Truyện Ngắn Mắt Biếc 2 - Vũ Đức Thành

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Siunhanrain05, 9 Tháng chín 2018.

  1. Siunhanrain05

    Bài viết:
    2
    Mắt Biếc 2

    Tác giả: Vũ Đức Thành

    Đây là câu chuyện do mình tự viết và cũng chưa hỏi ý kiến của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Tuy nhiên mình viết chỉ vì cái đam mê và cảm xúc vẫn chưa nguôi sau khi đọc tác phẩm Mắt Biếc. Câu truyện mình viết sẽ tiếp nối kết thúc của tác phẩm chính. Có thể cách viết và hành văn của mình không thể chuyên nghiệp như tác giả. Nhưng mình mong nó sẽ mang lại những giây phút thư giãn cho mọi người. Mong các độc giả ủng hộ.
     
    Gió_Mùa_Hạ thích bài này.
    Last edited by a moderator: 23 Tháng mười 2018
  2. Siunhanrain05

    Bài viết:
    2
    Chương 1

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tiếng gà gáy vừa báo hiệu trời sáng thì tôi đã ngồi trên chiếc xe đò rời khỏi ngôi làng thân yêu bỏ lại sau lưng tất cả những gì thôi thầm yêu mến. Tôi yêu chợ Đo Đo, tôi yêu những cái giếng làng, tôi yêu mái trường nơi tôi từng có 1 thời oanh liệt, tôi yêu cả cây bàng giữa làng.. Tôi ngoảnh đi không rơi 1 giọt nước mắt, không dám ngoái lại nhìn. Tôi sợ khi quay lại sẽ nhìn thấy mẹ đang đứng nhìn với khuôn mặt gầy đã gài những nếp nhăn cùng đôi mắt ướt lệ. Nhưng điều khiến tôi lo sợ hơn chính là sự xuất hiện của Trà Long. Tôi sợ nhìn vào đôi mắt biếc ấy, tôi sợ phải đối diện với những suy nghĩ đã chạy qua trong đầu tôi khi ở trong rừng sim. Thứ tình cảm mà Trà Long dành cho tôi. Nó chính là mùa hè thứ 3 mà tôi hằng ao ước và chờ đợi suốt gần 20 năm. 20 mùa phượng úa màu, tình cảm của tôi vẫn trơ như đá. Tôi chỉ âm thầm chờ đợi mùa hè mà Hà Lan đã cướp đi. Nhưng khi mùa hè ấy đến tôi lại sợ, lại chạy trốn. Tôi không chắc điều tôi đang làm bây giờ có đúng không. Trà Long, chú.. phải làm sao.

    4 tiếng vật vã trên xe đò tôi cũng đã đặt chân lên thành phố. Nơi này vẫn hằn in những kí ức khi xưa. Đứng lặng im ngắm nhìn lại không khí thành phố. Vẫn cái sự ồn ào ấy, vẫn những khoảng trời được xẻ ra từng miếng bởi những ngôi nhà cao vút. Suốt đêm qua tôi đã có suy nghĩ rời xa vùng đất Quảng Nam để bắt đầu 1 cuộc sống mới. Nhưng cái gốc rễ như quấn níu chân tôi lại. Tôi không nỡ rời xa vùng đất này. Tôi yêu nó như yêu làng Đo Đo và..

    - Này mới ở quê lên hả. Đi đâu mà vác nhiều hành lý thế này. Có chỗ ở chưa.

    Tôi giật mình trở lại với thực tại. Một bà cô chợ búa tầm 52 53 tuổi dáng người đen đúa béo lùn đứng trước mặt tôi.

    - Làm gì mà đờ đẫn thế, có chỗ ở chưa.

    Vẫn cái giọng nói nghe chát chúa ấy. Nhưng có vẻ chị ta khá nhiệt tình. Tôi chỉ cười nhẹ đáp:

    - Chưa.

    Chỉ nghe đến đây mặt chị ta tươi hẳn lên, mắt hấp háy.

    - Đấy, tôi biết ngay mà. Khổ thân trời nắng nóng như này mà lẽo đẽo ngoài trời có mà chết. Đi, đi theo tôi.

    - Đi đâu_ tôi hơi cau mày hỏi lại.

    - Thì cứ đi rồi biết.

    Chị ta có vẻ vội vã ra mặt. Tôi dắt xe đi theo phía sau. Đi tầm 10 phút thì chị ta dừng lại. Chị chỉ tay vào 1 căn phòng nhỏ nhỏ.

    - Này, thấy được không. Có ở chị tính rẻ cho.

    Ngay từ đầu tôi cũng lờ mờ đoán được ý chị ta là muốn cho tôi thuê chỗ ở. Ý định của tôi khi lên tới thành phố là tìm 1 nơi để trú nắng trú mưa trước. Tôi cũng đã không còn thiếu niên nữa nên không có ý định ở nhà cậu Huấn. Tôi muốn tránh xa khỏi ngôi nhà ấy. Tôi không ghét mà cũng không hận thằng Dũng. Dù nó đã vào Sài Gòn sinh sống cùng vợ con nhưng mỗi khi nghĩ về ngôi nhà ấy trái tim tôi tưởng như nhói lên 1 lần. Tôi chọn ở gần ngoại ô thành phố. Tách xa với nơi tôi đã từng in bước chân. 1 phần tôi muốn quên đi quá khứ, 1 phần tôi muốn tránh gặp những người quen cũ

    Khung cảnh quanh đây khá yên bình. Có bóng cây, có tiếng chim. Nơi thành phố tìm được 1 nơi như vậy thật sự khó. Tôi đồng ý ở đây luôn.

    Tối hôm ấy tôi lặng lẽ đạp xe đi dạo cũng tiện để làm quen vùng đất nơi đây. Đáng lẽ tôi có thể ra ngoài ban ngày, nhưng tôi chọn ban đêm. Nó mát nhẹ, và màu hoa phượng mùa hè khi chìm vào trong đêm nó không còn màu đỏ nữa. Đạp xe được 1 lúc tôi dừng chân tại ven 1 bờ sông nhỏ. Bên bờ thoai thoải là những đám cỏ lùn mọc kín. Tôi đặt đàn xuống và ngả người nằm trên thảm cỏ mền mại ấy.

    Trời đêm nay thật đẹp. Không mây. Chính vì vậy những ngôi sao lấp lánh hiện ra rõ mồn một. Những ngôi sao tỏa ra ánh sáng xanh biếc như chính đôi mắt của ai đó. Bất giác tôi khép chặt mi lại ngăn không cho đôi mắt dâng lên thủy triều. Trong đầu tôi chợt hiện lên hình ảnh 1 cô bé với đôi mắt biếc. Hình ảnh ấy chập chờn rồi biến mất. Trước khi hình ảnh ấy nhòa dần tôi vẫn kịp nhìn đôi mắt ấy. Đôi mắt đượm sự thất vọng, đôi mắt ấy đang trực trào dâng những dòng came xúc.

    - Chú xin lỗi, có lẽ bây giờ cháu đang khóc sưng hết cả mắt lên vì chú đã bỏ đi mà không nói 1 lời từ biệt. Chú hứa đưa cháu đi câu ở suối Lá. Nhưng chú không làm được. Chú tệ lắm phải không. À không, cháu là cô gái có tinh thần mạnh mẽ của làng Đo Đo chúng ta. Cháu sẽ không khóc phải không?

    Tôi tự nhủ lòng mình vậy thôi. Tôi biết dù có mạnh mẽ đến đâu cũng chẳng thể dửng dưng trước số phận nghiệt ngã ấy được. Chính tôi đây, trơ như đá suốt gần 20 năm nhưng trái tim tôi lại yếu mềm. Mới thoáng đây tôi đã phải khép chặt đôi mi. Nhưng Trà Long à. Chú phải ra đi, cháu không phải là cái bóng của mẹ cháu. Cháu xứng đáng có được những điều tốt đẹp hơn, bất kể thứ gì trong cuộc đời cháu cũng sẽ thật đẹp, trừ.. chú.

    Tôi ngồi dậy cầm đàn lên và so dây. Tay tôi bắt đầu lướt trên những dây đàn.

    Anh chọn lựa rời xa em

    Đâu phải vì trong tim anh muốn vậy

    Anh biết dẫu đá mòn suối chảy

    Nỗi nhớ về em rồi sẽ chẳng nguôi ngoai

    Người ơi

    Đừng buồn đừng khóc để thêm sầu lưu luyến

    Dù có trách than ngàn lần và ngàn kiếp

    Thì em hãy hiểu rằng

    Anh mãi yêu em.

    Tôi tựa cằm vào thùng đàn ngắm nhìn những ngôi sao phản chiếu xuống dưới sông. Sóng dập dềnh làm ánh sao cũng đong đưa. Ánh sao như chính ý trí của tôi lúc này vậy. Tản mạn và vô định. Tôi cứ im lặng ngồi nhìn, đắm mình trong bầu trời đêm cùng tiếng dế ngân, thỉnh thoảng là tiếng ồm ộp của 1 vài con ếch. Tự nhiên tôi cảm thấy bầu trời rộng thênh thang mà chỉ mình tôi. Tiếng sóng dập dềnh vào bờ. Bất chợt tôi thấy mình bơ vơ. Tôi thấy.. cô đơn.

    Sáng sớm hôm sau tỉnh dậy tôi cảm giác buồn nôn, đầu đau như búa bổ. Đêm qua mãi tới khuya lắc khuya lơ tôi mới trở về nhà.

    - Chắc trúng gió rồi.

    Tôi thầm nghĩ vậy. Lục tìm trong balo hành lý tôi lấy ra lọ dầu gió. Đổ ra tay tôi xoa xoa lên thái dương. Tôi lại đổ thêm 1 giọt nữa. Lần này tôi lấy tay chấm lấy giọt dầu ấy rồi cho vào miệng. Cái cảm giác cay cay tê tê chạy dần từ lưỡi xuống họng. Ai chưa quen có lẽ sẽ khó chịu với cái vị ấy. Lúc đầu tôi cũng vậy. Chính cái mùa hè năm trước lúc Trà Long học năm 2 sư phạm. Nó về làng, tôi và nó vào rừng sim, đi tút xuống cuối rừng nơi có sân bóng mà bây giờ nó là ruộng lúa thơm nồng. Chỉ khi nào thu hoạch xong nơi ấy mới là sân bóng, nhưng chỉ của người lớn thôi. Hồi tôi còn bé cứ tranh đi nhặt bóng, cái công việc mệt đứt hơi, ngang với hình phạt nhảy cóc của thầy Phú. Nhưng vui hơn. Ngoài đó ít cây, gió lồng lộng thổi.

    Hôm ấy tôi với Trà Long ra đó ngồi. 2 chú cháu cứ ngồi nhìn hoàng hôn, im lặng cả giờ đồng hồ. Bất chợt tôi thấy hơi chóng mặt. Mặt tôi thoáng nhăn lại. Trà Long thấy vậy hỏi:

    - Chú Ngạn. Chú sao vậy. Chú không khỏe à.

    - Chú có sao đâu.

    Lúc ấy tôi nói không sao nhưng dường như tôi không nghe rõ tôi nói gì nữa. 2 tai cứ ù lên. Phải gần 3 phút sau tôi mới thấy đỡ mà đến bây giờ tôi vẫn thấy vui vì đó là bài học hữu ích với tôi.

    - Lại còn nói không sao. Mặt chú kìa, đỏ hồng lên. Trúng gió rồi.

    Nó bắt đầu lục trong cái túi nhỏ, tôi nhìn thấy nó lấy ra lọ dầu gió. Nó nhanh nhẹn đổ dầu ra tay rồi bôi vào 2 thái dương cho tôi. Rồi nó bảo:

    - Chú ngạn. Há miệng ra.

    - Làm gì.

    - Thì cứ há ra. Cháu nói há ra chú phải nghe.

    Nói xong nó nhe răng cười. Lúc đó tôi đang nhìn nó. Đôi mắt ấy, nụ cười ấy. Tôi cười rồi há miệng ra xem nó định làm gì. Trà Long lấy lọ dầu đặt lên miệng tôi rồi lắc nhẹ. Tôi nghĩ có nhiều hơn 1 giọt đã rơi xuống lưỡi tôi. Cảm giác cay xè, tôi vội nhổ ra.

    - Cháu làm gì vậy, nhỡ chết người thì sao.

    Trà Long trố đôi mắt biếc nhìn tôi. Nó ngạc nhiên:

    - Hồi nhỏ tới giờ chú không trúng gió bao giờ hả.

    - Đôi khi.

    - Chắc mẹ chú không chữa theo cách này rồi. Dùng cách này nhanh khỏi trúng gió lắm.

    Lưỡi tôi vẫn còn cay cay, tôi phun phì phì.

    - Ai dạy cháu cách này vậy.

    Trà Long im lặng cất lọ dầu gió vào trong túi. Nó không trả lời câu hỏi của tôi. Nhưng tôi biết câu trả lời. Vậy rồi tôi với Trà Long về nhà.

    Bây giờ cái cảm giác ấy tôi lại thấy say mê. Nó cứ cay cay đắng đắng. Cảm giác như cuộc tình tôi vậy. Nhưng cách này hữu hiệu thật. Chỉ 1 lúc tôi đã cảm thấy khá hơn. Tôi vận quần áo chỉnh tề lấy xe đạp ra. Tôi cần có 1 công việc để nuôi thân. Dù gì cũng là giáo viên có kinh nghiệm, tôi tự tin đi tới các trường học xung quanh. Tôi biết bây giờ là mùa hè chẳng ai dạy học ở trường cả. Tôi chỉ muốn đến hỏi thăm địa chỉ của hiệu trưởng các trường. Tôi sẽ tới tận nơi để xin được giảng dạy. Tôi nghĩ điều ấy sẽ chân thành hơn.

    Suốt cả buổi tôi đi khắp nơi tìm việc nhưng mọi thứ đều vô ích. Những ngôi trường ở nơi đây không nhận tôi. Nơi thì có đủ giáo viên, họ nói vậy tôi biết vậy. Nơi thì không chịu nhận tôi vì cho rằng tôi dậy dưới trường làng khác rất nhiều với trường thành phố. Tôi tạt vào quán ven đường gọi 1 cốc nước. Trời nắng nóng đi ngoài đường tôi cảm giác háo nước. Tôi đánh ực 1 hơi hết cốc nước. Cảm giác thật thoải mái. Tôi nhớ lời thầy Phú nói, nghề giáo là nghề cao quý. Đúng vậy nhưng nó không dễ sống, nhất là ở những nơi chật chội như thành phố.

    Cả ngày hôm đó tôi lang thang khắp nơi. Cuối cùng tôi tìm được công việc chẳng liên quan tới nghề giáo viên. Tôi làm phục vụ và rửa bát thuê cho 1 quán ăn nhỏ. Tôi tự nhủ có còn hơn không. Và tôi chẳng thích việc này chút nào.

    Phượng úa màu, tôi biết hè đã hết. Suốt mấy tháng hè tôi chỉ bưng bê và rửa bát. Dần dà cũng không còn ghét công việc này nữa. Nó đủ cho tôi trang trải cuộc sống, với tôi vậy là đủ. Nơi tôi làm gần 1 trường tiểu học. Tôi thấy thèm cảm giác được đứng trên bục giảng. Rồi tôi lại tưởng tượng ra hình ảnh Trà Long lên lớp. Tôi chưa nhìn Trà Long lên lớp bao giờ. Tôi đã chọn rời xa điều ấy trước khi nó xảy ra.

    - Làm gì bần thần thế anh Ngạn.

    Tiếng Mai cất lên làm tôi giật mình. Mai là chủ quán. Chị ta kém tôi hẳn 4 tuổi. Nhưng tôi cứ gọi là Mai xưng tôi. Tôi tiếp tục công việc rửa bát, vừa rửa vừa đáp:

    - Tôi thèm được lên lớp dạy Mai ạ.

    Mai đứng lặng người nhìn đám trẻ nô nức tới trường rồi lại nhìn tôi. Có lẽ tôi cũng không còn trẻ nữa. Cuộc đời đã nhuộm vài sợi tóc của tôi thành màu bạc. Mai tỏ vẻ tiếc nuối:

    - Sao anh lại rời làng, rời bỏ nơi anh đang được thực hiện ao ước ấy. Anh lên nơi xô bồ chật hẹp này làm gì?

    Đôi lúc rảnh tôi lại ngồi trò chuyện với Mai. Đó cũng là cách tôi giãi bày tâm sự. Nhưng trong câu chuyện của tôi, tôi không nhắc tới Trà Long. Có lẽ tôi muốn cất giữ Trà Long cho riêng mình, hay tôi muốn quên đi. Tôi không biết nữa. Vẫn câu hỏi Mai thường hỏi cuối mỗi lần trò chuyện. Vì sao tôi rời làng? Tôi chỉ im lặng không nói thêm gì. Mai cũng hiểu không hỏi nữa.

    Ngày làm việc, công việc không mệt thậm chí là nhàn hạ với tôi. Tôi cố làm việc thật nhiều, không phải tôi muốn vậy. Khi làm việc tôi ít có thời gian suy nghĩ về cuộc đời. Và tôi lấy công việc làm niềm vui. Nhưng đêm về tôi lại chìm vào những suy nghĩ mông lung. Từ ngày dứt áo lên chốn phồn hoa đô thị chưa đêm nào tôi thật sự ngon giấc. Hình ảnh đôi mắt biếc đượm buồn cứ theo tôi đi vào giấc ngủ rồi lại biến mất khi tôi giật mình tỉnh giấc. Tôi thẫn thờ nhìn trong màn đêm cố kiếm tìm điều gì đó. Tôi khao khát được ngắm nhìn đôi mắt ấy dù biết đó là điều tôi đang cố né tránh.

    Thấm thoát đông đã qua, Tết về. 26 tết tôi vẫn đi làm. Mai cau mày nhìn tôi

    - Anh Ngạn. Anh làm ở đây đã lâu, tôi coi anh như 1 người bạn vậy. Hôm nay cũng đã 26 rồi. Chẳng lẽ anh không định thu xếp về nhà sum vầy cùng gia đình sao?

    Tôi ái ngại với câu hỏi ấy. Trong lòng tôi cũng dày vò vì câu hỏi ấy. Tôi lắc đầu

    - Chưa.

    Mai ngạc nhiên.

    - Chưa, anh nói chưa là sao?

    - Chưa đến lúc. Rồi tôi sẽ trở về ngôi làng thân yêu ấy. Nhưng không phải bây giờ.

    Mai thở dài. Chị ta cố tình thở dài thật to cho tôi nghe thấy.

    - Anh Ngạn ơi anh Ngạn. Tôi không biết điều gì xảy ra với anh ở nơi chôn rau cắt rốn ấy. Nhưng tôi nói thật anh đừng giận. Anh tốt, rất tốt. Nhưng anh cũng rất ích kỉ anh Ngạn ạ.

    Mai quay đi nhưng như nhớ ra điều gì chị ta lại quay lại

    - Mai 27 rồi, tôi nghỉ bán đến rằm. Anh tranh thủ thời gian nghỉ về nhà đi.

    Cả ngày hôm ấy cái câu nói của Mai cứ vang lại trong trí óc tôi. Chẳng lẽ tôi ích kỉ vậy sao. Có lẽ tôi không ích kỉ. Tôi sẵn sàng cho tuổi thanh xuân của mình qua đi 1 cách vội vã chỉ để đánh đổi lấy những mảnh ghép cho mối tình dang dở. Với tôi Hà Lan vẫn như ngày nào, vẫn là người cùng tôi trải qua tuổi thơ, trải qua những thăng trầm của cuộc đời. Cô ấy vẫn luôn hiện hữu ở đâu đó trong trái tim tôi. Và rồi đôi khi lại làm tim tôi buốt nhói. Còn Trà Long lại là người hàn gắn lại những vết thương ấy. Tôi không thể đối diện với 2 con người ấy, tôi chọn 1 mình chịu đựng. Vậy ích kỉ ở đâu? Chẳng lẽ giữ nỗi đau này cho riêng mình là ích kỉ sao?

    Rồi tôi đã có 1 quyết định mà mãi sau này tôi mới thấy rằng điều ấy thật đúng đắn. Tôi sẽ trở về làng.
     
    Gió_Mùa_Hạ thích bài này.
    Last edited by a moderator: 23 Tháng mười 2018
Trả lời qua Facebook
Đang tải...