Mâm Cỗ Cúng Ngày 30 Tết Của 3 Miền Bắc - Trung - Nam Có Những Gì

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi chovy, 27 Tháng mười hai 2023.

  1. chovy

    Bài viết:
    59
    Mâm cỗ tất niên cuối năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nhân dịp cuối năm, đánh dấu khoảnh khắc kết thúc năm cũ và bước sang một năm mới với nhiều hy vọng tốt đẹp hơn.

    Vào ngày 30 tháng 12 Âm lịch hằng năm, người người nhà nhà ở khắp mọi nơi trên đất nước thường làm một mâm cỗ tất niên, mời ông Công ông Táo về trời cũng như mời ông bà, tổ tiên về sum họp cùng con cháu.

    Đây là khoảng thời gian vui vẻ và ấm áp nhất của gia đình vì con cháu, anh em, họ hàng đều dừng hết mọi hoạt động để cùng về sum họp quây quần bên gia đình, thưởng thức bữa cơm tất niên đầm ấm mà không phải lúc nào cũng có được.

    Tùy vào điều kiện gia đình, tùy vào mỗi vùng miền mà các gia đình sẽ có những mâm cỗ tất niên khác nhau mang những nét đặc trưng riêng, tuy nhiên điểm chung là các gia đình sẽ làm sao cho mâm cỗ tất niên cúng gia tiên được đầy đủ và chỉn chu nhất. Cùng tìm hiểu mâm cơm tất niên của 3 miền Bắc - Trung - Nam có những gì nhé.

    Mâm Cơm Tất Niên Miền Bắc

    Trước đây, theo phong tục thời xa xưa thì mâm cơm tất niên miền bắc rất cầu kỳ, đòi hỏi phải có đủ 6 bát gồm: Măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc. Và 8 đĩa gồm: Thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa, cá kho. Hiện nay, do nhịp sống hối hả nên đa phần những gia đình ở miền bắc không còn quá cầu kỳ như vậy nữa, thay vào đó các gia đình sẽ cố gắng chuẩn bị sao cho mâm cơm đầy đủ nhất có thể so với phong tục truyền thống là được.

    1. Bánh chưng

    [​IMG]


    Bánh chưng là món ăn được con trai thứ 18 của Vua Hùng là Lang Liêu sáng tạo ra để dâng lên vua cha. Do tài sản chẳng có gì quý giá, Lang Liêu đã sử dụng gạo để nấu lên món bánh kỳ lạ này. Vua ăn thấy ngon và hỏi ý nghĩa của chiếc bánh, sau khi được Lang Liêu kể lại, nhà vua đã rất xúc động vì chiếc bánh được làm ra tượng trưng cho trời đất. Và cứ thế, cứ mỗi dịp tết đến, nhà vua ra lệnh cho người dân phải làm loại bánh này để dâng lên tổ tiên, mong tổ tiên phù hộ mang đến vụ mùa thuận lợi trong năm mới.

    Qua câu chuyện truyền thuyết, có thể nói bánh chưng là một món ăn chính không thể thiếu trong mâm cơm tất niên của người miền bắc. Vừa thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, lại vừa đẹp mắt và ngon miệng.

    2. Thịt gà luộc

    [​IMG]


    Theo quan niệm xưa, trong 12 con giáp, gà là biểu tượng của sự cương trực mạnh mẽ, đem lại nhiều điều tốt đẹp, ấm no sung túc. Thịt gà luộc vàng ươm cùng ít lá chanh xắt nhỏ là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tất niên của mỗi người Việt.

    3. Dưa hành

    [​IMG]


    "Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh". Mặc dù là một món ăn bình thường, dân dã, nhưng dưa hành lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ, thời gian chế biến cũng rất cầu kỳ từ những cọng hành tươi cho đến công đoạn lên men. Miếng dưa hành hăng hăng, giòn, chua cũng là món ăn chống ngấy cho những món ăn giàu chất đạm.

    4. Thịt đông

    [​IMG]


    Thịt nấu đông là một món ăn truyền thống của người dân Bắc bộ, tùy vào khẩu vị mà sẽ có những cách nấu thịt đông khác nhau, tuy nhiên nếu muốn ngon chuẩn vị thì trong nguyên liệu phải có cả bì lợn. Tất cả các nguyên liệu sẽ được nấu nhừ trong nhiều giờ, sau đó được làm nguội và bảo quản trong tủ lạnh. Khi ăn thì lấy ra cắt từng miếng vừa đủ, ăn kèm với dưa hành nữa là đúng chuẩn hương vị ngày tết của miền bắc.

    5. Xôi gấc

    [​IMG]


    Màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Chúng ta có hoa đào màu đỏ, phong bao lì xì màu đỏ, giấy đỏ, pháo đỏ.. và cả món xôi gấc cũng màu đỏ. Trong mâm cơm tất niên, xôi gấc là món ăn cho sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới.

    6. Giò lụa

    [​IMG]


    Giò lụa là món ăn bình dân của người dân miền bắc, nhưng nó lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm dâng lên ông bà tổ tiên vào dịp lễ tết. Được làm từ thịt lợn bọc trong lá chuối, hấp vừa đủ chín không quá lửa. Miếng giò ngon là phải có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt mịn, khi ăn không bị khô, cảm nhận được vị thơm ngon, béo bùi của từng miếng giò.

    7. Canh măng móng giò

    [​IMG]


    Đây là một món ăn truyền thống thể hiện nét văn hóa của người Việt. Món cánh là sự kết hợp hoàn hảo giữa móng giò và măng cùng vài nguyên liệu dân dã khác tất cả đều được ninh thật kỹ, sự hòa quyện của các nguyên liệu tạo ra một món ăn thơm ngon dinh dưỡng, đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tất niên ngày tết. Nếu trong mâm cơm tất niên của người miền bắc mà thiếu món canh măng móng giò, thì tết sẽ không còn là tết nữa.

    Mâm Cơm Tất Niên Miền Trung



    Cũng hao hao với miền bắc, bữa cơm tất niên của người miền Trung cũng rất cầu kỳ và tinh tế, nhưng cũng mang bản sắc và ý nghĩ riêng.

    1. Xôi Gấc

    [​IMG]

    Cũng giống với người miền bắc, người miền Trung quan niệm rằng màu đỏ là màu của sự may mắn, ấm no, hạnh phúc. Trong mâm cỗ tất niên ngày tết của người miền Trung không thể thiếu đi xôi gấc với mong muốn cầu mong cho một năm mới bình an, thuận lợi, vạn sự như ý.

    2. Dưa món

    [​IMG]

    Nếu như người miền nam có món củ kiệu, người miền bắc có món dưa hành, thì người miền trung có dưa món. Được làm từ rất nhiều các loại rau củ như su hào, cà rốt, đu đủ.. Tất cả được đem đi phơi héo sau đó ngâm với nước mắm đường, thành quả cuối cùng sẽ là món dưa thơm ngon, giòn giòn, chua ngọt. Một món ăn kèm có hương vị khó quên, khó cưỡng.

    3. Bánh tét

    [​IMG]

    Người miền bắc có món bánh chưng xanh tượng trưng cho trời đất, thì người miền trung cũng có món bánh tét với những câu chuyện ly kỳ về nguồn gốc và ý nghĩa riêng của nó. Bánh tét truyền thống được bọc bên ngoài rất nhiều lá, tượng trưng cho người mẹ bao bọc lấy người con, mang mong muốn sum vầy của người Việt vào dịp lễ tết.

    Khi ăn bánh tét sẽ cắt từng khoanh nhỏ, vì "tét" cũng là miêu tả một hành động để cắt bánh nên dần dần chẳng biết từ bao giờ, người ta đặt tên cho món ăn này là bánh tét.

    4. Gà luộc

    [​IMG]

    Từ xưa đến nay gà luộc luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của cả 3 miền.

    5. Thịt ngâm mắm

    [​IMG]

    Người miền trung luôn yêu thích những món ăn có hương vị mằn mặn của nước mắm. Do vậy sẽ là một thiếu sót lớn nếu như trong mâm cơm tất niên cuối năm của người miền trung thiếu đi món ăn này. Thịt sau khi được rửa sạch sẽ được ngâm với nước mắm đường, thêm chút tỏi ớt và tiêu để hương vị thêm phần hấp dẫn. Thật tuyệt vời khi vào dịp lễ tết được ngồi quây quần bên người thân, thưởng thức những miếng thịt thơm ngon cùng bát cơm trắng nóng hổi đang bốc khói nghi ngút.

    6. Ram cuốn

    [​IMG]

    Miếng chả ram giòn tan bên ngoài, bên trong có nhân thịt tôm dất vàng ruộm và vị ngậy ngậy của thịt mỡ, hương vị hấp dẫn đặc biệt gây nghiện là món ăn độc đáo không thể thiếu vào dịp lễ tết của người miền trung.


    Vào ngày tết, khi mà các món ăn đã trở nên quá ngán thì cuốn chả ram nhỏ xinh bằng ngón tay, giòn rụm lại khiến nhiều người thích thú. Chỉ bằng những nguyên liệu dân dã cơ bản, nhưng ram cuốn là món ăn ngon mà bất kỳ ai đã thử một lần đều phải nhớ mãi.

    7. Gà bóp rau răm

    [​IMG]


    Gỏi gà rau răm là món ăn hòa quyện giữa thịt gà dai dai thơm thơm, hòa quyện cùng mùi rau răm đặc trưng và những sợi hành tây thái nhỏ giòn giòn là món ăn bắt buộc phải có trong dịp lễ tết của người dân miền trung.

    Mâm Cơm Tất Niên Miền Nam

    Người miền Nam thường ưu tiên những món nguội để làm mâm cơm tất niên, thông thường sẽ gồm: Bánh tét, củ cải ngâm, canh khổ qua dồn thịt, thịt heo luộc, gỏi tôm thịt, chả giò, dưa giá, củ kiệu.

    1. Khổ qua nhồi thịt

    [​IMG]

    Sở dĩ người miền nam chọn canh khổ qua để cúng ông bà tổ tiên vào dịp lễ tết là vì tên gọi của trái khổ qua, với hy vọng mọi khó khăn vất vả trong năm cũ sẽ qua đi và đón một năm mới suôn sẻ, vui vẻ, hạnh phúc. Loại trái cây này chẳng phải quý hiếm, đi chợ ở bất kỳ đâu cũng đều có thể mua được, tuy nhiên nó lại trở nên có ý nghĩa đặc biệt vào dịp tết cuối năm. Chỉ cần trong mâm cơm cúng có tô khổ qua nhồi thịt, là trong lòng người dân bỗng cảm thấy an tâm đến lạ.

    2. Thịt kho hột vịt

    [​IMG]

    Nếu như ở ngoài bắc có món thịt nấu đông thì ở trong nam cũng có món thịt kho hột vịt trong mâm cúng tất niên cuối năm. Ngày tết trong nam, nếu đến thăm nhà ai bạn cũng có thể dễ dàng được thưởng thức món thịt kho hột vịt. Đây là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy - dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công. Hột vịt khi nấu sẽ không cắt ra mà để nguyên cả quả, ngụ ý một năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ.

    3. Củ Kiệu

    [​IMG]

    Nhiều người hay lầm tưởng củ kiệu là hành, nhưng thực ra không phải, nó là một loại thảo mộc thuộc họ hành. Cũng giống như dưa hành ngoài bắc, trong nam có món dưa kiệu. Một món ăn kèm với thịt kho vịt lộn, bánh tét, vị mặn chua cay của dưa kiệu hòa cùng vị bùi béo của thịt kho sẽ khiến hương vị ngày tết đậm đà hơn bao giờ hết.

    4. Gỏi tôm thịt

    [​IMG]



    5. Thịt heo luộc

    [​IMG]



    6. Dưa giá

    [​IMG]

    Trong dịp lễ tết, có quá nhiều món ăn chứa đạm khiến chúng ta phát ngán, thì dưa giá là một món ăn thanh đạm giúp cân bằng lại khẩu vị mà bất kỳ nhà nào cũng đều chuẩn bị trong mâm cơm.

    7. Bánh tét

    [​IMG]

     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...