Mảnh ký ức còn xót lại thời kì 1945.. Tác giả: Nguyễn Nhật Minh Mảnh ký ức còn xót lại.. Năm 1945, năm của cái đói, cái rét, sự thiếu thốn đủ thứ ở Việt Nam, cái hậu quả đáng sợ của một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Đó là một sự đau thương, mất mát vô cùng lớn. Mọi người đều vô cùng đói khổ. Họ cố gắng tìm mọi thức ăn để sinh tồn, để giữ vững độc lập cho Tổ quốc. Những nguồn thức ăn họ kiếm được cũng chẳng có thể lấp đầy cái bụng đang ngày một siết chặt lại chỉ còn da bọc xương. Họ kiếm thức ăn ở bất cứ đâu, những hạt ngô khô trong phân ngựa họ cũng đãi ra để ăn, ngay cả chuột chết, những bãi nôn của người ta oẹ ra.. Nhiều người vì đói khát cũng bỏ cả quê hương đi tìm thức ăn rồi để chết gục bên lề đường, bên góc chợ tàn.. Thực tế trên không phải của riêng ai và ông của tôi cũng từng trải qua những đau khổ như vậy. Đây là một câu chuyện tôi sẽ kể lại về cuộc sống khó khăn của ông ngoại tôi từ thời năm 1945 trở lại đây. Và trước khi tôi được sinh ra thì ông tôi cũng đã mất rất lâu. Câu chuyện này là do mẹ tôi đã kể lại. Năm 1945, cả đất nước Viêt Nam rơi vào nạn đói toàn diện. Lúc đó ông tôi cũng chỉ khoảng 10 tuổi. Gia đình ông tôi có chín người tất cả: Bố, mẹ và bảy người anh em. Ông tôi phải bị đi chăn trâu thuê cho một nhà địa chủ gần đó - nhà của cụ Biểu - cụ ngoại tôi. Còn có một người em của ông tôi là ông Hảo thì bị làm người ở của nhà người khác. Vào một buổi chiều nọ như bao chiều khác, ông tôi vẫn đi chăn vài con trâu còm, gầy xác xơ của cụ Biểu và ngày nào bụi cây ớt, su hào.. Vừa cho ra quả non thì ông lại vặt trộm mấy quả liền về đưa cho bố mẹ và anh em trong nhà. Khi mang về đến nhà thì ông đều thấy một cảnh tượng mà cả đời ông không bao giờ có thể quên được! Tất cả năm người anh em ruột và bố mẹ của ông đều nằm chết vật vã dưới nền đất. Và không chỉ có mỗi nhà ông mà còn bao nhiêu gia đình khác cũng gặp cảnh tương tự. Hóa ra là họ đều do ăn thịt ngựa có tẩm độc vào mà chết. Những miếng thịt ngựa đấy được tặng miễn phí từ tay bọn Trung Quốc hay Nhật Bản kêu là trợ cấp cho dân ta. Mọi người cũng vì đói khát mà tranh nhau từng miếng thịt để đem về nhà ăn. Còn một số người trong làng chưa chết vì vẫn chưa nhận được miếng nào. Trong nhà ông tôi còn để một miếng thịt ngựa nhỏ trên chiếu chắc là phần bố mẹ để lại cho ông. Ông nhìn cảnh tượng này mà khóc không ra tiếng định lấy nốt miếng thịt ăn mà đi cùng gia đình. Một vài người sống vội chạy khuyên ngăn ông và cuối cùng ông cũng giữ bình tĩnh lại. Ông liền cầm cây gậy đi tìm bọn bán thịt để trả thù nhưng cũng trong vô vọng, bọn chúng đã một đi không trở về. Sau này khi đã trưởng thành vì một mối duyên nào đó, ông tôi đã cưới được con gái của địa chủ - bà ngoại tôi. Rồi về sau ông tôi và ông Hảo đã lập được nhiều chiến công lớn cho Tổ quốc. Ông Hảo được Bác Hồ cho mời gặp tận mặt và trao cho nhiều huy hiệu, rồi thăng quan tiến chức còn ông tôi thì lại thích sống nhàn hạ với công việc đồng áng. Cuộc đời cứ thế trôi đi, ông tôi cũng có bảy người con. Và với chiến tranh Tổ Quốc vẫn còn kéo dài, cuộc sống gia đình ông cũng chẳng khấm khá lên bao giờ. Ông luôn làm lụng vất vả để nuôi bảy đứa con đến khi già yếu đi. Cả đời, ông chưa bao giờ có một miếng ngon vào bụng. Hết nạn đói, lại gia cảnh nghèo vì chiến tranh, mất mát rồi nhường miếng ngon cho con. Buổi ăn của ông chỉ cần vài hạt lạc, ít xương thừa, củ khoai, chén chè thế là đủ. Nhưng con người kiên cường ấy vẫn chưa bao giờ gục ngã mà vẫn làm việc, chiến đấu ngày đêm không mệt mỏi cho tổ quốc, cho gia đình. Ông còn rất tốt với bà con hàng xóm nên đến khi ông đã ra đi mười mấy năm nay mọi người vẫn còn luôn nhớ đến ông. Các bác còn nói: "Ông chết ở tuổi 73 nhưng tầm vóc và vẻ ngoài của ông vẫn như người ba mươi mấy. Mặc dù khi đã già nhưng ông không yếu với chiều cao lên đến gần mét chín, tầm vóc chắc khoẻ, cơ bắp nở nang, khuôn vai rộng do bao năm tháng lao động nhiều thanh niên xóm cũng phải nể phục ông."