc có thể trồng được cây nhưng năng suất không cao, chất lượng cây cũng không tốt. Chưa kể vì trồng ngoài trời nên một khi mưa độc trút xuống là có thể phá hủy hết thành quả lao động trong thời gian dài. Lúc đó một nắm rau xanh không tính là nhìn được, mùi vị cũng không giống trong quá khứ đã có cái giá bằng một viên tinh hạch cấp hai. Về sau, căn cứ Nhất Nghị chuyển sang hệ thống trồng cây trong nhà, lúc này triệt để giải quyết vấn đề mưa độc nhưng lại phát sinh vấn đề chiếu sáng. Trong căn cứ khi đó có mấy người trong phòng nghiên cứu đã chế tạo ta máy phát điện bằng năng lượng từ tinh hạch nên giải quyết được vấn đề này. Nhưng về sau giá rau xanh vẫn cứ cao bởi vì căn cứ càng ngày càng nhiều người gia nhập trong khi rau xanh lại có hạn. Bỏ vắt mì và gói gia vị ra chiếc tô sành, Lý Văn Khôi cho thêm rau đã rửa lên trên vắt mì rồi đổ nước sôi vào. Lý Văn Khôi lại cảm thấy may mắn khi mình được trở về những năm trước mạt thế. Ăn xong tô mì, Lý Văn Khôi nhanh chóng đem những đồ ăn đã quá hạn trong không gian của mình đem bỏ hết. Nếu bây giờ còn là mạt thế, cho dù là một mẩu bánh bị mốc anh cũng không nỡ bỏ đi nhưng giờ chưa phải là mạt thế, chẳng có lý do gì anh phải ăn những thức ăn này.
Chương 4: Bấm để xem Lý Văn Khôi nhanh chóng vào phòng mình, lấy ra giấy bút xem lại những gì mình đang có và những gì còn thiếu, trước kia không có không gian cũng chẳng biết mạt thế đến nhưng giờ thì khác, anh chẳng muốn mình bị động trong chuyện nhu yếu phẩm. Cho dù không gian của anh chỉ là không gian sống bình thường nhưng được cái là nó khá rộng, có thể chứa được nhiều thứ. Đối với Lý Văn Khôi, đây chính là may mắn lắm rồi. Bây giờ cách mạt thế còn bốn năm, anh không quá vội tích trữ lượng lớn nhu yếu phẩm làm gì. Cứ từ từ, vừa tích trữ vừa tu luyện dị năng là ổn. Lý Văn Khôi là con của nông dân, anh cũng ảnh hưởng tư tưởng không được để đất trống như cha mẹ mình, chỗ đất trong không gian nhất định anh sẽ tận dụng bằng hết. Chỗ nào tận dụng không hết thì đem trồng cây ăn trái lâu năm. Việc đầu tiên Văn Khôi làm là làm cho căn nhà hiện tại của mình sử dụng năng lượng mặt trời. Mạt thế buông xuống, anh sẽ lợi dụng dị năng cho cả căn nhà này vào không gian, mà trong không gian không có cái gọi là điện cho nên muốn dùng điện nhất thiết phải có tấm năng lượng mặt trời. Nói là làm, Văn Khôi lên mạng tìm số liên lạc, gọi cho người gắn tấm năng lượng mặt trời. Trả tiền cho nhân viên lắp đặt, Lý Văn Khôi nhìn thành quả này cảm thấy rất mỹ mãn. Toàn bộ mái nhà, mái tôn kim loại ở phần mái che cạnh sân đều được lắp tấm năng lượng mặt trời. Trước mắt, anh vẫn sẽ dùng song song điện từ năng lượng mặt trời và điện lưới quốc gia. Chờ cho khi bầu trời chuyển màu đỏ, anh sẽ chuyển sang chỉ dùng điện năng lượng mặt trời. Lý Văn Khôi không quá lo về việc nếu chuyển nhà vào trong không gian sẽ thiếu điện sinh hoạt vì ngoài việc không gian không có ban đêm thì còn một suối nước chảy rất xiết. Chỉ cần mua một số máy phát điện bằng nước đặt vào là được. Hoặc là chờ một thời gian sau mạt thế, sẽ có người phát minh ra máy phát điện từ tinh hạch. Ngày tiếp theo, Lý Văn Khôi ra chợ mua đồ ăn. Ngoài ra còn mua thêm không ít các cây ăn trái. Khoảng một tháng trở lại đây có một số người đem cả xe tải đến chợ để bán cây giống, hầu hết là các cây ghép của các cây ăn trái lâu năm hoặc là giống mới lai tạo, những cây này sẽ nhanh cho trái hơn những cây trồng bằng hạt theo cách truyền thống. Lý Văn Khôi định mua nhưng nghĩ lại bây giờ mình có đi xe máy nhưng lại không có sọt đựng, cũng chẳng thể chở nhiều mà cái làn bằng nhựa đã chất đầy. Anh vẫn là buông tha cho ý định mua cây ăn trái của mình. Lý Văn Khôi không phải người quá thích trái cây, nhưng trải qua mạt thế, anh biết hoa quả và rau xanh cực kì đắt. Ban đầu là một viên tinh hạch cấp hai một nắm rau, về sau đã thành một viên tinh hạch cấp năm, cho dù là dị năng giả cấp cao thì một tuần cũng chỉ có thể mua được một vài bữa rau hơn nữa số lượng cũng rất khiêm tốn, hoa quả lại càng không cần nói tới. Thực phẩm mọi người dùng phổ biến hơn là thịt lấy từ động vật biến dị. Tuy rằng động vật biến dị cũng chẳng dễ săn nhưng chỉ cần mất chút công sức liền thấy thành quả. Biết là ăn uống như vậy không cần bằng dinh dưỡng nhưng mạt thế mà, ai lại chê thực phẩm bao giờ. Văn Khôi dự định trồng cây ăn quả, một phần để ăn còn phần lớn sẽ đem đổi tinh hạch. Dẫu sao đất trong không gian của anh có diện tích khá lớn, cho dù anh có muốn trồng hết cây lương thực thì cũng chẳng có sức mà làm, chi bằng trồng thêm cây ăn trái gia tăng thu nhập. Nhìn cái làn của mình, Lý Văn Khôi có chút cảm thấy có chút không hiểu nổi. Nhà người ta sao anh không biết nhưng ở nhà anh, mấy thứ gia vị, dầu ăn, nước rửa chén đều hết cùng một lượt. Về đồ ăn, ngoài thịt lợn và cá thì anh không phải mua thứ gì khác bởi nhà anh có gà, có vườn rau. Mà hôm nay cũng vừa lúc thịt, cá hết. Trở về nhà cất túi thịt vào tủ lạnh, còn những thứ gia vị hay nước rửa chén đều đặt vào đúng nơi xong, Lý Văn Khôi ra ngoài sân ngồi trên chiếc xe ba gác chuẩn bị lên chợ. Sau lại nhớ ra còn phải mua xăng cho máy xới đất nữa nên anh vào nhà xách cái can rỗng mười lít ra để ở sau xe. Văn Khôi lại lên chợ lần nữa. Khác với thị trấn và thành phố chợ mở cả ngày, thậm chí ở một số nơi dân cư đông còn có chợ đêm; ở nông thôn chợ bắt đầu từ sớm, cũng kết thúc sớm, tầm tám giờ là đã ít người còn mua đồ ở chợ, khoảng chín giờ chợ đã chẳng còn mấy người, chủ yếu chỉ còn mấy quán tạp hóa và gian hàng trái cây còn ở lại. Lý Văn Khôi lên chợ lần hai đã là tám giờ sáng, anh tới trạm xăng ngay cạnh chợ đổ xăng cho xe lẫn cái can trước sau đó mới đậu xe bên cạnh xe tải bán cây giống. Mấy anh chị bán hàng thấy anh đưa xe ba gác đến nghĩ anh sẽ mua nhiều liền trở nên nhiệt tình hẳn, biểu thị nấu mua nhiều họ còn có thể giảm giá. Lý Văn Khôi ban đầu chỉ định mua một số cây trong vườn mình không có bởi vì anh định cho cây nhà mình vào không gian nhưng cuối cùng vẫn mua bởi vì giống cây này tốt hơn ở chỗ cây lùn mà năng suất cao, Văn Khôi nghĩ lại mấy cây ăn quả cao lêu nghêu trong vườn nhà mình, trái đã ít thì chớ, lần nào muốn ăn cũng phải leo muốn hụt hơi mới hái được, chưa kể tuổi cây đã khá lớn, không thể cho trái nhiều nữa. Mỗi loại cây, anh đều mua từ bốn đến năm cây. Một phần anh muốn đất trong không gian được tận dụng hết, phần còn lại là anh muốn có thể có nhiều trái cây hơn. Thực phẩm càng nhiều thì anh sẽ kiếm được càng nhiều tinh hạch. Việc tu luyện dị năng hay chỗ ở đều cần tinh hạch, chỉ cần anh có số lượng thực phẩm lớn, anh không cần phải liều mạng ra ngoài giết tang thi lấy hạch đổi mức sống. Cuối cùng thùng xe của xe ba gác hết chỗ để cây, mấy anh chị phải xếp so le chồng lên hàng cây phía dưới mới có thể đặt hết cây lên. Giao tiền xong, Văn Khôi lái xe ba gác ra về trước nụ cười không thấy mặt trời của mấy người bán cây giống. Trước mắt, Lý Văn Khôi chỉ mua chừng này cây bởi anh còn muốn trồng cây lương thực và rau củ trong không gian. Còn phải chừa ra một phần không gian để đưa căn nhà vào nữa.
Chương 5: Bấm để xem Đất vườn nhà Lý Văn Khôi vốn rộng nhưng tận dụng trồng cây công nghiệp như cà phê, tiêu và điều chứ chẳng có mấy chỗ dư, cái vườn rau và chỗ trồng hoa màu kia là ngoại lệ. Nhà của Lý Văn Khôi thụt sâu trong vườn cây cà phê, muốn vào phải đi qua cái ngõ dài khoảng năm mươi mét. Trước nhà là cái sân được đổ bê tông chuyên dùng phơi nông sản. Một bên sân là nhà kho chuyên dùng để để nông sản và máy móc ít dùng tới. Bên cạnh nhà cũng là phần sân bê tông nhưng phần sân này ở bên hông nhà nên diện tích nhỏ hơn và được lắp đặt mái che để đặt những thứ như xe máy, xe ba gác, xe rùa, thức ăn cho gà như hạt bắt và lúa, nơi này còn là chỗ để vỏ trấu hoặc treo quần áo những lúc trời mưa. Sau phần sân bê tông được lắp mái che và cũng là sau căn nhà chính là khu vực giếng nước. Phía trên giếng có một bồn nước bằng kim loại, ngay bên cạnh vị trí bồn nước là chiếc máy bơm nước. Ở nông thôn, trước kia phải dùng gàu múc nước lên, ngày nay nước được bơm từ giếng vào các vật chứa nước như bồn, thùng để xài dần. Giếng nước nằm trong khu vực sân giếng được lát gạch đỏ và phân cách với sân bê tông bằng một đường ngăn cách cao khoảng nửa gang tay. Giống như phần sân bê tông ngay chỗ hông nhà, phần sân giếng cũng được lợp tôn che nắng và có gắn một bóng đèn. Tuy rằng căn nhà được xây có đầy đủ tiện nghi nhưng gia đình anh vẫn quen ra giếng rửa rau giặt đồ hơn bởi vì không gian ở giếng rộng hơn và cũng thoải mái hơn. Đằng sau phần sân giếng là một vườn rau trồng đủ thứ. Nhìn nó nhỏ thế thôi chứ ngoài việc cung cấp rau cho gia đình thì còn có thể có dư đem lên chợ bán Đóng cổng lại, Văn Khôi lái xe đi ngang qua cái sân bê tông chuyên dùng phơi nông sản trước nhà để vào phần sân bê tông được lợp mái. Cho toàn bộ cây giống vào không gian, anh tới đem máy xới đất và cuốc vào luôn. Trước khi vào không gian làm việc, anh thay bộ đồ lao động trước. Đứng bên chiếc máy xới đất, Lý Văn Khôi thầm nghĩ nếu như có thể điều khiển thời gian ở không gian này ngưng lại thì tốt, vậy thì anh sẽ có nhiều thời gian để làm việc hơn. Sau một phút vừa đổ xăng cho máy xới đất vừa cảm khái, Lý Văn Khôi bắt tay vào công việc. Vì máy xới đất nhà anh có lưỡi dùng cho loại đất mềm, đất bình thường nên cũng chỉ có thể xới khoảng hai mươi cm đất nên Lý Văn Khôi cho máy xới đất tơi xốp sau đó dùng cuốc đào chỗ đất kia lên rồi lại cho máy xới tiếp. Tiếp theo đưa máy xới đất ra ngoài rồi dùng cuốc tạo hố rồi trồng cây xuống, đồng thời lấp bớt một phần đất xuống. Lý Văn Khôi chỉ tạo xốp một khoảng đất tầm một mét vuông để trồng cây. Cứ xong một cây, Lý Văn Khôi lại đi đến chỗ cách khoảng ba mét tiếp tục. Đã có máy xới làm đất tơi xốp, Lý Văn Khôi chẳng có cái lý do gì để phải tự mình đào hố cho mệt, vừa mất thời gian lại tốn công sức. Cho đến khi trồng xong toàn bộ cây giống, Lý Văn Khôi cũng đã muốn mệt chết. Một phần tạo nên cái mệt của anh là vì trồng cây, ba phần là vì đói, sáu phần còn lại là do vừa đói vừa làm việc giữa cái nắng chói chang. Ra khỏi không gian, Lý Văn Khôi liền rửa chân tay sạch sẽ rồi vào nhà uống cốc nước giải khát, sau đó lại uống thêm mấy ly nước nữa dằn cơn đói xuống. Nhìn trời, bây giờ vẫn chưa trưa nhưng anh khá mệt nên quyết định ăn cơm trước. Thay bộ đồ quần sọc áo thun ở nhà thoải mái, Lý Văn Khôi tiến vào phòng bếp, anh bắt đầu nấu bữa ăn. Cơm nấu bằng nồi cơm điện, đồ ăn đơn giản chỉ gồm trứng chiên và rau xào hái từ vườn rau. Đồ ăn nấu rất nhanh, Lý Văn Khôi nhân lúc chờ cơm chín liền vào phòng khách cầm điện thoại lên, phát hiện bây giờ mới chín giờ sáng. Lý Văn Khôi nghĩ nếu như trừ cho thời gian rửa chân tay và nấu cơm thì thời gian anh ra vào không gian với thời gian anh ra khỏi không gian không chênh lệch nhiều. Chẳng lẽ khi anh muốn thời gian trong không gian dừng lại thì nó đã thực sự dừng để anh có nhiều thời gian hơn? Vậy nghĩa là chủ không gian có thể điều khiển không gian? Nghĩ là vậy nhưng anh không dám khẳng định vì cũng có thể thời gian trong không gian vốn mặc định là dài hơn hiện thực. Lý Văn Khôi vẫn không khỏi hi vọng khả năng đầu tiên nhưng khả năng thứ hai cũng không nhỏ. Thôi thì để vài ngày tới làm một vài kiểm chứng nho nhỏ là được. Đeo chiếc đồng hồ vào tay, Lý Văn Khôi nhìn lại giờ trên điện thoại 9 giờ 7 phút. Lý Văn Khôi vào không gian, dùng máy xới xới một mảnh đất gần với vườn cây ăn trái của mình. Chỗ này anh định dùng làm chỗ trồng rau và những cây có tuổi thọ cao chút như rau ngót, nha đam, cây gia vị như húng trắng, húng đỏ, gừng, sả, riềng, cây lá dong.. Cho đến khi dạ dày vang lên tiếng rột rột, Lý Văn Khôi nhìn lại đồng hồ, bây giờ vẫn là 9 giờ 7 phút. Anh ra khỏi không gian liền cầm lấy chiếc điện thoại, điện thoại cũng hiển thị 9 giờ 7 phút.
Chương 6: Bấm để xem Lý Văn Khôi nghĩ muốn cho không gian có thời gian như thời gian của hiện thực. Sau đó lại nghĩ muốn thời tiết trong không gian có trận mưa ngay ở diện tích không gian đã trồng cây. Anh nhìn lại không gian, bầu trời xanh đang dần bị màu trắng của mây che phủ. Mây tụ lại ngày càng nhiều trên diện tích đất đã trồng cây ăn trái, đến khi đám mây tụ giày đặc thì một loạt các tia sét đánh ngang giữa các đám mây. Mưa trút xuống, không lớn cũng không nhỏ, lượng nước cũng không quá nhiều, vừa đủ để tưới cây đã trồng. Mưa xong, bầu trời trở về với màu xanh, mặt trời cũng ló dạng sau khi bị rặng mây che phủ. Lý Văn Khôi vui mừng, sở hữu không gian liền có thể điều chỉnh các yếu tố trong không gian, điều này quá tuyệt vời. Mạt thế, Lý Văn Khôi chỉ nghĩ đến chuyện dùng không gian như kho hàng di động chứ chưa bao giờ nghiên cứu nó như thế nào. Mà căn bản anh không có tâm tư để nghiên cứu, khi ở căn cứ Nhất Nghị, anh hết cung cấp nước cũng vẫn là cung cấp nước, dị năng thủy hệ ngày nào cũng dùng đến muốn cạn kiệt. Cho dù sao đó cấp bậc của anh tăng lên, nhưng như thế thì sao, căn cứ Nhất Nghị theo thời gian càng lớn mạnh thì số người vào đó cũng tăng lên. Nói tới nói lui, dị năng của anh chỉ đủ xài. Hơn nữa, khi ở căn cứ Nhất Nghị anh luôn giấu dị năng không gian của mình. Chỉ nơm nớp lo sợ dị năng không gian của mình bị phát hiện thì sẽ bị một số người tóm bán đi cho các phòng nghiên cứu ở nơi khác. Cho dù không lộ ra nhưng anh vẫn biết một số người vẫn không ưa anh. Có lẽ vì cùng thủy hệ mà anh được ở hậu cần còn họ phải ra khu vực chiến đấu, cái này không thể trách anh được bởi vì đó là sắp xếp của chỉ huy căn cứ. Ngẩn người một lúc, Lý Văn Khôi tỉnh táo lại khi âm thanh rột rột một lần nữa phát ra từ dạ dày. Thở dài một cái, anh xem đồng hồ, bây giờ cũng đến giờ cơm chín rồi. Ăn cơm trưa sớm hơn nhiều so với mọi ngày. Lý Văn Khôi vừa rửa bát vừa suy nghĩ, hình như anh vừa quên làm gì đó thì phải. Đến khi rửa bát xong, Lý Văn Khôi ra sân giếng nhìn vườn rau bên cạnh. Bắt gặp hình ảnh một con gà đi tới ăn rau, Lý Văn Khôi vội đuổi nó đi nhưng con gà giống như đã sớm nhờn với giọng nói của anh nên ngoài việc ngóc cổ nhìn anh biểu thị đã nghe và đã nhìn thấy người tạo ra âm thanh thì nó vẫn bình tĩnh cúi đầu tiếp tục ăn rau. Lý Văn Khôi bực mình liền muốn phóng dép nhưng nghĩ không muốn hư rau nên đặt cái dép xuống nền gạch đỏ. Xỏ chân vào đép bước lại phía bồn nước, vặn vòi xả nước vào thau rồi lấy cái gáo múc một gáo nước hất về phía con gà không biết điều kia. Con gà giật mình lập tức chạy ra ngoài. Lý Văn Khôi lúc này mới nhớ bản thân mình chưa cho gà ăn. Nông sản nhà Lý Văn Khôi vốn được để trong nhà kho, hạt bắp cũng không ngoại lệ. Nhưng vì phải dùng lúa chăm gà nên một bao hạt bắp được đưa ra ngoài phần sân bê tông được lợp mái cho thuận tiện. Khi nào bao này hết thì sẽ kéo bao khác ra. Bước đến chỗ sân bê tông được lợp mái, Lý Văn Khôi lấy ra nửa xô nhỏ hạt bắp cùng nửa gáo lúa rồi bước đến đổ hạt bắp vào cái máng trong chuồng gà cách sân nhà khoảng hai mươi mét còn gáo lúa đổ vào phần của mấy con gà nhỏ đã được ngăn ra. Thấy máng nước đã cạn, anh đi lấy một xô nước đổ vào cái máng còn lại. Lúc này, anh đi xung quanh chuồng gà xem lưới vây xung quanh và phía trên chuồng gà có hở chỗ nào hay không. Phát hiện ra một lỗ hổng, anh liền lấy mấy viên gạch chặn lại. Buổi chiều, Lý Văn Khôi ra vườn rau cắt mấy nắm rau ngót vào sân giếng, tuốt lá vào một cái rổ để chiều nấu canh. Phần cành rau ngót anh đem bẻ từng đoạn bằng một gang tay, đoạn non quá thì bỏ. Vào không gian, anh đem rau ngót trồng xuống, cứ một nắm nhỏ thân rau ngót trồng vào một hố, cách khoảng một gang tay lại trồng một hố. Trồng cả nắm như vậy bởi vì anh biết hiếm khi có chuyện chỗ cành ấy lại có thể sống hết 100%. Chỗ cành anh đem vào không nhiều, chỉ một vài hố là đã xong công việc. Dẫu sao còn bốn năm nữa mạt thế mới xảy ra, anh không cần quá vội. Ra ngoài, Lý Văn Khôi bưng mấy chậu nha đam đặt ở góc sân bê tông chuyên dùng phơi nông sản ở trước nhà đem trồng vào không gian. Tiếp tục làm với các loại cây gia vị và rau ở vườn nhà mình, chạy ra chạy vào không gian một lúc, Lý Văn Khôi cũng đã đem được một phần kha khá các cây vào. Nhìn lại giờ trên điện thoại, hiện tại đã là 15 giờ 38, Lý Văn Khôi ra vườn rau cạnh sân giếng nhổ số cỏ đang sinh trưởng đan xen trong rau
Chương 7: Bấm để xem Ngày trước gia đình Văn Khôi muốn tiết kiệm tiền mua rau nên để một mảnh đất nhỏ cạnh nhà trồng rau, về sau lại lo lắng rau bị phun thuốc nên càng tích cực trồng rau hơn. Không những tiết kiệm tiền mua rau mà ăn rau nhà trồng an toàn hơn, tốt hơn. Dẫu sao cũng là của nhà trồng, Lý Văn Khôi cũng chưa bao giờ xịt thuốc trừ sâu hay kích thước tăng trưởng cho rau. Anh chỉ rắc một lớp than vỏ trấu lên đất rồi cho máy xới đất xới cho đất tơi xốp, về phần suốt quá trình sinh trưởng của cây, anh chỉ sử dụng nước để tưới. Cho nên sâu xuất hiện trong quá trình trồng rau cũng không phải ít, như hiện tại thì anh đang vừa nhổ cỏ vừa bắt sâu. Lý Văn Khôi qua bao lần trồng rau có chút không hiểu nổi tại sao mấy con sâu bám trên rau xà lách với rau cải lại nhiều đến mức nhìn muốn điên người trong khi một số loại cây khác thì ít đến đáng thương hoặc thậm chí không có một con sâu nào. Chỗ sâu bắt được, anh cho vào một cái bát mẻ. Bắt xong sâu ở vườn rau, anh đem cái bát mẻ toàn sâu đổ vào máng ăn trong chuồng gà, sau đó lấy nửa xô nhỏ hạt bắp và nửa gáo lúa cho gà ăn. Lý Văn Khôi trước nay chỉ cho gà ăn hạt bắp, là loại hạt bắt được lai tạo có màu cam vàng và dùng lúa hoặc tấm cho những con gà nhỏ hơn hoặc hết bắp mới dùng lúa. Trước đây gia đình anh mua bắp và lúa về cho gà ăn nhưng về sau liền trừ ra một mảnh đất nhỏ trồng bắp vì sợ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, mảnh đất này có một phần nhỏ là bắp nếp có màu trắng khá mềm để người ăn và phần còn lại được dùng trồng bắp lai có màu cam vàng cho gà. Vốn cũng chẳng có mảnh đất này nhưng hơn bốn năm trước, gia đình anh đã nhổ hết toàn bộ cây cà phê già cỗi để thay thế giống mới với đặc điểm cây lùn, trái to, năng suất cao, khi chín rộ lên, cứ hai đến ba cây cà phê có thể thu hoạch được một bao đầy cà phê tươi. Cũng vào dịp nhổ cây cà phê ấy, sau khi làm đất và chuẩn bị trồng giống mới thì mẹ anh bảo chừa ra phần đất trồng để trồng bắp nên mới có phần đất này. Nói là đất trồng bắp thì chưa đúng lắm, nên nói là đất trồng hoa màu thì đúng hơn bởi một năm trồng hai vụ bắp có thể đủ cho đàn gà ăn cả năm. Thời gian không trồng bắp, khu vực này được sử dụng để trồng đậu xanh hoặc đậu đen. Nói chung đất sẽ không được để trống. Đậu dùng để nấu chè, nấu xôi đỗ xanh, nghiền thành bột pha nước sôi uống. Đậu xanh còn dùng để ủ giá đỗ. Năm nào dư ra thì đem đậu lên chợ bán. Bắp nếp màu trắng vốn dùng luộc ăn, không thì phơi khô cất trữ, khi nào muốn ăn thì đem rang lên hoặc làm bắp rang bơ. * * * Ngày trước, Lý Văn Khôi và cha mẹ thường phải cầm thùng tưới có gắn vòi sen để tưới rau. Về sau, liền đầu tư béc phun mưa mini, chỉ cần bật máy, nước sẽ được các béc phun ra dưới dạng hạt mưa tưới cho vườn rau. Như vậy vừa đỡ công sức vừa có thể tưới đều vườn rau. Còn ở vườn bắp, Lý Văn Khôi lắp đặt một cái béc lớn, loại dùng tưới cà phê đặt ngay giữa vườn bắp. Chỉ cần bật máy trong vài phút liền tưới đầy đủ cho cả vườn bắp. Nhà Lý Văn Khôi ngoài một giếng nước được đào còn có một giếng khoan. Giếng đào chính là cái giếng ở sân giếng được dùng cho mọi hoạt động hằng ngày, còn giếng khoan lại được dùng để tưới cây. Bởi nước giếng đào có hạn, không thể vừa dùng cho ăn uống giặt dũ vừa dùng tưới cho gần ba héc-ta cây công nghiệp. Ngược lại, nước giếng khoan rất nhiều và hoàn toàn đủ khả năng cung cấp lượng nước cho ba héc-ta này. Có những năm hạn hán, giếng đào cạn nước, gia đình Lý Văn Khôi còn dùng nước giếng khoan để ăn uống nữa. Lẽ ra cần phải tưới cho bắp nữa nhưng những cây bắp này đã trưởng thành, không nhất thiết ngày nào cũng phải tưới, hơn nữa ngày mai là thu hoạch nên Lý Văn Khôi từ tuần trước đã ngưng việc cung cấp nước cho chúng, anh chỉ tưới rau thôi. Tưới rau xong, Lý Văn Khôi tắt máy. Đi vào nhà nấu thức ăn cho buổi tối. Vì bây giờ anh sống một mình nên khi nấu cơm sẽ nấu cơm cho cả hai bữa nên không cần nấu cơm nữa. Đem rau ngót rửa sạch, Lý Văn Khôi gác rau sang cái giá bên cạnh giếng. Sau đó ra vườn bắp lấy mấy cái lá đã khô đem vào nhóm lửa. Thật vậy, Lý Văn Khôi nấu bếp lửa mặc dù có phòng bếp với bếp ga, bếp điện trong nhà. Ở nông thôn, chất đốt đến từ cành cây, củi gỗ rất nhiều, đặc biệt là những nhà trồng cây công nghiệp như Lý Văn Khôi. Mỗi năm tỉa cành cà phê một lần, lượng củi đến từ nó rất nhiều còn chưa kể đến lượng củi đến từ việc tỉa cành tạo tán cho cây điều. Có củi ngay cạnh, không dùng thì phí, để ở vườn lại chỉ thêm muỗi. Bếp ga chỉ dùng nấu mấy thứ nhỏ nhặt như chiên trứng hay nấu nước ăn mì thôi, chứ dùng để phục vụ tất cả các hoạt động nấu ăn thì rất tốn tiền.
Chương 8: Bấm để xem Cái bếp củi ở bên ngoài căn nhà và cũng được lợp tôn ngay cạnh giếng, sát với chỗ chứa củi khô. Nghe đến việc lợp tôn thì có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến sự xập xệ và tạm bợ. Nhưng nhà Lý Văn Khôi thì khác, từ kèo chống đến tôn đều làm từ kim loại được phun sơn màu xanh lá bảo vệ ở bên ngoài. Hơn nữa mái che lợp tôn cao đến bốn mét nên tạo cảm giác rất thoáng và thoải mái. Phần dưới tôn tuy không được phun sơn nhưng như thế lại tạo ra cảm giác mát mẻ, thoải mái và rộng rãi. Vì lượng củi lớn, Lý Văn Khôi chỉ nhặt về những cành to hơn chiếc đũa về. Ban đầu việc nhóm lửa chỉ cần vài lá khô hoặc một cái túi nilon là xong nhưng về sau lại không dễ dàng như thế bởi Lý Văn Khôi lo lắng củi bị mục nát nhanh chóng nên luôn dùng củi nhỏ trước, khi nào hết củi nhỏ mới dùng củi lớn hơn. Củi lớn cũng sẽ mục nhưng vì nó lớn nên tốc độ sẽ chậm hơn củi nhỏ nên luôn được dùng sau. Bật quẹt cho lửa bén lên mấy lá ngô khô, Lý Văn Khôi lấy mấy cành củi được cho là nhỏ nhất trong đống củi đem ra đặt vào, rồi mới xếp mấy đoạn củi to hơn chồng lên. Một lúc sau, lửa bén lên củi lớn, Lý Văn Khôi bắt đầu nấu canh trước. Nấu củi to chỉ hơi phiền lúc nhóm lửa ban đầu, về sau lại không cần phải canh lửa thường xuyên bởi vì thời gian cháy của củi to lâu hơn củi nhỏ. Lý Văn Khôi vào trong nhà lấy túi thịt ra đem rửa rạch, cắt thịt bỏ vào nồi rồi cho gia vị vào trộn đều. Chờ sau khi nấu canh xong sẽ kho thịt. Ăn xong bữa tối, Lý Văn Khôi đem nồi canh cùng bát, đĩa và lõi nồi cơm điện ra thau rồi xả nước vào. Chờ sau khi tắm xong sẽ rửa nó cùng giặt đồ luôn. Phòng tắm hay chỗ rửa chén nhà Lý Văn Khôi đều có hai vòi nước, một lớn hơn là đến từ bồn nước, cái còn lại nhỏ hơn đến từ nước nóng năng lượng mặt trời. Cầm chai dầu gội đã dốc ngược một lúc mới có mấy giọt dầu gội chảy ra. Lý Văn Khôi thở dài, ngày mai phải lên chợ nữa. Sau khi rửa chén, Lý Văn Khôi giặt đồ. Nhìn túi bột giặt chỉ còn một nhúm. Này, anh lại không hiểu tại sao mọi thứ nhà anh cứ Nhất thiết phải hết cùng một lần. Cũng may quần áo hôm nay anh giặt chỉ có một bộ đồ mặc nhà nên một nhúm này xem như vừa đủ. Bộ đồ lao động anh không giặt quá thường xuyên bởi vì nó thường xuyên dính bụi đất và bẩn, thường thì việc giặt nó cũng không tỉ mỉ như giặt đồ khác. Phơi đồ lên cây phơi đồ để ở phần sân được lợp mái tôn có vị trí ngay sát phần không được lợp tôn, sáng mai anh sẽ đem ra ngoài sân. Lý Văn Khôi rửa tay chân rồi vào nhà xem ti vi. Anh lại chợt nhớ ra không gian của mình cũng cần đầu gội và bột giặt, gia vị nấu ăn cũng không thể thiếu. Lý Văn Khôi phát hiện, những thứ cần chuẩn bị không chỉ có lương thực là xong mà còn đủ thứ nữa, rồi còn thuốc men nữa. Anh đã chết vì một lý do rất củ chuối là sốt do nhiễm trùng nên anh không muốn chuyện này tiếp tục xảy ra nữa. Ghi thêm vào giấy một dòng thuốc men sau dòng một dòng dầu gội, bột giặt. Dầu gội, bột giặt cũng như thuốc đều có hạn sử dụng. Cho dù anh muốn tích trữ từ bây giờ nhưng còn bốn năm nữa, anh không muốn chúng hết hạn trước khi sử dụng. Lý Văn Khôi thở dài, nếu như có thể thay thế chúng bằng liệu pháp thiên nhiên thì quá tốt rồi. Lúc này trên ti vi nói đến việc dùng bồ kết gội đầu của người xưa. Lý Văn Khôi bừng tỉnh, vội vàng cầm lấy chiếc điện thoại, bật mạng, anh vào google tìm kiếm kết quả lại làm anh cực kì vui mừng. Ngoài chức năng làm nước gội đầu, bồ kết còn có thể thay cho nước rửa chén và bột giặt nữa. Muốn sử dụng chỉ cần nấu nước bồ kết đậm đặc rồi dùng dần là được. Nghĩ đến cái chợ nhỏ, chỉ có một quán tạp hóa bán bồ kết khô. Lý Văn Khôi nghĩ sẽ mua bồ kết khô rồi lấy hạt đem trồng trong không gian. Như vậy nguồn chất giặt rửa sẽ chủ động được mà không cần phải tốn quá nhiều tiền mua trữ đồ. Mà cho dù anh có tiền để trữ đồ thì mạt thế chưa chắc đã chỉ diễn ra trong vài năm, có khi mấy thứ dầu gội, bột giặt còn chưa dùng tới đã hết hạn thì khổ. Chưa kể trồng bồ kết vừa tiết kiệm, thuần thiên nhiên, không những có thể làm chất tẩy rửa mà bồ kết còn có nhiều công dụng khác nữa. Lý Văn Khôi lại còn có thể bán lại cho những người khác kiếm tinh hạch. Cứ cho là thời đầu mạt thế người ta dùng bột giặt, nước rửa chén, dầu gội đầu đi nhưng cũng đâu thể dùng mãi, không có ai sản xuất nữa, mấy thứ này rồi cũng sẽ dần khai tử. Lý Văn Khôi đánh dấu trang web này lưu lại. Khi nào rảnh sẽ chép lại, sau đó anh lên mạng tìm cách trị một số bệnh thông thường bằng phương pháp tự nhiên. Nguyên liệu đều là những thứ dễ tìm, cái này đơn giản. Đọc đến phần trị sốt tại nhà, Lý Văn Khôi đen mặt, cách đơn giản nhất là chỉ cần lau người bằng nước ấm sẽ có thể giảm sốt, nếu kiếp trước anh biết thì có phải đã không chết sớm. Nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại, chết cũng tốt, chết rồi mới có cơ hội sống lại chuẩn bị chứ.
Chương 9: Bấm để xem Lý Văn Khôi vừa lên mạng vừa ghi chép một số thứ có thể mua được và những thứ cần chuẩn bị. Trước mắt anh chỉ nghĩ ra đến đó nên cứ tạm dừng ở đây trước, ngày sau tiếp tục vậy. Sau khi xem tin tức, Lý Văn Khôi bật qua một số chương trình khác, xem xong liền tắt điện đi ngủ. Lý Văn Khôi tỉnh dậy với tiếng báo thức bên tai. Tắt báo thức, anh vào phòng tắm vệ sinh cá nhân rồi xỏ dép lê, đặt cái làn lên xe rồi ra chợ. Đồ ở nhà của Lý Văn Khôi hầu như là áo phông quần sọc quá gối, mặc vậy ra ngoài cũng chẳng vấn đề gì. Ở chợ nhỏ mà Lý Văn Khôi đến không có chỗ để xe mà xe cũng không được cho vào chợ vì gây cản trở đi lại nên xe được để ở hai bên đường hoặc một phần trước một số tiệm tạp hóa đối diện chợ. Lý Văn Khôi đầu tiên đến tiệm tạp hóa có bán bồ kết mua một ít bồ kết sẵn tiện mua thêm chai dầu gội đầu. Nghĩ đến sáng nay tuýp kem đánh răng phải nặn mãi mới ra một chút xíu, anh mua thêm một tuýp kem đánh răng. Nghĩ đến cái bàn chải đánh răng của mình đã nửa năm chưa đổi, Lý Văn Khôi lại mua thêm một cái bàn chải đánh răng nữa. Dẫu sao bây giờ cũng chưa tới mạt thế, anh cũng không bỏ công mua một mớ bồ kết làm nước gội đầu đâu, chưa kể anh không thích mùi bồ kết bằng mùi dầu gội đầu công nghiệp. Xong nồi gì đó đợi vài bữa đến mùng mười dương lịch anh sẽ lên chợ sắm tiếp. Mùng mười dương lịch là ngày phát lương, vào ngày này thường có mấy xe tải chở hàng tới chợ bán đồ thanh lý. Lẽ ra anh cũng định mua thêm một túi bột giặt nữa nhưng lại nghe thấy tiếng loa quảng cáo bên ngoài nên lời sắp trôi ra lại nuốt trở lại. Khi tính tiền, bác chủ tạp hóa mới hỏi anh có muốn mua hạt nêm không, bây giờ đang khuyến mãi, mua hai túi hạt nêm tặng một đĩa thủy tinh. Lý Văn Khôi xem chiếc đĩa kia, nó to, hoa văn lại đẹp. Anh mua, đằng nào hôm qua anh cũng đã quên mua hạt nêm rồi. Sau khi tính tiền, Lý Văn Khôi ra khỏi chợ, bước đến chỗ đang quảng cáo bột giặt ở bên kia đường ngay đối diện chợ. Khuyến mãi ở đây là mua một túi bột giặt cỡ lớn tặng một chiếc xô nhựa có in logo của hãng bột giặt này. Lý Văn Khôi mua luôn túi bột giặt 6 kg. Đặt làn nhựa lên xe máy, treo phần tay cầm của cái xô lên tay lái, Lý Văn Khôi chợt nhớ mình chưa ăn sáng mà mì tôm đã hết. Anh bước xuống xe bước vào quán tạp hóa mà những người bán bột giặt đang mượn mặt tiền. Bưng một thùng mì ba mươi gói cùng với một túi nilon đựng các loại hạt giống và một sợi dây dài ra xe. Lý Văn Khôi lái xe đến chỗ bán cây giống hỏi mua cây lê. Họ không những đem ra cây lê mà còn đẩy mạnh tiêu thụ mấy loại cây khác. Cuối cùng anh mua lê, hồng xiêm, bơ sáp, đu đủ lùn, mỗi loại bốn đến năm cây. Mấy cây này nói nhiều không nhiều nhưng không ít. Lý Văn Khôi cho mấy thứ đồ trong làn ra giỏ xe máy, còn làn nhựa để đựng cây giống, mà cũng phải để chồng so le lên nhau mới có thể đủ chỗ cho mười sáu cây này. Túi bột giặt được để ở trong xô nhựa, rồi được đặt lên thùng mì tôm và chúng được cột ở sau xe. Về nhà, Lý Văn Khôi bưng cây phơi đồ ra ngoài nắng rồi vào bếp ăn sáng bằng mì tôm và rau, tiếp theo anh đem mấy thứ sáng nay mình mua đặt vào chỗ của chúng. Lý Văn Khôi cho thời gian trong không gian của mình ngưng lại, sau đó thay bộ đồ lao động lên người, anh vào không gian tiếp tục mở rộng vườn cây ăn trái của mình, anh cũng không quên bẻ quả bồ kết ra lấy hạt trồng xuống. Vì không biết hạt bồ kết có nảy mầm hết hay không nên anh cho chôn toàn bộ hạt bồ kết xuống một khoảng đất nhỏ, chờ đến khi chúng lên mầm, anh sẽ dời chúng sang chỗ khác. Cũng vì cho thời gian trong không gian ngưng lại nên Lý Văn Khôi trồng hết cây xong đến khi bước ra khỏi không gian vẫn là thời điểm anh bước vào. Sau khi ra ngoài anh điều chỉnh cho thời gian trong không gian bằng với thời gian ở ngoài hiện thực. Sau đó mới nghĩ đến việc trong không gian có trận mưa để tưới những cây anh đã trồng. Tiếp theo, Lý Văn Khôi chuẩn bị thu hoạch bắp. Bình thường những lúc như vậy, anh sẽ dùng xe rùa chở bắp. Nhưng bây giờ đã có không gian, anh chẳng phải làm vậy làm gì. Đem một chiếc bạt trải trong không gian, Lý Văn Khôi cầm một con dao đi tới vườn bắp. Bắp bẻ tới đâu anh cho vào không gian tới đó, cứ bẻ xong bắp một cây thì anh dùng dao chặt sát gốc cây bắp đó rồi cho vào không gian luôn. Chỗ thân bắp này sẽ dùng nhóm lửa. Phần gốc và rễ bắp anh sẽ dùng máy xới đất phay nát chúng trong quá trình làm xốp đất. Chỗ trồng bắp của nhà anh không quá rộng. Đến quá trưa anh đã thu hoạch bắp và chặt thân bắp xong. Cầm con dao để vào sân giếng chờ lát rửa lại, Lý Văn Khôi bước đến chỗ sân bê tông vung tay cho thân bắp an vị ở đó. Vào nhà nấu cơm trưa, anh nấu cơm bằng nồi cơm điện còn thức ăn là thịt hôm qua nấu còn lại và dưa leo trộn nên sau khi cắm cơm anh liền ra ngoài làm việc tiếp. Lý Văn Khôi lấy một cái ghế bằng gỗ thấp, nó chỉ cao khoảng một gang tay thôi. Ngồi xuống chiếc ghế ở phần sân bê tông được lợp mái, anh cho cái bạt đựng quả bắp trong không gian ra ngoài rồi ngồi tách vỏ bắp. Vỏ ngô anh ném ra cạnh chỗ phơi thân bắp, còn quả bắp anh cho vào một cái thau nhôm. Bắp đầy thì anh đem ra đổ ngoài sân.